Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Sự áp đặt vô lối



QĐND - Một sự phản ứng mạnh mẽ từ nhiều quốc gia trên thế giới đang nhằm vào Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình nhân quyền năm 2011 vừa công bố hôm 24-5. Trong bản báo cáo này, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền… để bảo vệ cho điều ấy họ viện dẫn ra việc một số người bất đồng chứng kiến bị bắt vào trại giam, tình trạng buôn người... Cái cách lập luận của họ cứ như kiểu Việt Nam là nước duy nhất vi phạm nhân quyền, còn ở các quốc gia khác thì điều này là không có?
Những gì mà bản báo cáo kia đưa ra không chỉ bị dư luận Việt Nam phản đối mà nhiều hạ nghị sĩ Mỹ cũng không đồng tình. Điển hình là ông Eni Faleomavaega. Người hạ nghị sĩ này có quan điểm khác với các đồng nghiệp của ông ta và nhìn nhận khá khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, Hạ nghị sĩ Mỹ Eni Faleomavaega đã nói rõ rằng: “…Các đồng nghiệp của tôi chưa bao giờ đến Việt Nam trong thời chiến tranh như tôi. Chúng ta cần phải bắt đầu từ điểm này. Tôi có thể nói, trước khi Mỹ can thiệp vào Việt Nam năm 1961, có tới 99% người Mỹ không biết rằng, Việt Nam cũng như Cam-pu-chia và Lào từng là thuộc địa của Pháp trong gần 100 năm. Tôi đã từng nghe rất nhiều những câu chuyện về tội ác man rợ mà thực dân Pháp đã gây ra cho người dân Việt Nam, đó là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.
Khi được hỏi về bản báo cáo trên, Hạ nghị sĩ Mỹ Eni Faleomavaega thẳng thắn bộc bạch: “Điều mà tôi không đồng tình với Dự luật này là tại sao chúng tôi lại cứ coi Việt Nam như là một nước duy nhất vi phạm nhân quyền. Quan điểm của tôi là Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức để đưa người dân thoát ra khỏi những vi phạm về nhân quyền đó, cũng như đã cố gắng để giải quyết những vấn đề này. Tôi cho rằng, mọi chính phủ đều có cùng một nỗ lực như vậy, nhưng chúng tôi đã cố áp đặt một tiêu chuẩn kép đối với Việt Nam. Điều mà tôi muốn nói là tại sao chúng ta lại tách riêng Việt Nam và áp dụng một tiêu chuẩn khác trong khi các chính phủ khác cũng có những vấn đề tương tự? Chẳng lẽ là vì người Việt Nam xấu xa? Chắc chắn là không. Tôi nhận thấy rằng, Chính phủ Việt Nam đã rất cố gắng để khắc phục. Trong khi đó, chính ở Mỹ cũng có những vi phạm về nhân quyền. Ở Mỹ cũng có vấn đề buôn người, giống như ở Việt Nam hay bất cứ nước nào khác, từ châu Phi, châu Âu…”. Trong khi họ cố tình nhắc lại chuyện cũ để gán gép vào vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nhưng họ lại cố tình quên đi bao đau thương, tang tóc mà họ đã gây ra với nhân dân Việt Nam. Đặc biệt phải kể đến là hàng triệu galon chất da cam, loại chất đi-ô-xin độc hại nhất mà hàng nghìn người dân Việt Nam phải hứng chịu, dai dẳng đã mấy chục năm qua vẫn chưa thể khắc phục nổi... Đây không chỉ là vấn đề nhân quyền mà đúng như lời Hạ nghị sĩ Mỹ Eni Faleomavaega nói: "Còn là vấn đề mang tính đạo đức".
Dư luận người Việt Nam chân chính ở cả trong và ngoài nước đồng tình với cách nhìn nhận vấn đề của Hạ nghị sĩ Mỹ Eni Faleomavaega. Rõ ràng, trong bản báo cáo trên Bộ Ngoại giao Mỹ đang áp đặt một thứ tiêu chuẩn kép, một đòi hỏi cao hơn - một sự áp đặt vô lối đối với Việt Nam. Đó là chưa nói tới những gì mà họ đưa ra là thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam... Trên thế giới này, không một quốc gia nào được coi là hình mẫu cho các quốc gia khác. Cách áp đặt vô lối nói trên thực chất vẫn là biểu hiện cụ thể của luận điệu cho rằng: "Dân chủ", "nhân quyền" cao hơn chủ quyền và đều nhằm ngụy biện cho chính sách cường quyền muốn can thiệp vào các quốc gia độc lập có chủ quyền mà thôi.
Kim Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét