Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

BNP Paribas dự báo kinh tế Việt Nam năm 2011 tăng trưởng 6,5%

BNP Paribas dự báo lạm phát năm 2011 tại Việt Nam ở mức 11% và 10% trong năm 2012.

Tổng quan
Dòng vốn vào ồ ạt, kinh tế tăng trưởng quá nóng. Việc dự trữ ngoại hối giảm mạnh phát đi tín hiệu rằng thanh khoản đang thắt chặt.
Dù tình trạng này không mang tính hỗ trợ đối với giá tài sản trong ngắn hạn (đặc biệt nếu xét đến việc chính phủ thực hiện thắt chặt chính sách hành chính/tiền tệ và nâng lãi suất tái cấp vốn thêm 4 điểm phần trăm), tăng trưởng kinh tế sẽ hạ nhiệt nhưng dọn đường để tăng trưởng tốt và ổn định hơn trong năm 2012.
Các biện pháp thắt chặt chính sách mà chính phủ đưa ra trong tháng 2/2011 dường như đã giúp ổn định tỷ giá tiền đồng, điều này có thể thấy rõ ở biến động của tiền đồng trên thị trường. Tuy nhiên lạm phát sẽ vẫn ở mức cao trong năm 2011 bởi: độ trễ của tăng trưởng cung tiền M2; giá điện tăng; tiền đồng yếu hơn.
Đối với những nhà đầu tư nào đã từng trải qua khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998, những gì đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay giống như vậy. Tuy nhiên, BNP Paribas không tin Việt Nam sẽ đương đầu với khủng hoảng tương tự như vậy bởi tỷ lệ nợ ngắn hạn thấp và nhà đầu tư nước ngoài nắm khá nhiều tài sản ròng tại hệ thống ngân hàng.
Việt Nam sẽ không thể tránh được ảnh hưởng từ động đất và khủng hoảng hạt nhân tại Nhật. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ chịu ít ảnh hưởng hơn bởi: dòng vốn vào hạn chế; Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thô; Việt Nam không nằm trong hệ thống sản xuất khu vực hiện vốn thống trị các nền kinh tế châu Á khác. Tỷ lệ tương tác của nhà máy tại Nhật đối với sản xuất hàng hóa Việt Nam ở mức khoảng 23%, thấp hơn nhiều so với con số 50% của Philippin và 32% của Thái Lan.
Dự báo cho năm 2011
Ngân hàng BNP Paribas dự báo kinh tế Việt Nam năm 2011 tăng trưởng 6,5% và tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2012. Mức tăng trưởng này thấp hơn mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7 đến 7,5%/năm trong kế hoạch giai đoạn 2011 – 2015.
Dù động thái thắt chặt chính sách đóng vai trò quan trọng “hãm phanh” tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp sẽ được hưởng lợi từ hiệu ứng giá hàng hóa toàn cầu cao và tiền đồng hạ giá. Tiền đồng hạ giá, nông dân Việt Nam tham gia sản xuất hàng xuất khẩu có lợi. Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng cao su, gạo, cà phê, hạt điều và hạt tiêu; giá các loại hàng hóa này đang tăng. 50% lực lượng lao động Việt Nam làm việc trong ngành nông nghiệp; nông nghiệp đóng góp 21% GDP.

Ngành du lịch cũng hưởng lợi không nhỏ khi tiền đồng Việt Nam hạ giá. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, doanh thu của ngành du lịch năm 2010 tăng 40% so với năm trước và đạt mức 5 tỷ USD; cao hơn so với lợi nhuận thu được từ 2 ngành xuất khẩu lớn nhất bao gồm xuất khẩu dầu (4,9 tỷ USD) và gạo (3,2 tỷ USD).
Khách Trung Quốc và Mỹ chiếm 27% trong tổng khách du lịch đến Việt Nam. Tiền đồng hạ giá, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về giá cả trong năm 2011.
Cần nhấn mạnh rằng nhà đầu tư đã nhìn ra xu thế này; 10 tỷ USD đã được rót vào lĩnh vực khách sạn trong năm 2009; tăng vọt so với con số 1,3 tỷ USD năm 2008 và là nguồn nhận FDI lớn nhất trong năm 2009. So tương quan, FDI đầu tư vào khách sạn còn lớn hơn vào sản xuất và bất động sản.
BNP Paribas dự báo lạm phát năm 2011 tại Việt Nam ở mức 11% và 10% trong năm 2012.
Ngọc Diệp
Theo BNP Paribas

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét