Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

TƯ DO BÁO CHÍ KHÔNG THỂ VÔ GIỚI HẠN


Vừa qua, cái gọi là "tổ chức phóng viên không biên giới RSF" gì đó đã cáo buộc Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là "kẻ thù của tự do truyền thông" và xếp hạng Việt Nam chỉ đứng 175/180 quốc gia về tự do báo chí.
Cáo buộc này với hình thức như một "bản án" nhưng hết sức mơ hồ, vô căn cứ và dù mang danh nghĩa "tự do" nhưng lại xâm phạm quyền dân tộc tự quyết, can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Việt Nam, một quốc gia có chủ quyền. Đồng thời, việc tự biến mình thành tòa án để phán xét, xúc phạm tới lãnh đạo của một quốc gia (không nắm quyền lạp pháp và hành pháp) là một hành động hết sức ngô nghê và vô văn hóa của tổ chức mang danh báo chí này.
Không ở dâu có một thứ tự do báo chí vô giới hạn, không ở bất cứ đâu chấp nhạn những sự tự do để rơi vào hỗn loạn. Và thực trạng ở Việt Nam thời gian qua, người dân Việt đã quá ngán ngẩm và nhiều người đã bị ngộ độc, nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do những thông tin không đúng sự thât trên báo chí, do những thứ gọi là "tự do ngôn luận, tự do báo chí" như vậy.
Dù họ có xếp hạng 180/180 thì điều đó không hề có giá trị, không liên quan và không mảy may ảnh hưởng tới Việt Nam. Đồng thời đề nghị Nhà nước Việt Nam cần mạnh mẽ chấn chỉnh, thắt chặt quản lý thông tin truyền thông hơn nữa.
Tại sao thời điểm này những tổ chức giời ơi mang danh quốc tế lại hòa giọng cùng những kẻ lạc loài trong nước như vậy? Bởi họ hoảng sợ trước khi Luật báo chí mới của Việt Nam có hiệu lực từ đầu năm tới.
Vậy RSF là tổ chức như thế nào?
RSF được thành lập dựa hơi tên gọi của tổ chức xã hội “Bác sĩ không biên giới” (MSF, gồm các bác sỹ, nhân viên y tế tình nguyện đến khắp mọi điểm nóng và khu vực nghèo đói trên thế giới để hỗ trợ Y tế. Đóng góp lớn nhất về con người và cả vạt chất cho tổ chức này là Cuba). RSF đã tự đặt tên “phóng viên không biên giới” nhằm lợi dụng kiếm chác chút tiếng tăm từ uy tín của MSF.
RSF được tài trợ một phần từ Chính phủ Pháp và một phần từ Chính phủ Mỹ bằng nhiều đường khác nhau như qua Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED). R. Menard, chủ tịch RSF, đã tuyên bố công khai rằng, ông ta cảm thấy "không có vấn đề gì về việc này”!
Nhà bình luận V. Braeutigam đã nhận xét rằng: “Đây là cách hành xử như câu thành ngữ “ăn bánh mì của ai thì phải hát theo người đó”. Còn ông T.I.Steinberg nhà kinh tế học, nhà chính luận ở Đại học Lueneburg thì gọi hội đoàn này là tổ chức “phóng viên không giới hạn sự xấu hổ”…”.
Ngay ở phương Tây, nhiều tác giả từng lên tiếng tố cáo, phê phán RSF sử dụng phương pháp “người mù một mắt” để đưa tin về điều RSF gọi là “tình trạng đàn áp nhà báo trên thế giới”. Xếp hạng của RSF luôn dựa vào “danh sách đen” của Bộ Ngoại giao Mỹ, mà “danh sách đen” này luôn nổi lên các nước như I-ran, Xy-ri, Triều Tiên, Việt Nam, Cu-ba, Trung Quốc; nhưng RSF lại né tránh, không đưa ra bất kỳ báo cáo nào về hoạt động chống lại nhà báo của Mỹ và các đồng minh.
Tự do báo chí, đó là một trong các quyền cơ bản của con người trong một xã hội phát triển. Nhưng tự do báo chí như thế nào lại là vấn đề cần đề cập một cách cụ thể, căn cứ vào sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi quốc gia và hệ thống luật pháp của quốc gia ấy, cùng với những tiêu chí của nền văn hóa mà trực tiếp là đạo đức, và những điều đó thì không một tổ chức nào, quốc gia nào có thể áp đặt cho quốc gia khác mà phải chính do nhân dân ở đó quyết định.
Báo chí tự do ở Mỹ và mọi các quốc gia văn minh khác cũng phải hoạt động theo khuôn khổ quy định của pháp luật như Bộ luật Hình sự Mỹ (Chương 115, Điều 2385), và Đạo luật Phản loạn được quốc hội Mỹ thông qua từ năm 1798 quy định: "Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực...". Những quy định chặt chẽ đó không ngoài mục đích ngăn chặn việc lợi dụng tự do báo chí nhằm mục đích chống chính quyền, lật đổ chính quyền, xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân khác...
Ở Singapore (Xin-ga-po) năm 1988, khi chính quyền của Thủ tướng Lý Quang Diệu bị chỉ trích là hạn chế quyền tự do báo chí, ông đã xuất hiện trước Hiệp hội Biên tập Mỹ và phát biểu: "Chúng tôi cho phép các nhà báo người Mỹ tới Singapore để đưa tin về Singapore cho người dân nước họ biết. Nhưng chúng tôi không thể cho phép họ chiếm vai trò ở Singapore như truyền thông Mỹ có ở Mỹ. Đó là vai trò giám sát, đối nghịch và thẩm tra chính quyền".
Ở Đức, ngay đầu năm nay Thủ tướng Angela Merkel đã cho phép truy tố nghệ sỹ hài Böhmermann bởi những phát ngôn xúc phạm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, theo Điều 103 của Bộ luật hình sự Đức chống việc phỉ báng các đại diện của một quốc gia ngoại quốc. Cần biết, điều luật này tồn tại từ thế kỷ 19 cho đến nay.
Ở nước Anh, tháng 7-2011, tờ báo News of the World, tờ “lá cải” lớn nhất vương quốc đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm làm mưa, làm gió do nhiều phóng viên bản báo bị cáo buộc đã nghe lén điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin”. ông Nick Clegg, đương kim Phó thủ tướng nước Anh đã phải lên tiếng: "Báo chí cần tự do để kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và của xã hội nói chung, nhưng báo chí cũng không được phép lạm dụng quyền lực của họ!".
Tại Pháp, sau sự kiện thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo vừa qua, chính Giáo hoàng Francis cũng phải lên tiếng về mức độ tự do báo chí không phải là vô hạn khi tự do đó mang tính xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
vv...
Rõ ràng, tự do báo chí không phải là vô hạn và không thể được vô hạn. Quyền tự do đó phải được đặt trong khuôn khổ của pháp luật, phục vụ lợi ích của quốc gia, dân tộc; không xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Trở lại những cáo buộc vô căn cứ của RSF, Việt Nam hoàn toàn bác bỏ những cáo buộc dó và có thể kiện tổ chức này ra tòa vì sự xúc phạm tới cá nhân lãnh đạo Việt Nam, nhân dân Việt Nam và cả hệ thống pháp luật Việt Nam. Dư luận thời gian qua đã đồng tình và nay tiếp tục mạnh mẽ ủng hộ các biện pháp thắt chặt quản lý theo đúng các quy định pháp luật đối với hoạt động trên lĩnh vực báo chí, thông tin truyền thông.
Việc tăng cường quản lý báo chí của Việt Nam hoàn toàn tương thích với các điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia ký kết:
+ Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền Liên hợp quốc khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm sự tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp và sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận, chia sẻ những ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có biên giới”.
Đồng thời, khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn này cũng khẳng định: “Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.
+ Khoản 2 Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”, Đồng thời, khoản 3 Điều 19 Công ước nàycũng khẳng định: “Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có các bổn phận, trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a. Tôn trọng các quyền tự do và thanh danh của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý”.
Luật báo chí 2016 mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, cùng các chế tài thực hiện quản lý nhà nước đối với báo chí ở Việt Nam trong thời gian qua hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời được dư luận nhân dân Việt Nam hoàn toàn ủng hộ.
Ngô Mạnh Hùng

Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc

trumpchina
trumpchina“Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama.
Nói  thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.
Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc.
Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh.
Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung Quốc.
Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động.
Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc đang đến bước quyết định. Chúng ta chỉ có rất ít thời gian để đưa ra những quyết định cứng rắn cần thiết nhằm giữ vững vị thế của ta trên thế giới. Cứ khoảng 7 năm, nền kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng gấp đôi. Đó là một thành tựu kinh tế khủng khiếp, và đó cũng là lý do tại sao hết năm này đến năm khác họ đánh bại ta về thương mại.
Ngay lúc này, ta đang có một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là 300 tỷ đô-la với Trung Quốc. Nghĩa là mỗi năm Trung Quốc kiếm được từ Mỹ khoảng 300 tỷ đô-la. Khi tôi tham gia các buổi nói chuyện trên truyền hình và các chương trình tin tức, tôi nói ra con số đó, và mọi người thậm chí còn không thể hình dung nổi trong đầu một con số lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng thương mại thôi, thì cứ ba năm Trung Quốc lại gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ đô-la của ta.
Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Trung Quốc lừa ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh tranh về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy, bây giờ Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ đô-la ở ngân hàng dự trữ nước ngoài. Đó là số tiền đủ để Trung Quốc mua cổ phần chi phối mọi công ty lớn nằm trong danh sách chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones – các công ty như Alcoa, Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư hàng tỷ đô-la trong ngân hàng.
Cứ 6 người trên hành tinh này thì có một người là người Trung Quốc. Dân số 1,3 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1. Đó là một nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp, cung cấp nhân lực cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho các tổ chức giáo dục ưu tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ.
Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hàng năm Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt Trung Quốc về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số, nhưng bạn phải hỏi liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không.
Tôi  đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các lớp giáo dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo động. Trong một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em trong độ tuổi 15, Mỹ xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn Trung Quốc xếp thứ mấy? Thứ nhất.
Thực tế là, học sinh Thượng Hải không những đứng nhất ở môn toán  mà còn đứng nhất về môn đọc và khoa học. Họ hoàn toàn hạ gục ta – và tất cả những người khác. Chắc chắn, nghiên cứu này hơi thiên lệch vì họ chỉ lấy mẫu học sinh ở Thượng Hải vốn là nơi có nhiều học sinh thông minh nhất Trung Quốc theo học. Nhưng, ngay cả tờ tạp chí có tinh thần tự do TIME cũng chỉ ra rằng, khi bạn xem xét những thay đổi nhân khẩu cực lớn đang diễn ra ở Mỹ, thì nguy cơ về giáo dục đã bắt đầu lấp ló phía trước. Chỉ trong một thế hệ nữa thôi, chúng ta sẽ là một quốc gia thiểu số trở thành đa số, và hiện thời có một con số đáng sợ là 40% trẻ em Mỹ Phi và Mỹ Latinh thậm chí không tốt nghiệp trung học phổ thông (chứ chưa nói đến đại học).
Trong tư thế là mục tiêu tấn công của Trung Quốc theo bạn thì Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có kế hoạch đưa hầu hết các lợi thế kinh tế và giáo dục của Trung Quốc nhắm vào đâu? Chính xác rồi đấy, vào các ngành công nghiệp quân sự và vũ khí. theo tiết lộ của một thông báo mới từ Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường lục quân, thủy quân và rót hàng triệu đô-la vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ I, tàu ngầm tấn công tiên tiến, các hệ thống phòng không tinh vi, các hệ thống chiến tranh không gian công nghệ cao và bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo.
Phản ứng trước sự tăng cường vũ trang quân sự của Trung Quốc, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Michael Mullen đã nói: “Người Trung Quốc có mọi quyền phát triển quân sự họ muốn. Chỉ là tôi không thể hiểu nổi tại sao một số năng lực này, dù là [máy bay tàng hình J-20], hay thiết bị chống vệ tinh, hay vũ khí chống tàu chiến, thì phần nhiều lại có vẻ nhắm thẳng vào Mỹ.”
Những gì Trung Quốc đang làm trên mặt trận chiến tranh mạng cũng đáng báo động. Khi điều trần trước Ủy ban Quốc hội, Phó Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng James Cartwright, nói rằng Trung Quốc có liên quan rất sâu đến việc do thám thông tin máy tính của các mạng lưới thuộc cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Tướng Cartwright giải thích rằng gián điệp mạng có thể cô lập các điểm yếu của mạng vi tính và cho phép người Trung Quốc ăn cắp tin tức tình báo quý giá.
Vậy ta phải làm gì đây?
Trung Quốc đưa đến ba mối đe dọa lớn đối  với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng, nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất của ta một cách có hệ thống; gián điệp công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ. Người Trung Quốc đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obamacó vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Trung Quốc giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” – làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa của Trung Quốc bằng một một chiến thuật khôn ngoan và một nhà thương thuyết cứng rắn.
Việc Trung Quốc thao túng trên quy mô lớn đồng tiền của nước này có mục đích là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nó và hủy hoại các ngành công nghiệp nội địa của ta. Khi chính quyền Trung Quốc thao túng đồng Nguyên [yuan] (đơn vị tiền Trung Quốc, có lúc còn được gọi là Nhân dân tệ) và định giá thấp nó, họ có thể bán hàng cho các nước khác với giá thấp hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ, vì đồng tiền của ta được định giá ở mức giá thị trường chính xác hơn. Nghĩa là, hàng hóa của ta được định giá cao hơn, và việc này khiến chúng kém cạnh tranh hơn.
Nhiều nhà phân tích đã cố xác định giá trị thực của đồng tiền Trung Quốc, nhưng thật khó có thể nói chắc vì giá trị luôn thay đổi. Tuy nhiên, quả thật dường như cũng có một sự nhất trí là đồng nhân dân tệ có vẻ bị định giá thấp đâu đó trong khoảng 40- 50% so với giá trị thực của nó. Nghĩa là người Trung Quốc có thể định ra mức giá chỉ bằng nửa giá của một nhà sản xuất Mỹ cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự. Điều này báo hiệu nguy cơ người lao động Mỹ mất công ăn việc làm, và đó chính xác là chuyện đang xảy ra ngay lúc này.
Hãy nhìn vào những gì mà hành động thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã gây ra cho ngành công nghiệp thép của ta. Là một nhà thầu xây dựng nhiều tòa nhà xa hoa khổng lồ, tôi có thể cho bạn biết rằng công nghiệp thép có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh kinh tế của ta, và là một khoản chi phí quan trọng trong bất cứ công trình xây dựng nào. Theo Hiệp hội Sắt Thép Hoa Kỳ (AISI), hành động định giá thấp tiền tệ của Trung Quốc là hình thức “trợ giá lớn nhất” cho các nhà sản xuất Trung Quốc, là “chìa khóa” cho sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, và là “một nguyên nhân chính” cho sự mất cân bằng cấu trúc toàn cầu đang góp phần dẫn đến sự sụp đổ tài chính gần đây của Mỹ.
Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc và các hoạt động thương mại không công bằng khác đã giúp ngành sản xuất thép thô của Trung Quốc nhảy vọt từ 15% tổng sản lượng toàn cầu năm 2002 lên một con số cao đến không ngờ là 47% năm 2008. Năm 2002, Mỹ chỉ nhập khẩu 600.000 tấn thép (3% trên toàn bộ số thép nhập) từ Trung Quốc. Đến năm 2008, Trung Quốc đã khiến chúng ta phải mua 5 triệu tấn thép. Và một lần nữa, họ làm được điều này chủ yếu là nhờ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ.
Kinh tế gia Alan Tonelson đã rất đúng khi viết:
Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc ở Washington – được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Trung Quốc được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% này [nhờ đồng nhân dân tệ được định giá thấp] – đã phô ra những lý lẽ hợp lý hóa việc không làm gì. Cái giá thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc cũng đủ để chứng minh cho việc làm ngơ mánh khóe gần đây nhất của nó… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm. Tệ hơn nữa, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm trung tâm lại tiếp tục gia tăng cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái.
Những nhà quan sát khác, như thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang Alabama Richard Shelby, cũng thấy rõ. “Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang thao túng đồng tiền của nước này để trợ giá cho hàng xuất khẩu,” Shelby nói. Về việc Trung Quốc mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Shelby nói: “Có lẽ đã đến lúc cần có điều luật mới để đảm bảo Bộ Tài chính chăm lo cho người lao động Mỹ, chứ không phải mấy gã chủ nợ Trung Quốc.”
Là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, chúng ta là người bị thương tổn nặng nề nhất bởi các hoạt động thương mại dối trá của Trung Quốc – và bất kỳ có chút hiểu biết về kinh tế học đều biết là tôi đúng. Như CNN Money đã nói: “Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với logic của Trump rằng Trung Quốc đang giữ giá trị đồng tiền của nước này ở mức thấp để giúp các nhà sản xuất của họ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ.”
Dĩ nhiên, trở lại năm 2008 trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Barack Obama đã rất hưng phấn khi lớn tiếng phát biểu về những tác động tiêu cực của hành động thao túng tiền tệ. Khi còn là ứng cử viên, ông ấy thậm chí còn tán thành một dự luật sẽ thay đổi luật hiện hành để “định nghĩa thao túng tiền tệ như một hành động trợ giá cần áp thuế đối kháng (thuế chống phá giá)”. Giờ thì hãy tua nhanh đến năm 2012. Hiện nay, Obama lại nói những lời ngon ngọt về chủ đề này và thực hiện thuật ngoại giao “khẩn khoản” thường thấy của ông ấy với người Trung Quốc. thử nghe những gì vị tổng thống này nói về việc Trung Quốc định giá thấp đồng tiền của mình: “Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục mong giá trị đồng tiền của Trung Quốc ngày càng được định hướng theo thị trường, việc này sẽ giúp đảm bảo rằng không quốc gia nào có lợi thế kinh tế thái quá.”
Phát biểu này sũng sượt sự yếu đuối. “Chúng ta sẽ tiếp tục mong” bằng một phép màu nào đó người Trung Quốc từ bỏ những cách làm nguy hại của họ? Có đùa không thế? Cứ như thể nhờ phép màu nào đó, Trung Quốc đang cướp của chúng ta 300 tỉ đô-la mỗi năm nhưng ngày mai sẽ thức dậy và quyết định: “Các bạn biết gì không, chúng tôi thực sự cần chơi công bằng hơn với người Mỹ và thôi không cướp của họ tất cả công ăn việc làm, các công ty và hàng tỷ đô-la nữa.”
Có lẽ nhiều người sẽ cho là tôi đang nói quá tệ về Trung Quốc và những người đại diện của đất nước này. Sự thật là tôi rất nể trọng người dân Trung Quốc. Tôi cũng rất nể trọng những người đại diện Trung Quốc. Điều tôi không nể trọng là cách chúng ta thương lượng và đàm phán với Trung Quốc. Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện nhiều thỏa thuận và giao dịch với người Trung Quốc. Tôi đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ. Tôi đã bán các căn hộ với giá 53 triệu đô-la, 33 triệu đô-la và nhiều mức giá thấp hơn. Tôi đã tạo ra một trong những việc làm lớn nhất ở Manhattan với các đối tác người Trung Quốc và đã kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, tôi biết rõ người Trung Quốc, tôi hiểu và tôn trọng họ.
Bất kỳ khi nào tôi nói một cách tồi tệ về những gì họ đang làm với ta, tôi không có ý chỉ trích họ – tôi chỉ trách các lãnh đạo và các đại diện của ta mà thôi. Nếu ta có thể quay lưng lại với họ là xong, hẳn tôi sẽ hết lòng khuyến khích ta làm vậy. Song rủi thay, họ quá thông minh và các lãnh đạo của ta lại không đủ khôn ngoan.
Tôi có nhiều bạn ở Trung Quốc và những người bạn này không thể tin rằng lãnh đạo của họ lại có thể ký được những thỏa thuận ưu đãi không thể tin nổi ấy. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp mọi ngôn từ hùng hồn và gay gắt mà tôi dùng để chống Trung Quốc, tờ Bloomberg Businessweek gần đây đã đăng tải một bài báo về thứ mà người Trung Quốc muốn nhất. Đáng chú ý nhất là một đoạn trích dẫn lời của chủ tịch công ty bất động sản Asher Alcobi về những gì mà các khách hàng người Trung Quốc của ông ưa thích hơn cả: “Cái gì dính đến tên Trump thì đều tốt”.
Vậy nên, tôi nói xấu Trung Quốc, song tôi nói sự thật và các khách hàng ở Trung Quốc muốn gì? Họ muốn Trump. Bạn biết thế nghĩa là gì không? Đó nghĩa là họ tôn trọng những ai nói đúng thực tế và nói lên sự thật, cho dù sự thật ấy có thể không hay gì với họ. thực tế là, chính sự tôn trọng tôi dành cho người Trung Quốc đã dẫn tôi đến chỗ nói các lãnh tạo của ta phải cẩn thận. Người Trung Quốc sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay?
Trung Quốc là đối thủ của ta. Đã đến lúc ta phải hành động giống đất nước này… và nếu ta làm đúng việc của mình, Trung Quốc sẽ đi tới sự tôn trọng hoàn toàn mới đối với nước Mỹ, và khi đó ta có thể hạnh phúc du hành trên đường cao tốc đến tương lai cùng Trung Quốc như một người bạn.
Bài viết được trích từ cuốn sách “Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Thư ngỏ của 50 cựu quan chức Mỹ: Trí tuệ cảm xúc và khí chất hạng hai của Trump :)))




Nguồn: Joseph Nye, “Trump’s Emotional Intelligence Deficit”, Project Syndicate, 07/09/2016.
Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Tháng trước, 50 cựu quan chức an ninh quốc gia từng nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính Đảng Cộng hòa từ thời Richard Nixon đến thời George W.Bush đã công bố một bức thư nói rằng họ sẽ không bầu cho ứng viên tổng thống của Đảng này, Donald Trump. Họ viết trong bức thư, “một Tổng thống phải thuân theo nguyên tắc, kiểm soát cảm xúc và chỉ hành động sau khi suy ngẫm và cân nhắc thận trọng.” Họ đơn giản cho rằng, “Trump thiếu khí chất để trở thành Tổng thống.”
Theo thuật ngữ về lý thuyết lãnh đạo hiện đại, Trump thiếu trí tuệ cảm xúc (EQ) – tức khả năng tự chủ, kỷ luật, và đồng cảm, những thứ cho phép các nhà lãnh đạo lan truyền cảm xúc cá nhân và thu hút người khác. Trái với quan điểm rằng cảm xúc làm sao lãng lý trí, trí tuệ cảm xúc – thứ bao gồm hai thành tố chính là làm chủ bản thân và kết nối với người khác – cho thấy  khả năng thấu hiểu và điều chỉnh cảm xúc có thể giúp lý trí nói chung hiệu quả hơn.
Mặc dù khái niệm này khá hiện đại, ý tưởng đó lại không hề mới mẻ. Những người có đầu óc thực tế từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của nó đối với khả năng lãnh đạo. Trong thập niên 1930, nguyên thẩm phán Tòa án Tối cao Oliver Wendell Holmes, một cựu binh già khó tính từ thời Nội chiến Mỹ, được đưa đến gặp Franklin D.Roosevelt, đồng môn tốt nghiệp Harvard nhưng không phải là một sinh viên nổi bật. Khi được hỏi về ấn tượng của ông đối với vị tân Tổng thống, Holmes đã hài hước rất hay: “trí tuệ hạng hai, khí chất hạng nhất”. Phần lớn các nhà sử học đều sẽ đồng ý rằng thành công của Roosevelt trên cương vị lãnh đạo dựa vào cảm xúc nhiều hơn là tư duy phân tích của chỉ số IQ.
Các nhà tâm lý học đã cố gắng đo lường trí tuệ trong hơn một thế kỷ qua. Các bài kiểm tra IQ tổng quát đã tính toán được những phương diện như vậy của trí tuệ, bao gồm khả năng lĩnh hội ngôn từ và tư duy phản biện, nhưng điểm số IQ chỉ dự đoán được khoảng 10 – 20% sự biến thiên của thành công trong cuộc sống.
Một vài chuyên gia biện luận rằng trí tuệ cảm xúc quan trọng gấp đôi các kỹ năng chuyên môn và nhận thức. Những người khác cho rằng nó đóng một vai trò khiêm tốn hơn. Ngoài ra, các nhà tâm lý học  còn bất đồng về việc hai phương diện của trí tuệ cảm xúc – khả năng tự chủ và đồng cảm – liên quan đến nhau như thế nào. Đơn cử như Bill Clinton, ông đạt điểm thấp đối với phương diện đầu tiên nhưng điểm cao đối với phương diện thứ hai. Tuy nhiên, họ đồng ý rằng trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng trong khả năng lãnh đạo. Richard Nixon có thể có chỉ số IQ cao hơn Roosevelt nhưng chỉ số trí tuệ cảm xúc lại thấp hơn nhiều.
Nhà lãnh đạo sử dụng trí tuệ cảm xúc để điều khiển “sức hút quần chúng” hoặc sức hấp dẫn cá nhân xuyên suốt các bối cảnh liên tục thay đổi. Tất cả chúng ta đều thể hiện bản thân trước người khác theo nhiều cách nhằm kiểm soát được ấn tượng mà chúng ta tạo ra: chẳng hạn như, chúng ta “mặc đẹp để thành công”. Chính trị gia cũng vậy, họ “ăn mặc” khác biệt trước các đối tượng thính giả khác nhau. Đội ngũ nhân viên của Ronald Reagan nổi tiếng bởi sự hiệu quả trong việc kiểm soát ấn tượng. Thậm chí một vị tướng nghiêm khắc như George Patton đã từng tập luyện vẻ mặt giận dữ của mình trước gương.
Kiểm soát ấn tượng cá nhân thành công đòi hỏi một số nguyên tắc và kỹ năng cảm xúc giống như một diễn viên giỏi. Diễn xuất và lãnh đạo có rất nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều phải gắn liền việc điều khiển bản thân với khả năng diễn xuất. Kinh nghiệm trước đây của Reagan với tư cách là một diễn viên Hollywood giúp ông rất nhiều trên khía cạnh này, và Roosevelt cũng là một diễn viên xuất chúng như vậy. Bất chấp sự đau đớn và khó khăn khi di chuyển trên đôi chân bị liệt của mình, Roosevelt vẫn giữ vẻ ngoài tươi cười, và cẩn trọng tránh bị chụp ảnh trên chiếc xe lăn mà ông sử dụng.
Con người, cũng như các nhóm linh trưởng khác, tập trung sự chú ý vào người lãnh đạo. Dù cho các CEO và tổng thống có nhận ra hay không, các dấu hiệu họ truyền tải luôn được theo dõi kỹ lưỡng. Trí tuệ cảm xúc liên quan đến việc nhận thức và kiểm soát những dấu hiệu đó, và khả năng kiềm chế cảm xúc giúp ngăn không để các nhu cầu tâm lý cá nhân làm sai lệch đường lối. Ví dụ như Nixon có thể có chiến lược hiệu quả đối với chính sách đối ngoại, nhưng ông ít có khả năng kiểm soát tình trạng bấp bênh cá nhân, thứ khiến ông tạo ra một “danh sách kẻ thù” và sau cùng dẫn đến sự sụp đổ của chính mình.
Trump có một vài kỹ năng của trí tuệ cảm xúc. Ông ta là diễn viên với kinh nghiệm làm người dẫn chương trình cho một chương trình TV thực tế, thứ giúp ông chiếm ưu thế trên chiến trường bầu cử đông đúc của Đảng Cộng hòa và thu hút được sự chú ý đáng kể của truyền thông. Đội chiếc mũ bóng chày đỏ với khẩu hiệu “Làm nước Mỹ vĩ đại một lần nữa”, ông đã biến đổi cả hệ thống bằng một chiến lược thắng lợi thông qua sử dụng những phát ngôn “không đúng đắn về mặt chính trị” (politically incorrect) nhằm tập trung sự chú ý vào bản thân và giành được sự quảng bá rộng rãi một cách miễn phí.
Nhưng Trump đã chứng minh sự kém cỏi trên khía cạnh tự chủ, khiến ông không thể tiến thẳng vào trung tâm của cuộc tổng tuyển cử. Cũng vậy, ông đã thất bại trong việc thể hiện tính kỷ luật cần thiết để am hiểu từng chi tiết của chính sách đối ngoại, với hệ quả là, không giống như Nixon, ông trở nên ngờ nghệch trong các vấn đề thế giới.
Trump nổi tiếng là kẻ “bắt nạt” trong tiếp xúc với những người đồng cấp, nhưng điều đó thực chất không hề xấu. Như nhà tâm lý học của Đại học Stanford Roderick Kramer chỉ ra, Tổng thống Lyndon Johnson là một kẻ “bắt nạt”, và nhiều doanh nhân ở Thung lũng Silicon sở hữu phong cách như vậy. Nhưng Kramer nhìn nhận những nhân vật đó là những kẻ “bắt nạt có tầm nhìn” vốn thu hút người khác muốn đi theo họ.
Hội chứng tôn sùng bản thân của Trump khiến ông phản ứng thái quá, thường là phản tác dụng, đối với sự chỉ trích và công kích. Ví dụ, ông trở nên sa đà vào một tranh luận với một cặp vợ chồng Hồi giáo người Mỹ có con trai là một binh sĩ bị sát hại ở Iraq, và dính vào một xích mích vặt vãnh với Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, sau khi Trump cảm thấy bị xem thường. Trong những vụ việc như vậy, Trump đã tự dẫm lên thông điệp của chính mình.
Chính sự kém cỏi về trí tuệ cảm xúc đã khiến Trump đánh mất sự ủng hộ của một số chuyên gia đối ngoại xuất chúng nhất trong đảng và trên cả nước. Theo những gì họ nói, “ông không thể hoặc không sẵn sàng để tách bạch giữa sự thật và những lời dối trá. Ông không khuyến khích quan điểm đối lập. Ông thiếu khả năng tự chủ và hành động bộp chộp. Ông không thể chịu được sự chỉ trích.” Hoặc, có thể như Holmes nói, Trump đã bị loại bởi khí chất hạng hai của mình.
Joseph S. Nye, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng và chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư tại Đại học Harvard. Ông là tác giả của cuốn Is the American Century Over?.

Tai họa của Hillary Clinton sẽ bắt đầu nếu bà đắc cử



 Nguồn: Edward Luce, “Hillary Clinton’s woes really begin if she wins, Financial Times, 01/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Không, FBI không phải tay sai của Donald Trump – mặc dù Hillary Clinton có lý do chính đáng để nghi ngờ điều đó. Nhưng thực tế còn đáng lo ngại hơn nhiều.
James Comey, Giám đốc FBI, đã hoảng sợ mà phải đưa ra tuyên bố sẽ mở lại cuộc điều tra về việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton. Ông buộc phải làm điều này vì lo sợ rằng nếu ông không chịu đưa ra quyết định này, Đảng Cộng hòa sẽ buộc tội ông đang làm việc cho bà Clinton. Comey, người lính gác hoảng loạn, dường như đã đi quá xa.
Các công chức nhà nước không bao giờ nên có những hành động có thể ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử tổng thống. Bất cẩn của Comey là do Trump đã nêu tên ông này như là một phần của một “hệ thống gian lận.” Trong một đất nước vốn dĩ đã chia rẽ sâu sắc như vậy, sự trung lập sẽ bị xem là thông đồng.
Vào thứ Sáu vừa qua, Comey đã bị đẩy vào một sai lầm lớn. Các chế độ chuyên quyền hoạt động dựa trên sự sợ hãi, còn các nền dân chủ lại được giữ vững nhờ niềm tin. Thời điểm tuyên bố hết sức thiếu cẩn trọng của Comey, về việc mở rộng điều tra vụ email của bà Clinton, là những gì sẽ xảy ra khi các quan chức dao động.
Nếu Trump trở thành Tổng thống, ông đã tuyên bố sẽ đưa bà Clinton vào tù. Những người ủng hộ ông ta thậm chí đã hô to “nhốt bà ta lại” trong tất cả các cuộc biểu tình. Nhưng nếu Clinton mới là người thắng, Trump hẳn là sẽ tìm thêm nhiều người như Comey để đe dọa.
Trong một nền dân chủ, khi một bên đưa ra các cáo buộc mang tính phủ đầu về tội phản bội – và thật ra chẳng còn cáo buộc nào nghiêm trọng hơn cáo buộc gian lận cả một cuộc bầu cử tổng thống – thì nền tảng nơi pháp luật định hình cũng bị co lại. Thậm chí càng khó khăn hơn khi duy trì một thứ “công lý làm ngơ” hay một tiến trình trung lập, khi xung quanh anh là một cơn bão lớn. Chiến dịch của Trump là một cơn cuồng phong, và Comey vừa bị thổi bay mất chiếc áo của mình.
Liệu bà Clinton có thể sống sót được qua tuyên bố bất ngờ này?
Nếu như câu hỏi là “Liệu bà có giành chiến thắng trong tuần tới hay không?”, thì câu trả lời vẫn có thể sẽ là “có.”
Dù còn còn quá sớm để thăm dò về mức độ tác động từ pha “ném lựu đạn” của Comey, nhưng khoảng cách dẫn điểm của Clinton so với Trump vào hôm thứ 6 vẫn đủ lớn để bà có thể chịu đựng được một số thiệt hại nhất định.
Nhưng nếu câu hỏi là bà có thể cầm quyền hiệu quả sau khi trở thành Tổng thống hay không thì bức tranh lại có vẻ khác. Ngay cả khi chỉ có 1% thay đổi theo hướng chống lại Clinton cũng có thể làm lệch cuộc đua vào Thượng viện Mỹ.
Nếu không có một Thượng viện với đa số thuộc Đảng Dân chủ, Clinton cũng sẽ mất đi cơ hội để thông qua bất cứ điều gì. Bởi thậm chí cả trước khi có “món quà Halloween” từ Comey, thì nhiều khả năng Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục nắm quyền kiểm soát Hạ viện.
Tổn thất lớn nhất sẽ xuất hiện sau khi bà Clinton giành chiến thắng. Chênh lệch số phiếu với biên độ càng thấp thì Trump lại càng dễ dàng châm ngòi sự bất bình về một cuộc bầu cử ”bị đánh cắp”.
Điều đó cũng sẽ giúp ông ta có nhiều ảnh hưởng hơn đối với Đảng Cộng hòa trong Quốc hội. Các nhà lập pháp sẽ phải phản hồi lại thông tin từ các đơn vị bầu cử của mình. Theo mô hình tam quyền phân lập của Thomas Jefferson, Hạ viện là nơi mà liên kết giữa các dân biểu và cử tri là mạnh mẽ nhất. Nếu những người ủng hộ Trump giận dữ, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa cũng sẽ phải hành động theo (để chống lại bà Clinton).
Hầu hết các cử tri đã tin rằng bà Clinton không trung thực và tham nhũng. Cũng chẳng ngạc nhiên khi họ ủng hộ tuyên bố của Trump rằng nhà Clinton là một “tập đoàn tội phạm.”
Thật khó có thể xoa dịu tình hình khi thứ ngôn ngữ dễ gây kích động như vậy lại được sử dụng, nhất là khi mục tiêu lại chính là bà Clinton.
Trước khi trở lại Nhà Trắng, bà Clinton sẽ là chính trị gia bị điều tra nhiều nhất trong lịch sử Mỹ. Ngay cả chồng bà cũng không phải là đối tượng của nhiều cuộc điều tra và trát hầu tòa như vậy!
Nếu Clinton thắng vào tuần tới, bà sẽ phải đối mặt với nhiều điều tra hơn nữa. Nhờ có WikiLeaks, Đảng Cộng hòa tin rằng họ có đủ đạn dược để mở thêm nhiều cuộc điều tra mới. Đối với các nhà lập pháp đầy tham vọng, chứng minh được tội lỗi của bà Tổng thống sẽ là con đường chắc chắn để giúp họ trở thành “anh hùng dân gian.”
Đồng minh bất đắc dĩ của họ lại chính là bà Clinton. Điều đáng nói là bà chưa từng hứa sẽ cắt đứt liên hệ với Quỹ Clinton Foundation của gia đình bà nếu như bà được bầu làm Tổng thống. Tại thời điểm này, kế hoạch vẫn là để cho cô con gái Chelsea Clinton điều hành công việc hàng ngày của Quỹ.

Tại sao nhiều cử tri Mỹ không tin tưởng bà Clinton?




Nguồn:Why the Clinton Foundation is so controversial“, The Economist, 07/02/2016.
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Một trong những vấn đề chính của bà Hillary Clinton trong quá trình tìm cách trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là sự thiếu tin tưởng của cử tri vào bà. Một cuộc thăm dò của The Economist / YouGov hồi tháng 12 cho thấy 53% số người được hỏi xem bà là không trung thực và không đáng tin cậy. Chỉ Donald Trump là ứng cử viên tổng thống khác có hơn 50% số người được khảo sát xem là không trung thực và không đáng tin cậy. Trong khi đó, đối thủ chính của bà Clinton, Bernie Sanders, được 41% số người trả lời coi là trung thực và đáng tin cậy. Đây là tỉ lệ cao nhất mà bất kỳ ứng cử viên chính nào đạt được, và chỉ có 27% số người trả lời nói rằng họ không tin tưởng ông. Đặc biệt, các cử tri trẻ tuổi có xu hướng không tin tưởng bà Clinton và tin vào tất cả mọi thứ ông Sanders, một thượng nghị sĩ đến từ bang Vermont, nói với họ.
Quỹ Clinton là một trong những lý do tại sao các cử tri đã có một quan điểm tiêu cực như vậy về sự liêm chính của bà Clinton. Được thành lập vào năm 1997, đây là một quỹ từ thiện nhằm hỗ trợ nhiều sáng kiến ​​từ thiện khác nhau, từ phát triển kinh tế ở các vùng nghèo khó của thế giới, tới chống biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống của phụ nữ và trẻ em gái, hay cung cấp thuốc men cho những người nhiễm HIV. Đây đều là những mục tiêu rất đáng khen ngợi và quỹ từ thiện này đã giành được nhiều giải thưởng vì những công việc ấn tượng này.
Vấn đề là một quỹ được dẫn dắt bởi một cựu tổng thống và một người được hy vọng sẽ được bầu làm tổng thống vào cuối năm nay có thể là đối tượng gặp phải các xung đột lợi ích. Một trong những nguyên nhân khiến Quỹ Clinton trở thành một cỗ máy gây quỹ đáng gờm như vậy là vì các nhà tài trợ dường như hy vọng có thể tiếp cận được các hành lang quyền lực chính trị thông qua những khoản đóng góp của họ.
Theo một cuộc điều tra của tờ The Washington Post, trong 15 năm qua, Quỹ Clinton đã quyên được một số tiền đáng kinh ngạc, lên gần 2 tỷ USD, từ những công ty lớn, các chính phủ nước ngoài, các nhà tài trợ chính trị và các tổ chức giàu có khác. Nhiều người trong số các nhà tài trợ có nhiều ý đồ khác ngoài mong muốn làm việc thiện của họ. Theo The Washington Post, gần một nửa các nhà tài trợ chính là những người đang ủng hộ chiến dịch “Ready for Hillary” (Tạm dịch: “Sẵn sàng bỏ phiếu cho Hillary”), một nhóm vận động hỗ trợ cuộc đua giành chức tổng thống của bà Clinton trong năm nay, cũng như gần một nửa trong số những người gây quỹ vốn ủng hộ và đóng góp cho kinh phí tranh cử của bà hồi năm 2008, đã đóng góp ít nhất 10.000 USD cho Quỹ, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức và các công ty. Đóng góp từ các ngân hàng và tổ chức tài chính khác chiếm phần lớn nhất trong danh sách các doanh nghiệp hảo tâm của Quỹ này. Có lẽ các nhà tài trợ gây tranh cãi nhất của Quỹ chính là các chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức nước ngoài khác, chẳng hạn như các chính phủ Oman và Kuwait, vốn theo luật định không được phép đóng góp bất cứ khoản tài trợ nào cho các chính trị gia Mỹ đang tranh cử.
Tại cuộc tranh luận sơ bộ của Đảng Dân chủ vào ngày 4 tháng 2, bà Clinton đã có một cuộc trao đổi rất nóng với ông Sanders, người nói với bà rằng là một phần của giới cầm quyền chính thống có nghĩa là bà Clinton có một “siêu Ủy ban Hành động Chính trị” , tức các tổ chức gây quỹ phục vụ chiến dịch tranh cử, qua đó đã quyên được 15 triệu USD từ Phố Wall, và nhận được rất nhiều tiền từ các công ty dược và các nhóm lợi ích đặc biệt khác. (Ông Sanders không có một siêu Ủy ban như vậy.) Bà Clinton đã mất bình tĩnh, cáo buộc đối thủ của mình đã “bôi nhọ một cách tinh vi” cũng như đã đưa ra các cáo buộc liên tục thông qua sự ám thị và ẩn ý. Bà khăng khăng phủ nhận đã từng bị mua chuộc bởi các nhà tài trợ chính trị. Tuy nhiên, bằng cách trở nên gần gũi với những người khổng lồ Phố Wall vốn ủng hộ quỹ từ thiện của gia đình cũng như những tham vọng chính trị của bà, bà Clinton đã để mình trở thành đối tượng của những chỉ trích như vậy.
Câu chuyện đang diễn ra liên quan đến việc bà sử dụng tài khoản e-mail cá nhân cho công việc trong thời gian bà làm ngoại trưởng bổ sung thêm một nguyên nhân khác vào ấn tượng của một số người về sự không đáng tin cậy của bà. Thật ra Quỹ Clinton lẽ ra đã đễ dàng đình chỉ các hoạt động gây quỹ của mình trong thời gian bà tiến hành chiến dịch tranh cử tổng thống. Và nó sẽ làm bớt đi một lý do khiến các cử tri không tin tưởng ở bà.

Theo Nghiên cứu quốc tế

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Vai trò của truyền thông trong sự trỗi dậy của Trump



Nguồn: Kent Harrington, “Trump’s Media Enablers”, Project Syndicate, 12/05/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường đổ lỗi sự trỗi dậy của Donald Trump cho những cử tri giận dữ người Mỹ, những người đã cho phép ông phá vỡ mọi quy tắc trong các sách vở chính trị mà không phải trả bất cứ giá nào. Tuy nhiên, có thể nói trách nhiệm chính thuộc về các nhà báo truyền hình người Mỹ, những người giúp khuếch đại các phát ngôn bừa bãi và các quan điểm chính sách kỳ quái của ông.

Trong suốt hành trình trở thành ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa của Trump, các nhà bình luận ủng hộ ứng viên này đã phát đi phát lại vô số phát biểu thái quá của ông ta, đôi khi cũng đi kèm với thái độ phản đối ít nhiều, trong khi các nhà bình luận trên sóng khác cũng thường xuyên coi các chính sách mị dân nguy hiểm của ông xứng đáng được phân tích nghiêm túc. Nếu xét đến các nhiệm vụ chính của báo chí chuyên nghiệp, gồm kiểm tra sự thật, cung cấp bối cảnh lịch sử, và cung cấp các phân tích khách quan, thì các kênh tin tức truyền hình này đã không hoàn thành trách nhiệm của họ trong năm bầu cử này.

Những nguyên nhân này không khó để nhận diện. Việc chi cho quảng cáo chính trị đang tăng vọt, làm tăng lợi nhuận tại các mạng tin tức và truyền hình cáp, những mạng lưới đã phải vật lộn với số người xem suy giảm và doanh thu bèo bọt. Trong một thị trường cạnh tranh cao, trong đó các công ty truyền thông kỳ cựu đang chịu áp lực từ các trang tin Internet và các nền tảng truyền thông xã hội, các chương trình tin tức nhanh chóng nhận ra rằng họ có thể tận dụng những hành vi lạ lùng của Trump để thu hút khán giả đông hơn và tăng cường nguồn thu của họ.

Đồng thời, ngành công nghiệp này đã và đang trải qua một sự hợp nhất nền tảng. Các công ty lớn đang thâu tóm các đài trên khắp Hoa Kỳ, và trong quá trình này, đang làm xói mòn các phạm vi và chất lượng của việc đưa tin ở địa phương. Tác động của việc tái cơ cấu báo chí này và vai trò của nó trong tiến trình chính trị không nên bị đánh giá thấp.

Ngay cả với sự gia tăng của Internet, tin tức truyền hình địa phương vẫn là nguồn thông tin chính cho đa số người Mỹ. Các cuộc thăm dò đều cho thấy khoảng 60% người Mỹ vẫn coi truyền hình là nguồn tin tức chính của họ. Những người xem tin bày tỏ sự tin tưởng gấp đôi vào truyền hình địa phương và truyền hình cáp so với truyền thông xã hội, chứng thực cho việc các cử tri trông chờ vào truyền hình trong việc định hình quan điểm của họ.

Không có gì minh họa tốt hơn cho vai trò của truyền hình địa phương bằng cách mà các ứng cử viên chi tiền của họ. Chi tiêu tranh cử dành cho quảng cáo chính trị được dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD trong năm 2016, gần như tăng gấp bốn lần tổng số chi trong năm 2008. Và truyền hình địa phương đang trên đà nhận được miếng bánh lớn nhất; hơn ba phần tư khoản chi tiêu – tức khoảng 4 tỷ USD – sẽ được dành cho việc quảng cáo chính trị trên các kênh phát thanh và truyền hình cáp địa phương.

Đối với các công ty truyền thông sở hữu các đài địa phương, việc thu lời từ quảng cáo chính trị là một chuyện; nhưng đầu tư vào các hoạt động tin tức lại là một chuyện khác. Và trong hàng chục tiểu bang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng viên vào mùa thu này, nơi mà các chiến dịch cạnh tranh sẽ làm ngập sóng truyền hình bằng các quảng cáo chính trị, các ban tin tức thời sự đang ngày càng thiếu khả năng để đánh giá được hai ứng cử viên cũng như các tuyên bố chính trị của họ.

Những con số của chính ngành công nghiệp này giúp lý giải nguyên nhân tại sao. Năm 2014, 5 công ty sở hữu 1/3 trong tổng số 1.400 đài truyền hình địa phương ở Hoa Kỳ. Trong thập niên vừa qua, việc mua lại các đài này đã tạo cho chúng sức ảnh hưởng vượt ngoài tầm địa phương. 168 đài hiện được sở hữu hoặc điều hành bởi Sinclair Broadcasting, công ty lớn nhất trong năm công ty, là một trường hợp điển hình; Sinclair phát sóng tại 81 thị trường địa phương, chiếm gần 40% dân số Hoa Kỳ.

Sự tập trung các đài truyền hình địa phương vào tay một nhóm những công ty truyền thông đã để lại dấu ấn của nó lên báo chí cả nước. Bởi sự hợp nhất này, có ít đài truyền hình thực sự thu thập và đưa tin tức. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew về Báo chí và Truyền thông (Pew Research Center on Journalism and the Media), số lượng các đài truyền hình địa phương tự sản xuất các chương trình tin tức của họ đã giảm 8% kể từ năm 2005.

Các quy định liên bang cho phép các công ty truyền thông sở hữu nhiều đài trong một thị trường đơn nhất, và trong gần một nửa số đó, các công ty truyền thông sở hữu hoặc quản lý ít nhất là hai đài. Các đài có chung nhân viên, cơ sở vật chất, và thậm chí cả những câu chuyện họ đưa, qua đó giảm không chỉ số lượng các phòng tin, mà còn giảm sự cạnh tranh, điều vốn đem lại sự đa dạng và sâu sắc trong việc đưa tin.

Theo Hiệp hội Tin tức Phát thanh và Truyền hình Kỹ thuật số (the Radio and Television Digital News Association), 1/4 các đài truyền hình Hoa Kỳ phát tin tức địa phương nhận được nội dung chương trình của họ thông qua các thỏa thuận “chia sẻ tin tức”. Nói cách khác, các đài này không tự sản xuất các chương trình tin tức. Một phân tích của Đại học Delaware năm 2014 đã nêu bật những hậu quả của việc này. Trong bốn thị trường truyền hình mà các nhà nghiên cứu đánh giá, gần 100% các phóng sự được phát sóng bởi các đài “chia sẻ thông tin” đã sử dụng các video và lời bình giống hệt nhau.

Đáng ngại hơn, nghiên cứu cho thấy, các đài địa phương gặt hái doanh thu trời cho từ việc quảng cáo cho các chiến dịch tranh cử, vì vậy việc đưa tin về các tuyên bố của các ứng cử viên trở nên thiếu vắng. Một nghiên cứu của nhóm công ích Free Press (Báo chí Tự do) về các quảng cáo chính trị trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 cho thấy các đài trong sáu thị trường truyền hình lớn được nghiên cứu đã hầu như không tiến hành đưa tin về những tuyên bố được đưa ra trong các quảng cáo chính trị mà họ đã phát sóng.

Ví dụ, ở Denver, các đài địa phương đã thu về 6,5 triệu USD khi phát sóng gần 5.000 quảng cáo được trả tiền bởi các ủy ban hành động chính trị (thực ra là các nhóm gây quỹ độc lập vốn giấu kín thông tin về các nhà tài trợ của họ) của các ứng cử viên Tổng thống. Các đài Denver này chỉ dành tổng cộng 10 phút và 45 giây để kiểm tra tính chính xác trong các tuyên bố mà các quảng cáo đưa ra. Tỷ lệ – 162 phút quảng cáo tranh cử thì mới có một phút tin tức liên quan – tự bản thân đã nói lên điều đó.

Việc đưa tin chính trị mạnh mẽ là rất quan trọng đối với nền dân chủ, bởi vì nó cho phép các cử tri hiểu được vấn đề và đánh giá các lựa chọn của họ. Tuy nhiên, năm nay, ngành truyền thông của Mỹ dường như nghiêng nhiều hơn về việc tìm kiếm lợi nhuận so với việc tăng cường đưa tin về một chiến dịch tranh cử Tổng thống mà ngay cả các giám đốc điều hành cấp cao của nó cũng thừa nhận là đã trở thành một gánh xiếc. Leslie Moonves, chủ tịch của một trong những mạng lưới phát sóng lớn nhất của Mỹ, một tháng trước đã nói: “Điều này có thể không tốt cho đất nước, nhưng nó rất tốt cho đài CBS”.

Kent Harrington là cựu chuyên gia phân tích cao cấp của CIA và từng là Sĩ quan Tình báo Quốc gia về Đông Nam Á, Trưởng Văn phòng phụ trách ở châu Á, và là Giám đốc Quan hệ Công chúng của CIA.
Nguồn: Kent Harrington, “Trump’s Media Enablers”, Project Syndicate, 12/05/2016.
Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Người ta thường đổ lỗi sự trỗi dậy của Donald Trump cho những cử tri giận dữ người Mỹ, những người đã cho phép ông phá vỡ mọi quy tắc trong các sách vở chính trị mà không phải trả bất cứ giá nào. Tuy nhiên, có thể nói trách nhiệm chính thuộc về các nhà báo truyền hình người Mỹ, những người giúp khuếch đại các phát ngôn bừa bãi và các quan điểm chính sách kỳ quái của ông.
Trong suốt hành trình trở thành ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa của Trump, các nhà bình luận ủng hộ ứng viên này đã phát đi phát lại vô số phát biểu thái quá của ông ta, đôi khi cũng đi kèm với thái độ phản đối ít nhiều, trong khi các nhà bình luận trên sóng khác cũng thường xuyên coi các chính sách mị dân nguy hiểm của ông xứng đáng được phân tích nghiêm túc. Nếu xét đến các nhiệm vụ chính của báo chí chuyên nghiệp, gồm kiểm tra sự thật, cung cấp bối cảnh lịch sử, và cung cấp các phân tích khách quan, thì các kênh tin tức truyền hình này đã không hoàn thành trách nhiệm của họ trong năm bầu cử này.
Những nguyên nhân này không khó để nhận diện. Việc chi cho quảng cáo chính trị đang tăng vọt, làm tăng lợi nhuận tại các mạng tin tức và truyền hình cáp, những mạng lưới đã phải vật lộn với số người xem suy giảm và doanh thu bèo bọt. Trong một thị trường cạnh tranh cao, trong đó các công ty truyền thông kỳ cựu đang chịu áp lực từ các trang tin Internet và các nền tảng truyền thông xã hội, các chương trình tin tức nhanh chóng nhận ra rằng họ có thể tận dụng những hành vi lạ lùng của Trump để thu hút khán giả đông hơn và tăng cường nguồn thu của họ.
Đồng thời, ngành công nghiệp này đã và đang trải qua một sự hợp nhất nền tảng. Các công ty lớn đang thâu tóm các đài trên khắp Hoa Kỳ, và trong quá trình này, đang làm xói mòn các phạm vi và chất lượng của việc đưa tin ở địa phương. Tác động của việc tái cơ cấu báo chí này và vai trò của nó trong tiến trình chính trị không nên bị đánh giá thấp.
Ngay cả với sự gia tăng của Internet, tin tức truyền hình địa phương vẫn là nguồn thông tin chính cho đa số người Mỹ. Các cuộc thăm dò đều cho thấy khoảng 60% người Mỹ vẫn coi truyền hình là nguồn tin tức chính của họ. Những người xem tin bày tỏ sự tin tưởng gấp đôi vào truyền hình địa phương và truyền hình cáp so với truyền thông xã hội, chứng thực cho việc các cử tri trông chờ vào truyền hình trong việc định hình quan điểm của họ.
Không có gì minh họa tốt hơn cho vai trò của truyền hình địa phương bằng cách mà các ứng cử viên chi tiền của họ. Chi tiêu tranh cử dành cho quảng cáo chính trị được dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD trong năm 2016, gần như tăng gấp bốn lần tổng số chi trong năm 2008. Và truyền hình địa phương đang trên đà nhận được miếng bánh lớn nhất; hơn ba phần tư khoản chi tiêu – tức khoảng 4 tỷ USD – sẽ được dành cho việc quảng cáo chính trị trên các kênh phát thanh và truyền hình cáp địa phương.
Đối với các công ty truyền thông sở hữu các đài địa phương, việc thu lời từ quảng cáo chính trị là một chuyện; nhưng đầu tư vào các hoạt động tin tức lại là một chuyện khác. Và trong hàng chục tiểu bang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng viên vào mùa thu này, nơi mà các chiến dịch cạnh tranh sẽ làm ngập sóng truyền hình bằng các quảng cáo chính trị, các ban tin tức thời sự đang ngày càng thiếu khả năng để đánh giá được hai ứng cử viên cũng như các tuyên bố chính trị của họ.
Những con số của chính ngành công nghiệp này giúp lý giải nguyên nhân tại sao. Năm 2014, 5 công ty sở hữu 1/3 trong tổng số 1.400 đài truyền hình địa phương ở Hoa Kỳ. Trong thập niên vừa qua, việc mua lại các đài này đã tạo cho chúng sức ảnh hưởng vượt ngoài tầm địa phương. 168 đài hiện được sở hữu hoặc điều hành bởi Sinclair Broadcasting, công ty lớn nhất trong năm công ty, là một trường hợp điển hình; Sinclair phát sóng tại 81 thị trường địa phương, chiếm gần 40% dân số Hoa Kỳ.
Sự tập trung các đài truyền hình địa phương vào tay một nhóm những công ty truyền thông đã để lại dấu ấn của nó lên báo chí cả nước. Bởi sự hợp nhất này, có ít đài truyền hình thực sự thu thập và đưa tin tức. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew về Báo chí và Truyền thông (Pew Research Center on Journalism and the Media), số lượng các đài truyền hình địa phương tự sản xuất các chương trình tin tức của họ đã giảm 8% kể từ năm 2005.
Các quy định liên bang cho phép các công ty truyền thông sở hữu nhiều đài trong một thị trường đơn nhất, và trong gần một nửa số đó, các công ty truyền thông sở hữu hoặc quản lý ít nhất là hai đài. Các đài có chung nhân viên, cơ sở vật chất, và thậm chí cả những câu chuyện họ đưa, qua đó giảm không chỉ số lượng các phòng tin, mà còn giảm sự cạnh tranh, điều vốn đem lại sự đa dạng và sâu sắc trong việc đưa tin.
Theo Hiệp hội Tin tức Phát thanh và Truyền hình Kỹ thuật số (the Radio and Television Digital News Association), 1/4 các đài truyền hình Hoa Kỳ phát tin tức địa phương nhận được nội dung chương trình của họ thông qua các thỏa thuận “chia sẻ tin tức”. Nói cách khác, các đài này không tự sản xuất các chương trình tin tức. Một phân tích của Đại học Delaware năm 2014 đã nêu bật những hậu quả của việc này. Trong bốn thị trường truyền hình mà các nhà nghiên cứu đánh giá, gần 100% các phóng sự được phát sóng bởi các đài “chia sẻ thông tin” đã sử dụng các video và lời bình giống hệt nhau.
Đáng ngại hơn, nghiên cứu cho thấy, các đài địa phương gặt hái doanh thu trời cho từ việc quảng cáo cho các chiến dịch tranh cử, vì vậy việc đưa tin về các tuyên bố của các ứng cử viên trở nên thiếu vắng. Một nghiên cứu của nhóm công ích Free Press (Báo chí Tự do) về các quảng cáo chính trị trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 cho thấy các đài trong sáu thị trường truyền hình lớn được nghiên cứu đã hầu như không tiến hành đưa tin về những tuyên bố được đưa ra trong các quảng cáo chính trị mà họ đã phát sóng.
Ví dụ, ở Denver, các đài địa phương đã thu về 6,5 triệu USD khi phát sóng gần 5.000 quảng cáo được trả tiền bởi các ủy ban hành động chính trị (thực ra là các nhóm gây quỹ độc lập vốn giấu kín thông tin về các nhà tài trợ của họ) của các ứng cử viên Tổng thống. Các đài Denver này chỉ dành tổng cộng 10 phút và 45 giây để kiểm tra tính chính xác trong các tuyên bố mà các quảng cáo đưa ra. Tỷ lệ – 162 phút quảng cáo tranh cử thì mới có một phút tin tức liên quan – tự bản thân đã nói lên điều đó.
Việc đưa tin chính trị mạnh mẽ là rất quan trọng đối với nền dân chủ, bởi vì nó cho phép các cử tri hiểu được vấn đề và đánh giá các lựa chọn của họ. Tuy nhiên, năm nay, ngành truyền thông của Mỹ dường như nghiêng nhiều hơn về việc tìm kiếm lợi nhuận so với việc tăng cường đưa tin về một chiến dịch tranh cử Tổng thống mà ngay cả các giám đốc điều hành cấp cao của nó cũng thừa nhận là đã trở thành một gánh xiếc. Leslie Moonves, chủ tịch của một trong những mạng lưới phát sóng lớn nhất của Mỹ, một tháng trước đã nói: “Điều này có thể không tốt cho đất nước, nhưng nó rất tốt cho đài CBS”.
Kent Harrington là cựu chuyên gia phân tích cao cấp của CIA và từng là Sĩ quan Tình báo Quốc gia về Đông Nam Á, Trưởng Văn phòng phụ trách ở châu Á, và là Giám đốc Quan hệ Công chúng của CIA. 
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/07/vai-tro-truyen-thong-troi-day-trump/#sthash.6WyOK78v.dpuf

THÔNG TIN VIỆT NAM MẤT ĐẤT LÀ BỊA ĐẶT


Vừa qua, trên mạng xuất hiện thông tin cho rằng Việt Nam để mất 15.420 km2 đất bằng 21 lần diện tích Xinh- ga -po. Thông tin này được trích dẫn từ tài liệu của Ngân hàng Thế giới World Bank (WB). Dựa vào thông tin trên, một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng: Năm 1999 Việt Nam đã để mất đất do ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền với Trung Quốc. Vậy thực tế như thế nào, trong khi chờ cơ quan chức năng làm rõ, tôi xin nói rõ 2 lý do sau đây để khẳng định chúng ta không mất đất.
Lý do thứ nhất: Đó là sự điều chỉnh cách tính diện tích của WB
Theo World Bank, từ năm 1999 trở về trước diện tích VN là 325.490 km vuông (km2). Từ năm 2000 tới nay là 311.070 km2 (dao động một chút trong 3 năm đầu). Như vậy, có 15.420 km2 đã “bay hơi”, tính ra là gần 5% lãnh thổ.
Theo thông tin chính thức, diện tích VN hiện nay là khoảng 331 nghìn km2 (Theo Tổng cục Thống kê: 330.957,6 km2 ).
Năm 1999 WB/FAO/UN đã thay đổi định nghĩa số liệu cho toàn bộ các quốc gia thành viên. Như vậy thực chất sự thay đổi là gì? Thực chất sự thay đổi chỉ là thay đổi từ cách định nghĩa này sang định nghĩa khác; diện tích Việt Nam là không thay đổi.
Theo Phạm Anh (https://www.facebook.com/gaupvn/posts/10154631929779709). Thực chất diện tích Việt Nam là không thay đổi. Năm 2000 trở đi WB đã điều chỉnh cách tính, chỉ tính diện tích đất liền (land area) nên diện tích của Việt Nam chỉ có khoảng 310 nghìn km2, vậy số liệu giảm đi khoảng 15.000 km2 là hoàn toàn đúng. Nếu tính cả vùng nước nội thủy thì diện tích của Việt Nam vẫn là 331 nghìn km2.
Một diện tích lớn bằng 25 lần tỉnh Bắc Ninh để mất cho Trung Quốc năm 1999 thì làm sao chúng ta giấu đi đâu cả người cả đất được.

Lý do thứ hai: Diện tích của Trung Quốc không tăng mà giảm đi
Giả sử Việt Nam mất đất cho Trung Quốc hơn 15 nghìn km2 thì diện tích của TQ phải tăng lên. Nhưng khi so sánh diện tích của Trung Quốc cũng trên trang WB thì tôi thấy diện tích Trung Quốc cũng có sự sụt giảm chứ không tăng lên. Nếu nói Việt Nam mất đất cho Trung Quốc thì số đất ấy đi đây. Đây là điều hoàn toàn vô lý.
Cụ thể: Diện tích của Trung Quốc năm 1999 là: 9.388.230 km2, đến năm 2000 giảm xuống còn 9.388.220 km2. Hiện nay giảm còn 9.388.211 km2. Thông tin ở trang http://data.worldbank.org/indicator/AG.LND.TOTL.K2
Từ 2 lý do trên, tôi khẳng định thông tin Việt Nam mất đất 5% diện tích lãnh thổ là hoàn toàn bịa đặt.
Đây là thông tin của WB cho thấy diện tích Trung Quốc giảm đi. (Theo FB Ngô Thành Khiên)
Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Người ta thường đổ lỗi sự trỗi dậy của Donald Trump cho những cử tri giận dữ người Mỹ, những người đã cho phép ông phá vỡ mọi quy tắc trong các sách vở chính trị mà không phải trả bất cứ giá nào. Tuy nhiên, có thể nói trách nhiệm chính thuộc về các nhà báo truyền hình người Mỹ, những người giúp khuếch đại các phát ngôn bừa bãi và các quan điểm chính sách kỳ quái của ông.
Trong suốt hành trình trở thành ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa của Trump, các nhà bình luận ủng hộ ứng viên này đã phát đi phát lại vô số phát biểu thái quá của ông ta, đôi khi cũng đi kèm với thái độ phản đối ít nhiều, trong khi các nhà bình luận trên sóng khác cũng thường xuyên coi các chính sách mị dân nguy hiểm của ông xứng đáng được phân tích nghiêm túc. Nếu xét đến các nhiệm vụ chính của báo chí chuyên nghiệp, gồm kiểm tra sự thật, cung cấp bối cảnh lịch sử, và cung cấp các phân tích khách quan, thì các kênh tin tức truyền hình này đã không hoàn thành trách nhiệm của họ trong năm bầu cử này.
Những nguyên nhân này không khó để nhận diện. Việc chi cho quảng cáo chính trị đang tăng vọt, làm tăng lợi nhuận tại các mạng tin tức và truyền hình cáp, những mạng lưới đã phải vật lộn với số người xem suy giảm và doanh thu bèo bọt. Trong một thị trường cạnh tranh cao, trong đó các công ty truyền thông kỳ cựu đang chịu áp lực từ các trang tin Internet và các nền tảng truyền thông xã hội, các chương trình tin tức nhanh chóng nhận ra rằng họ có thể tận dụng những hành vi lạ lùng của Trump để thu hút khán giả đông hơn và tăng cường nguồn thu của họ.
Đồng thời, ngành công nghiệp này đã và đang trải qua một sự hợp nhất nền tảng. Các công ty lớn đang thâu tóm các đài trên khắp Hoa Kỳ, và trong quá trình này, đang làm xói mòn các phạm vi và chất lượng của việc đưa tin ở địa phương. Tác động của việc tái cơ cấu báo chí này và vai trò của nó trong tiến trình chính trị không nên bị đánh giá thấp.
Ngay cả với sự gia tăng của Internet, tin tức truyền hình địa phương vẫn là nguồn thông tin chính cho đa số người Mỹ. Các cuộc thăm dò đều cho thấy khoảng 60% người Mỹ vẫn coi truyền hình là nguồn tin tức chính của họ. Những người xem tin bày tỏ sự tin tưởng gấp đôi vào truyền hình địa phương và truyền hình cáp so với truyền thông xã hội, chứng thực cho việc các cử tri trông chờ vào truyền hình trong việc định hình quan điểm của họ.
Không có gì minh họa tốt hơn cho vai trò của truyền hình địa phương bằng cách mà các ứng cử viên chi tiền của họ. Chi tiêu tranh cử dành cho quảng cáo chính trị được dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD trong năm 2016, gần như tăng gấp bốn lần tổng số chi trong năm 2008. Và truyền hình địa phương đang trên đà nhận được miếng bánh lớn nhất; hơn ba phần tư khoản chi tiêu – tức khoảng 4 tỷ USD – sẽ được dành cho việc quảng cáo chính trị trên các kênh phát thanh và truyền hình cáp địa phương.
Đối với các công ty truyền thông sở hữu các đài địa phương, việc thu lời từ quảng cáo chính trị là một chuyện; nhưng đầu tư vào các hoạt động tin tức lại là một chuyện khác. Và trong hàng chục tiểu bang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ứng viên vào mùa thu này, nơi mà các chiến dịch cạnh tranh sẽ làm ngập sóng truyền hình bằng các quảng cáo chính trị, các ban tin tức thời sự đang ngày càng thiếu khả năng để đánh giá được hai ứng cử viên cũng như các tuyên bố chính trị của họ.
Những con số của chính ngành công nghiệp này giúp lý giải nguyên nhân tại sao. Năm 2014, 5 công ty sở hữu 1/3 trong tổng số 1.400 đài truyền hình địa phương ở Hoa Kỳ. Trong thập niên vừa qua, việc mua lại các đài này đã tạo cho chúng sức ảnh hưởng vượt ngoài tầm địa phương. 168 đài hiện được sở hữu hoặc điều hành bởi Sinclair Broadcasting, công ty lớn nhất trong năm công ty, là một trường hợp điển hình; Sinclair phát sóng tại 81 thị trường địa phương, chiếm gần 40% dân số Hoa Kỳ.
Sự tập trung các đài truyền hình địa phương vào tay một nhóm những công ty truyền thông đã để lại dấu ấn của nó lên báo chí cả nước. Bởi sự hợp nhất này, có ít đài truyền hình thực sự thu thập và đưa tin tức. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew về Báo chí và Truyền thông (Pew Research Center on Journalism and the Media), số lượng các đài truyền hình địa phương tự sản xuất các chương trình tin tức của họ đã giảm 8% kể từ năm 2005.
Các quy định liên bang cho phép các công ty truyền thông sở hữu nhiều đài trong một thị trường đơn nhất, và trong gần một nửa số đó, các công ty truyền thông sở hữu hoặc quản lý ít nhất là hai đài. Các đài có chung nhân viên, cơ sở vật chất, và thậm chí cả những câu chuyện họ đưa, qua đó giảm không chỉ số lượng các phòng tin, mà còn giảm sự cạnh tranh, điều vốn đem lại sự đa dạng và sâu sắc trong việc đưa tin.
Theo Hiệp hội Tin tức Phát thanh và Truyền hình Kỹ thuật số (the Radio and Television Digital News Association), 1/4 các đài truyền hình Hoa Kỳ phát tin tức địa phương nhận được nội dung chương trình của họ thông qua các thỏa thuận “chia sẻ tin tức”. Nói cách khác, các đài này không tự sản xuất các chương trình tin tức. Một phân tích của Đại học Delaware năm 2014 đã nêu bật những hậu quả của việc này. Trong bốn thị trường truyền hình mà các nhà nghiên cứu đánh giá, gần 100% các phóng sự được phát sóng bởi các đài “chia sẻ thông tin” đã sử dụng các video và lời bình giống hệt nhau.
Đáng ngại hơn, nghiên cứu cho thấy, các đài địa phương gặt hái doanh thu trời cho từ việc quảng cáo cho các chiến dịch tranh cử, vì vậy việc đưa tin về các tuyên bố của các ứng cử viên trở nên thiếu vắng. Một nghiên cứu của nhóm công ích Free Press (Báo chí Tự do) về các quảng cáo chính trị trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 cho thấy các đài trong sáu thị trường truyền hình lớn được nghiên cứu đã hầu như không tiến hành đưa tin về những tuyên bố được đưa ra trong các quảng cáo chính trị mà họ đã phát sóng.
Ví dụ, ở Denver, các đài địa phương đã thu về 6,5 triệu USD khi phát sóng gần 5.000 quảng cáo được trả tiền bởi các ủy ban hành động chính trị (thực ra là các nhóm gây quỹ độc lập vốn giấu kín thông tin về các nhà tài trợ của họ) của các ứng cử viên Tổng thống. Các đài Denver này chỉ dành tổng cộng 10 phút và 45 giây để kiểm tra tính chính xác trong các tuyên bố mà các quảng cáo đưa ra. Tỷ lệ – 162 phút quảng cáo tranh cử thì mới có một phút tin tức liên quan – tự bản thân đã nói lên điều đó.
Việc đưa tin chính trị mạnh mẽ là rất quan trọng đối với nền dân chủ, bởi vì nó cho phép các cử tri hiểu được vấn đề và đánh giá các lựa chọn của họ. Tuy nhiên, năm nay, ngành truyền thông của Mỹ dường như nghiêng nhiều hơn về việc tìm kiếm lợi nhuận so với việc tăng cường đưa tin về một chiến dịch tranh cử Tổng thống mà ngay cả các giám đốc điều hành cấp cao của nó cũng thừa nhận là đã trở thành một gánh xiếc. Leslie Moonves, chủ tịch của một trong những mạng lưới phát sóng lớn nhất của Mỹ, một tháng trước đã nói: “Điều này có thể không tốt cho đất nước, nhưng nó rất tốt cho đài CBS”.
Kent Harrington là cựu chuyên gia phân tích cao cấp của CIA và từng là Sĩ quan Tình báo Quốc gia về Đông Nam Á, Trưởng Văn phòng phụ trách ở châu Á, và là Giám đốc Quan hệ Công chúng của CIA. 
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/07/vai-tro-truyen-thong-troi-day-trump/#sthash.6WyOK78v.dpuf

Những điều châu Á cần biết về Trump

Nguồn: T.J.Pempel, “What Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016
Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hầu như tất cả các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà làm chính sách hay người lái taxi người châu Á nào mà tôi từng gặp trong vòng sáu tháng trở lại đây đều nhanh chóng liên tục hỏi tôi về Trump.
Họ cảm thấy sửng sốt rằng một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chính trị, hiểu biết về chính sách đối ngoại và căn bản kinh tế vĩ mô, một người thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với người ngoại quốc, phụ nữ và người khuyết tật, lại có thể chi phối đối thoại chính trị của Hoa Kỳ. Sự bối rối nhưng hứng thú về những trò tự kiêu tự đại của Trump đã nhường chỗ cho sự quan ngại ngày càng tăng rằng ông ta rất có thể trở thành người tiếp quản Phòng Bầu dục, dẫn tới những hệ quả bi thảm cho quan hệ kinh tế và an ninh trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương.
Có bốn điểm mà các nước châu Á cần phải hiểu về hiện tượng Trump.
Thứ nhất, cuộc bầu cử gần như không liên quan tới châu Á. Bất chấp những tuyên bố thường kỳ của Trump về việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Nhật Bản và Hàn Quốc, những kêu gọi tăng thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc hay sự khinh miệt của ông ta đối với các hiệp định thương mại tự do, chính sách đối ngoại không phải là vấn đề đa số cử tri năm 2016 quan tâm.
Thứ thúc đầy cử tri Mỹ ngày nay là một thứ cocktail độc hại pha trộn tâm lý bất mãn đối với hệ thống kinh tế bị lũng đoạn bởi một tầng lớp chính trị theo đuổi lợi ích cá nhân. Những nhà tài chính gian lận khiến cho nền kinh tế sụp đổ năm 2008 nhưng lại nhận được các khoản tiền thưởng hậu hĩnh thay vì phải ngồi tù. Các tập đoàn và ban điều hành cấp cao xuất khẩu các công việc ngành chế tạo vốn từng cung cấp cho nhiều công dân Mỹ cuộc sống ổn định kiểu trung lưu. Mạng lưới an sinh xã hội bị bào mòn, cơ sở hạ tầng xuống cấp và nền giáo dục đắt đỏ khó đảm bảo khả năng thăng tiến xã hội. Trong lúc đó, những chính trị gia ở Washington lại phục vụ lợi ích của những nhà tài trợ giàu có trong khi chính phủ thì tiêu tốn hàng nghìn tỉ đô la trong các cuộc chiến thất bại tại Afghanistan, Syria và Iraq.
Tổng hợp tâm lý bất mãn của công chúng giải thích cho việc tại sao Trump có thể luôn tìm được người đồng tình đối với danh mục những đối tượng giơ đầu chịu báng, cho dù họ có là người Mexico, các nhóm thiểu số hay là người theo đạo Hồi.
Thứ hai, Trump là hậu quả hợp lý từ những hành vi của Đảng Cộng hòa sau hàng thập kỷ. “Chiến lược miền Nam” (Southern Strategy) của Richard Nixon đã tạo nên sự bất mãn của cử tri da trắng đối với những chương trình tăng cường quyền bầu cử và quyền xã hội cho nhóm thiểu số hay thách thức quan điểm của những người theo đạo Tin Lành. Kể từ đó, Đảng Cộng hòa tìm cách giành sự ủng hộ của cử tri bằng cách hứa hẹn sẽ đảo ngược thứ mà nhiều người coi là sự thoái hóa các giá trị Mỹ truyền thống.
Các thông điệp nhắm vào một số đối tượng hay đánh lừa công luận, cùng các chính sách không gây nên phí tổn (cost-free policies) và việc chi phối hãng Fox News cùng các buổi bình luận bảo thủ trên đài phát thanh, đã giữ cho những cử tri này trung thành với với đảng. Điều này xảy ra bất chấp thực tế rằng các ưu tiên trong chính sách của đảng Cộng hòa tập trung vào việc mang lại lợi ích cho một nhóm giàu có trong đảng khi việc cắt giảm thuế đem lại lợi ích cho “những công ty tạo công ăn việc làm” giàu có; bãi bỏ điều tiết trên diện rộng trong các lĩnh vực như ô nhiễm môi trường, an toàn lao động và tài chính; cắt giảm tài trợ cho các chương trình xã hội, như tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ y tế và phúc lợi hưu trí.
Kể từ khi Ronald Reagan đưa ra tuyên bố lần đầu tiên, châm ngôn của đảng Cộng hòa là chính phủ không phải là giải pháp; mà chính phủ chính là vấn đề. Thỏa hiệp bị coi như phản bội. Vào năm 2010, lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell tóm tắt lại chiến lược này, khẳng định rằng mục tiêu của ông là bảo đảm Barack Obama chỉ có thể làm tổng thống trong một nhiệm kỳ. Những nỗ lực này được củng cố bằng việc từ chối hợp tác kịp thời với các ứng viên ngành tư pháp và hành pháp, cộng thêm với kỷ lục làm luật thấp nhất trong lịch sử hiện đại.
Sự thất bại của chính phủ trong việc đưa ra bất cứ giải pháp nào nhằm xoa dịu các cử tri bức xúc tạo thuận lợi cho các cuộc tấn công của Trump. Hàng thập niên trì trệ của chính phủ khiến họ muốn đánh liều vứt bỏ cái cũ và mang lại cái mới. Bạo lực tại các cuộc mít-tinh của Trump là bằng chứng cho cảm xúc thù địch bị dồn nén đó.
Thứ ba, Trump có thể thắng. Các chuyên gia bình luận của Mỹ không thiếu những dự đoán là thế nào chiến dịch tranh cử của Trump cũng sẽ thất bại thảm hại. Các chính trị gia Cộng hòa dòng chính bị phân hóa. Mức độ ủng hộ đảng xuống dốc. Lợi thế có sẵn về Đại cử tri đoàn của Đảng Dân chủ sẽ càng được củng cố bởi các nhóm cử tri lưỡng đảng e ngại trước viễn cảnh Trump lên làm tổng thống. Những tuyên bố như vậy rõ ràng tạo ra một tình huống khả dĩ về sự thất bại của Trump.
Tuy nhiên, những người dự đoán sự thất bại của Trump cũng chính là những người đã lập luận rằng Trump sẽ không thể nhận được trên 10% lượng phiếu bầu trong cuộc bầu sơ của đảng Cộng hòa, rằng nhóm các chính trị gia Cộng hòa dòng chính sẽ không “cho phép” đề cử Trump hay việc truyền thông vạch trần những điểm bất nhất của Trump sẽ hủy hoại khả năng tranh cử của ông ta. Tất cả những suy đoán này đã được chứng minh là không chính xác. Các chính trị gia dòng chính của Đảng Cộng hòa đã bắt đầu tập hợp để ủng hộ Trump trong khi một loạt liên tiếp những câu khẩu hiệu đã thay thế cho những đề xuất chính sách, hứa hẹn những giải pháp đơn giản cho những cử tri thất vọng mà trong đó có rất nhiều người thầm ủng hộ Trump.
Trong khi đó, những kết quả thăm dò không thuận lợi của Hillary Clinton cho thấy tồn tại một rào cản khó khăn. Kỹ năng tranh cử của bà còn yếu, và Hillary vẫn còn đang phải cạnh tranh trên hai mặt trận với cả Bernie Sanders lẫn Donald Trump, điều làm tiêu tốn nguồn lực và nguồn vốn chính trị.
Vấn đề bao trùm của Clinton không hẳn là việc những người ủng hộ Sanders và những người ôn hòa bên đảng Cộng hòa sẽ chịu chấp nhận bầu cho Trump. Thay vào đó, vấn đề nằm ở chỗ họ có thể sẽ tập hợp quanh một ứng viên mới sẽ nổi lên để phản đối các ứng cử viên chủ chốt (protest candidate), hoặc sẽ không tham gia bầu cử. Khi mức độ vận động cử tri cao, bên đảng Dân chủ sẽ thắng. Khi mức độ đó thấp, họ sẽ thua.
Cuối cùng, việc Trump trở thành tổng thống sẽ là một điều tai họa đối với châu Á. Chiến dịch tranh cử của ông không có những chuyên gia chính sách đối ngoại và rất nhiều những chuyên gia có kinh nghiệm thuộc đảng Cộng hòa đã tuyên bố không đội trời chung với Trump. Liệu vài người trong số họ có tham gia vào chính quyền của Trump không? Có thể, nhưng số người đó khó có thể đủ lớn để vượt qua chính sách “nước Mỹ trước tiên” của Trump.
Các quan hệ kinh tế từ các hiệp định thương mại khu vực cho tới các thể chế đa phương có khả năng trở thành nạn nhân của thứ kỹ năng thiết lập thỏa thuận mà Trump tự xưng. Các liên minh hàng thập kỷ nay cũng vậy, tương tự là cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân lâu nay của Mỹ, hay những nỗ lực khéo léo nhằm cân bằng giữa chính sách can dự nước đôi với Trung Quốc và quyết tâm sử dụng hài hòa sức mạnh quân sự của Mỹ bên cạnh sự tinh tế về mặt ngoại giao.
Các quốc gia châu Á đúng là nên lo lắng. Nhưng họ chẳng thể làm được điều gì ngoại trừ chờ đợi kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11.
T.J.Pempel là giáo sư về Khoa học Chính trị tại Đại học California, Berkeley.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/29/nhung-dieu-chau-can-biet-ve-trump/#sthash.RbFKolHR.dpuf
Nguồn: T.J.Pempel, “What Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016
Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hầu như tất cả các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà làm chính sách hay người lái taxi người châu Á nào mà tôi từng gặp trong vòng sáu tháng trở lại đây đều nhanh chóng liên tục hỏi tôi về Trump.
Họ cảm thấy sửng sốt rằng một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chính trị, hiểu biết về chính sách đối ngoại và căn bản kinh tế vĩ mô, một người thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với người ngoại quốc, phụ nữ và người khuyết tật, lại có thể chi phối đối thoại chính trị của Hoa Kỳ. Sự bối rối nhưng hứng thú về những trò tự kiêu tự đại của Trump đã nhường chỗ cho sự quan ngại ngày càng tăng rằng ông ta rất có thể trở thành người tiếp quản Phòng Bầu dục, dẫn tới những hệ quả bi thảm cho quan hệ kinh tế và an ninh trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương.
Có bốn điểm mà các nước châu Á cần phải hiểu về hiện tượng Trump.
Thứ nhất, cuộc bầu cử gần như không liên quan tới châu Á. Bất chấp những tuyên bố thường kỳ của Trump về việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Nhật Bản và Hàn Quốc, những kêu gọi tăng thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc hay sự khinh miệt của ông ta đối với các hiệp định thương mại tự do, chính sách đối ngoại không phải là vấn đề đa số cử tri năm 2016 quan tâm.
Thứ thúc đầy cử tri Mỹ ngày nay là một thứ cocktail độc hại pha trộn tâm lý bất mãn đối với hệ thống kinh tế bị lũng đoạn bởi một tầng lớp chính trị theo đuổi lợi ích cá nhân. Những nhà tài chính gian lận khiến cho nền kinh tế sụp đổ năm 2008 nhưng lại nhận được các khoản tiền thưởng hậu hĩnh thay vì phải ngồi tù. Các tập đoàn và ban điều hành cấp cao xuất khẩu các công việc ngành chế tạo vốn từng cung cấp cho nhiều công dân Mỹ cuộc sống ổn định kiểu trung lưu. Mạng lưới an sinh xã hội bị bào mòn, cơ sở hạ tầng xuống cấp và nền giáo dục đắt đỏ khó đảm bảo khả năng thăng tiến xã hội. Trong lúc đó, những chính trị gia ở Washington lại phục vụ lợi ích của những nhà tài trợ giàu có trong khi chính phủ thì tiêu tốn hàng nghìn tỉ đô la trong các cuộc chiến thất bại tại Afghanistan, Syria và Iraq.
Tổng hợp tâm lý bất mãn của công chúng giải thích cho việc tại sao Trump có thể luôn tìm được người đồng tình đối với danh mục những đối tượng giơ đầu chịu báng, cho dù họ có là người Mexico, các nhóm thiểu số hay là người theo đạo Hồi.
Thứ hai, Trump là hậu quả hợp lý từ những hành vi của Đảng Cộng hòa sau hàng thập kỷ. “Chiến lược miền Nam” (Southern Strategy) của Richard Nixon đã tạo nên sự bất mãn của cử tri da trắng đối với những chương trình tăng cường quyền bầu cử và quyền xã hội cho nhóm thiểu số hay thách thức quan điểm của những người theo đạo Tin Lành. Kể từ đó, Đảng Cộng hòa tìm cách giành sự ủng hộ của cử tri bằng cách hứa hẹn sẽ đảo ngược thứ mà nhiều người coi là sự thoái hóa các giá trị Mỹ truyền thống.
Các thông điệp nhắm vào một số đối tượng hay đánh lừa công luận, cùng các chính sách không gây nên phí tổn (cost-free policies) và việc chi phối hãng Fox News cùng các buổi bình luận bảo thủ trên đài phát thanh, đã giữ cho những cử tri này trung thành với với đảng. Điều này xảy ra bất chấp thực tế rằng các ưu tiên trong chính sách của đảng Cộng hòa tập trung vào việc mang lại lợi ích cho một nhóm giàu có trong đảng khi việc cắt giảm thuế đem lại lợi ích cho “những công ty tạo công ăn việc làm” giàu có; bãi bỏ điều tiết trên diện rộng trong các lĩnh vực như ô nhiễm môi trường, an toàn lao động và tài chính; cắt giảm tài trợ cho các chương trình xã hội, như tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ y tế và phúc lợi hưu trí.
Kể từ khi Ronald Reagan đưa ra tuyên bố lần đầu tiên, châm ngôn của đảng Cộng hòa là chính phủ không phải là giải pháp; mà chính phủ chính là vấn đề. Thỏa hiệp bị coi như phản bội. Vào năm 2010, lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell tóm tắt lại chiến lược này, khẳng định rằng mục tiêu của ông là bảo đảm Barack Obama chỉ có thể làm tổng thống trong một nhiệm kỳ. Những nỗ lực này được củng cố bằng việc từ chối hợp tác kịp thời với các ứng viên ngành tư pháp và hành pháp, cộng thêm với kỷ lục làm luật thấp nhất trong lịch sử hiện đại.
Sự thất bại của chính phủ trong việc đưa ra bất cứ giải pháp nào nhằm xoa dịu các cử tri bức xúc tạo thuận lợi cho các cuộc tấn công của Trump. Hàng thập niên trì trệ của chính phủ khiến họ muốn đánh liều vứt bỏ cái cũ và mang lại cái mới. Bạo lực tại các cuộc mít-tinh của Trump là bằng chứng cho cảm xúc thù địch bị dồn nén đó.
Thứ ba, Trump có thể thắng. Các chuyên gia bình luận của Mỹ không thiếu những dự đoán là thế nào chiến dịch tranh cử của Trump cũng sẽ thất bại thảm hại. Các chính trị gia Cộng hòa dòng chính bị phân hóa. Mức độ ủng hộ đảng xuống dốc. Lợi thế có sẵn về Đại cử tri đoàn của Đảng Dân chủ sẽ càng được củng cố bởi các nhóm cử tri lưỡng đảng e ngại trước viễn cảnh Trump lên làm tổng thống. Những tuyên bố như vậy rõ ràng tạo ra một tình huống khả dĩ về sự thất bại của Trump.
Tuy nhiên, những người dự đoán sự thất bại của Trump cũng chính là những người đã lập luận rằng Trump sẽ không thể nhận được trên 10% lượng phiếu bầu trong cuộc bầu sơ của đảng Cộng hòa, rằng nhóm các chính trị gia Cộng hòa dòng chính sẽ không “cho phép” đề cử Trump hay việc truyền thông vạch trần những điểm bất nhất của Trump sẽ hủy hoại khả năng tranh cử của ông ta. Tất cả những suy đoán này đã được chứng minh là không chính xác. Các chính trị gia dòng chính của Đảng Cộng hòa đã bắt đầu tập hợp để ủng hộ Trump trong khi một loạt liên tiếp những câu khẩu hiệu đã thay thế cho những đề xuất chính sách, hứa hẹn những giải pháp đơn giản cho những cử tri thất vọng mà trong đó có rất nhiều người thầm ủng hộ Trump.
Trong khi đó, những kết quả thăm dò không thuận lợi của Hillary Clinton cho thấy tồn tại một rào cản khó khăn. Kỹ năng tranh cử của bà còn yếu, và Hillary vẫn còn đang phải cạnh tranh trên hai mặt trận với cả Bernie Sanders lẫn Donald Trump, điều làm tiêu tốn nguồn lực và nguồn vốn chính trị.
Vấn đề bao trùm của Clinton không hẳn là việc những người ủng hộ Sanders và những người ôn hòa bên đảng Cộng hòa sẽ chịu chấp nhận bầu cho Trump. Thay vào đó, vấn đề nằm ở chỗ họ có thể sẽ tập hợp quanh một ứng viên mới sẽ nổi lên để phản đối các ứng cử viên chủ chốt (protest candidate), hoặc sẽ không tham gia bầu cử. Khi mức độ vận động cử tri cao, bên đảng Dân chủ sẽ thắng. Khi mức độ đó thấp, họ sẽ thua.
Cuối cùng, việc Trump trở thành tổng thống sẽ là một điều tai họa đối với châu Á. Chiến dịch tranh cử của ông không có những chuyên gia chính sách đối ngoại và rất nhiều những chuyên gia có kinh nghiệm thuộc đảng Cộng hòa đã tuyên bố không đội trời chung với Trump. Liệu vài người trong số họ có tham gia vào chính quyền của Trump không? Có thể, nhưng số người đó khó có thể đủ lớn để vượt qua chính sách “nước Mỹ trước tiên” của Trump.
Các quan hệ kinh tế từ các hiệp định thương mại khu vực cho tới các thể chế đa phương có khả năng trở thành nạn nhân của thứ kỹ năng thiết lập thỏa thuận mà Trump tự xưng. Các liên minh hàng thập kỷ nay cũng vậy, tương tự là cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân lâu nay của Mỹ, hay những nỗ lực khéo léo nhằm cân bằng giữa chính sách can dự nước đôi với Trung Quốc và quyết tâm sử dụng hài hòa sức mạnh quân sự của Mỹ bên cạnh sự tinh tế về mặt ngoại giao.
Các quốc gia châu Á đúng là nên lo lắng. Nhưng họ chẳng thể làm được điều gì ngoại trừ chờ đợi kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11.
T.J.Pempel là giáo sư về Khoa học Chính trị tại Đại học California, Berkeley.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/29/nhung-dieu-chau-can-biet-ve-trump/#sthash.RbFKolHR.dpuf
Nguồn: T.J.Pempel, “What Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016
Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hầu như tất cả các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà làm chính sách hay người lái taxi người châu Á nào mà tôi từng gặp trong vòng sáu tháng trở lại đây đều nhanh chóng liên tục hỏi tôi về Trump.
Họ cảm thấy sửng sốt rằng một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chính trị, hiểu biết về chính sách đối ngoại và căn bản kinh tế vĩ mô, một người thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với người ngoại quốc, phụ nữ và người khuyết tật, lại có thể chi phối đối thoại chính trị của Hoa Kỳ. Sự bối rối nhưng hứng thú về những trò tự kiêu tự đại của Trump đã nhường chỗ cho sự quan ngại ngày càng tăng rằng ông ta rất có thể trở thành người tiếp quản Phòng Bầu dục, dẫn tới những hệ quả bi thảm cho quan hệ kinh tế và an ninh trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương.
Có bốn điểm mà các nước châu Á cần phải hiểu về hiện tượng Trump.
Thứ nhất, cuộc bầu cử gần như không liên quan tới châu Á. Bất chấp những tuyên bố thường kỳ của Trump về việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Nhật Bản và Hàn Quốc, những kêu gọi tăng thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc hay sự khinh miệt của ông ta đối với các hiệp định thương mại tự do, chính sách đối ngoại không phải là vấn đề đa số cử tri năm 2016 quan tâm.
Thứ thúc đầy cử tri Mỹ ngày nay là một thứ cocktail độc hại pha trộn tâm lý bất mãn đối với hệ thống kinh tế bị lũng đoạn bởi một tầng lớp chính trị theo đuổi lợi ích cá nhân. Những nhà tài chính gian lận khiến cho nền kinh tế sụp đổ năm 2008 nhưng lại nhận được các khoản tiền thưởng hậu hĩnh thay vì phải ngồi tù. Các tập đoàn và ban điều hành cấp cao xuất khẩu các công việc ngành chế tạo vốn từng cung cấp cho nhiều công dân Mỹ cuộc sống ổn định kiểu trung lưu. Mạng lưới an sinh xã hội bị bào mòn, cơ sở hạ tầng xuống cấp và nền giáo dục đắt đỏ khó đảm bảo khả năng thăng tiến xã hội. Trong lúc đó, những chính trị gia ở Washington lại phục vụ lợi ích của những nhà tài trợ giàu có trong khi chính phủ thì tiêu tốn hàng nghìn tỉ đô la trong các cuộc chiến thất bại tại Afghanistan, Syria và Iraq.
Tổng hợp tâm lý bất mãn của công chúng giải thích cho việc tại sao Trump có thể luôn tìm được người đồng tình đối với danh mục những đối tượng giơ đầu chịu báng, cho dù họ có là người Mexico, các nhóm thiểu số hay là người theo đạo Hồi.
Thứ hai, Trump là hậu quả hợp lý từ những hành vi của Đảng Cộng hòa sau hàng thập kỷ. “Chiến lược miền Nam” (Southern Strategy) của Richard Nixon đã tạo nên sự bất mãn của cử tri da trắng đối với những chương trình tăng cường quyền bầu cử và quyền xã hội cho nhóm thiểu số hay thách thức quan điểm của những người theo đạo Tin Lành. Kể từ đó, Đảng Cộng hòa tìm cách giành sự ủng hộ của cử tri bằng cách hứa hẹn sẽ đảo ngược thứ mà nhiều người coi là sự thoái hóa các giá trị Mỹ truyền thống.
Các thông điệp nhắm vào một số đối tượng hay đánh lừa công luận, cùng các chính sách không gây nên phí tổn (cost-free policies) và việc chi phối hãng Fox News cùng các buổi bình luận bảo thủ trên đài phát thanh, đã giữ cho những cử tri này trung thành với với đảng. Điều này xảy ra bất chấp thực tế rằng các ưu tiên trong chính sách của đảng Cộng hòa tập trung vào việc mang lại lợi ích cho một nhóm giàu có trong đảng khi việc cắt giảm thuế đem lại lợi ích cho “những công ty tạo công ăn việc làm” giàu có; bãi bỏ điều tiết trên diện rộng trong các lĩnh vực như ô nhiễm môi trường, an toàn lao động và tài chính; cắt giảm tài trợ cho các chương trình xã hội, như tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ y tế và phúc lợi hưu trí.
Kể từ khi Ronald Reagan đưa ra tuyên bố lần đầu tiên, châm ngôn của đảng Cộng hòa là chính phủ không phải là giải pháp; mà chính phủ chính là vấn đề. Thỏa hiệp bị coi như phản bội. Vào năm 2010, lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell tóm tắt lại chiến lược này, khẳng định rằng mục tiêu của ông là bảo đảm Barack Obama chỉ có thể làm tổng thống trong một nhiệm kỳ. Những nỗ lực này được củng cố bằng việc từ chối hợp tác kịp thời với các ứng viên ngành tư pháp và hành pháp, cộng thêm với kỷ lục làm luật thấp nhất trong lịch sử hiện đại.
Sự thất bại của chính phủ trong việc đưa ra bất cứ giải pháp nào nhằm xoa dịu các cử tri bức xúc tạo thuận lợi cho các cuộc tấn công của Trump. Hàng thập niên trì trệ của chính phủ khiến họ muốn đánh liều vứt bỏ cái cũ và mang lại cái mới. Bạo lực tại các cuộc mít-tinh của Trump là bằng chứng cho cảm xúc thù địch bị dồn nén đó.
Thứ ba, Trump có thể thắng. Các chuyên gia bình luận của Mỹ không thiếu những dự đoán là thế nào chiến dịch tranh cử của Trump cũng sẽ thất bại thảm hại. Các chính trị gia Cộng hòa dòng chính bị phân hóa. Mức độ ủng hộ đảng xuống dốc. Lợi thế có sẵn về Đại cử tri đoàn của Đảng Dân chủ sẽ càng được củng cố bởi các nhóm cử tri lưỡng đảng e ngại trước viễn cảnh Trump lên làm tổng thống. Những tuyên bố như vậy rõ ràng tạo ra một tình huống khả dĩ về sự thất bại của Trump.
Tuy nhiên, những người dự đoán sự thất bại của Trump cũng chính là những người đã lập luận rằng Trump sẽ không thể nhận được trên 10% lượng phiếu bầu trong cuộc bầu sơ của đảng Cộng hòa, rằng nhóm các chính trị gia Cộng hòa dòng chính sẽ không “cho phép” đề cử Trump hay việc truyền thông vạch trần những điểm bất nhất của Trump sẽ hủy hoại khả năng tranh cử của ông ta. Tất cả những suy đoán này đã được chứng minh là không chính xác. Các chính trị gia dòng chính của Đảng Cộng hòa đã bắt đầu tập hợp để ủng hộ Trump trong khi một loạt liên tiếp những câu khẩu hiệu đã thay thế cho những đề xuất chính sách, hứa hẹn những giải pháp đơn giản cho những cử tri thất vọng mà trong đó có rất nhiều người thầm ủng hộ Trump.
Trong khi đó, những kết quả thăm dò không thuận lợi của Hillary Clinton cho thấy tồn tại một rào cản khó khăn. Kỹ năng tranh cử của bà còn yếu, và Hillary vẫn còn đang phải cạnh tranh trên hai mặt trận với cả Bernie Sanders lẫn Donald Trump, điều làm tiêu tốn nguồn lực và nguồn vốn chính trị.
Vấn đề bao trùm của Clinton không hẳn là việc những người ủng hộ Sanders và những người ôn hòa bên đảng Cộng hòa sẽ chịu chấp nhận bầu cho Trump. Thay vào đó, vấn đề nằm ở chỗ họ có thể sẽ tập hợp quanh một ứng viên mới sẽ nổi lên để phản đối các ứng cử viên chủ chốt (protest candidate), hoặc sẽ không tham gia bầu cử. Khi mức độ vận động cử tri cao, bên đảng Dân chủ sẽ thắng. Khi mức độ đó thấp, họ sẽ thua.
Cuối cùng, việc Trump trở thành tổng thống sẽ là một điều tai họa đối với châu Á. Chiến dịch tranh cử của ông không có những chuyên gia chính sách đối ngoại và rất nhiều những chuyên gia có kinh nghiệm thuộc đảng Cộng hòa đã tuyên bố không đội trời chung với Trump. Liệu vài người trong số họ có tham gia vào chính quyền của Trump không? Có thể, nhưng số người đó khó có thể đủ lớn để vượt qua chính sách “nước Mỹ trước tiên” của Trump.
Các quan hệ kinh tế từ các hiệp định thương mại khu vực cho tới các thể chế đa phương có khả năng trở thành nạn nhân của thứ kỹ năng thiết lập thỏa thuận mà Trump tự xưng. Các liên minh hàng thập kỷ nay cũng vậy, tương tự là cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân lâu nay của Mỹ, hay những nỗ lực khéo léo nhằm cân bằng giữa chính sách can dự nước đôi với Trung Quốc và quyết tâm sử dụng hài hòa sức mạnh quân sự của Mỹ bên cạnh sự tinh tế về mặt ngoại giao.
Các quốc gia châu Á đúng là nên lo lắng. Nhưng họ chẳng thể làm được điều gì ngoại trừ chờ đợi kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11.
T.J.Pempel là giáo sư về Khoa học Chính trị tại Đại học California, Berkeley.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/29/nhung-dieu-chau-can-biet-ve-trump/#sthash.RbFKolHR.dpuf
Nguồn: T.J.Pempel, “What Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016
Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hầu như tất cả các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà làm chính sách hay người lái taxi người châu Á nào mà tôi từng gặp trong vòng sáu tháng trở lại đây đều nhanh chóng liên tục hỏi tôi về Trump.
Họ cảm thấy sửng sốt rằng một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chính trị, hiểu biết về chính sách đối ngoại và căn bản kinh tế vĩ mô, một người thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với người ngoại quốc, phụ nữ và người khuyết tật, lại có thể chi phối đối thoại chính trị của Hoa Kỳ. Sự bối rối nhưng hứng thú về những trò tự kiêu tự đại của Trump đã nhường chỗ cho sự quan ngại ngày càng tăng rằng ông ta rất có thể trở thành người tiếp quản Phòng Bầu dục, dẫn tới những hệ quả bi thảm cho quan hệ kinh tế và an ninh trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương.
Có bốn điểm mà các nước châu Á cần phải hiểu về hiện tượng Trump.
Thứ nhất, cuộc bầu cử gần như không liên quan tới châu Á. Bất chấp những tuyên bố thường kỳ của Trump về việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Nhật Bản và Hàn Quốc, những kêu gọi tăng thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc hay sự khinh miệt của ông ta đối với các hiệp định thương mại tự do, chính sách đối ngoại không phải là vấn đề đa số cử tri năm 2016 quan tâm.
Thứ thúc đầy cử tri Mỹ ngày nay là một thứ cocktail độc hại pha trộn tâm lý bất mãn đối với hệ thống kinh tế bị lũng đoạn bởi một tầng lớp chính trị theo đuổi lợi ích cá nhân. Những nhà tài chính gian lận khiến cho nền kinh tế sụp đổ năm 2008 nhưng lại nhận được các khoản tiền thưởng hậu hĩnh thay vì phải ngồi tù. Các tập đoàn và ban điều hành cấp cao xuất khẩu các công việc ngành chế tạo vốn từng cung cấp cho nhiều công dân Mỹ cuộc sống ổn định kiểu trung lưu. Mạng lưới an sinh xã hội bị bào mòn, cơ sở hạ tầng xuống cấp và nền giáo dục đắt đỏ khó đảm bảo khả năng thăng tiến xã hội. Trong lúc đó, những chính trị gia ở Washington lại phục vụ lợi ích của những nhà tài trợ giàu có trong khi chính phủ thì tiêu tốn hàng nghìn tỉ đô la trong các cuộc chiến thất bại tại Afghanistan, Syria và Iraq.
Tổng hợp tâm lý bất mãn của công chúng giải thích cho việc tại sao Trump có thể luôn tìm được người đồng tình đối với danh mục những đối tượng giơ đầu chịu báng, cho dù họ có là người Mexico, các nhóm thiểu số hay là người theo đạo Hồi.
Thứ hai, Trump là hậu quả hợp lý từ những hành vi của Đảng Cộng hòa sau hàng thập kỷ. “Chiến lược miền Nam” (Southern Strategy) của Richard Nixon đã tạo nên sự bất mãn của cử tri da trắng đối với những chương trình tăng cường quyền bầu cử và quyền xã hội cho nhóm thiểu số hay thách thức quan điểm của những người theo đạo Tin Lành. Kể từ đó, Đảng Cộng hòa tìm cách giành sự ủng hộ của cử tri bằng cách hứa hẹn sẽ đảo ngược thứ mà nhiều người coi là sự thoái hóa các giá trị Mỹ truyền thống.
Các thông điệp nhắm vào một số đối tượng hay đánh lừa công luận, cùng các chính sách không gây nên phí tổn (cost-free policies) và việc chi phối hãng Fox News cùng các buổi bình luận bảo thủ trên đài phát thanh, đã giữ cho những cử tri này trung thành với với đảng. Điều này xảy ra bất chấp thực tế rằng các ưu tiên trong chính sách của đảng Cộng hòa tập trung vào việc mang lại lợi ích cho một nhóm giàu có trong đảng khi việc cắt giảm thuế đem lại lợi ích cho “những công ty tạo công ăn việc làm” giàu có; bãi bỏ điều tiết trên diện rộng trong các lĩnh vực như ô nhiễm môi trường, an toàn lao động và tài chính; cắt giảm tài trợ cho các chương trình xã hội, như tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ y tế và phúc lợi hưu trí.
Kể từ khi Ronald Reagan đưa ra tuyên bố lần đầu tiên, châm ngôn của đảng Cộng hòa là chính phủ không phải là giải pháp; mà chính phủ chính là vấn đề. Thỏa hiệp bị coi như phản bội. Vào năm 2010, lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell tóm tắt lại chiến lược này, khẳng định rằng mục tiêu của ông là bảo đảm Barack Obama chỉ có thể làm tổng thống trong một nhiệm kỳ. Những nỗ lực này được củng cố bằng việc từ chối hợp tác kịp thời với các ứng viên ngành tư pháp và hành pháp, cộng thêm với kỷ lục làm luật thấp nhất trong lịch sử hiện đại.
Sự thất bại của chính phủ trong việc đưa ra bất cứ giải pháp nào nhằm xoa dịu các cử tri bức xúc tạo thuận lợi cho các cuộc tấn công của Trump. Hàng thập niên trì trệ của chính phủ khiến họ muốn đánh liều vứt bỏ cái cũ và mang lại cái mới. Bạo lực tại các cuộc mít-tinh của Trump là bằng chứng cho cảm xúc thù địch bị dồn nén đó.
Thứ ba, Trump có thể thắng. Các chuyên gia bình luận của Mỹ không thiếu những dự đoán là thế nào chiến dịch tranh cử của Trump cũng sẽ thất bại thảm hại. Các chính trị gia Cộng hòa dòng chính bị phân hóa. Mức độ ủng hộ đảng xuống dốc. Lợi thế có sẵn về Đại cử tri đoàn của Đảng Dân chủ sẽ càng được củng cố bởi các nhóm cử tri lưỡng đảng e ngại trước viễn cảnh Trump lên làm tổng thống. Những tuyên bố như vậy rõ ràng tạo ra một tình huống khả dĩ về sự thất bại của Trump.
Tuy nhiên, những người dự đoán sự thất bại của Trump cũng chính là những người đã lập luận rằng Trump sẽ không thể nhận được trên 10% lượng phiếu bầu trong cuộc bầu sơ của đảng Cộng hòa, rằng nhóm các chính trị gia Cộng hòa dòng chính sẽ không “cho phép” đề cử Trump hay việc truyền thông vạch trần những điểm bất nhất của Trump sẽ hủy hoại khả năng tranh cử của ông ta. Tất cả những suy đoán này đã được chứng minh là không chính xác. Các chính trị gia dòng chính của Đảng Cộng hòa đã bắt đầu tập hợp để ủng hộ Trump trong khi một loạt liên tiếp những câu khẩu hiệu đã thay thế cho những đề xuất chính sách, hứa hẹn những giải pháp đơn giản cho những cử tri thất vọng mà trong đó có rất nhiều người thầm ủng hộ Trump.
Trong khi đó, những kết quả thăm dò không thuận lợi của Hillary Clinton cho thấy tồn tại một rào cản khó khăn. Kỹ năng tranh cử của bà còn yếu, và Hillary vẫn còn đang phải cạnh tranh trên hai mặt trận với cả Bernie Sanders lẫn Donald Trump, điều làm tiêu tốn nguồn lực và nguồn vốn chính trị.
Vấn đề bao trùm của Clinton không hẳn là việc những người ủng hộ Sanders và những người ôn hòa bên đảng Cộng hòa sẽ chịu chấp nhận bầu cho Trump. Thay vào đó, vấn đề nằm ở chỗ họ có thể sẽ tập hợp quanh một ứng viên mới sẽ nổi lên để phản đối các ứng cử viên chủ chốt (protest candidate), hoặc sẽ không tham gia bầu cử. Khi mức độ vận động cử tri cao, bên đảng Dân chủ sẽ thắng. Khi mức độ đó thấp, họ sẽ thua.
Cuối cùng, việc Trump trở thành tổng thống sẽ là một điều tai họa đối với châu Á. Chiến dịch tranh cử của ông không có những chuyên gia chính sách đối ngoại và rất nhiều những chuyên gia có kinh nghiệm thuộc đảng Cộng hòa đã tuyên bố không đội trời chung với Trump. Liệu vài người trong số họ có tham gia vào chính quyền của Trump không? Có thể, nhưng số người đó khó có thể đủ lớn để vượt qua chính sách “nước Mỹ trước tiên” của Trump.
Các quan hệ kinh tế từ các hiệp định thương mại khu vực cho tới các thể chế đa phương có khả năng trở thành nạn nhân của thứ kỹ năng thiết lập thỏa thuận mà Trump tự xưng. Các liên minh hàng thập kỷ nay cũng vậy, tương tự là cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân lâu nay của Mỹ, hay những nỗ lực khéo léo nhằm cân bằng giữa chính sách can dự nước đôi với Trung Quốc và quyết tâm sử dụng hài hòa sức mạnh quân sự của Mỹ bên cạnh sự tinh tế về mặt ngoại giao.
Các quốc gia châu Á đúng là nên lo lắng. Nhưng họ chẳng thể làm được điều gì ngoại trừ chờ đợi kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11.
T.J.Pempel là giáo sư về Khoa học Chính trị tại Đại học California, Berkeley.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/29/nhung-dieu-chau-can-biet-ve-trump/#sthash.RbFKolHR.dpuf
Nguồn: T.J.Pempel, “What Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016
Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Hầu như tất cả các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà làm chính sách hay người lái taxi người châu Á nào mà tôi từng gặp trong vòng sáu tháng trở lại đây đều nhanh chóng liên tục hỏi tôi về Trump.
Họ cảm thấy sửng sốt rằng một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chính trị, hiểu biết về chính sách đối ngoại và căn bản kinh tế vĩ mô, một người thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với người ngoại quốc, phụ nữ và người khuyết tật, lại có thể chi phối đối thoại chính trị của Hoa Kỳ. Sự bối rối nhưng hứng thú về những trò tự kiêu tự đại của Trump đã nhường chỗ cho sự quan ngại ngày càng tăng rằng ông ta rất có thể trở thành người tiếp quản Phòng Bầu dục, dẫn tới những hệ quả bi thảm cho quan hệ kinh tế và an ninh trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương.
Có bốn điểm mà các nước châu Á cần phải hiểu về hiện tượng Trump.
Thứ nhất, cuộc bầu cử gần như không liên quan tới châu Á. Bất chấp những tuyên bố thường kỳ của Trump về việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Nhật Bản và Hàn Quốc, những kêu gọi tăng thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc hay sự khinh miệt của ông ta đối với các hiệp định thương mại tự do, chính sách đối ngoại không phải là vấn đề đa số cử tri năm 2016 quan tâm.
Thứ thúc đầy cử tri Mỹ ngày nay là một thứ cocktail độc hại pha trộn tâm lý bất mãn đối với hệ thống kinh tế bị lũng đoạn bởi một tầng lớp chính trị theo đuổi lợi ích cá nhân. Những nhà tài chính gian lận khiến cho nền kinh tế sụp đổ năm 2008 nhưng lại nhận được các khoản tiền thưởng hậu hĩnh thay vì phải ngồi tù. Các tập đoàn và ban điều hành cấp cao xuất khẩu các công việc ngành chế tạo vốn từng cung cấp cho nhiều công dân Mỹ cuộc sống ổn định kiểu trung lưu. Mạng lưới an sinh xã hội bị bào mòn, cơ sở hạ tầng xuống cấp và nền giáo dục đắt đỏ khó đảm bảo khả năng thăng tiến xã hội. Trong lúc đó, những chính trị gia ở Washington lại phục vụ lợi ích của những nhà tài trợ giàu có trong khi chính phủ thì tiêu tốn hàng nghìn tỉ đô la trong các cuộc chiến thất bại tại Afghanistan, Syria và Iraq.
Tổng hợp tâm lý bất mãn của công chúng giải thích cho việc tại sao Trump có thể luôn tìm được người đồng tình đối với danh mục những đối tượng giơ đầu chịu báng, cho dù họ có là người Mexico, các nhóm thiểu số hay là người theo đạo Hồi.
Thứ hai, Trump là hậu quả hợp lý từ những hành vi của Đảng Cộng hòa sau hàng thập kỷ. “Chiến lược miền Nam” (Southern Strategy) của Richard Nixon đã tạo nên sự bất mãn của cử tri da trắng đối với những chương trình tăng cường quyền bầu cử và quyền xã hội cho nhóm thiểu số hay thách thức quan điểm của những người theo đạo Tin Lành. Kể từ đó, Đảng Cộng hòa tìm cách giành sự ủng hộ của cử tri bằng cách hứa hẹn sẽ đảo ngược thứ mà nhiều người coi là sự thoái hóa các giá trị Mỹ truyền thống.
Các thông điệp nhắm vào một số đối tượng hay đánh lừa công luận, cùng các chính sách không gây nên phí tổn (cost-free policies) và việc chi phối hãng Fox News cùng các buổi bình luận bảo thủ trên đài phát thanh, đã giữ cho những cử tri này trung thành với với đảng. Điều này xảy ra bất chấp thực tế rằng các ưu tiên trong chính sách của đảng Cộng hòa tập trung vào việc mang lại lợi ích cho một nhóm giàu có trong đảng khi việc cắt giảm thuế đem lại lợi ích cho “những công ty tạo công ăn việc làm” giàu có; bãi bỏ điều tiết trên diện rộng trong các lĩnh vực như ô nhiễm môi trường, an toàn lao động và tài chính; cắt giảm tài trợ cho các chương trình xã hội, như tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ y tế và phúc lợi hưu trí.
Kể từ khi Ronald Reagan đưa ra tuyên bố lần đầu tiên, châm ngôn của đảng Cộng hòa là chính phủ không phải là giải pháp; mà chính phủ chính là vấn đề. Thỏa hiệp bị coi như phản bội. Vào năm 2010, lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell tóm tắt lại chiến lược này, khẳng định rằng mục tiêu của ông là bảo đảm Barack Obama chỉ có thể làm tổng thống trong một nhiệm kỳ. Những nỗ lực này được củng cố bằng việc từ chối hợp tác kịp thời với các ứng viên ngành tư pháp và hành pháp, cộng thêm với kỷ lục làm luật thấp nhất trong lịch sử hiện đại.
Sự thất bại của chính phủ trong việc đưa ra bất cứ giải pháp nào nhằm xoa dịu các cử tri bức xúc tạo thuận lợi cho các cuộc tấn công của Trump. Hàng thập niên trì trệ của chính phủ khiến họ muốn đánh liều vứt bỏ cái cũ và mang lại cái mới. Bạo lực tại các cuộc mít-tinh của Trump là bằng chứng cho cảm xúc thù địch bị dồn nén đó.
Thứ ba, Trump có thể thắng. Các chuyên gia bình luận của Mỹ không thiếu những dự đoán là thế nào chiến dịch tranh cử của Trump cũng sẽ thất bại thảm hại. Các chính trị gia Cộng hòa dòng chính bị phân hóa. Mức độ ủng hộ đảng xuống dốc. Lợi thế có sẵn về Đại cử tri đoàn của Đảng Dân chủ sẽ càng được củng cố bởi các nhóm cử tri lưỡng đảng e ngại trước viễn cảnh Trump lên làm tổng thống. Những tuyên bố như vậy rõ ràng tạo ra một tình huống khả dĩ về sự thất bại của Trump.
Tuy nhiên, những người dự đoán sự thất bại của Trump cũng chính là những người đã lập luận rằng Trump sẽ không thể nhận được trên 10% lượng phiếu bầu trong cuộc bầu sơ của đảng Cộng hòa, rằng nhóm các chính trị gia Cộng hòa dòng chính sẽ không “cho phép” đề cử Trump hay việc truyền thông vạch trần những điểm bất nhất của Trump sẽ hủy hoại khả năng tranh cử của ông ta. Tất cả những suy đoán này đã được chứng minh là không chính xác. Các chính trị gia dòng chính của Đảng Cộng hòa đã bắt đầu tập hợp để ủng hộ Trump trong khi một loạt liên tiếp những câu khẩu hiệu đã thay thế cho những đề xuất chính sách, hứa hẹn những giải pháp đơn giản cho những cử tri thất vọng mà trong đó có rất nhiều người thầm ủng hộ Trump.
Trong khi đó, những kết quả thăm dò không thuận lợi của Hillary Clinton cho thấy tồn tại một rào cản khó khăn. Kỹ năng tranh cử của bà còn yếu, và Hillary vẫn còn đang phải cạnh tranh trên hai mặt trận với cả Bernie Sanders lẫn Donald Trump, điều làm tiêu tốn nguồn lực và nguồn vốn chính trị.
Vấn đề bao trùm của Clinton không hẳn là việc những người ủng hộ Sanders và những người ôn hòa bên đảng Cộng hòa sẽ chịu chấp nhận bầu cho Trump. Thay vào đó, vấn đề nằm ở chỗ họ có thể sẽ tập hợp quanh một ứng viên mới sẽ nổi lên để phản đối các ứng cử viên chủ chốt (protest candidate), hoặc sẽ không tham gia bầu cử. Khi mức độ vận động cử tri cao, bên đảng Dân chủ sẽ thắng. Khi mức độ đó thấp, họ sẽ thua.
Cuối cùng, việc Trump trở thành tổng thống sẽ là một điều tai họa đối với châu Á. Chiến dịch tranh cử của ông không có những chuyên gia chính sách đối ngoại và rất nhiều những chuyên gia có kinh nghiệm thuộc đảng Cộng hòa đã tuyên bố không đội trời chung với Trump. Liệu vài người trong số họ có tham gia vào chính quyền của Trump không? Có thể, nhưng số người đó khó có thể đủ lớn để vượt qua chính sách “nước Mỹ trước tiên” của Trump.
Các quan hệ kinh tế từ các hiệp định thương mại khu vực cho tới các thể chế đa phương có khả năng trở thành nạn nhân của thứ kỹ năng thiết lập thỏa thuận mà Trump tự xưng. Các liên minh hàng thập kỷ nay cũng vậy, tương tự là cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân lâu nay của Mỹ, hay những nỗ lực khéo léo nhằm cân bằng giữa chính sách can dự nước đôi với Trung Quốc và quyết tâm sử dụng hài hòa sức mạnh quân sự của Mỹ bên cạnh sự tinh tế về mặt ngoại giao.
Các quốc gia châu Á đúng là nên lo lắng. Nhưng họ chẳng thể làm được điều gì ngoại trừ chờ đợi kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11.
T.J.Pempel là giáo sư về Khoa học Chính trị tại Đại học California, Berkeley.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/29/nhung-dieu-chau-can-biet-ve-trump/#sthash.RbFKolHR.dpuf