Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Bình Dương.


Tại Bạc Liêu: Đúng 8h ngày 10/8, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bạc Liêu, đã khai mạc trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam.
Đến dự có đồng chí Lê Thị Ái Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thay mặt Tỉnh ủy, UBND; đại diện UB Mặt Trận Tổ Quốc VN tỉnh; đại diện Ban Dân Vận tỉnh ủy, các Sở, ngành, huyện ủy, UBND các huyện, thành phố; lực lượng Quân đội, Công an, Thanh niên, các trường Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh và các cơ quan báo chí, truyền hình…  
Đồng chí Chủ tịch Hội Nạn nhân chất đôc da cam/dioxin Tỉnh đã đọc báo cáo, nêu lên “thảm họa da cam” đối với cả nước và đặc biệt là đối với Bạc Liêu, là nơi hơn 10.000 người bị phơi nhiễm, hơn 3.000 người là nạn nhân CĐDC. Báo cao cũng cho biết, từ ngày 15 tháng 01 năm 2008, tỉnh Hội Bạc Liêu được thành lập và hoạt động; cho đến nay đã xây dựng 18 căn nhà tình thương, hơn 800 suất quà, động viên thăm hỏi những nạn nhân khó khăn giúp họ cả tinh thần lẫn vật chất.
Bài phát biểu chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự nổ lực của Hội nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh. Đồng thời phát động phong trào thi đua với tinh thần cao nhất chung tay ủng hộ Nạn nhân chất độc da cam làm vơi đi nỗi đau do thảm họa gây ra.
Hưởng ứng lời kêu gọi, Phó chủ tịch Lê Thị Ái Nam đã ủng hộ quỹ hội 2 triệu đồng và Viễn Thông Bạc Liêu (VNPT) cũng ủng hộ 20 triệu đồng.
- Tại Sóc Trăng: Ngày 09/8, Sóc Trăng đã tổ chức mít tinh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam Việt Nam tại thị trấn Vĩnh Châu. Đến dự có Ông Lâm Văn Mẫn ủy viên dự khuyết BCH TW đảng, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy huyện Châu Thành; ông Lê Thành Trí- Tỉnh ủy viên, PCT UBND tỉnh Sóc Trăng; UBMTTQ VN tỉnh Sóc Trăng; Ban dân vận tỉnh ủy; Ban tuyên giáo tỉnh ủy; Sở Nội vụ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin truyền thông; Sở Y tế; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Hội cựu chiến binh; tỉnh Đoàn; Đại diện các nhà hảo tâm; Đại diện chương trình “nhịp cầu nhân ái” Đài PTTH tỉnh Sóc Trăng; các cơ quan báo, thông tấn, đài ở tỉnh và huyện; các Đại biểu ban, ngành tỉnh; 11 UBND các huyện, thành phố; huyện Uỷ, UBND huyện Vĩnh Châu; hơn 400 đoàn viên Đoàn TNCS HCM của tỉnh và huyện; và đông đảo Đại biểu Công an; Quân sự, Bộ đội biên phòng; đoàn thể dân chính đảng TT Vĩnh Châu; BCH hội NNCĐDC tỉnh, Hội viên; NNCĐDC/Dioxin….
Nhân buổi lễ, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Sóc Trăng đã trao hơn 50 phần quà “xoa dịu nỗi đau da cam” cho hơn 50 NNCĐDC của 05 huyện đã thành lập huyện Hội, mỗi phần trị giá 200.000đ. Bên cạnh đó, tỉnh Hội đã tích cực vận động và nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nuôi dưỡng tại nhà cho 5 NNCĐDC/huyện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đã có 9 huyện (45 NNCĐDC) của tỉnh sóc Trăng (Cù Lao Dung, Long Phú, Thạnh Trị, Ngã Năm, Châu Thành, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Vĩnh Châu, Kế Sách, Mỹ Tú) được trao tiền cấp dưỡng tại nhà trực tiếp trong buổi lễ. Tổng trị giá số tiền tỉnh Hội vận động và giúp đỡ các nạn nhân giảm bớt khó khăn, tăng thêm niềm vui trong cuộc sống trong buổi lễ hơn 73 triệu đồng.

Tại Hà Tĩnh: Thực hiện kế hoạch kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam, Hội nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh đã sớm triển khai các nội dung hoạt động từ tháng 4/2011:
- Tổ chức Hội nghị liên tịch các ngành bàn nội dung cụ thể và thời gian triển khai.
- Phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh phát động phong trào thi đua “Vì nạn nhân CĐDC Việt Nam” với đông đảo cán bộ lãnh đạo tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đoàn thể và quần chúng nhân dân và các nhà doanh nghiệp đến dự và ủng hộ tiền quà trực tiếp.
- Làm tốt công tác tuyên truyền trước, trong và sau kỷ niệm
+ Phối hợp với Đài PTTH - Báo Hà Tĩnh làm phóng sự phát trước mít tinh kỷ niệm. Làm chương trình gặp gỡ đối thoại với cán bộ, hội viên và cán bộ ngành Lao động TB-XH (phát vào tối 23/7/2011). Trên các số báo từ 25/7 đến 2/8/2011 đều có tin bài về hoạt động kỷ niệm và chăm sóc giúp đỡ nạn nhân.
+ Ra tập san về “50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam” với gần 1.000 cuốn, phát hành đến tận các tổ chức Hội cơ sở, các cấp, các ngành và gửi 55 Tỉnh, thành hội trong cả nước để tuyên truyền về kỷ niệm và hoạt động Hội.
+ Trương khẩu hiệu băng rôn tại các trung tâm huyện, thị, thành phố.
+ Tổ chức mít tinh kỷ niệm và tổng kết phong trào thi đua “Vì nạn nhân CĐDC Việt Nam” từ 2006-2011 trên 350 đại biểu: Lãnh đạo Trung ương hội, lãnh đạo tỉnh, huyện, thành, thị; các Sở, ban, ngành đoàn thể, đài PTTH, Báo Hà Tĩnh và  212 cán bộ, hội viên đến dự.
+ Có 12/12 Huyện, thành, thị tổ chức mít tinh kỷ niệm; đơn vị làm sớm nhất vào ngày 4/8, có 5 huyện mít tinh đúng ngày 10/8 với quy mô lớn; nhiều Huyện hội tổ chức truyền hình và truyền thanh trực tiếp đến các xã, phường, thị trấn trong huyện đã động viên được phong trào toàn dân tham dự và đóng góp chăm sóc nạn nhân chất độc da cam.
+ Có trên 125 xã, phường, thị trấn tổ chức mít tinh, gặp mặt, giao lưu, tặng quà, biểu thị sự quan tâm của Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức cùng cộng đồng dân cư đối với nạn nhân CĐDC/ Dioxin và hoạt động của Hội.
Kết quả vận động quỹ giúp đỡ nạn nhân đến hết ngày 10/8/2011.
- Cấp tỉnh vận động được: 1.240.000.000đ
- Cấp huyện, thị, thành và cơ sở: 1.964.035.000đ và 1 tấn gạo.
Đã hỗ trợ nạn nhân trong dịp kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam Việt Nam 
- Cấp tỉnh:
+ Hỗ trợ làm mới 20 ngôi nhà x 35.000.000đ = 700.000.000đ
+ Tặng học bổng 220 suất x 500.000đ = 110.000.000đ
+ Tặng quà 150 suất x 250.000đ = 37.500.000đ
- Cấp huyện, thành, thị và cơ sở
+ Hỗ trợ làm mới 9 nhà x 30.000.000đ = 270.000.000đ
+ Tặng quà 1.911 suất với số tiền 473.288.000đ
+ Tặng học bổng 14 suất với số tiền 5.000.000đ
+ Khám cấp thuốc chữa bệnh cho 120 đối tượng x 250.000đ = 30.000.000đ
Tổng cộng trong toàn tỉnh vận động trong dịp kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam thu được:   3.204.035.000đ
Đã chi:       1.625.788.000đ
Trong đó: 
- Hỗ trợ làm mới 29 nhà                          =   970.000.000đ
- Tặng học bổng 234 suất                        =   115.000.000đ
- Tặng quà 2.061 suất                              =   510.788.000đ
- Hỗ trợ khám chữa bệnh 120 đối tượng =     30.000.000đ
Trên đây là kết quả hoạt động của Hội nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh, xin báo cáo để Trung ương hội và lãnh đạo tỉnh biết và tổng hợp.
Tại Bình Dương: Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Tỉnh Bình Dương phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình cùng các Ban Ngành, Đoàn thể tổ chức chương trình kỷ niệm 50 năm thảm họa trên địa bàn Tỉnh. Chương trình được khai mạc vào 20 giờ ngày 9/8/2011 tại Nhà văn hóa Tỉnh và phát sóng truyền hình trực tiếp trên sóng đài BTV.
Sau lời khai mạc của TS.BS Phạm Ngọc Thái, Củ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Tỉnh, Ông Vũ Minh Sang, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh Uỷ, Chủ tịch HĐND Tỉnh đọc diễn văn.
Chương trình có giao lưu với các Nạn nhân CĐDC/D trong Tỉnh.
Ông Phạm Văn Cành Chủ tịch UBMTTQ Tỉnh đã phát động phong trào “Hành động vì Nạn nhân CĐDC/đi-ô-xin”.

Chương trình kỷ niệm không những tuyên truyền về nhận thức, trách nhiệm của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, các doanh nhân và nhân dân về thảm họa chất độc da cam, mà còn vận động được các tầng lớp nhân dân ủng hộ 1 tỷ 600 triệu đồng, chia sẽ nỗi đau, giúp đỡ các nạn nhân CĐDC/Đ trên địa bàn Tỉnh cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tại Bến Tre:

Ngày 16-8-2011, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bến Tre đã tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ I-2011. Đến tham dự hội nghị có 105 gương điển hình tiên tiến là tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin và những gương điển hình của nạn nhân chất độc da cam đã vượt lên số phận bằng ý chí và nghị lực để hòa nhập với cộng đồng.
Từ những trái tim thiện nguyện...
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh là tổ chức duy nhất đại diện hợp pháp cho hơn 14.000 nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Bến Tre. Với tinh thần thiện nguyện “đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm vì nạn nhân chất độc da cam”, 5 năm qua, Hội vừa tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở, vừa triển khai các chương trình công tác thực hiện 5 mục tiêu thi đua do Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phát động. Có thể nói rằng, cán bộ, hội viên Hội Nạn nhân chất độc da cam luôn sát cánh và xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin bằng nhiều chương trình dân sinh, như: hỗ trợ nhà tình thương, hỗ trợ vốn cho nạn nhân da cam làm sinh kế, hỗ trợ học bổng, hỗ trợ học nghề, chăm sóc sức khỏe… Chính từ những việc làm thiết thực trên, trong thời gian qua, Hội đã vận động, nối kết nhiều tấm lòng, cá nhân, tập thể, các tổ chức tôn giáo và các tổ chức đoàn thể trong xã hội, cùng chung tay chia sẻ với nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Năm năm qua, bằng nhiều nguồn lực, Hội đã vận động trên 25 tỷ đồng để chăm sóc, giúp đỡ cho 98.124 lượt nạn nhân chất độc da cam. Tổ chức nhiều đoàn y bác sĩ thiện nguyện Minh Phát, Bệnh viện Nhân Dân 155 đến thăm, khám, chữa trị cho nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn
Theo bà Lê Thị Thanh Vân - Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, đạt được kết quả trên là điều đáng mừng đối với những người làm công tác Hội, nhưng điều quý hơn là Hội đã góp phần sưởi ấm tình nghĩa đồng bào, giải quyết các vấn đề xã hội cho các nạn nhân chiến tranh, củng cố lòng tin đối với Đảng, Nhà nước và xã hội.
Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Trương Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có lời ghi nhận và đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh thời gian qua, với tấm lòng nhân đạo đã chung vai góp sức cùng với Hội xoa dịu nỗi đau da cam trên địa bàn tỉnh. Qua đây, ông Trương Văn Nghĩa cũng hoan nghênh và khen ngợi những nạn nhân chất độc da cam, với ý chí mạnh mẽ, không chấp nhận số phận nghiệt ngã, vượt qua khó khăn và hòa nhập với cộng đồng, chứng tỏ bản lĩnh sống của người Việt Nam. Để thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc nạn nhân da cam/dioxin trong thời gian tới, ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Hội cần phổ biến và nhân rộng những bài học, kinh nghiệm tốt và những gương điển hình tiên tiến, nhân rộng các mô hình chăm sóc nạn nhân chất độc da cam có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh địa phương và tâm lý, tình cảm của nạn nhân…
Dịp này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tổ chức trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, UBND tỉnh,  cho nhiều tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin, giai đoạn 2007-2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét