Càng gần đến ngày khai mạc ĐH 12 của ĐCSVN trên mạng xã hội càng có nhiều những bài viết
được cho là của một số nhà “đại trí thức nhớn”, thường là tự phong đã viết liều
một cách rất kỳ quặc về CN Mác và cho rằng chủ thuyết này đã lỗi thời, khô cằn,
sai lầm và không khoa học… Những người này là ai? Theo như một người nào đó
nhận xét thì đó là những kẻ “húc đầu vào đá”, không
biết mình là ai, nghĩ rằng có thể đánh đổ được những lực lượng vật chất hoặc biểu tượng tinh thần lớn
lao hoặc vĩ nhân
của nhân loại.
Trong bài viết của mình, họ
đặc biệt lấy sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu làm minh
chứng để bôi nhọ C. Mác cùng chủ nghĩa của ông, cố tình lập luận sự sụp đổ này là vì tư tưởng khoa học của CN Mác-Lênin không còn tính thời đại, cố tình không hiểu sự sụp đổ
này là sự phá sản của một đường
lối sai lầm. (Bắt đầu từ sai lầm trong xây dựng đường lối
lãnh đạo của đảng cầm quyền ở những nước đó, đi chệch khỏi CN Mác-Lênin
chân chính, chẳng những quan liêu hóa, giáo điều, chủ quan, duy ý chí, mà còn là sự xét lại và phản bội CNXHKH; đồng thời bị những âm mưu, hoạt động chống phá thâm độc trong chiến lược "diễn biến hòa
bình" do chủ nghĩa đế quốc quốc tế sử dụng). Kẻ thù trong ngoài của các đảng CS ở những quốc gia đó đã lợi dụng triệt để những sai lầm trong đường lối,
những khiếm khuyết không được khắc phục kịp thời trong lãnh đạo, điều hành đất nước... để mua chuộc, kích động và cổ
vũ những phần tử cơ hội bên trong, khuyến khích những hành động phản cách mạng
bên ngoài lật đổ
chính quyền nhân dân lập nên những chính quyền thân phương Tây. Và kẻ
thù của CNXH đổ tội tất cả điều đó cho C. Mác, cho chủ
nghĩa Mác-Lênin (!).
Và bây giờ, qua hơn một thế kỷ
liệu CN Mác - Lênin có phải là chủ thuyết khô cằn, sai lầm, lỗi thời và không
khoa học?!! Để giúp cho những người có lòng dạ hẹp
hòi, mang nhiều mặc cảm và thiên
kiến về Các Mác có
câu trả lời chính xác, xin giới
thiệu một vài nhận định của những nhà khoa học lớn nói về Mác và chủ thuyết của ông
(*) Tại Điếu văn đọc trước mộ Mác, Ăng-ghen (F.Engels) đã khẳng định: "nhà
tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ,
ông ngủ thiếp đi thanh thản trên chiếc ghế bành – nhưng là giấc ngủ ngàn
thu", “con người đó ra đi là một tổn thất lớn không sao lường trước được… rồi đây người ta sẽ cảm thấy trổng vắng do sự qua
đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra."
(*) Giáo sư triết học Andreas Arndt
trả lời cuộc phỏng vấn trên đài "Deutschlandradio Kultur" ngày 20/11/2014 sau 25 năm ngày sụp đổ của bức tường Berlin: "Hiện
nay như anh biết, bộ tác phẩm Marx - Engels toàn tập hiện đang được xuất bản
với rất nhiều nội dung mới quan trọng. Cuốn "Tư bản luận" cùng với
các bản thảo trước đó được xuất bản khiến cho chúng ta thấy rõ thông tin
Friedrich Engels muốn chuyển tới, rất thông minh. Bên cạnh đó là các bản thảo
của Marx cho thấy sự hình thành rõ của tác phẩm ra sao mà nếu tiếp cận chúng ta
sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác" và "Mối quan
tâm tới các tác phẩm đó đã từng tồn tại và mãi luôn như vậy. Tôi nói ví dụ như
25 năm trước trong trường đại học "Freien Universität Berlin" tôi
từng có bài giảng về Marx, tức là vào đúng thời điểm đông Đức sụp đổ. Khi ấy có
rất nhiều sinh viên từ đông Đức qua, đầu tiên chỉ là để biết người phương tây
nghĩ gì về Marx. Thời kỳ sau đó là thời Marx có vẻ không còn hợp thời và sinh
viên gần như không quan tâm tới. Nhưng tới khi kinh tế lâm vào khủng hoảng thì
mối quan tâm về Marx trở lại. Ví dụ như trong một khóa học tôi có giảng về cuốn
thứ ba của Marx, nếu người đọc hiểu thì nội dung có thể giúp người ta hiểu rõ
về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Kể từ khi khủng hoảng tài chính sinh
viên quan tâm nhiều hơn tới Marx. Hàng ngày họ tới giảng đường với những bài
báo của các tờ như Handelsblatt, Tagesspiegel,... và trao đổi, cái này đúng,
cái kia không và quan điểm của Marx ra sao. Mối quan tâm về Marx được khẳng
định qua một sự kiện khác cách đây hai năm: Khi ấy trường đại học Humboldt đã
tổ chức hội nghị quốc tế về Karl Marx lớn nhất. Người đứng ra tổ chức là đồng
nghiệp của tôi, bà Rahel Jaeggi và hội trường không còn một chỗ nào trống tới
mức người ta không thể vào được bên trong. Có thể nói người ta quan tâm tới
Marx ngày một nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Trong số những người
đó, theo tôi nghĩ chỉ có khoảng 20% là những người đảng cánh tả cũ, còn lại là
giới trẻ, quan tâm tới Marx.
(*) GS. TS Michel Vadée - nhà triết học, thành viên của Trung tâm nghiên cứu và tư liệu về
Hê-ghen và Mác thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp đã xuất bản
công trình: “Mác nhà tư tưởng của cái có thể” . Công trình này ra mắt bạn đọc năm 1992, vào thời
điểm ngay sau khi Liên Xô tan rã, chế độ XHCN ở Đông Âu sụp đổ. Trong công
trình này tác giả tự đặt cho mình một nhiệm vụ khoa học khiêm tốn - đọc lại
Mác, cố hiểu Mác và để làm việc đó ông phải dùng nhiều công sức để tra cứu,
trích dẫn. Michel
Vadée không đủ tự tin để đưa ra nhận định nào đó về tư tưởng của Mác mà chỉ
mong đưa ra một cách “đọc gần đúng đối với các tác phẩm của Mác”. Ông đã
than phiền rằng nhiều công trình viết về chủ nghĩa Mác đã coi thường việc dựa
vào các văn bản gốc.
(*) Ông Paul Veléry, người viết Dẫn luận cho
công trình “Mác nhà tư tưởng của cái có thể” viết: “Những gì Mác viết ra
không phải là dễ đọc, vì nó đòi hỏi một sự hiểu biết về một bối cảnh nói chung
đã biến mất: Nước Đức, nước Anh và nước Pháp cách đây 100 hay 150 năm! Có thể
nói một thế giới đã lùi xa”. Theo ông hiểu tư tưởng Mác - “một nhà
nghiên cứu và một người đấu tranh như Mác, không phải là bảo vệ sự nhất quán,
tính hệ thống, hay những chân lý vĩnh cửu của nó - điều đó là đủ đối với chủ
nghĩa giáo điều. Cũng không phải là tốt hơn nếu đặt nó vào một sự phê phán gay
gắt nhân cái mạo nhận là tính ưu việt do hậu thế mang lại hay do những sự kiện
mới lạ xảy ra”.
(*) Thomas L. Friman-người nhận 3 lần giải
thưởng Pulizer, tác giả cuốn “Thế giới phẳng” (The World is Flat- được bình chọn là “cuốn sách hay nhất trong năm” 2005
tại Mỹ, viết rằng: “Tôi…đã trò chuyện với nhà lý
thuyết chính trị nổi tiếng của Đại học Hardvard- giáo sư Michael.J.Sandel…
Sandel khiến tôi hơi giật mình rằng quá trình làm phẳng thế giới mà tôi mô tả
thực ra đã được C. Marx và F. Ăngghen đưa ra
lần đầu trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”… và “Marx
là một trong những người đầu tiên nhìn thấy khả năng thế giới trở thành một thị
trường toàn cầu…Marx là người chỉ trích mạnh mẽ nhất CNTB, song ông cũng là người phát hiện ra sức mạnh đáng sợ
của nó trong việc phá vỡ các rào cản và tạo ra một hệ thống sản xuất và tiêu
thụ tòan cầu…( không chỉ sản xuất vật chất mà sản xuất
tinh thần cũng được toàn cầu hóa Ông trích tiếp)…Những thành quả hoạt động tinh
thần của một dân tộc… trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc…từ những
nền văn học dân tộc …đang nẩy nở ra một nền văn học toàn thế giới”. Về vai trò
của hàng hóa, L. Friman tiếp tục trích
Marx: “ Giá rẻ của các sản phẩm của giai
cấp ấy (giai cấp tư sản) là trọng pháo bắn
thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những những người dã man bài
ngoại chấp nhận phương thức sản xuất tư
sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt…”.
(*) Theo htpp://vi.Wikipedia.org/wiki/KarlMacx: Năm 1999, Trường Đại học Cam-brit (Anh) công bố bình chọn nhà tư tưởng
số một thiên niên kỷ thứ 2, kết quả là C.Mác đứng đầu, A. Anh-xtanh – nhà khoa
học lớn, đứng thứ 2.
(*) Theo
thăm dò của tờ Tạp chí Spiegel (Đức), C.Mác được ưa chuộng một cách ngạc nhiên
– hơn 50% số người dân Đức nói rằng, “sự phê phán của C.Mác đối với chủ nghĩa
tư bản ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị”, và thậm chí hơn 56% cho rằng, “chủ
nghĩa xã hội là một tư tưởng hay nhưng thực hành tồi”; và C.Mác trong giới trẻ
còn nhận được sự đồng tình cao hơn nữa.
(*) Theo
http://ww.guardian.co.uk/politics/jul/17/comment.theo
bserverl, nhà tỷ phú đầu cơ chứng khoán G. Sô-rốt viết: “C. Mác và
Ph.Ăngghen đã cho một phân tích rất tốt về hệ thống tư bản từ cách đây 150
năm”.
(*) Tờ
The New Yorker (Mỹ) cũng cho rằng, các nhà kinh tế học hiện đại đang “bước theo
dấu chân của C.Mác mà họ không biết”, trong quá trình giải quyết các vấn đề mà
họ phải đối mặt.
(*) tờ
Tạp chí Newsweek (Mỹ), C.Mác “đã mổ xẻ cái hệ thống trục lợi này tốt hơn ai
hết… Như thể C.Mác đã đội mồ đứng dậy!”. Và thực tế đang chứng minh răng, chính
bản thân CNTB dù ở phương Đông hay phương Tây (từ Nhật Bản tới Tây Âu rồi Mỹ…)
cũng đã và đang vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm điều chỉnh, thích nghi để tồn
tại đó thôi.
133 năm sau khi Ông mất, nhân loại đánh giá ông là 1 trong 5 nhà kinh tế
có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại và top 25 nhà triết học vĩ đại nhất thế giới
từng sản sinh ra.(?) Và để cho những người viết láo về Mác có thêm thông tin
quan điểm của Mác về CNCS xin trích dẫn đoạn viết sau đây trong Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản, Mác viết: “Thay cho xã hội cũ với giai cấp và những đối kháng
giai cấp của nó thì một thể liên hợp xuất hiện, trong đó sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.