Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Lễ Tri ân Tấm lòng vàng


Trong không khí tưng từng chào mừng thành công của Đại hội Đảng lần thứ 11 và chuẩn bị đón chào Năm Mới, tối 24/1, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ Tri ân những Tấm lòng vàng đã tận tình ủng hộ, giúp đỡ, chăm sóc các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Buối lễ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2, VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam và được nhiều đài truyền hình địa phương tiếp sóng.
Tới dự buổi lễ, có Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam Nguyễn Thị Bình; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện nhiều ban, ngành ở Trung ương; lãnh đạo và đại diện Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin một số tỉnh, thành.
Buổi lễ đã được mở đầu bằng bài hát dạt dào tình cảm "Việt Nam quê hương tôi" của nhạc sĩ Đỗ Nhuận do ca sĩ Việt Hoàn thực hiện, tạo nên một không khí sôi nổi, ấm áp cho buổi lễ.
Thay mặt Hội Nạn nhân nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh đã đọc diễn văn khai mạc bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam tới những tập thể, cá nhân, bạn bè quốc tế đã dành cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam sự quan tâm, ủng hộ, chăm sóc, giúp đỡ to lớn và quí báu cả về vật chất và tinh thần, làm vơi bớt "nỗi đau xuyên thế kỷ" của hàng triệu người Việt Nam. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh hy vọng, chương trình sẽ góp một  thanh âm vào bản hợp xướng ngợi ca đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Thương người như thể thương thân" của dân tộc Việt Nam, ngợi ca tình cảm quí báu của bạn bè quốc tế.
Chương trình đã có các cuộc giao lưu với những người đã có những đóng góp cho những nạn nhân chất độc màu da cam. Đó là ông Nguyễn Đức Hạnh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Thái Bình, thầy thuốc Đông y Nguyễn Phú Cửu ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên, Hoa hậu Việt Nam năm 2006 Mai Phương Thúy, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính SVA Nguyễn Minh Sơn, Nhà làm phim Nhật Bản Masoko Sakata… Mỗi người một hành động, một nghĩa cử cao đẹp vì những nạn nhân da cam. 



Tâm sự của ông Nguyễn Đức Hạnh cho thấy Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Thái Bình đã phải nỗ lực như thế nào trong công tác vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, giúp đỡ, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân chất độc da cam của tỉnh để có được sự tin cậy của nhân dân, Chính quyền và nhất là của các nạn nhân trong tỉnh.
Ông Nguyễn Phú Cửu thì chia sẻ, trong công việc hàng ngày, ông đã tiếp xúc với nhiều bệnh nhân là nạn nhân chất độc da cam, ông thấu hiểu được nỗi khổ đau mà họ phải chịu đựng. Cảm thông trước nỗi đau ấy, ông vừa tìm cách tạo việc làm để gia đình họ có thêm thu nhập, vừa ủng hộ vật chất giúp đỡ họ. Đã hơn 60 lần, tổng số góp hơn 200 triệu đồng ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, nhưng ông vẫn mong còn sức "để tiếp tục đóng góp giúp đỡ người nghèo, những nạn nhân da cam”.
Với Hoa hậu Mai Phương Thúy, những cuộc tiếp xúc với các nạn nhân chất độc da cam, thấu hiểu nỗi đau về thể xác và tinh thần của họ đã khiến cô mong muốn góp một chút sức mình để làm "sứ giả" vận động mọi người bằng tấm lòng thiện tâm giúp đỡ họ.
Ông Nguyễn Minh Sơn-  Chủ tịch Tập đoàn Tài chính SVA đã kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân hãy dành một chút thu nhập của mình để chung sức giúp đỡ nạn nhân da cam.
Bà Masako Sakata là một nhà làm phim Nhật Bản, có chồng là một quân nhân Mỹ đã tham chiến ở Việt Nam và chết vì bị ung thư gan do chính chất độc da cam của quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam gây ra. Tại cuộc giao lưu, bà tâm sự, lúc đầu bà chỉ có ý định đến Việt Nam để làm bộ phim “Chất da cam, lời nguyện cầu riêng tư” để nhớ tới chồng bà, nhưng bà đã bất ngờ được chứng kiến những nạn nhân da cam ở Việt Nam quá nhiều, quá đau khổ. Những cảnh tưởng mà bà nhìn thấy ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam đã thôi thúc bà dành toàn bộ số tiền thu được từ bộ phim của bà vào quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Bà gần như thường xuyên ở Việt Nam với dự định làm bộ phim thứ hai về thảm hoạ chất độc da cam ở đất nước đã trở nên quá gần gũi này đối với bà. Trong lúc chuẩn bị cho ra mắt bộ phim đó, bà đã lập ra Dự án “Hạt giống hy vọng” bằng số tiền cá nhân và quyên góp được để hỗ trợ việc học tập cho một số học sinh, sinh viên là nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.




Việc giúp đỡ, chăm sóc nạn nhân chất độc da cam là trách nhiệm của cả nước và mọi người dân Việt Nam đều có đóng góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. Ngay trong Lễ Tri ân cũng đã có một số doanh nghiệp đăng ký đóng góp vào Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Bạn bè các nước cũng còn nhiều người đã ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. 99 tập thể và cá nhân, trong đó có 33 tập thể và cá nhân nước ngoài, được nêu tên trong Lễ Tri ân lần này là những tập thể, cá nhân tiêu biểu./.
VAVA

Việt Nam phản đối báo cáo nhân quyền của HRW


VOA: Đáp lại câu hỏi của báo giới về nhận xét của tổ chức theo dõi nhân quyền cho rằng ‘Việt Nam gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và quyền tự do ngôn luận trong năm 2010’, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã tuyên bố, nguyên văn như sau:
Giám đốc điều hành Human Rights Watch Kenneth Roth cầm bản phúc trình về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới tại cuộc họp báo ở Brussels, ngày 24/1/2011

“Chúng tôi bác bỏ những nhận định sai trái của Human Rights Watch trong báo cáo hàng năm của tổ chức này công bố hôm 24 tháng 1.”
Trong phúc trình về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới, Human Rights Watch đã lên tiếng chỉ trích Việt Nam ‘tăng cường kiểm soát tự do ngôn luận trong năm 2010, sách nhiễu, bắt bớ và bỏ tù hàng loạt nhà văn, nhà vận động chính trị và những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa’.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng ‘ở Việt Nam các quyền tự do, dân chủ của mọi người dân, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo được ghi rõ trong hiến pháp, pháp luật và được đảm bảo thực hiện trên thực tế’.
Báo cáo hàng năm của tổ chức thúc đẩy nhân quyền có trụ sở ở New York còn nhận định rằng ‘trong năm 2010 diễn ra một loạt phiên tòa và các vụ bắt bớ mang tính chính trị, khi chính quyền gia tăng việc đàn áp bất đồng chính kiến trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 11 vào tháng Giêng năm 2011’.
Human Rights Watch còn cho rằng tại Việt Nam ‘chính quyền chặn đường liên kết tới các trang mạng nhạy cảm về chính trị, yêu cầu các chủ đại lý internet kiểm soát và lưu trữ thông tin về hoạt động trên mạng của người sử dụng, sách nhiễu và gây áp lực với các blogger độc lập và những người viết bài chỉ trích trên mạng’.
Về các nhận định vừa kể, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói, xin trích: ‘Cũng như ở mọi quốc gia trên thế giới, để đảm bảo kỷ cương pháp luật, nhà nước pháp quyền, mọi vi phạm pháp luật được xử lý theo đúng quy định của pháp luật’.
Ngoài vấn đề nhân quyền, phúc trình của Human Rights Watch cũng lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (tức CPC), mà Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách này năm 2006.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA Việt Ngữ gần đây Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Michael Posner nói rằng nhân quyền ‘sẽ luôn là một thành tố chính’ trong mối quan hệ Việt – Mỹ. Ông Posner còn cho hay, Washington sẽ ‘tiếp tục thúc ép Việt Nam’ về vấn đề gây tranh cãi giữa hai quốc gia.
Về vấn đề tự do tôn giáo, ông Posner cho biết rằng Hoa Kỳ ‘đã thảo luận nhiều về một loạt các vấn đề về tự do tôn giáo’ tại cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền ở Hà Nội hồi tháng 12 năm ngoái.
Ông Posner nói thêm rằng Hoa Kỳ ‘đang trong quá trình hoàn tất quyết định về việc nước nào sẽ bị đưa vào danh sách CPC’.

Một số thành tựu chủ yếu của văn hóa - xã hội 5 năm qua


(Web.ĐHXI) - Trên các lĩnh vực khoa học, giáo dục, chúng ta cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Cụ thể là: Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bước đầu; Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo đạt trên 20% tổng chi ngân sách; Việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục-đào tạo, phát triển giáo dục-đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm; Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển.
Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng; Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Quản lý khoa học, công nghệ có đổi mới, thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ; Thị trường khoa học, công nghệ bước đầu hình thành; Đầu tư cho khoa học, công nghệ được nâng lên.

 Văn hóa - xã hội trong 5 năm qua có nhiều bước phát triển vượt bậc

Đặc biệt, việc giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo được Liên hợp quốc thừa nhận có kết quả tốt và nhanh; Thực hiện chính sách với người và gia đình có công, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực; Trong 5 năm qua, đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%.
Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng; Mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên (Chỉ số phát triển con người tăng từ mức 0,683 (năm 2000) lên 0,733 (năm 2008), xếp thứ 100/177 nước, thuộc nhóm trung bình cao). Việt Nam đã hoàn thành phần lớn các mục tiêu thiên niên kỷ.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục, thể thao ngày càng mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân.
Nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng lên. Việc phòng ngừa, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường được quan tâm và đạt một số kết quả tích cực. Công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học có tiến bộ. Chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu được triển khai.
Những thành tựu nổi bật về văn hóa – xã hội trong quá trình đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo được thế giới đánh giá cao. Ngay Tổng thống Mỹ Bush cũng nhận xét khá tích cực: Việt Nam là một đất nước phi thường vì trong một thời gian ngắn như vậy đã vươn lên sau chiến tranh và bây giờ người dân Việt Nam đang hưởng thịnh vượng do sự nghiệp đổi mới đem lại. Rõ ràng các thành tựu nổi bật về văn hóa – xã hội 5 năm qua góp phần càng khẳng định 25 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử./.
TS. Bùi Thế Đức (Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương)

Truyền thông quốc tế đưa “đậm” thành tựu đổi mới của Việt Nam


(Dân trí) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra tại Trung tâm hội nghị Quốc gia ở thủ đô Hà Nội tiếp tục thu hút sự quan tâm của báo chí nước ngoài.


Đại hội Đảng lần thứ XI đã thu hút sự quan tâm của dư luận cả trong và ngoài nước.

Theo TTXVN tại Bắc Kinh, Tân Hoa xã, Đài Bắc Kinh và nhiều tờ báo của Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo, Quốc tế tiên khu đạo báo, Thời báo Hoàn cầu, trong những ngày qua đều đưa tin về Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu bật những thành tựu to lớn của Việt Nam sau 25 năm đổi mới.
Các báo đưa tin Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bầu Ban lãnh đạo khóa mới, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm tới. Năm 2011 là năm kỷ niệm 20 năm Việt Nam thực thi “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Dưới sự chỉ đạo của Cương lĩnh năm 1991, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam đã giành được những thành tựu nổi bật, diện mạo đất nước hoàn toàn đổi mới. Để chào mừng Đại hội XI của Đảng, các đường phố ở thủ đô Hà Nội rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Tại các khu vực quanh Trung tâm hội nghị Quốc gia có nhiều băng rôn, biểu ngữ “Chào mừng Đại hội XI”.
Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin tuy Hà Nội đang ở vào thời điểm rét nhất trong năm, nhưng bầu không khí sôi nổi chào mừng Đại hội XI của Đảng cũng như niềm vui chuẩn bị đón Tết Nguyên đán đã xua tan thời tiết giá rét. Trong thời gian diễn ra Đại hội, 29 quận, huyện của Hà Nội đều tổ chức các hoạt động liên hoan văn nghệ chào mừng Đại hội và đón Tết Tân Mão.
Rất nhiều người dân Việt Nam khi trả lời phỏng vấn cho biết hàng ngày đều quan tâm theo dõi thông tin về Đại hội lần thứ XI của Đảng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều người cho rằng sự nghiệp đổi mới 25 năm qua do Đảng lãnh đạo đã làm cho đất nước thu được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực.
Tại Havana, ngày 13/1, báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, đưa tin và ảnh lễ khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhấn mạnh Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2020.
Trong bài viết số ra cùng ngày, báo Granma trích phát biểu tại Đại hội của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, khẳng định bất chấp những thách thức và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam sẽ nỗ lực phấn đấu để đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng khẳng định chủ nghĩa Marx-Lenin sẽ là nền tảng vững chắc của sự nghiệp đổi mới mà Việt Nam đã tiến hành trong suốt 25 năm qua.
Tại Sydney, tờ Thời Đại (Australia) ngày 13/1 đưa tin Đảng Cộng sản Việt Nam đã cam kết xem xét kỹ lưỡng mô hình tăng trưởng kinh tế của đất nước nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2020, trong khi thúc đẩy dân chủ trong Đảng.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn tạp chí trực tuyến Tổng quan tình hình chính trị thế giới (World Politics Review), giáo sư kinh tế Suiwah Dean-Leung thuộc Khoa châu Á và Thái Bình Dương của Đại học Quốc gia Australia cho rằng thách thức lớn đối với Việt Nam là tránh rơi vào “bẫy” thu nhập trung bình mà cần phát triển thành một nền kinh tế có thu nhập cao, hiện đại, công nghiệp hóa.
Theo giáo sư Suiwah Dean-Leun, Việt Nam vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi nhiều vốn và việc các doanh nghiệp này gần đây mở rộng sang lĩnh vực bất động sản và tài chính đã góp phần làm mất ổn định nền kinh tế vĩ mô. Bà cho rằng “cần có một sân chơi thoáng hơn và bình đẳng hơn nhằm tối đa hóa sản xuất và cải thiện tính cạnh tranh”.
Bài viết đăng trên tạp chí  Tổng quan chính trị thế giới của tác giả Roberto Tofani nhận định kể từ năm 1986 khi bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.
Năm 2010, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,7% bất chấp những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việt Nam cũng thành công trong việc giảm tỷ lệ người nghèo và đang nỗ lực hoàn thành các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).
Trả lời phỏng vấn của PV TTXVN tại Buenos Aires, bà Poldi Sosa Schmidt, Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina - Việt Nam, khẳng định trong những ngày này, những thành viên của viện cũng như nhiều người dân Argentina có cảm tình với Việt Nam đang chăm chú theo dõi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, sự kiện trọng đại quyết định con đường phát triển của Việt Nam trong những năm tới.
PV (theo TTXVN/Vietnam+)

Những thành tựu kinh tế nổi bật 5 năm qua (2006-2010)


(Web.ĐHXI) Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng, Đảng ta đã phân tích, đánh giá tình hình trong nước và thế giới một cách khách quan, xác định các xu thế phát triển tất yếu của thế giới và đã thực hiện bước chuyển đổi quan trọng cả về lý luận và thực tiễn: xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, hành chính, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới tiến hành 25 năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Riêng trong nhiệm kỳ Đại hội X (2006-2010) về kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn để đưa nước ta ra khỏi nhóm kinh tế kém phát triển.

Kinh tế Việt Nam trong những năm qua phát triển khá mạnh mẽ

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%.
- Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Trong 5 năm 2006-2010, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỉ USD, vượt 16%.
- GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD.
- Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá.
+ Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
+ Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.
+ Đã chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao.
+ Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực. Cụ thể là: Tỉ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP từ 41% (năm 2005) tăng lên 41,1% (năm 2010); khu vực dịch vụ từ 38% (năm 2005) tăng lên 38,3% (năm 2010); khu vực nông nghiệp từ 21% (năm 2005) giảm xuống 20,6% (năm 2010); Cơ cấu lao động trong nông nghiệp từ 57,1% (năm 2005) giảm xuống 48,2% (năm 2010); trong công nghiệp và xây dựng từ 18,2% (năm 2005) tăng lên 22,4% (năm 2010); dịch vụ từ 24,7% (năm 2005) tăng lên 29,4% (năm 2010).
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hóa thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh.
- Việc kiện toàn các tổng công ty, thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đạt một số kết quả. Giai đoạn 2006-2010 doanh nghiệp nước ta tăng hơn 2,3 lần về số doanh nghiệp và 7,3 lần về số vốn so với 5 năm trước. Doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến.
Như vậy, trong nhiệm kỳ vừa qua, nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Chính sự phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện kế hoạch 5 năm 2011- 2015 đạt kết quả vững chắc hơn./.
TS. Bùi Thế Đức (Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương)

Năm 2010: Thành tựu nổi bật về hội nhập quốc tế

Việt Nam tạo ra thế chiến lược trong vai trò Chủ tịch ASEAN
1- Đề xuất của Việt Nam - Chủ tịch Hiệp hội: "Trân trọng mời Cộng hòa Liên bang Nga và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ làm thành viên đối tác mới của ASEAN" đang biến thành hiện thực. Sự có mặt của hai cường quốc này, bên cạnh sáu đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Niu-di-lân tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần tứ 16 diễn ra ở Hà Nội, nâng ảnh hưởng của Hiệp hội lên tầm toàn cầu.
2- Nhận lời mời của Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội - Tổng thư kí Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon đến Hà Nội dự Hội nghị cấp của ASEAN lần thứ 16 với lời khẳng định: "Liên Hợp Quốc và ASEAN đã trải qua 10 năm quan hệ đối tác. Bây giờ là thời điểm đưa mối quan hệ lên tầm cao mới". Lời khẳng định ấy mang ý chí và hành động của tổ chức quốc tế rộng lớn nhất, quyền lực nhất hành tinh ủng hộ và coi trọng sự nghiệp của ASEAN.
3- Lập trường nhất quán của ASEAN: "Tăng cường sự hợp tác về mọi mặt vì sự phát triển của khu vực" và "Triển khai Tuyên bố về ứng xử của những bên liên quan về biển Đông", được Việt Nam tạo bước đột biến, thu hút sự đồng tình sâu rộng chưa từng có tại hàng loạt cuộc hội thảo, hội nghị của Hiệp hội cũng như của LHQ, G20 tổ chức và nhiều cuộc gặp gỡ song phương, đa phương khác.
Tiếp sau "Hội nghị cấp cao toàn cầu thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ" vì hòa bình và phát triển, ngày 24-9-2010, tại Niu Oóc, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Ô-ba-ma cùng chủ trì "Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ". Tổng thống Ô-ba-ma khẳng định: "ASEAN là nền tảng chính sách ngoại giao của Mỹ" và cùng Chủ tịch Nguyễn Minh Triết kí "Tuyên bố chung" với hai điều cốt lõi: a/ ASEAN và Mỹ thiết lập quy chế "Hội đồng cố vấn cao cấp" nghiên cứu hợp tác ở cấp độ chiến lược về mọi mặt; b/ Phản đối mọi hành động sử dụng vũ lực của bất cứ nước nào nhằm áp đặt những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi ở biển Đông.
Đón tiếp khách quốc tế mang đến Việt Nam không ít sự hợp tác chiến lược
Từ chuyến thăm đầu năm của Chủ tịch Phần Lan, đến cuối năm với chuyến thăm của Tổng thống Mông Cổ, Việt Nam đón tiếp trên 30 vị nguyên thủ (Quốc vương, Quốc trưởng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng thống, Thủ tướng, Tổng Bí thư đảng cùng hàng trăm Bộ trưởng, hàng nghìn doanh nhân các nước, chính khách các các tổ chức toàn cầu và khu vực). Tất cả đều mang đến Việt Nam tình cảm chân thành, nồng hậu.
Lãnh đạo 10 nước ASEAN tại Lễ khai mạc ASEAN 17, năm 2010, tại Hà Nội.
Ảnh: vnanet.vn

Bà I-ri-na Bi-cô-va, Tổng giám đốc UNESCO trong chiếc áo dài truyền thống duyên dáng của phụ nữ Việt Nam, dự "Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội" trao bằng của UNESCO công nhận Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, địa danh văn hóa thế giới, phát biểu: "Bất cứ ai đến thăm Việt Nam cũng choáng ngợp bởi tốc độ phát triển của nền kinh tế, và rất hoan nghênh nỗ lực lớn lao dẫn đến thành công to lớn của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch Hiệp hội ASEAN, một khu vực được coi là tương lai của thế giới".
Bà Hin-na-ri Clin-tơn, Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến thăm hữu nghị Việt Nam vào dịp kỉ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt, tâm sự: "Năm 2000, tôi sang Việt Nam với chồng. Cả hai người chưa rõ điều gì sẽ xẩy ra với mình. Nhưng, khi đoàn xe Tổng thống đi vào thành phố, đã thấy hàng nghìn người dân đứng vẫy chào. Tiếp theo, mọi nơi chúng tôi đến, đều nhận được sự hiếu khách". Bà nhận xét với niềm tự hào: "15 năm qua, chúng ta đã cùng nhau vượt qua quá khứ chiến tranh đau buồn, chung tay xây dựng một tương lai tốt đẹp trong hòa bình, điều mà nhiều quốc gia không thực hiện nổi". Bà khẳng định: "Hòa bình không nằm trên giấy mà có gốc rễ trong tâm trí và trái tim của người Việt và người Mỹ. Sự hợp tác giữa hai nước chúng ta trên nhiều lĩnh vực là vô tận".
Cùng với những chuyến thăm hữu nghị là hàng loạt Hiệp định hợp tác phát triển song phương, đa phương được kí kết, khích lệ nhân dân ta vững bước trên đường xây dựng đất nước theo hướng hiện đại. Nổi bật ba sự kiện mang tầm chiến lược: a/ Việt - Nga kí kết dự án "Nga xây dựng cho Việt Nam nhà máy điện nguyên tử số I", trong dịp Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga Đi-mi-tơ-ri Mét-vê-đép thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Tiếp đó, Việt - Nhật thỏa thuận việc "Nhật xây dựng cho Việt Nam nhà máy điện hạt nhân số II", trong dịp Thủ tướng Nhật Bản Nao-tô Kan thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. b/ Các nhà tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam vay trên 7,900 tỉ USD trong năm 2011 (xấp xỉ năm 2010). Thiện chí này được bà Vic-to-ri-a Cơ-va-oa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cắt nghĩa: "Các nhà tài trợ quốc tế hài lòng trước việc Việt Nam sử dụng tốt vốn ODA, khẳng định sự cần thiết tiếp sức cho Việt Nam phát triển, cho dù Việt Nam đã bước vào giai đoạn có mức thu nhập trung bình của thế giới, cho dù các nhà tài trợ chưa hồi sức hẳn sau cơn bão tài chính". c/ Cuộc hội thảo "Việt Nam - Châu Phi cùng hợp tác cùng phát triển bền vững" được Việt Nam khởi xướng và tổ chức tại Hà Nội thu hút sự có mặt hơn 50 đoàn đại biểu các nước Châu Phi, các nước có dự án hợp tác với Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế và cả Phó Tổng thư kí LHQ... góp sức nâng tầm hợp tác sâu rộng, hiệu quả cho cả đôi bên.
Việt Nam nỗ lực nâng quan hệ hữu nghị truyền thống láng giếng lên tầm cao mới
1- Các nhà lãnh đạo ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia thường xuyên gặp gỡ, trao đổi việc hợp tác triển khai những công việc cần thiết bảo đảm nhu cầu phát triển và bảo vệ nền độc lập dân tộc của mỗi nước. Theo đó, biên giới hòa bình hữu nghị được xác định, thương mại đa chiều ngày một tăng, đào tạo nhân lực được mở rộng, tệ nạn xã hội được khống chế, giao lưu văn hóa được đề cao, việc liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, viễn thông...) được tăng cường. Kế hoạch xây dựng vùng ba biên giới rộng lớn giàu tiềm năng được xúc tiến. Công việc phối hợp với cộng đồng quốc tế bảo vệ môi trường và nguồn lợi dòng Mê-kông được coi trọng. Ý tưởng xây dựng hệ thống đường sắt và hệ thống đường bộ cao tốc xuyên Đông Dương ra đời.
2- Nhân dân hai nước Việt - Trung trân trọng kỉ niệm lần thứ 60 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao bằng nhiều hình thức sinh động. Kim ngạch thương mại hai chiều vươn tới hàng chục tỉ USD. Lãnh đạo hai nước trong nhiều lần gặp gỡ đều bày tỏ sự "hài lòng trước sự kiện hoàn thành việc phân định vịnh Bắc Bộ, cắm mốc biên giới đất liền và tiếp tục kiên trì đàm phán trên tinh thần láng giềng hữu nghị, cùng quan tâm đến lợi ích của nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế, thông qua đối thoại và hợp tác, nỗ lực tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề liên quan đến biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực cũng như trên thế giới". Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Mối tình thắm thiết Việt - Hoa / Vừa là đồng chí vừa là anh em", Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn đem hết sức mình vun đắp cho cây hữu nghị truyền thống Việt - Trung ngày càng bền vững, đem lại lợi ích lớn không chỉ cho đôi bên mà là cả cộng đồng quốc tế.
Dương Quang Minh

Cái nhìn "siêu thực" về một hiện thực sống động


QĐND - Sau một thời gian chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã được tiến hành và thành công tốt đẹp. Nhân dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc và kiều bào ta ở nước ngoài đã đóng góp công sức, trí tuệ to lớn để Đại hội thành công. Thật hết sức vui mừng, trước, sau, và nhất là trong những ngày diễn ra Đại hội, anh em bè bạn gần xa đã dành cho Đại hội, dành cho Việt Nam những tình cảm vô cùng quý báu. Nhiều phóng viên báo chí nước ngoài đã đặc biệt ấn tượng khi chứng kiến bầu không khí cởi mở, chân thành, nhưng hết sức kỷ cương trong Đại hội Đảng ta.
Nhưng, cùng với tình cảm đặc biệt và sự nhìn nhận đánh giá khách quan của hầu hết dư luận trong và ngoài nước, thì một số người Việt Nam đang sống lưu vong ở nước ngoài lại tỏ ra bực tức. Chẳng hạn, trên phần tiếng Việt của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) thứ tư, 19-1 có đăng bài: “Văn kiện siêu thực, nhân sự lên gân, đe dọa” của một người Việt Nam lưu vong. Khi đăng,VOA cũng đã “khoe” rằng tác giả viết riêng cho VOA, song lại rào rất “kín kẽ”: Đây là quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ. Thôi thì, tôn trọng tự do cá nhân. VOA cần bài, người viết cần thỏa nguyện, và cần cả nhuận bút để sống vất vưởng bên đất khách, nên đăng thế nào là việc của bản báo. Nhưng, đây là một tờ báo có nhiều bạn đọc, lại đăng một bài viết sai, vì lẽ ấy tôi muốn nói lại đôi điều với tinh thần tôn trọng sự thật.
Tác giả bài viết cho rằng tất cả văn kiện Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam là siêu thực. Tôi không muốn nói với ông ta về lý luận, mà chỉ cung cấp cho ông một vài cứ liệu. Đó là: Năm 2010, trong khi thế giới vẫn trong vòng xoáy của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thì GDP của Việt Nam tăng 6,78%, nhiều hơn so với năm 2009 khoảng 13 tỷ USD. Đảng, Chính phủ Việt Nam đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Việt Nam đã tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, nêu cao vai trò, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới thông qua hàng loạt hoạt động đối ngoại song phương, đa phương về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng- an ninh. Cuối năm 2010, Viện dư luận BVA và tổ chức quốc tế Gallup đánh giá Việt Nam là một trong những dân tộc lạc quan nhất thế giới. Đó, hiện thực. Chỉ có cái nhìn siêu thực mới không thấy hiện thực sống động đó.
Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất tổ chức lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám, trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước thông qua cương lĩnh, nghị quyết - những văn kiện gốc của Đảng. Nếu những văn kiện đó không có tính khả thi thì làm sao có thể khơi dậy tiềm năng và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Thắng lợi đó là do nhân dân ta tự tay giành lấy chứ không phải là một thứ ban phát của siêu nhiên. Như vậy, những văn kiện đó rất khoa học, rất khả thi mang đặc trưng Việt Nam chứ không hề siêu thực như những người có động cơ xấu, cố tình bóp méo, bôi đen sự thật.
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã được tiến hành và thành công tốt đẹp. (Trong ảnh: Đồng chí Nông Đức Mạnh chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư khóa XI. Ảnh: internet). 
Trong dự thảo cương lĩnh của Đại hội XI, khi nói về đặc trưng là: “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất”. Dự thảo đặc trưng này đã được thảo luận kỹ trong Đại hội. Các đại biểu cho rằng, Đảng vẫn xác định quan hệ đa sở hữu, có công, có tư. Thế mà chỉ nói “công hữu tư liệu sản xuất” thì không đúng thực tế, làm các nhà đầu tư nghi ngại. Kết cục, 65,04% đại biểu đồng ý sửa đặc trưng Chủ nghĩa xã hội là: Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp. Như vậy là khác với dự thảo ban đầu. Chỉ một ví dụ ấy cũng đủ thấy quá trình Đảng chuẩn bị các văn kiện là rất cầu thị, nghiêm túc lắng nghe, tôn trọng trí tuệ tập thể, tôn trọng các đại biểu dự Đại hội. Các đại biểu dự Đại hội đã phát huy trí tuệ, tâm sức đóng góp cho Đại hội chứ không phải “rất nhàn, xuôi chiều…” như ông tác giả của VOA ngồi từ Pa-ri (Pháp) phỏng đoán.
Tác giả bài báo trên VOA còn viết về Đại hội XI là “Nhân sự lên gân, đe dọa”. Thực tế, chỉ cần một người bình thường quan tâm đến Đại hội XI cũng thấy ngay vấn đề nhân sự trong Đại hội này rất dân chủ. Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, qua 5 đại hội mà đồng chí tham dự, chưa thấy Đại hội nào bầu vào BCH Trung ương và các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng lại có số dư nhiều như lần này. Số dư đều vượt hơn 15%. Cụ thể số dư bầu BCH Trung ương là 24,4%; số dư bầu Ủy viên dự khuyết là 144%; số dư bầu Bộ chính trị là 70%. Có đồng chí được giới thiệu ngay tại Đại hội, bầu trúng, ngược lại có đồng chí được BCH Trung ương khóa X giới thiệu nhưng không trúng cử. Như vậy, Đại hội là dân chủ thực sự, làm nhân sự không có “quân xanh - quân đỏ” mà người quyết định cuối cùng là các đại biểu dự Đại hội. Đây là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bầu không khí dân chủ đó là thực sự vì đất nước, vì nhân dân chứ không bày binh bố trận, không diễn, không giả hiệu. Và tiến trình mở rộng dân chủ trong Đảng chưa dừng lại, sẽ còn có những nghiên cứu cải tiến để thực hiện tốt nhất nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng.
Bài báo sai sự thật đăng trên VOA, thật đáng tiếc cho phương pháp, quan niệm, tiêu chí… của những người thẩm định, vì như thế, báo sẽ mất dần lòng tin của bạn đọc. Nhưng, dù sao đó cũng là chuyện nhỏ. Điều đáng tiếc hơn là một vài người con của dân tộc này, mang dòng máu của dân tộc này mà “trả ân trả nghĩa” dân tộc này bằng những câu chuyện đặt điều như vậy.
Xuân Bằng

Đoàn kết, tin tưởng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã thành công tốt đẹp. Bao trùm lên Đại hội là khát vọng đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước.
Với trách nhiệm rất cao trước Đảng, Tổ quốc và nhân dân; với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực tế tình hình của đất nước, của Đảng; với không khí dân chủ trao đổi, tranh luận thẳng thắn và trên cơ sở đóng góp của toàn dân, Đại hội đã nhất trí thông qua các văn kiện quan trọng, khẳng định quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Đại hội cũng đã dân chủ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gồm những đồng chí tiêu biểu về đức, tài và bản lĩnh chính trị, gánh vác nhiệm vụ lãnh đạo đất nước.
Một trong những văn kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển về lý luận của Đảng được Đại hội thảo luận sôi nổi nhằm làm rõ hơn mô hình CNXH ở Việt Nam là “Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011), mà một trong những đặc trưng tổng quát là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây cũng là mong muốn tha thiết của toàn dân.
Cũng tại diễn đàn của Đại hội, con đường đi lên CNXH tiếp tục được khẳng định rõ ràng, là con đường vinh quang, nhưng rất khó khăn, gian khổ, thời gian phụ thuộc vào giá trị thực mang lại đời sống hạnh phúc cho nhân dân; nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế thị trường chịu sự điều tiết của Nhà nước để từng bước đạt đến giá trị ưu việt của chế độ.
Đặc biệt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã được Đại hội khẳng định, kết hợp chặt chẽ xây dựng và phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh, là toàn diện trong chiến lược, trong quy hoạch, trong kế hoạch và các chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
Đại hội thống nhất đánh giá những thành tựu đạt được trong 20 năm thực hiện Cương lĩnh là to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những yếu kém, hạn chế, nhất là kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chế độ phân phối bất hợp lý, phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Nhất là yếu kém trong giáo dục, đào tạo; quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Từ định hướng của Cương lĩnh, với mục tiêu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, Đại hội đã thông qua những quyết sách quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế đất nước để tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, mà một trong những đột phá chiến lược để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, Đại hội khẳng định mạnh mẽ công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; là điều kiện tiên quyết để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Trước mắt phải tăng cường công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống suy thoái, biến chất, tham nhũng, hư hỏng trong Đảng, đồng thời với tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Vinh dự và tự hào là đội quân được Đảng, Bác Hồ sáng lập và rèn luyện, được nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc, Quân đội ta nguyện đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, ra sức phấn đấu, thi đua học tập và công tác, làm tròn chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vào cuộc sống.
QĐND

Cách lập luận ấu trĩ và xa lạ


QĐND - Trong những ngày gần đây, trên nhiều trang mạng lại xuất hiện những bài viết viện dẫn văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nêu câu hỏi: “Quân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ dân hay bảo vệ Đảng? ”. Và rằng: “Quân đội của một đất nước phải là lực lượng phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, không thể phục vụ cho lợi ích riêng cho một cá nhân, một nhóm lãnh đạo hay cho một đảng phái chính trị nào”…
Câu hỏi và cách lập luận này thật là ấu trĩ cả về lý luận và cũng rất xa lạ trong thực tiễn.  
Những ai có đôi chút kiến thức cơ bản về lịch sử nhà nước và quân đội đều biết rằng: Lực lượng vũ trang chuyên nghiệp xuất hiện đồng thời với sự ra đời của nhà nước. Đó là công cụ của nhà nước, một mặt là thực hiện chức năng cai trị của nhà nước, mặt khác là để bảo vệ lãnh thổ và các lợi ích khác của quốc gia - dân tộc (theo quan niệm của lực lượng cầm quyền). Bởi vậy, lẽ đương nhiên quân đội trước tiên phải bảo vệ nhà nước - người khai sinh và nuôi dưỡng nó.
Trong các xã hội hiện đại, lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói riêng không bao giờ là trung lập với chế độ chính trị. Cũng như không có một cộng đồng, một xã hội nào lại không gắn với một chế độ chính trị, một nhà nước do một lực lượng chính trị, thường là một giai cấp hoặc liên minh giai cấp mà đại diện là các đảng chính trị nào đó lãnh đạo, cầm quyền. Bởi vậy, đồng thời với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, quân đội luôn luôn có nhiệm vụ bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước hiện hữu.
Ở Việt Nam, quan hệ giữa Đảng Cộng sản với Quân đội ta là một mối quan hệ đặc biệt. Quân đội ta ra đời trước khi có nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo. Trong suốt 30 năm kháng chiến chống đế quốc xâm lược (từ 1945 đến năm 1975), Đảng ta không chỉ lãnh đạo toàn diện công cuộc kháng chiến, kiến quốc của toàn dân mà còn trực tiếp lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối quân đội ta. Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Đảng ủy các cấp là người trực tiếp lãnh đạo, xây dựng, tổ chức lực lượng, chỉ đạo các hoạt động của quân đội ta. Những quyết định quan trọng nhất trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đều bắt đầu từ những quyết định của Bộ Chính trị. Những chiến dịch mang tính quyết định của chiến tranh như chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ chính trị đều trực tiếp chỉ đạo. Bởi vậy, bảo vệ Đảng chính là bảo vệ bộ tham mưu tối cao của cách mạng Việt Nam. Vậy thì  quân đội ta đương nhiên phải bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng chính là bảo vệ nhân dân, phục vụ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân” cũng để chỉ rõ sứ mệnh của quân đội ta là bảo vệ chế độ xã hội do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phi chính trị hóa quân đội, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, biến lực lượng vũ trang thành công cụ thực hiện âm mưu bạo loạn, lật đổ nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo là mục đích cuối cùng của chúng. Chính vì vậy, chúng ta không thể xao nhãng đối với các âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý, chiến tranh tư tưởng, phá hoại mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và Quân đội ta.
Trong chế độ ta, không có sự đối lập về lợi ích giữa Đảng với dân tộc và nhân dân. Quân đội ta cũng chưa bao giờ chỉ là công cụ “phục vụ lợi ích riêng của một cá nhân, một nhóm lãnh đạo hay một đảng phái chính trị nào” như có người đã ám chỉ trong bài viết tung lên mạng. Có thể nói những luận điệu trên không chỉ là một sự ấu trĩ về chính trị, xuyên tạc lịch sử, mà còn là một sự xúc phạm danh dự của quân đội ta – một đội quân sinh ra từ nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ - đội quân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Trong văn kiện Đảng khẳng định quân đội ta có nhiệm vụ “Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân” thì đó không phải là một trật tự ưu tiên, mà để chỉ rõ những nhiệm vụ chính trị cụ thể của quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đồng thời ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch phá hoại nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội.
Để kết thúc bài viết này chúng tôi xin được trích Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XI về công tác quốc phòng - an ninh,  liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Quân đội để chứng minh đầy đủ hơn quan điểm của Đảng ta về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và thấy mối liên hệ đồng nhất giữa bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam là một sự thống nhất không thể tách rời: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc… thực hiện tốt mục tiêu, nhiêm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN… chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”(1).
Nguyễn Doãn Hải
(1)- Đảng Cộng sản Việt Nam, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI, tr 64.

Tiếp tục phát huy thành quả đối ngoại đổi mới


QĐND - Một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đất nước đã giành nhiều thắng lợi quan trọng trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo thể hiện qua thắng lợi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao.
Trong thắng lợi chung của đường lối đổi mới, thắng lợi của đường lối đối ngoại đổi mới là một thắng lợi nổi bật, được khẳng định rõ nét trên những điểm sau đây:
Một là: Thắng lợi của đường lối đối ngoại đổi mới đã tạo thế, tạo lực, tạo đà cho đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với thế giới.
Vốn là nước nông nghiệp lạc hậu định hướng lên CNXH lại phải gồng mình tiến hành kháng chiến trong suốt 30 năm chống các đế quốc hùng mạnh nhất của thế giới, bị tàn phá và tổn thất to lớn về người và của, sau thắng lợi vĩ đại Việt Nam bị lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội. Hơn nữa, chỗ dựa về kinh tế, chính trị là phe xã hội chủ nghĩa vào giữa thập niên 70-80 của thế kỷ XX đã có những dấu hiệu khủng hoảng trong toàn hệ thống, lúc đầu là kinh tế, xã hội và sau đó xuất hiện khủng hoảng chính trị. Các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đã tìm tòi các giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng mà loài người biết đến là "cải tổ" ở Đông Âu - Liên Xô, "cải cách mở cửa" ở Trung Quốc và "đổi mới ở Việt Nam". Đây là một tất yếu khách quan đặt ra cho các nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sự sai lầm trong nhận thức, phương pháp và bước đi của quá trình “cải tổ” đã dẫn đến kịch biến 1991, đổ vỡ một mảng lớn các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô. Sự đổ vỡ hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đã đưa đến những hệ lụy trực tiếp đối với cách mạng Việt Nam, làm mất đi một sự giúp đỡ quý báu cho đất nước khi giải quyết khó khăn trong công cuộc khôi phục sau chiến tranh đồng thời là sự tan rã trật tự hai cực trong bối cảnh thế giới có bước phát triển đột biến về khoa học công nghệ. Điều đó đặt ra một yêu cầu muốn phát triển nhanh, bền vững, muốn đi tắt đón đầu phải tranh thủ được khoa học công nghệ tiên tiến để thoát nhanh khỏi khủng hoảng và ngăn chặn một bước tụt hậu ngày càng xa so với thế giới và khu vực. Đó là một đòi hỏi đối với nước ta cần mở cửa, hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra chủ trương "mở cửa, hội nhập quốc tế" và phải xóa nhanh tình trạng bị bao vây cấm vận để vươn ra với thế giới đa cực, đa trung tâm. Sau thực tiễn của 5 năm đổi mới đối ngoại, Đại hội VII năm 1991 đã chủ trương "đa dạng hóa, đa phương hóa" trong quan hệ đối ngoại, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi cho xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc. Đây là thắng lợi đầu tiên của đối ngoại đổi mới giúp đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội sau 10 năm đổi mới, chặn được một bước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, vươn ra với thế giới những năm tiếp theo.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Bảo an LHQ tháng 9-2009, khi Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Ảnh: TTXVN

Hai là: Đối ngoại đổi mới đã đóng góp quan trọng vào việc xóa bỏ tình trạng bị bao vây cấm vận tạo điều kiện cho đất nước hội nhập sâu rộng, toàn diện với các nước trong cộng đồng thế giới.
Thực hiện chủ trương "xóa bỏ tình trạng bị bao vây cấm vận" đề ra tại Đại hội VI, Đảng, Chính phủ ta đã chủ trương phải giải quyết tốt vấn đề Cam-pu-chia - một vấn đề mà một số nước trong cộng đồng quốc tế chưa hiểu, thậm chí lợi dụng nó để vu cáo thiện chí của Việt Nam, bao vây cấm vận nước ta khi Việt Nam đưa quân vào Cam-pu-chia năm 1979. Là một nước láng giềng có quan hệ hữu nghị lâu đời với Vương quốc Cam-pu-chia dân chủ, Chính phủ và quân đội Việt Nam đã chịu đựng, đã chờ đợi, đã kìm giữ trước các hành động bạo ngược của tập đoàn Pôn Pốt trong nhiều năm. Trước thái độ thực hành chính sách diệt chủng của Pôn Pốt ở Cam-pu-chia, thái độ thù địch chống Việt Nam, Chính phủ và quân đội Việt Nam đã thể theo yêu cầu khẩn cấp của Chính phủ Cam-pu-chia mở cuộc tiến công tập đoàn diệt chủng cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi thảm họa năm 1979. Sự hy sinh xương máu với nghĩa cử giúp bạn trong hoạn nạn được Đảng ta chỉ rõ trong kế hoạch giúp đỡ Đảng, Chính phủ và nhân dân Cam-pu-chia vượt qua, đứng vững, đưa dân tộc hồi sinh và năm 1989 Việt Nam đã tổ chức trọng thể lễ rút quân trước sự chứng kiến của quốc tế, làm cho thế giới hiểu rõ nghĩa cử cao đẹp của dân tộc Việt Nam giúp bạn. Đối ngoại Việt Nam đã góp phần tháo gỡ rào cản chia rẽ các nước với nước ta tạo điều kiện cho nước ta hội nhập quốc tế. Mỹ và các nước xóa bỏ cấm vận, Việt Nam bình thường hóa với Trung Quốc và Mỹ, gia nhập ASEAN là một thành tựu lớn của đối ngoại đổi mới.
Thứ ba: Thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, Việt Nam đã có quan hệ sâu rộng với hầu hết các nước trong cộng đồng quốc tế, tranh thủ được các điều kiện quốc tế cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc và khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam trên thế giới.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, xác định đúng đắn trong quan hệ đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam chúng ta mở rộng quan hệ sâu rộng, toàn diện với các nước trên thế giới như ngày nay. Lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn có vị thế quan trọng trong cộng đồng quốc tế và có quan hệ ngoại giao với gần 180 quốc gia trên thế giới. Nhờ có chủ trương mở cửa hội nhập với tinh thần "là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế" Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại với hơn 150 chủ thể quan trọng của thế giới, có quan hệ với hơn 200 chính đảng ở các nước, trong đó có hơn 100 Đảng Cộng sản và công nhân, quan hệ với hơn 600 tổ chức phi chính phủ, trong đó hầu hết đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam... Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2006, Việt Nam là thành viên của tất cả các tổ chức quốc tế quan trọng, trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Thực hiện tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác, nhân ái, văn minh, Việt Nam được cộng đồng quốc tế tin cậy, đánh giá cao trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Việt Nam đã chủ trì thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế có sự tham gia của các nguyên thủ, hoàn thành tốt cương vị nhiệm vụ là Chủ tịch ở Hội đồng Bảo an, là Chủ tịch của Hiệp hội các nước Đông Nam Á với tinh thần chủ động, trách nhiệm, hiệu quả. Các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng tin cậy sự ổn định chính trị, sự phát triển kinh tế năng động theo cơ chế thị trường và sự phát triển bền vững khi hợp tác đầu tư với Việt Nam. Trên con đường hội nhập, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều vốn và chuyển giao công nghệ ngày càng tăng vào Việt Nam trong khi thế giới đối mặt với tình trạng tăng trưởng thấp, nguy cơ nghèo đói và khủng hoảng tài chính đang tiềm ẩn nhiều khó khăn và bất ổn. Đối ngoại đổi mới trở thành nhịp cầu đưa Việt Nam ra quốc tế và đưa thế giới đến Việt Nam góp phần tạo dựng và củng cố môi trường hòa bình phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bốn là: Mở cửa và hội nhập quốc tế, đối ngoại đổi mới đã bảo đảm giữ vững định hướng phát triển, kiên trì mục tiêu CNXH và nguyên tắc trong sinh hoạt quốc tế, đấu tranh hiệu quả trước các mưu toan diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Mở cửa và hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, Việt Nam khẳng định và giữ vững mục tiêu CNXH, thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đón được thời cơ và nhiều tác động tích cực, nhưng đồng thời cũng luôn nhận rõ và phải đối mặt với không ít nguy cơ từ an ninh truyền thống và phi truyền thống. Trên các hướng hoạt động đối ngoại từ kinh tế, tài chính, từ chính trị, an ninh, từ văn hóa, xã hội đến đối ngoại quốc phòng... đối ngoại đổi mới đã xử lý một cách chủ động, uyển chuyển, chính xác bảo đảm sự ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đối ngoại đổi mới đã xử lý chính xác trước những bước chuyển đổi cơ chế, trước tác động của sự sụp đổ Đông Âu, Liên Xô, những mưu toan lợi dụng những thế lực chống đối “chuyển lửa về Việt Nam” và những biểu hiện đe dọa đến chủ quyền quốc gia. Chúng ta đã phối hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới làm thất bại những mưu toan gây rối, gây bạo loạn lật đổ lợi dụng chiêu bài dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, dân chủ nhân quyền. Trong quan hệ với các nước trong cộng đồng quốc tế cũng như trong quan hệ với các nước láng giềng đối ngoại đổi mới Việt Nam chủ trương xử lý các vấn đề có quan điểm khác nhau trên nguyên tắc hòa bình, thương lượng không dùng vũ lực và tìm cách xây dựng sự đồng thuận quốc tế, cả song phương lẫn đa phương theo các nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Luôn xử lý chính xác các diễn biến phức tạp, phân biệt rõ các biểu hiện diễn biến hòa bình. Các lực lượng vũ trang không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận diện âm mưu của các thế lực để bảo đảm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ. 
Sau một phần tư thế kỷ đổi mới, có thể khẳng định đường lối đối ngoại đổi mới đã tạo ra một hình ảnh Việt Nam vững mạnh, ổn định, phát triển trong quan hệ với các nước. Đây là hành trang để Việt Nam vững bước vào thập niên thứ hai thế kỷ XXI với tinh thần mà Đảng ta đã xác định là chủ động, hiệu quả và trách nhiệm; là bạn, là đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu cho mục tiêu chung của dân tộc và thời đại.
PGS.TS Trình Mưu