Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

CÓ PHẢI TRƯƠNG VĨNH KÝ BỊ OAN?




          Vừa qua trên dư luận ồn ào về chuyện ra mắt cuốn sách “Petrus Ký - nỗi oan thế kỷ” của Nguyễn Đình Đầu. Vậy Pterus Ký là ai và tại sao Nguyễn Đình Đầu lại viết cuốn sách trên nhằm minh oan cho cái gọi là “nỗi oan thế kỷ” của Pterus Ký? Lần lại lịch sử, Pterus Ký tên thật là Trương Vĩnh Ký (1837-1898), quê ở tỉnh Vĩnh Long. Wikipedia tiếng Việt trên Google, đã chỉ rõ cả cuộc đời, kể cả sau khi quan thầy Paul Bert chết, Trương Vĩnh Ký có mục đích duy nhất là cung cúc, tận tụy phục vụ cho chính sách đô hộ Việt Nam của thực dân Pháp. Chính Trương Vĩnh Ký, năm 1859 là người viết thư cho Trung tá Hải quân Jean Bernard Jaureguiberry, kêu gọi quân Pháp “nhanh chóng đánh đuổi quân nhà Nguyễn” để hỗ trợ các tín hữu Ki-tô giáo tại Việt Nam. Đặc biệt giai đoạn từ  1860- 1870, Trương Vĩnh Ký chạy lên Sài Gòn, được Giám mục người Pháp Dominique Lefèbre giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry. Năm 1862, Trương Vĩnh Ký vao dạy học ở trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) do thực dân Pháp thành lập và sau đó theo sứ thần Simo ra Huế bàn việc nghị hòa. Nhà Nguyễn phải chịu mất 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, điều này khiến nhiều người Việt căm phẫn và chỉ trích Pétrus Ký vì ông đã giúp Pháp thương thảo hiệp ước này,… Năm 1869, Sứ thần Tây Ban Nha sang Việt Nam nhằm ký thương ước với triều đình Huế. Sứ thần này đã xin Chính quyền Pháp ở Nam Kỳ cho phép Pétrus Ký đi theo giúp đỡ. Nhiệm vụ hoàn thành, năm 1872, Pétrus Ký được Pháp thăng chức Tri huyện hạng nhất, đồng thời được bổ làm Đốc học (Giám đốc) trường Sư phạm dạy người Pháp học tiếng phương Đông, kiêm chức thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn. Năm 1874, Pétrus Ký lãnh chức Giáo sư dạy chữ Việt và chữ Pháp cho người Pháp và người Tây Ban Nha tại trường Tham biện Hậu bổ (Collège des administrateurs stagiaires), rồi làm Chánh đốc học trường ấy, đồng thời lãnh chức Ủy viên thượng Hội đồng Giáo dục. Năm 1877, Ký trở thành và là hội viên duy nhất, đầu tiên người Nam, được cử làm Ủy viên Hội đồng cai trị Sài Gòn. Năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong danh hiệu Viện sĩ (Officier d'Académie). Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ, trong bối cảnh sau khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi làm cuộc binh biến chống Pháp thất bại. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ. Trong vai trò này, Pétrus Ký chủ trương An Nam không thể chống lại Pháp được, mà phải tuân theo họ, nhất là sau khi cuộc nổi dậy của vua Hàm Nghi thất bại. Pétrus Ký coi những người tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp chỉ là đám phiến loạn không hiểu thời cuộc. Trương Vĩnh Ký cho rằng: tinh thần ái quốc của họ chỉ là do sự hận thù đối với các con chiên Công giáo cộng tác với người Pháp và đề nghị Paul Bert cho huấn luyện và cấp vũ khí cho các đơn vị lính người Việt, dùng các đơn vị này để trấn áp các cuộc nổi dậy của phong trào Cần Vương. Đồng thời cũng cho rằng: về phương diện chính trị và kinh tế, nước Pháp là người đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa và tin rằng việc người Pháp tấn công Việt Nam là một sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó, và người Pháp với tư cách là chủ nhân, cần giảng dạy người An Nam những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo người An Nam.
Pétrus Ký đề ra nhiều chính sách có lợi cho Pháp, nên Paul Bert cho rằng sẽ rất có lợi cho Pháp nếu giữ Pétrus Ký làm việc lâu dài ở triều đình nhà Nguyễn. Nhưng ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết. Mất người bảo hộ, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân Pháp không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách... Cuối đoeì, mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức nhỏ, nhưng Pétrus Ký vẫn bị những người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch Giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Khi trước, lúc còn được người Pháp ưu ái, những sách của Pétrus Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hắt hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ. Năm 1887, ông nghỉ hưu. Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888-1889). Cũng trong năm này, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp. Sống trong hoàn cảnh buồn bã, ông bệnh hoạn luôn. Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898”.
Như vậy, cả cuộc đời của Trương Vĩnh Ký và theo Pháp, phục vụ cho mưu đồ đô hộ, đồng hóa dân tộc Việt Nam. Trương Vĩnh Ký chính là kẻ đã phản bội lại lợi ích độc lập, tư do, thống của dân tộc Việt Nam. Một con người như thế, không thể: “Tuy hợp tác với Pháp nhưng vẫn giữ tinh thần quốc gia, tức tinh thần yêu nước, lúc đó là trung thân, ái quốc. Vì thấm nhuần tinh thần Thiên Chúa Giáo và tây phương nên thấm đẫm tinh thần dân chủ, nhưng vẫn giữ được cốt cách Việt Nam”(!) Thế mà có những kẻ âm mưu “sơn phết” hòng chứng minh rằng Trương Vĩnh Ký yêu nước. Và rồi khi cuốn sách của Nguyễn Đình Đầu bị đình lại,  thì Tuấn Khanh lại cho rằng đó là vì “ai đó” đã “ra lệnh miệng”, hay nhưng cá nhân như: Chu Hảo, Nguyễn Nhã,... lại lên án việc một số người “kiên trì bài bác đến mức thóa mạ Trương Vĩnh Ký”.
Việc cấm ra mắt, xuất bát bản cuốn sách nói trên của Nguyễn Đình Đầu là hoàn toàn chính xác, góp phần gữi gìn sự thật lịch sử, bầu không khí văn hóa lành mạnh của nước nhà.


MANG TÊN THIỆN Ý, CHẲNG Ý VÀ THIỆN CHÚT NÀO

                                            @ Minh Quân

          Vừa qua, Thiện Ý có viết bài trên blog của VOA có tựa đề: “Đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi Quốc hội của đảng’ thành ‘Quốc hội của dân”.
          Xem qua bài viết tưởng rằng có điều gì mới, hó ra vẫn là một giọng điệu hằn học với đất nước, với tổ tiên, với chế độ hiện hành của nước Việt ta.
          Nói vậy, bởi Thiện Ý cho rằng: Cuộc nội chiến Quốc - Cộng tại Việt Nam đã kết thúc 41 năm (1975-2016), đã đến lúc Việt Nam cần chuyển đổi “Quốc hội của đảng” thành “Quốc hội của nhân dân”(!) Đâu phải vậy! Nói thế là láo.
          Trước hết, từ năm 1954 đến 1975 chẳng có cái gọi là: Cuộc nội chiến Quốc - Cộng tại Việt Nam, mà đó là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là sự thật lịch sử, không chỉ người Việt ta thấy rõ mà bạn bè năm châu đều thấy rõ. Chỉ những kẻ sống “tằm gửi”, thích làm kiếp nô lệ mới không thấy.Thời gian này, Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có một quyết tâm duy nhất là: Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào; giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để làm đượ điều này và nhân dân Việt Nam (đã làm được - làm được một cách văn minh, kẻ thù phải thừa nhận) đã đỏ xuống chiến trường biết bao xương máu. Sự cống hiến của các anh hùng, liệt  sĩ đã để cho đất nước Việt Nam hôm nay thực sự đàng hoàng hơn, to đẹp hớn. Đó là hiện thực khách quan, chẳng thế lực nào, ai đó có thể bác bỏ được. Từ năm 1975 đến nay, đất Việt còn chịu biết bao đau thương do kẻ thua trận - đế quốc Mỹ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận và sự lăm le xâm chiếm của các thế lực cường quyền - nhưng vượt qua tất cả mọi hy sinh, gian khổ, Đất Việt ta vẫn mang hòa khí Đông A để đánh tan bè lũ diệt chủng Pôn-pốt và thế lực bành trướng phương Bắc để gữi yên bờ cõi. Đặc biệt, sau hơn 30 năm đổi mới, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã từ một nước nông nghiệp nghèo, thu nhập bình quân đầu người khoảng 300 đô la Mỹ) trở thành một nước thu nhập trung bình, tăng trường GDP hằng năm khoảng trên 6,5%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.200 đô la/người/năm; có quan hệ hữu nghị, đối ngoại, đầu tư, phát triển với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các cường quốc trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam không chỉ là thành viên, mà còn là thành viên tích cực, có trách nhiệm với các tổ chức lớn, có uy tin trên thế giới. Hiện nay, đất nước Việt Nam có sự ổn định vững chắc về chính trị, xã hội, có nền kinh tế phát triển năng động, sáng tạo của dân, vì dân, do dân. Có được những điều trên, là do Đảng Cộng sản Việt Nam có đường lối, chủ trương đúng đắn, Nhà nước Việt Nam có sự điều hành, quản lý một cách khoa học, hiệu quả, trong đó có sự gám sát, phản biện tích cực của nhân dân thông qua đại biểu của mình ở Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội Việt Nam là của dân, do dân, vì dân.
          Trên thực tế, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn trân trong các ý kiến đóng góp, phản biện của nhân dân trên mọi lĩnh vực, tất nhiên đó phải là những đóng góp, phản biện có tâm, có tầm, có trách nhiệm, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tức phải là có thiện ý vì sự phát triển bền vững của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Còn những ý kiến lạc lõng, nhằm gây rối loạn chính trị, xã hội, phục vụ cho mưu đồ xấu, mưu toan cõng rắn, cắn gà nhà, trong đó có ý kiến của Thiện Ý thì nhất thiết phải bác bỏ.
Nói Thiện Ý, mà chẳng có ý và thiện chút nào là như vậy. và như thế nhất thiết phải lên án, bác bỏ.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

“NHẦM LẪN”

Nhọ” hóa Hiến pháp là bài viết của Trân Văn trên VOA tiếng Việt, ngày 03-6-2017, cho rằng: “Hiến pháp Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam khng đnh: “Mi người bình đng trước pháp lut, không phân bit đi x trong đi sng chính tr, dân s, kinh tế, văn hóa, xã hi” nhưng đó là… hiến đnh (Điu 16, Hiến pháp 2013). Thc tế thì còn… lâu!”. Ông ta dẫn ra 02 câu chuyện, đánh đồng nó để chứng minh cho kết luận trên. Tác giả đã “nhầm lẫn” dẫn đến đánh đồng 02 sự việc: bổ sung “phạm tội đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước” vào các điều 155 (làm nhục người khác), 156 (vu khống), khi đại biểu Quốc hội Đi tá Nguyn Th Xuân, Phó Giám đc Công an tnh Đk Lk, đề nghị như trên vào sáng 24-5, trong tho lun v vic sa đổi, bổ sung Bộ lut Hình s 2015. Cần thấy rằng, việc bổ sung thêm nội dung trên vào các điều 155 (làm nhục người khác), 156 (vu khống) Bộ luật Hình sự năm 2015 lần này là có cơ sở. Bởi hai lý do sau:
          Thứ nhất, như đại biểu Nguyn Th Xuân đề cập là hành vi bôi nh làm mt uy tín, xúc phm danh d “lãnh đo Đng, Nhà nước”, đang ngày càng gia tăng. Điều này không hiếm thấy khi vào các trang mạng “lề trái” bạn đọc có thể thấy rất nhiều, nên xin miễn dẫn chứng.
          Thứ hai, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, rộng hơn là đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết họ là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Trên một bình diện khác, những người đứng đầu đại diện cho một tổ chức nhất định từ địa phương đến ban, bộ, ngành ở Trung ương và đại diện cho quốc gia - dân tộc mà danh dự, uy tín của các tổ chức, quốc gia - dân tộc mà họ đại diện đều gắn liền với danh dự, uy tín của cá nhân người ấy. Vì thế, hành vi bôi nh làm mt uy tín, xúc phm danh d “lãnh đo Đng, Nhà nước”, cán bộ các cấp cần đưa vào luật là không phải để bảo vệ cá nhân người đứng đầu mà là để bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức, quốc gia - dân tộc mà họ đại diện. Đây là điểm khác với công dân khác, cần lưu ý.
          Thực tế cho thấy, tổng thống của một đất nước nào đó mà người ta bảo vệ không phải bảo vệ cá nhân người đó mà bảo vệ danh dự, uy tín chức danh tổng thống của nước đó. Vì thế, luật pháp của nước đó và của cộng đồng quốc tế đều phải tôn trọng. Việt Nam không phải ngoại lệ!
          Với hai lý do cơ bản trên cho thấy, ý kiến của đại biểu Nguyn Th Xuân là có cơ sở, cần phải hiểu cho đúng.
          Vì thế, không đồng nhất ý kiến của đại biểu Nguyn Th Xuân với việc đấu tranh với một số cán bộ, đảng viên như bài viết cho là “không bôi cũng đã nh”. Về vấn đề này, để khẳng định ai đó “không bôi cũng đã nh” cần phải có sự điều tra, xác minh, kết luận; chưa điều tra, xác minh mà đã kết luận là họ vi phạm pháp luật là võ đoán, là mắc tội “bôi nhọ”. Nhận xét, đánh giá về một con người phải rất thận trọng là vì thế. Hiện nay, Đảng, Nhà nước đang tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) nhằm đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy của mình. Những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng đều bị lên án và khuyến khích báo chí, nhân dân tố cáo, đưa họ ra trước pháp luật. Những trường hợp đó không phải người khác bôi nhọ họ mà tự họ làm nhọ mình, nhưng lại che đậy tinh vi, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng để loại bỏ con sâu mọt đó ra khỏi bộ máy, chứ có pháp luật nào bảo vệ đâu mà bạn Trân Văn “nhầm lẫn”. Quá trình đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực do họ đang có chức quyền, nên rất có thể người ta sử dụng chức quyền ấy vào bảo vệ việc làm sai của mình. Thế là vi phạm chồng vi phạm. Điều đó đặt ra và đòi hỏi những người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực phải bản lĩnh, không khuất phục trước quyền uy. Đồng thời, không lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực để có hành vi bôi nh làm mt uy tín, xúc phm danh dự của người khác, nhất là người đứng đầu tổ chức nào đó. Vì như thế, chính người đi tố cáo đã vi phạm pháp luật. Cho nên, không phải “Hiến pháp, lut pháp được son, ban hành, áp dng vi toàn dân, lãnh đo là ngoi lệ” như bạn Trân Văn “nhầm lẫn”.

 @   Nguyễn Văn