Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

TRẢ GIÁ ĐỐI NGOẠI ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỐI NỘI BÀI TOÁN TẤT YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN.



Hai hôm nay mạng xã hội nóng rừng rực. Tin Trịnh Xuân Thanh về đầu thú chưa kịp nguội thì bây giờ lại nóng lên với hàng loạt trích dẫn các bài báo, các trang mạng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Đức, về việc họ phản kháng và cho rằng lực lượng An ninh Việt Nam đã “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh trên đất nước họ. Nhiều người tải hình ảnh, trích dẫn một vài mẩu tin rồi để đấy, có người bình luận vu vơ vài câu không đầu, không cuối.
Với tôi, điều này không hề bất ngờ, bởi biết rằng để bắt được Trịnh Xuân Thanh là vấn đề không dễ và Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cũng thừa biết những vấn đề phức tạp sẽ xảy ra sau khi bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức. Nếu đúng như báo chí Đức đưa tin là Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thì cũng không có giải pháp nào tốt hơn là phải chịu trả giá về mặt đối ngoại để giải quyết vấn đề đối nội.
Năm 2016, sau khi phanh phui chân tướng Trịnh Xuân Thanh, đã dần hé lộ ra cả một mạng lưới tham những có mối quan hệ chằng chịt và chi phối lẫn nhau. Vụ việc đang điều tra và cũng đang dừng lại ở việc xử lý về mặt đảng, về hành chính thì Trịnh Xuân Thanh chạy ra nước ngoài. Điều ranh mãnh là Trịnh Xuân Thanh chạy sang Cộng hòa Liên bang Đức - Quốc gia chưa ký kết hợp tác về tư pháp, về điều tra và dẫn độ. Vì thế việc bắt Trịnh Xuân Thanh không dễ chút nào. Vào thời điểm đấy dư luận trong nước đặt ra nhiều câu hỏi: Liệu có ai đó mở đường cho việc đào thoát của Trịnh Xuân Thanh? Thậm chí nghi ngờ cả lực lượng Công an: Tại Công an không muốn bắt chứ ở đâu chả bắt được?.v.v… Không chỉ là dư luận mà các câu hỏi đó được đặt ra trong các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo cấp cao và cả trên diễn đàn Quốc Hội.
Hơn nữa, tuy xác định được Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến nhiều người, thậm chí có những người đang giữ vị trí cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhưng tính chất, mức độ mối quan hệ đó tới đâu? Trách nhiệm của từng người trong đường dây tham những và ván cờ chính trị của họ thế nào thì chưa có lời giải đáp???. Chính vì vậy, công tác điều tra xử lý không triệt để, không đúng với tính chất của vụ việc. Một số cá nhân đã xử lý cũng chỉ về mặt đảng, về mặt hành chính như là cách chức, thuyên chuyển vị trí công tác, thậm chí là cách cái “nguyên Bộ trưởng”.. mà khó có bằng chứng để xử lý hình sự. Vì thế ba vấn đề được đặt ra:
-Một là: không bắt được Trịnh Xuân Thanh thì nhân dân không tin tưởng vào lực lượng Công an và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Hai là: Không xử lý triệt để đúng người, đúng tội, đúng pháp luật các đối tượng tham nhũng thì nhân dân cũng không tin vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo.
- Ba là: Nếu không “đánh rắn dập đầu” thì bọn tham nhũng sẽ phản đòn và tiếp tục ngóc đầu dậy chống đối quyết liệt hơn.
Từ ba vấn đề trên đã đặt ra mục tiêu phải bằng mọi cách đưa Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam nhằm phục vụ công tác điều tra và giải quyết khủng hoảng niềm tin.
Tôi tin rằng, thời gian một năm qua lực lương Công an Việt Nam đã tìm hiểu luật pháp và thông lệ Quốc tế để vận vận dụng. Đồng thời triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ như thông qua gia đình, bạn bè tác động để Thanh về đầu thú; câu nhử Thanh ra khỏi tổ kén để bắt.v.v… Trong đó các bài toán nghiệp vụ đã được tính toán đi kèm với các giải pháp ngoại giao cần thiết.
Chính vì thế, khi có tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú nhiều người đã đặt câu hỏi: tại sao Trịnh Xuân Thanh giống như Tôn Ngộ Không vậy muốn ra nước ngoài thì ra, muốn bay về đầu thú thì về? Hoặc họ lờ mờ nghĩ đến chuyện “bắt cóc” tại sao lại phải gọi là “đầu thú”? Thực ra “bắt cóc” hay “đầu thú” không quan trọng, mà quan trọng là có con người Trịnh Xuân Thanh tại Việt Nam - một mắt xích quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Nếu phía Đức đưa ra những cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” cũng chẳng qua họ muốn thể hiện uy quyền và sự nghiêm minh của bộ máy tư pháp của họ mà thôi. Bởi Trịnh Xuân Thanh không phải là biểu tượng về “tự do dân chủ”, “nhân quyển”, hay một nhà hoạt động về tư tưởng, chính trị. Còn họ bảo hộ cho một kẻ tham nhũng thì họ cũng chẳng tốt lành gì.
Cũng có thể có một thế lực nào đó đang lo sợ hoặc không muốn chúng ta yên ổn, không muốn bộ máy của Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh, toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí mà lấy con bài Trịnh Xuân Thanh trong việc che chắn cho bọn tham nhũng.
Thời gian gần đây, trước chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họ đã bày tỏ một số vấn đề quan ngại chung quanh việc ta bắt một số đối tượng chống đối, nay cộng thêm vụ Trịnh Xuân Thanh trở thành vấn đề bất đồng ngoại giao.
Họ đòi hỏi phải trả Trịnh Xuân Thanh về Đức ư? Phi lý. Vì Trịnh Xuân Thanh chưa phải là công dân Đức. Nếu Đức thiết tha có được một quan chức tham nhũng để làm tấm gương cho quan chức họ thì đợi đấy! Khi Thanh đã khai báo đầy đủ, hoàn nộp đầy đủ những thất thoát và chấp hành đầy đủ sự trừng phạt theo pháp luật Việt Nam rồi họ muốn rước về cũng được.
Tôi nghĩ rằng đó chỉ là cái cớ để họ làm khó những vấn đề khác mà thôi. Sẽ vất vả cho các bác Bộ Ngoại giao phải vào cuộc và giải quyết những bất đồng giữa hai nước trên tinh thần xây dựng.
Huy Toàn 03/8/2017
TB: Có những vấn đề thuộc về nghiệp vụ riêng của ngành Công an không được phép tiết lộ, hoặc không được tìm hiểu sâu. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên chia sẻ 1 chiều báo chí nước ngoài mà không thể hiện chính kiến của mình; không đặt vụ việc trong tổng thể của cuộc chiến chống tham nhũng đầy cam go thử thách thì chỉ làm cho dư luận mất phương hướng..... và FB của bạn bị chặn là điều dễ hiểu.
https://www.facebook.com/huytoan.nguyen.10/posts/1247574048703175

Góc nhìn về Đồng Tâm...



Đối với tôi trên đời khó nhất là tự tay viết về một vấn đề nào đó mà lột tả, khai thác được hết những khía cạnh để người khác đồng cảm, chia sẻ, tâm đắc và có thể làm theo. Tôi cũng biết rằng viết không dễ chút nào. Hồi còn đi học phần đông học sinh như tôi đều thấy môn văn khó thật, không phải ai cũng viết được, viết cho ra viết, lột tả được những điều của cuộc sống. Phải thừa nhận có sự việc theo tôi cũng “rất bình thường” nhưng vào tay những cây bút có hạng, họ tạo nên một bức tranh sinh động nhiều màu sắc mang hơi thở cuộc sống đầy thú vi. Ở họ có cái nhìn khách quan, công tâm và được khai thác tỷ mỉ, cân nhắc kỹ lưỡng từ câu viết làm cho người đọc bị lôi cuốn đến lạ kỳ, thông tin ấy có tính lan tỏa ghê gớm, được công chúng đón nhận nhiệt tình, chính điều đó góp thêm tiếng nói định hướng xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, hướng tới cái đẹp. Nhưng trên thực tế, không phải đơn thuần chỉ như vây, có người viết ra không vì cái chung, không mang tính xây dựng mà mang nặng vụ lợi cá nhân với những lý do khác nhau hòng thỏa mãn dục vọng tầm thường nên họ chỉ thiên về hư cấu, nhào nặn thông tin đến khó tin, làm cho một bộ phận công chúng bị mù mờ nhìn nhận không rõ đúng sai, thật giả lẫn lộn. Mới gần đây thôi trên trang “danlambao” đăng tải bài viết của tác giả Bùi Quang Vơm (Danlambao) với tựa đề “Xử lý Đồng Tâm phản ánh bản chất của chế độ”.
          Thoạt đầu khi đọc bài viết tác giả cũng gây cho tôi nhiều xáo trộn trong nhận thức, không biết thực - hư sự việc thế nào?. Sự tò mò thôi thúc tôi tìm thông tin qua nhiều kênh để tự mình đánh giá kiểm chứng về vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức. Trong bài báo Bùi Quang Vơm đã viết Chính quyền sẽ bất chấp thiện chí của người dân. Việc bắt giữ những nhân viên thuộc Cảnh sát Cơ Động và một số các phần tử thuộc chính quyền địa phương, chỉ là kết quả của sự hoang mang, hoảng sợ bị đàn áp và nguyện vọng của dân sẽ không được chính quyền tôn trọng và lắng nghe. Đó một mặt là do uy tín cuả các viên chức đại diện chính quyền không có, mặt khác là niềm tin vào sự công minh của pháp luật đã không còn”. Qua bằng từng ấy ngày tôi cũng như người dân cả đất nước này, nhất là người dân ở Làng Hoành, Đồng Tâm đâu thấy sự đàn áp nào từ phía chính quyền… Giải quyết sự việc  khi cao trào của người dân ở đó đang “nóng” lên như vậy, lực lượng chức năng, chính quyền phải đưa ra “biện pháp hiệu quả” có tình, có lý, hơn nữa đây là nhân dân của mình... nên sự “chậm chễ” như một số dư luận bình trên mạng cũng là nhẽ thường. Nhưng điều đáng quan tâm ở đây chính là sáng nay 22/4 Chủ tịch UBNDHN đã trực tiếp đến gặp và đối thoại với người dân Đồng Tâm. Sau khi lắng nghe ý kiến của người dân, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố nói: "Với tư cách cá nhân cũng như đại diện cho các cơ quan của thành phố, tôi chia sẻ với nỗi bức xúc của bà con, băn khoăn của bà con trình bày tại hội nghị, cũng như những băn khoăn chưa có dịp trình bày". Đúng là  “Lòng tốt không chỉ là hành động. Nó là thái độ, biểu cảm, cái nhìn, sự tiếp xúc. Nó là mọi thứ làm người khác ấm lòng”. Thái độ cầu thị, ánh mắt, nụ cười của ông Chung đã làm cho người Dân Đồng Tâm ấm lòng...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bắt tay người dân xã Đồng Tâm

 Ông Chung nói đã ghi chép rất đầy đủ các bức xúc của 9 người phát biểu nêu lên 21 vấn đề và thay mặt cho đoàn công tác nêu từng vấn đề. Về kiến nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự, ông Chung ghi nhận ý kiến bà con về các bức xúc. "Tôi từng làm điều tra, từng làm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, giám đốc công an thành phố, hôm nay tôi về với tư cách chủ tịch TP. Tôi ghi nhận việc làm của bà con là từ bức xúc đất đai, từ việc bắt giữ người không công bố lệnh, không mặc trang phục, bắt đưa lên ô tô. Tôi tin đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Luật pháp có quy định thành khẩn, khắc phục hậu quả, tôi tin bà con sẽ được giảm nhẹ".… Thực – hư về Đồng Tân trong tôi đã được rõ ràng. Ấy vậy mà Bùi Quang Vơm lại xiên xẹo đến lạ kỳ, đẫn dắt người đọc như đúng rồi. Tôi chợt liện tưởng tới câu nói đầy ý nghĩa của ai đó “Đừng bận tâm về những điều người ta nói xấu sau lưng bạn, vì họ là những người chỉ bới móc sai lầm trong đời bạn thay vì lo sửa sai lỗi lầm của chính mình!”. Không hiểu vào thời điểm này tâm trạng  Bùi Quang Vơm thế nào? đúng là “lưới không xương nhiều đường lắt léo”. Nghĩa khí cao đẹp của con người Việt Nam một lần nữa lại được phát huy để nhìn thẳng vào sự thật, người có lỗi phải biết nhận lỗi, ngay người dân Đồng tâm cũng nhận ra vấn đề, Ông Bùi Văn Kỷ đại diện  thôn Hoành nói mong muốn mọi người thông cảm "Chúng tôi thừa nhận giữ người như thế là sai, nhưng nó xuất phát từ cái sai về việc cứ khẳng định 59ha đất người dân sản xuất là đất quốc phòng. Loa xã cứ ra rả phát đi cái nội dung đó khiến người dân bức xúc". Đúng là “Lạc đường không đáng sợ, đáng sợ nhất là không biết mình muốn đi đâu. Một khi đã quyết tâm đi tới cùng, thì hướng nào rồi cũng tới đích.” ... Chủ tịch Hà Nội ghi nhận việc bà con lo cơm ăn, nước uống cho các cán bộ chiến sĩ bị giữ. Ông mong muốn bà con sống và làm việc theo đúng khẩu hiệu căng tại đồng Sênh: "Sống và làm việc theo pháp luật". Thành phố đã quyết định thanh tra toàn diện khu đất này và cam kết đúng 45 ngày sẽ ra kết luận. "Cả thanh tra và tôi sẽ về đây đọc dự thảo kết luận, bà con đồng ý sẽ ký kết luận. Tôi cũng đã mời Thanh tra Chính phủ, đoàn đại biểu Quốc hội,... cùng tham gia thanh tra. Tôi cam kết làm công tâm việc này, công minh việc này", ông Chung hứa với người dân...
Viết đến đây, tôi ngẫm ra rằng sức mạnh dân tộc bị suy yếu chỉ có lợi cho những người muốn thấy một nước Việt Nam yếu và chia rẽ. Đó chưa kể một số kẻ mưu toan “đục nước béo cò”, lợi dụng sự nhiệt huyết của nhân dân để phục vụ cho những toan tính riêng của họ. Trước những vấn đề “nóng” như ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội mỗi người dân chúng ta cần phải thực sự tỉnh táo, cân nhắc đúng –sai, tôi tin rằng lẽ phải luôn được bảo vệ, công lý sẽ đươc thực hiện một cách nghiêm khắc với tất cả những ai vi phạm pháp luật. Vậy nên, chúng ta phải thấy rằng, “nước nóng không chữa được bỏng mặt”. Để có kết quả thì phải điều tra, làm rõ nguyên nhân, tìm rõ căn nguyên, nhất là cán bộ làm sai thì phải nhận tội và phải chịu sự trừng trị của pháp luật. Vậy nên đâu phải như nhà “tiên tri” Bùi Văn Vơm vội võ đoán “6000 người dân xã Đồng Tâm rồi cũng sẽ như tất cả mọi người dân nghèo khổ bị tước đoạt nguồn sống khác, lần lượt sẽ bị chế độ kết án và bỏ tù. Nhưng nếu chính quyền không thể bỏ tù hết cả gần 50 triệu nông dân, thì không có con đường nào khác là chế độ phải được thay đổi”. Khi Chủ Tịch UBND thành phố Hà Nội về đối thoại với người dân Đồng Tâm đã xua đi tất cả những “nghi ngờ” của dư luận xã hội trong nhân dân như tôi. Đúng là “Lời nói đâu mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” phải không các bạn.
@ Trung Thành

Nhân cách hay là sự dối trá


                                                     @ Hoàng Long

 

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có gia cảnh khác nhau, tự lựa chọn cho mình một công việc cụ thể nào đó để mưu sinh. Thực ra công việc nào cũng đáng trân trọng, nếu như việc ấy không không gây phương hại đến ai, miễn sao nghề ấy hợp pháp, hợp chuẩn mực đạo đức, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội… Nhưng đâu phải đơn thuần như vậy, trong xã hội hiện nay đang xuất hiện một nhóm người “tự xung” là ông nọ, bà kia, cho mình có quyền phán xét người khác, châm biếm mỉa mai không tiếc lời. Biểu hiện đó đang đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, chỉ vì họ bất chấp tất cả để trục lợi cho bản thân mà  không từ một thủ đoạn nào. Hiện tượng đó đang “rộ lên” trên các trang mạng xã hội với nhiều bài viết với các chủ đề khác nhau. Mấy ngày qua cư dân mạng lại rộ lên bàn tán xôn xao về bài viết của tác giả Huỳnh Ngọc Chênh với tựa đề “Nghề Đảng”.

Qua đọc bài viết, tôi xin trao đổi cùng tác giả đôi dòng suy nghĩ từ hiện thực cuốc sống đang diễn ra trên đất nước ta để thấy rõ thực - hư của vấn đề mà tác giả đề cập. Với tôi huỳnh Ngọc Chênh là ai? đang làm gì? Sinh sống ở đâu không rõ, nhưng sự thật rõ ràng nhất qua đọc bài viết của tác giả không phải chỉ riêng tôi, chắc có lẽ mọi người ai cũng có thể phác họa được con người thực của tác giả. Bởi vì tâm tính, cốt cách được bộc lộ qua những con chữ với cách viết dẫn người đọc vào mớ thông tin thiếu tính xác thực đến mức thô thiển bằng biểu lộ theo ý nghĩ chủ quan của chính mình để đưa ra phán xét chì chiết lăng mạ như đúng rồi “lái xe lên viện phó khoa học, tạp vụ lên trưởng phòng, hoạn lợn, đón củi, y tá lên tổng bí thư, thủ tướng ..vv...vv...  Thật ra mọi người đang chế diễu cái sự vươn lên không minh bạch và thiếu thực chất đó thôi”. Thưa tác giả, trên thực tế nhiều người có khả năng nhưng vào thời điểm, hoàn cảnh cụ thể của những con người ấy lúc đó họ không có điều kiện để học tập vươn lên mà phải vất vả mưu sinh cho bản thân gia đình, nhất là họ phải cống hiến huy sinh cả một thời trai trẻ cho đất nước, dân tộc. Nhưng ở họ luôn có khát khoa cháy bỏng vươn lên, sự tích lũy ở thực tiễn đường đời, cuộc sống đã cho họ nhiều bài học mà không có sách vở nào lột tả được. Có lẽ tác giả đồng ý với tôi điều đó, trên thực tế có những kẻ bằng cấp cao trong học thuật về một lĩnh vực nào đó nhưng luôn luôn tự cao, tự đắc cho mình hơn người, không chịu học hỏi tích lũy từ đồng nghiệp, vận dụng từ thực tiễn nên không thành công, dẫn tới ghen ghét, đố kỵ với người khác. Thưa tác giả kiến thức chuyên môn chỉ là một khía cách, hơn nữa thường xuyên phải được tích lũy trong thực tiễn. Do đó chúng ta không tự ty mặc cảm với xuất thân của chính mình, xã hội này luôn giang tay rộng mở tạo cơ hội cho tất cả mọi người biết cố gắng vươn lên. Sự mỉa mai của tác giả, hằn học với chính mình, chì chiết sự thành công đối với người khác đâu đúng với quy luật cuộc sống, bởi cơ hội luôn đến với mọi người là như nhau, chỉ có điều chúng ta có biết tận dụng cơ hội đấy hay không. Vậy nên sự thành công của ai đó nếu xuất phát điểm ban đầu tác giả cho là thấp cũng là điều hết sức bình thường. Nhưng đâu phải chỉ hằn học, sự tráo trở và đích ngắm của tác giả chính là đang nhắm vào tổ chức Đảng mà tác giả giã tâm dẫn dắt người đọc vào cái đích cuối cùng là đây, để không úp mở thẳng thừng cho rằng “Nói thẳng ra, tất cả những người xuất thân từ các nghề kể trên nếu không có đảng thì cũng khó mà thăng tiến hoặc giàu có nhanh như vậy. Đảng đẻ ra cơ chế thăng tiến kiểu đảng nên ai hành nghề đảng đều có sự thuận lợi tuyệt đối so với người không có nghề đảng”. Đúng là sự ngụy biện một cách vô lối, thiếu căn cứ thực tiễn, bởi trong xã hội ta hiện nay dù người trong Đảng hay người ngoài Đảng thì cơ hội thành công vươn lên làm giàu là như nhau. Nói không đâu xa tại vùng quê nghèo của tôi trước đây thôi, nhưng bây giờ khác xưa rồi người dân biết xản xuất nông nghiệp hàng hóa để làm giàu chính đáng chứ đâu phải “nghề Đảng” mới giàu có, “há miệng chờ sung”, “ngồi mát ăn bát vàng” như tác giả đang lầm tưởng.

 Trong sự phát triển của mỗi quốc gia, để thành công thì dân tộc nào cũng mong muốn có nền chính trị ổn định, kinh tế- xã hội phát triển. Nhất là sự ủng hộ, đồng lòng của mỗi người dân chúng ta vì cái chung mà cố gắng vươn lên xây dựng gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc, góp sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Mỗi người dân cần tỉnh táo trước những lời lẽ “đường mật” gieo dắt sự hoài nghi với Đảng, Nhà nước của Huỳnh Ngọc Chênh và một số người đang làm hiện nay chính cũng là góp phần vào ổn định xã hội.


Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Trải lòng từ bài viết của Nguyễn Bá Chổi




                                                              @  Trung Dũng
Cuộc đời của mỗi con người chẳng ai giống ai, nó như những được đồ họa được vẽ ra trong không gian theo những đường riêng biệt, sự thành công hay thất bại trong đường đời theo tôi thường phụ thuộc hai yếu tố cơ bản: Sự nỗ lực cố gắng của bản thân và sự ảnh hưởng tác động từ môi trường bên ngoài mang tới, nếu hiểu theo nghĩa dân gian mà chúng ta thường gọi là “số phận”. Sinh ra lớn lên và trưởng thành có người thiên về lĩnh vực này, người lại thiên về lĩnh vực khác. Tâm tính của mỗi người cũng có những nét khác biệt cơ bản, nhưng “phần nhiều do giáo dục mà nên” điểm này ai cũng phải thừa nhận rằng nó phụ thuộc vào ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Xét đến cùng rất đúng với quy luật tự nhiện vốn có. Ấy vậy mà không phải ai cũng nghĩ như vậy, tự họ phá bỏ quy luật vốn có, cho mình là ông nọ, bà kia để chà đạp lên tất cả để phán xét người khác coi như là mình có cái quyền đó. Mới đây thôi, nhân ngày 8-3 của chị em phụ nữ toàn thế giới, đâu đâu cũng hân hoan chúc mừng thể hiện bằng những cử chỉ, lời nói, việc làm để tôn vinh phái nữ một nửa của thế giới. Nhưng Nguyễn Bá Chuổi lại thể hiện điều đó bằng lời chúc đẳng cấp “thể hiện” với chị em thông qua bài viết Ngày 8 tháng Ba: nhớ những Bà đi qua đời Bác”.
Đúng là không đọc thì khỏi biết, đọc rồi đã biết thì thấy băn khoăn, bực mình. Thú thực khi đọc bài viết của tác giả tôi không hiểu tác giả là người thế nào? Họ và tên mang danh người Việt Nam, nhưng thể hiện bài viết này phải chăng là người mạo danh chăng?, bởi vì sự hiểu biết lịch sử dân tộc Việt, nhất là về Chủ tịch Hồ Chí Minh không bằng một đứa trẻ lên ba. Thưa rằng không phải chỉ tôi mà nhiều người dân Việt Nam khác đã trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, đều nhận thấy công lao to lớn của Bác Hồ đã dành trọn cuộc đời mình cho quê hương, đất nước. Trải qua sự gian nan vất vả của Cụ trong những ngày hoạt động cách mạng, bị cầm tù, sống trong hang đá, rừng sâu với những bữa ăn rau rừng cầm hơi… Sự nghiệp vĩ đại ấy đã có hàng trăm bài viết và các cộng trình nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố. Không chỉ có người dân Việt Nam viết và kể lại những câu chuyện cảm động, chân thực về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cả nhân dân một số nước trên thế giới Bác đã đặt chân tới đều có những bài viết, phỏng vấn cảm động. Trên thực tế những tài liệu “lưu trữ” trong nhân dân và trên thực tế về Bác không đúng như Nguyễn Bá Chổi hư cấu, bịa đặt để viết ra những lời lẽ “dung tục”, “khéo léo” của một kẻ có nghề rằng “Những người đàn bà nào đã đi qua đời Bác? Nếu chụm chữ/tiếng “đi qua đời Bác” được hiểu là, tạt ngang đời Bác một chặp rồi “từng người tình bỏ Bác ra đi như những dòng sông nhỏ”, thì chẳng có bà nào dám đi qua đời Bác một cách “tự nhiên như người Hà Nội” như thế cả. Mà phải nói/viết rằng, đó là những người đàn bà bị Bác đi qua đời mình”. Xin thưa, phẩm giá, nhân cách của con người Việt Nam luôn được kế thừa và phát huy cao độ trong mọi thời đại. Thời đại ngày nay, Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp đó. Và không phải bất cứ ai hoạt động và sáng tạo trong lĩnh vực văn hoá đều là nhà văn hoá, mà chỉ được thừa nhận là nhà văn hoá nếu chủ thể hoạt động và sáng tạo đó vươn tới tầm cao của tri thức văn hoá, khoa học…ở thời đại, để từ đó sáng tạo ra những giá trị văn hoá đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nền văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh vượt lên trên những tiêu chí đó để xứng đáng là nhà văn hóa lớn của thế giới.
Xin thưa với Nguyễn Bá Chổi, một minh chứng rõ ràng nhất, đó là trong Nghị quyết Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24, khi phong tặng Hồ Chí Minh danh hiệu kép “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn” (Vietnamese hero of national liberation anh great man of culture”, UNESCO đã đánh giá: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất của sự khẳng định dân tộc, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng nghìn năm, và những lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Vậy nên để độc giả bạn đọc tự đánh giá, câu hỏi đặt ra là: UNESCO đã đánh giá đúng? Hay Nguyễn Bá Chổi nói xạo đúng?..
Xin thưa, muốn viết để thể hiện tài năng và cống hiến để góp tiếng nói chung vừa ca ngợi cái tốt, cái đẹp, đồng thời đấu tranh loại trừ cái ác, những hử tục lạc hậu, đây đó còn chuyện này, chuyện khác bất công là điều nên làm và cần làm và cũng không thiếu chủ đề, sự kiện, hiện tượng để khai thác. Có điều cái tâm của người viết thế nào? Không nên dùng “mẹo vặt” nhất là dùng cái tôi méo mó của cuộc đời mình mà áp đặt, chì chiết người khác, nhất là lãnh tụ của dân tộc được các thế hệ người Việt Nam và các dân tộc trên thế giới tôn kính là điều không nên một chút nào.

NHỮNG Ý KIẾN KHÁCH QUAN BÁC BỎ SỰ XUYÊN TẠC VỀ HỒ CHÍ MINH





                                                           Nguyễn Văn


Bà Bucova, TGĐ UNESCO trao bản gốc Nghị quyết của tổ chức này vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới cho ông Bộ trưởng Bộ VHTT Việt Nam.
 

Như thông lệ, càng gần đến ngày sinh nhật Bác Hồ (19-5), những kẻ bất lương lại xuyên tạc về Người. Ngày 12-5 vừa qua, Bùi Tín có bài “Khi “món hàng quý tháng 5” rớt giá” là một trong những bài như thế. Ông ta cho rằng: “...trong thi đi thông tin mi, nhiu s tht lch s được phơi bày, con người tht H Chí Minh được xác đnh ngày càng rõ ràng, sáng tỏ, minh bch, vượt qua nhng ni dung thêu dt, tâng bc gi di che dấu xưa nay v ông Hồ”.
Người viết sưu tầm và giới thiệu một số ý kiến của bạn bè quốc tế nhận xét, đánh giá về Hồ Chí Minh để thấy rõ sự “thêu dt, tâng bc gi di che dấu xưa nay” về Bác Hồ mà họ nói là như thế nào!
Có nhiều người nước ngoài, tổ chức quốc tế nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Cho dù chính kiến của họ có “khác chiều” hay còn những hiểu biết chưa trọn vẹn do nhiều thiên kiến áp đặt, thì vẫn là một sự khâm phục, ngưỡng mộ, kính trọng về một con người “Đại nhân, Đại trí, Đại dũng”. Ngày nay, tên tuổi và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã được trân trọng ghi vào các bộ đại bách khoa thế giới, trong các bộ từ điển danh nhân lỗi lạc của loài người. Có thấy rõ điều đó qua một số đánh giá, nhận xét về Hồ Chí Minh sau đây:
Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 9-5-1954 viết: Người không những là thần tượng của nhân dân Việt Nam mà còn được Pháp công nhận là người phát ngôn đầu tiên của Việt Nam... Người Việt Nam này từng để lại ấn tượng sâu sắc và đặc biệt có cảm tình đối với các quan chức và nhà báo nước ngoài. Một người Pháp, sau này trở thành Cao ủy Pháp tại Đông Dương, cũng phải thừa nhận ông Hồ là người có tính cách rất mạnh mẽ và đáng tôn kính... Ngày nay, không một tên tuổi nào ở Châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con người bằng da bằng thịt”.
Tạp chí Time, số ra ngày 22-11-1954 đã đăng trên trang bìa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và dành năm trang nói về thân thế và sự nghiệp cùng với việc Việt Nam chiến thắng Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tạp chí này nhấn mạnh: “Với thắng lợi (Điện Biên Phủ), uy tín của ông Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại châu Á. Các nhà dân tộc chủ nghĩa tại nhiều nước, mặc dù họ chống cộng, cũng không thể không lấy làm tự hào trước chiến công của một quân đội một nước châu Á đánh bại những kẻ từng là “ông chủ” của họ từ châu Âu tới... Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một quân đội chiến đấu trong rừng có hiệu quả nhất Đông Nam Á, có vị tướng tài ba nhất Đông Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và có trình độ lãnh đạo lão luyện”.
Tờ New York Times, số ra ngày Chủ nhật 28-3-1965, trong bài Bác Hồ bất chấp chú Sam”, đã viết: Khuất trong rặng hoa và cây xanh bao quanh tòa nhà của cựu Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là một ngôi nhà nhỏ với những đồ đạc giản dị. Trước đây là căn phòng của người làm vuờn, nay là nhà của một cụ già mảnh khảnh có nụ cười luôn ấm lòng người khác. Cụ chính là người đã phá tan hệ thống thuộc địa Pháp ở Đông Dương và giờ đây lại bất chấp sức mạnh của Mỹ trong cuộc chiến tranh mới, có thể là tiền đề cho một sự sụp đổ hoặc một chiến thắng vĩ đại nhất”. 
Tờ Washington Post, có số phát hành và ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ, sau Lễ tang Bác tháng 9-1969, đã viết: Không một nhà hoạt động lớn nào trong thập kỷ cách mạng dân tộc đầy sôi động này lại sống lâu, có ảnh hưởng lớn trên thế giới, thực hiện nhiều sách lược đường lối với nhiều thách thức to lớn như vị lãnh tụ cộng sản Việt Nam - ông Hồ Chí Minh. Con người mảnh khảnh, nhưng đôi mắt tinh anh sáng rực, đã trải qua nhiều nghề nghiệp, từ khi còn là bồi bàn trên tàu thủy, rồi làm nghề rửa bát, cấp dưỡng, giáo viên, thợ rửa ảnh và trở thành nhà tổ chức không mệt mỏi, vươn lên trên những nhân vật đương thời”.
Tờ New York Times, số ra ngày 04-9-1969: “Trong số các chính khách của thế kỷ XX, ông Hồ Chí Minh là nhân vật nổi bật về tính bền bỉ, dẻo dai và lòng kiên nhẫn trong việc tìm kiếm mục tiêu độc lập cho Việt Nam và thành công trong việc dung hòa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc”.
 Tờ World daily, sau ngày Bác mất cũng đã đăng liên tiếp cả chục số báo nhiều bài viết dưới tiêu đề Di sản của Hồ Chí Minh”, số ra ngày 20-9-1969 đã viết: Hồ Chí Minh không những tìm ra con đường đi tới tự do mà còn sáng lập và xây dựng công cụ lãnh đạo là chính đảng Mác – Lê-nin. ...Người đã trở thành biểu tượng Anh hùng và cách mạng trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong thời đại. Cuộc đời và các tác phẩm của Người sống mãi để thôi thúc những thế hệ tiếp nối và những thế hệ chưa chào đời. Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di sản tinh thần thôi thúc ý chí mọi người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế giới !”.
Trong bài viết “Hồ Chí Minh - Chiến thắng một tầm nhìn” trên Tạp chí In Asien của Đức, tác giả Dierk Szekielda nói rằng sự ngưỡng mộ của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nhân dân Việt Nam đầy sức sống đã thôi thúc ông viết bài báo này. Ông ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước và là người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, một người có phẩm chất phi thường.
Nhà báo Canađa George Fogarasi kể lại trong bài “Con phượng Hoàng của Bác Hồ đứng dậy từ tro tàn của cuộc chiến tranh” trên Tờ The Straits Times của Singapore: “Tôi hỏi một người đạp xích lô về Bác Hồ, người này đã có thời kỳ đi học tập cải tạo vì từng đứng trong hàng ngũ của chế độ Sài Gòn cũ. Nhưng anh vẫn kính trọng đạo đức của Bác Hồ, và gọi Bác là một người Việt Nam chân chính”.
Trên Tờ Time (Mỹ), nhà báo, tác giả cuốn “Việt Nam - Một lịch sử” Stanley Karnow đã viết về Hồ Chí Minh như sau: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành, giản dị. Nhưng Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: Mang lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển ý chí của Người, ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước, người vẫn giữ niềm tin đối với nền độc lập của Việt Nam. Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như Ông đã làm”. Và Time đã bình chọn Bác Hồ là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.
Xã luận trên tuần Báo Bằng chứng Thiên Chúa giáo viết “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sĩ đầu tiên của thế giới thứ 3, của các dân tộc nghèo đói và khát khao cuộc sống cho ra con người”.
Tờ Manila Times thì viết: “Cụ Hồ là một biểu tượng của châu Á. Không những Cụ đã thành công trong sự lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của nhân dân mà còn nêu một chân lý chưa từng thấy: một dân tộc dù nhỏ bé nếu có quyết tâm thì có thể chống lại cả những cường quốc quân sự mạnh nhất”.
Tờ Tiến lên của Xri Lanca nhận định: “Người (Hồ Chí Minh) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của Người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”, v.v.
Thiết nghĩ, những ý kiến khách quan trên khi nói về Hồ Chí Minh, là cái vả vào miệng những kẻ xuyên tạc về Người.

Nên hay không nên làm




Sắc màu cuộc sống hôm nay cho ta nhiều cảm nhận đầy thi vị. Sự sôi động và hối hả là điều thường thấy trong cộng đồng, ai cũng muốn chạy đua với thời gian để cố gắng thu được thành quả như mình mong muốn, nhanh chậm tùy thuộc vào sức lực và khả năng của mỗi người. Giới trẻ chúng tôi cũng vậy, học trong nhà trường để lấy kiến thức cơ bản để ra đường đời, đi làm thêm để có thu nhập cho bản thân và đỡ đần bố mẹ, nhưng quan trọng hơn chính là kiến thức thực tế mỗi người như chúng tôi được tiếp cận và có cái nhìn thực tế hơn về cuộc sống. Kiến thức sách vở, thực tế và tri thức mới của nhân loại đang là nhu cầu cần thiết của giới trẻ chúng tôi để có thể đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống thực tại. Trong muôn sắc màu phong phú của tri thức, nhất là hiện nay trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giới trẻ như chúng tôi đang khát khao hướng đến và mong muốn chiếm lính nó, nhất là kho tàng tri thức đồ sộ trên không giam mạng. Trong biển tri thức ấy quả là khó khăn với mỗi người, nếu chính chúng ta không biết lựa chọn, tiếp nhận những thông tin đó và bằng cách nào... Thực tình trên không gian mạng hiện nay đang xuất hiện nhiều bài viết có tính chất mê hoặc lòng người vào việc làm tưởng chừng như vô lại nhưng lại trái với luân thường đạo lý của cuộc sống. Chúng ta không tỉnh táo, bản lĩnh dễ bị cám dỗ và vấp ngã… Đời sống ảo trên không giam mạng không khác là mấy với đời sống thực tại, cái tốt, cái xấu đan xen nhau, nhất là có kẻ “rỗi hơi” thường đưa chuyện về người khác, hễ thấy có sự kiện, vấn đề mới mẻ trong đời sống xã hội, họ tận dụng cơ hội để bôi xấu, “đâm bị thóc, chọc bị gạo” nói xấu người khác một cách không tiếc lời. Mới đây thôi khi ông Nguyễn Thiện Nhân nhận vị trí công tác mới làm Bí Thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ngay tức thì trên trang mạng xã hôi Danlambao đã xuất hiện bài viết của tác giả Trần Thảo với tựa để “Tân Bí thư thành Hồ”.
Trong cuộc sống thiếu “cha” gì cái để viết, viết để phản ánh hiện thực cuộc sống sinh động giúp con người hướng đến cái đẹp, mong muốn là vậy thôi chứ thực ra khi đọc bài viết của Trần Thảo toàn là chuyện nói xấu người khác theo kiểu nói lấy được, phán xử như đúng rồi “Ở buổi lễ nhậm chức Tân Bí thư thành Hồ, ông Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu: "Người cán bộ phải biết sợ khi dân không hài lòng, lấy sự hài lòng của dân làm thước đo giá trị cho công việc." Sau buổi lễ nhậm chức, ông Nguyễn Thiện Nhân đã cùng bộ sậu ra viếng Bến Nhà Rồng, tưởng niệm nơi ngày xưa Hồ Chí Minh đã lén trốn lên tàu Pháp, chạy ra nước ngoài”. Thăm chỗ nọ chỗ kia trong ngày nhận chức cũng là nhẽ thường, nhưng sự hỗ láo và học lịch sử của tác giả không đến nơi đến chốn nên trả bài theo kiểu “chữ thầy lại trả thầy” vô ơn, bạc bẽo, cố tình quên hết các giá trị lịch sử đã ghi công lao trời biển của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc, trong đó có gia tộc, dòng họ và gia đình Trần Thảo. 
Đối với người dân như tôi cũng không cần bận tâm lắm về những điều Trần Thảo nói xấu sau lưng, sự thật vẫn là sự thật, xiên xẹo cũng không xóa nhòa được, vì chính tác giả là người chỉ bới móc sai lầm của người khác thay vì lo sửa sai lỗi lầm của chính mình, chính tác giả đang “cố gắng” dựng chuyện, bịa đặt đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Tác giả còn lớn tiếng bênh vực những kẻ xúi dục, kích động người dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh gây mất ổn định chính trị, an ninh trật với cái giọng lật lọng “gắp lửa bỏ tay người” theo kiểu “Để triệt hạ uy tín và ảnh hưởng của hai Linh Mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục, đảng ủy Quỳnh Lưu, Nghệ An đã bất chấp tất cả hậu quả về đạo đức, về truyền thống văn hóa, dùng đồng tiền để trả công cho những phụ nữ quê mùa, thiếu hiểu biết, trả công cho những cựu chiến binh sống nghèo đói vất vưởng, dùng quyền uy cưỡng ép học sinh các cấp phải tham gia xuống đường chống LM Đặng Hữu Nam và LM Nguyễn Đình Thục”. Ai xúi dục ai cơ chứ, với những hành động xấu xa, bỉ ổi làm những chuyện thất đức với chính dân tộc mình, đồng bào mình thì làm sao nhân dân không phẫn nộ, lên án thái độ trịch thượng, bất chấp luật pháp của hai kẻ đội lốt linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục. Đây là việc làm hết sức bình thường của dân, chứ đâu cần phải cưỡng ép của chính quyền. Qua đây mới thấy rõ bản mặt “lá mặt lá trái” trong con người của Trần Thảo. Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn cho rằng Ông Tân Bí thư thành Hồ, ông có thấy chế độ này từ bao năm qua, và sẽ không bao giờ ngừng tay, nuôi dưỡng và khuyến khích cái ác, cái lật lọng, ăn đầu sóng nói đầu gió. Cái nhân ác đã được gieo xuống, ông và đảng của ông chuẩn bị mà gặt hái thành quả nhé. Ông sợ đi là vừa!”. Đúng là hết chỗ nói, đầu óc của con người này có vấn đề thì phải, cả dân tộc Việt Nam đang yên ổn là ăn, đang phát triển từng ngày nhờ Đảng, Bác Hồ mang lại; cái ác , cái xấu đang dần  được loại bỏ bởi những con người như tác giả, chỉ vì lợi ích cá nhân mà mất khôn đi ủng hộ, tung hô cho việc làm sai trái của Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục thì người dân như chúng tôi làm sao tin được cơ chứ.
                                                                      Hồng Liên

Trang 134, mục 18.65 - UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghị quyết UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính là khẳng định vai trò của Bác Hồ và những đóng góp của Người trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. UNESCO là một tổ chức Văn hóa thế giới, do đó việc đưa tên Bác vào Nghị quyết của mình đồng nghĩa với việc khẳng định Người là danh nhân văn hoá thế giới. Điều đó k ai phủ nhận đc.

 
xem chi tiết tại đây: http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf,





Bà Bucova, TGĐ UNESCO trao bản gốc Nghị quyết của tổ chức này vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới cho ông Bộ trưởng Bộ VHTT Việt Nam.




Những vấn đề chia sẻ




                                                                     
Nhìn lại quãng thời gian qua của cuộc đời cũng nhiều bước thăng trầm, nhưng giờ đây thấy mãn nguyện bởi công sức mình bỏ ra bước đầu có kết quả. Sau bốn năm học đại học tôi may mắn có việc làm ngay từ kết quả phỏng vấn lần đầu tiên của tôi với một công ty nước ngoài chuyên sản xuất linh kiện điện tử, thu nhập cũng tương đối ổn so với mặt bằng chung của xã hội. Nhiều chúng bạn cùng trang lứa thấy mừng cho tôi bởi thành quả bước đầu đó. Thú thực sinh ra lớn lên ở vùng nông thôn ở một tỉnh nghèo khi có được kết quả như vậy thực sự như là một giấc mơ đối với tôi… Nhưng ngay từ những ngày đầu bước vào ngưỡng cửa của trường đại học, tôi đã xác định cho mình hướng đi, phải tự thân cố gắng vươn lên để sau này bản thân đỡ khổ “thay đổi cuộc đời của chính mình” và phụng dưỡng bố mẹ lục về già. Xác định cho tương lai bản thân, rồi còn tính chuyện vợ con sau này nữa chứ. Chính nhờ xác định được hướng đi cụ thể nên tôi luôn cố gắng trong mọi việc để lĩnh hội tri thức từ thầy cô, nghiên cứu sách vở và học tập kinh nghiệm đường đời luôn là mục đích sống và động lực thôi thúc tôi phấn đấu… ngoài chuyện học hành, cũng như bao bạn trẻ khác mới ra trường tôi có thói quen sở thích đọc thông tin trên mạng và chia sẻ trao đổi tri thức, kết bạn với mọi người  trên facebook, với nhiều chủ đề khác nhau, đầy thú vị, tôi thu lượm được nhiều tri thức ở đó. Tuy vậy, một điều tôi luôn trăn trở, muốn chia sẻ với các bạn trẻ cùng trang lứa đôi dòng suy nghĩ. Trên không gian mạng phải khẳng định có nhiều diễn đàn tốt, nhưng cũng không ít vấn đề cần phải suy xét, tỉnh táo lựa chọn trước những thông tin giật gân, câu khách, nói sai sự thật, thêu dệt lên đủ thứ chuyện bằng những lời lẽ đường mật rất dễ bị lôi kéo vào vòng xoáy cám dỗ tầm thường, làm giới trẻ chúng ta bị sa đà, lệch chuẩn hướng đi của chính mình… Tại sao tôi lại chia sẻ điều này bởi vì tôi cũng đã đọc nhiều và tự mình chiêm nghiệm với thực tế thì đâu phải như những lời người ta nói, hầu như họ nói ra tôi cảm nhận như họ là người trong cuộc vậy, nhưng thực tình từ một sự việc, hiện tượng có thực họ thêu dệt lên đủ thứ chuyện hòng lôi kéo, đánh lừa những ai nhẹ dạ, cả tin. Minh chứng ấy rất rõ, mới hôm rồi tôi đọc bài viết của tác giả Le Nguyen (Danlambao) với bài viết “Đã cuồng cộng thì không thể có tinh thần dân tộc”.
Với chúng tôi, thế hệ sinh ra khi chiến tranh đã lùi xa, hiểu về chiến tranh là thứ mơ hồ, khó hình dung hết được sự khốc liệt của nó. Chúng tôi chỉ hiểu đơn thuần một điều dù bất kể quốc gia, dân tộc nào trên trái đất này khi có kẻ thù xâm lược đất nước mình người dân ở đó sẵn sàng đứng dậy  đánh đuổi quân thù để bảo vệ giang sơn, xã tắc dù có phải huy sinh cả tính mạng, đây cũng là nhẽ thường bởi quyền tự quyết của dân tộc ấy không thể để những kẻ khác ăn trên, ngồi trốc chà đạp lên quyền tự do của dân tộc mình... Còn nói tới Bác Hồ qua lời kể ông bà, bố mẹ, qua những trang sử sách hào hùng của dân tộc, những câu chuyện kể của người nước ngoài khi được tiếp xúc với Bác Hồ đầy cảm động về tình thương bao la của Bác đối với con người và trách nhiệm đối với dân tộc Việt Nam... Thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay luôn trân trọng những gì vị Cha già dân tộc đã bôn ba bốn biển năm châu, phải nếm mật năm gai, tù đầy hòng tiếp thu tri thức của nhân loại và tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của thực dân, đế quốc... Ấy vậy mà một con người mang tên việt như Le Nguyen, dòng dõi Việt Nam nhưng bị tiêm nhiễm bởi thứ thuốc “thần dược” quái gở trở thành con người mang nặng tính ích  kỷ, hám lợi cá nhân để rồi dám “thở ra” những lời lẽ lăng mạ Bác đến như vậy, bản thân không biết trời đất là gì, dùng những lời lẽ xằng bậy để hạ bệ một thần tượng được cả dân tộc và những người có lương tri trên trái đất này kính trọng và nể phục. Phải nói rằng Le Nguyen như một kẻ mất hết tâm tính, điên điên, khùng khùng coi mình là hơn hết để phán rằng “Hồ giỏi che dấu thân phận, tông tích cộng sản dưới lớp vỏ bọc yêu nước. Hắn giỏi phô diễn tinh thần dân tộc cao độ cộng với bản chất gian manh, tàn bạo giết người không gớm tay của cộng sản nên Hồ đã uy hiếp tinh thần cũng như lừa gạt một bộ phận không nhỏ người dân lao vào cuộc đánh thuê cho cộng sản quốc tế dưới khẩu hiệu đánh đuổi thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ vì độc lập tự do, vì thống nhất đất nước...” sự điên khùng ấy lại đến độ cao trào hơn khi y cho rằng “Hầu như những người dân Việt Nam yêu nước lao vào cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” chỉ thấy phần ngọn của sự hoang tàn đổ nát, khốc liệt của khói lửa bom đạn chiến tranh. Những đứa ngu Hồ, mù đảng, cuồng cộng không mấy ai bình tĩnh đủ trí tuệ nhận ra căn nguyên của sự tàn bạo, lạnh lùng của con người cộng sản “máu lạnh, khát máu” Hồ Chí Minh. Chính Hồ gây ra cuộc chiến để thực hiện nhiệm vụ nhuộm đỏ Việt Nam cho cộng sản quốc tế”. Với giới trẻ chúng tôi cũng không tưởng tượng và hình dung ra được, tại sao đất nước này dân tộc này lại sinh ra những con người như vậy, sự trơ trẽn của y khó có người nào sáng kịp”.
Cho dù Le Nguyen có dùng trăm mưu ngàn kế để phịa ra những câu chuện khó tin đến như vậy cũng không thể lay chuyển được lòng người. Le Nguyên hãy tự mình mà ngẫm lại xem, thử hỏi Le Nguyen đã làm được gì cho đất nước, dân tộc này hay chỉ biết chà đạp lên tất cả, không biết phân biệt phải - trái... Còn đối với thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay được chúng kiện những thành quả ông cha đã phải phải huy sinh bằng bao xương máu để có được, chúng tôi vững tin vào tương lại tươi sáng của dân tộc, nguyện quyết tâm học tập thật tốt để chiếm lĩnh tri thức góp phần nhỏ bé của mình vào dựng xây và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, cũng không thể để những lời lẽ nhăng cuội của những kẻ như Le Nguyen làm ảnh hưởng. Tạm biệt nhé Le Nguyên, xin hãy tỉnh táo mà quay đầu lại, tránh muôn đời sau nguyền rủa.

@      Thành Trung

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Ngộ ra một điều…




                                                           
          
Câu chuyện tôi viết ra chia sẻ nỗi niềm để vơi đi những khó khăn vất vả. Cuộc sống hiện tại có nhiều điều để nói. Đối với tôi sức khỏe không có gì là tốt hơn, bởi tôi mắc căn bệnh nan y đã mấy năm nay, bệnh viện như là ngôi nhà thứ hai của tôi vậy. Ở môi trường toàn những người cùng cảnh ngộ nên cũng dễ thông cảm và chia sẻ với nhau bằng những tình cảm yêu thương để vơi đi những cơn đau hành hạ. Và nơi đó cũng giúp cho tôi thấy được nhiều điều tốt đẹp, tình người, bao bọc, sẻ chia để chính những con người ấy họ bớt đi những nỗi niềm, cố gắng vươn lên vượt qua bệnh tật, khó khăn trở ngại trong cuộc sống… Cứu vớt, cưu mang họ không ai khác là những người thân, cộng đồng và xã hội để họ vững tin chiến đấu với những căn bệnh quái ác. Trong cuộc sống nhiều cái phải lo toan, cơm áo, gạo tiền đủ thứ chuyện, nhưng điều đáng lo nhất của mỗi người là sức khỏe. Thú thực sự không may của tôi cũng như những người bệnh khác cũng rất mong được sống trong môi trường được thông cảm, sẻ chia của người thân, cộng đồng và đây là điều quan trọng nhất, bởi ở trong họ luôn tự ty, ngại tiếp xúc, đây cũng là tâm lý chung trong mỗi chúng ta…Nói để các bạn cùng cảm thông, chia vui, tôi đang được hưởng hạnh phúc bởi những điều đang có, gia đình người thân, y bác sĩ và cả những người cùng cảnh ngộ đang tạo cho tôi có cuộc sống đầy thi vị và ngọt ngào. Vậy nên hễ trong người dễ chịu, đỡ mệt tôi lại làm bạn với những trang thông tin trên mạng, đây cũng là sở thích của bản thân, qua những thông tin như vậy tôi cũng cảm nhận đầy đủ về cuộc sống, môi trường xung quang đang diễn ra hàng ngay. Nhưng điều đáng nói ở đây, tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc gần xa. Hôm rồi lướt mạng tôi tình cờ đọc được bài viết của Trần Thảo (Danlambao) “Ai là kẻ phản động?”.
Đọc bài viết của Trần Thảo, tôi không hiểu tác giả đang viết gì? Tại sao lại viết ra được những lời lẽ trơ trẽn, phịa chuyện “khéo léo” đến như vậy. Biến những con người có công với đất nước thành tội đồ, kể cả Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tác giả cũng gán cho cái tội lớn đến như vậy. Đúng là bậy hết chỗ nói, tôi cũng không biết dùng lời lẽ nào để nhận xét, đánh giá được sự bỉ ổi của Trần Thảo. Nhận thấy rõ một điều, trong con mắt của Trần Thảo chỉ là ...đất nước Việt Nam lại bất hạnh sinh ra những đứa con mặt người dạ thú. Chúng ăn hạt lúa của quê hương, tắm mát trên dòng sông tình nghĩa của dân tộc, nhưng chúng lại nhẫn tâm uống thuốc lú của chủ nghĩa cộng sản quốc tế, đem cái tà thuyết ma quỷ về đày đọa đồng bào. Suốt 87 năm qua, kể từ khi Hồ Chí Minh và lũ tay sai đặt ách thống trị cộng sản trên đất nước này, tiếng oán than căm hờn không bao giờ dứt. Từ Hồ Chí Minh cho đến Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc hôm nay, tất cả đều là những tên bại hoại của dân tộc, là những tên cực kỳ phản động”. Phải chăng Trần Thảo mới là người “yêu nước” thực thụ… Theo tôi hiểu những gì Bác Hồ, Đảng ta cùng dân tộc vất vả, khổ ải, huy sinh khó mà diễn tả được để đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên cương , thống nhất và xây dựng đất nước như ngày hôm nay, chả nhẽ những người như vậy trong suy nghĩ của Trần Thảo lại là những người có tội. Còn những kẻ đồng lõa với giạc ngoại xâm, tàn phá quê hương, gây ra biết bao nhiêu tội ác với cho đồng bào miền Nam; đem súng ống, bom đạn bắn phá miền Bắc gây ra biết bao đau thương, mất mát, chả nhẽ cuộc chiến đấu 12 ngày đêm của người dân Hà Nội ngày đó với lũ cướp nước Trần Thảo đã quên hay cố tình lờ đi để biện minh cho những lời lẽ xằng bậy như một kẻ não bộ có vấn đề. Thú thực tôi cảm nhận được con người của tác giả là người không bình thường, bởi không ai là con dân đất Việt lại đi chống lại chính đất nước, dân tộc mình để đỗ lỗi một cách vô cớ cho người khác. Khi đọc những ngôn từ dùng trong bài viết của tác giả, tôi cũng như những người dân bình thường khác cũng đã hiểu được tâm can của trần Thảo, có lẽ Trần Thảo là số 1 về ma mãnh, cơ hội, tự cao, tự đại coi mình hơn tất thảy. Từng lời nói của Trần Thảo thể hiện trong bài viết luôn "dạy" mọi người là phải khách quan, tỉnh táo với cái đầu lạnh và phải viết đúng sự thật như nó vốn có. Thế mà, chính Trần Thảo lại làm điều ngược lại “Hôm nay, trước sự việc công an và an ninh của Huyện Diễn Châu, Nghệ An giữa ban ngày dám lộng hành bắt cóc anh Hoàng Đức Bình, hằng ngàn người dân Nghệ An đã xuống đường đòi hỏi công an Diễn Châu phải trả tự do cho anh Hoàng Đức Bình. Lực lượng công an, an ninh của Nghệ An đã huy động hằng ngàn CSCĐ đến hiện trường để ra tay đàn áp nhân dân, không hề thương tiếc những cảnh đời đau khổ”. Xin thưa rằng, nói đến Hoàng Đức Bình người dân như chúng tôi không ai lạ gì? Bởi con người này đáng mặt “anh tài” lắm bởi thành tích chống phá Đảng, Nhà nước ta, đã nhiều lần bị cơ quan thực thi pháp luật bắt về lý do tàng trữ, in ấn, tán phát tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt để chống phá, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, phá vỡ sự bình yên của đất nước, bôi nhọ hạ uy tín Chủ tịch Hồ Chí Minh. Y đã dùng mọi thủ đoạn để hòng câu Vew, câu like, đánh bóng tên tuổi, nhất là lợi dụng vụ việc của Formosa, nhận tiền từ các tổ chức phản động trong và ngoài nước điên cuồng chống phá... Vậy nên, việc bắt Hoàng Đức Bình là cần thiết, đúng pháp luật để trả lại sự bình yên cho người dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ấy vậy mà Trần Thảo lại lớn tiếng ca ngợi, viết bài đưa ra yêu sách này nọ, thử hỏi việc làm như vậy có trái với luân thường đạo lý hay không?. Tác giả tự hỏi xem mình đã đóng góp được gì cho đất nước, dân tộc này, hay chỉ nói xạo mà không làm, có chăng chỉ mong “đổ thêm dầu vào lửa” để kiếm chắc tiền bạc hưởng lợi từ những kẻ ngoại bang đang mưu mô phá hoại sự bình yên của dân tộc để thỏa mãn dục vọng tầm trong con người “lá mặt lá trái”. Đến đây mới thấy ngộ ra một điềuAi là kẻ phản động?” phải không các bạn, không ai khác chính là Trần Thảo và những đồng đảng của y.

Mong ước một điều đơn giản...



@ Thành Long


Với tôi cuộc đời mình thật đơn giản, bởi lẽ tôi không ham muốn nhiều tiền tài, địa vị chỉ cầu mong sao cho gia đình và xã hội được bình an, hạnh phúc. Các cụ ta thường nói “có sức khỏe là có tất cả”. Đúng vậy, ngẫm từ mình mà ra, với cái tuổi xưa nay hiếm nhưng được cái nhờ trời phú cho sức khỏe nên tôi đi đâu, làm việc gì cũng không ngại. Được cái bằng từng ấy năm nhưng tôi chưa ốm đau bao giờ, chỉ có xổ xuýt qua loa. Có sức khỏe và chăm chỉ làm ăn nên bây giờ cuộc sống gia đình cũng dư giả, con cái có việc làm ổn định, mỗi anh một dinh cơ cũng tương đối đàng hoàng, các cháu chăm ngoan, học giỏi... Đúng là bây giờ sung sướng thật, đất nước phát triển nên đời sống của mỗi gia đình người dân như chúng tôi có cuộc sống vật chất dư giả, đời sống tinh thần nang lên gấp bội phần, nhất là công nghệ thông tin phát triển, có những cái như trong mơ vậy. Anh con cả đi công tác nước ngoài nói chuyện với ông bà, vợ con qua hệ thống mạng, điều đặc biệt lại còn nhìn thấy mọi người như đang ở nhà vậy... rồi nữa đọc gì cũng có, có tuốt ở trên mạng. Nhưng thú thực cũng không ít phiền toái, cũng nhiều thông tin viết lấy được, không hiểu họ lấy ở đâu, nhưng bịa chuyện như thật vậy. Có sự việc mình chứng kiến hẳn hoi nhưng khi đọc thông tin trên mạng thì sai lệch hoàn toàn, nhất là hôm rồi tôi đọc bài viết với tựa đề “Ðố đảng Cộng Sản dám đối thoại” của Ngô Nhân Dụng.
Đọc tiêu đề bài viết với người dân bình thường như tôi cũng nhận thấy đây là con người cực kỳ trịch thượng, coi bản thân mình hơn tất thảy, “nói như thánh phán”. Thực ra với Ngô Nhân Dụng hay Nguyễn đình Cống thì cư dân mạng chẳng ai lại gì, một kẻ tung người hứng có độ chuyên nghiệp cao trong nói xấu, miệt thị người khác. Trong bài viết rất nhiều tình tiết “ly kỳ” đến khó tin, và cái bản mặt thực chất là đây, Ngô Nhân Dụng viết “... Ðại Hội 12 vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin và đường lối chính trị cũ... Ðảng Cộng Sản không chấp nhận đối thoại, không dám tranh luận với ông Nguyễn Ðình Cống vì họ cần ôm lấy các quyền lợi quá lớn! Ðảng sợ cách mạng lắm! Còn “học thuyết cách mạng” nào đâu mà ông Võ Văn Thưởng vẫn bô bô nói? ... Võ Văn Thưởng kêu gọi đối thoại và tranh luận nhưng chính ông ta cũng chưa biết mình phải đối thoại và tranh luận như thế nào!”.
Thưa tác giả “đáng kính” trong xã hội ta vẫn duy trì bàn bạc dân chủ trong dân chúng đấy thôi, thông qua Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tiếng nói của nhân dân luôn được tôn trọng lắng nghe như góp ý kiến vào xây dựng Hiến pháp, được bàn bác những vấn đề liện quan đến khu dân cư, địa phương, gia đình và xã hội “quyền con người được ghi trong Hiến pháp”... Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn đây đó có hiện tượng sai trái, như ở Đồng Tâm mà tác giả nêu và còn một số chỗ, nhưng đấy chỉ là cá biệt không phải là tất cả. Còn những cái rất được trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước tác giả lại lờ đi không nhắc tới, không thèm đả động. Phải chăng đây là ý đồ của tác giả để kích động dân chúng thiếu hiểu biết.
Tác giả cố đổ lỗi cho người khác, điều đó có nghĩa là chính tác giả đã bỏ lỡ cơ hội để thương yêu, nuôi dưỡng bản thân một cách hợp lý với những sự hiểu biết chân tình trong tâm mình, vậy nên  thói quen săm soi lỗi của người khác có xu hướng tăng lên, chỉ nhìn thấy những khuyết điểm, những lỗi lầm mà không chú ý nhìn nhận những điều tốt đẹp vượt trội của người khác, sống ở trên đời “ai chả mắc sai lầm” phải không tác giả. Có điều chính chúng ta tự ngẫm xem mình đã làm được gì cho dân tộc này...
Điều này có thể đưa tác giả đến việc làm giảm giá trị toàn bộ cuộc sống của chính mình và xã hội, nhất là đồng loại, dân tộc đã sinh ra và cưu mang một con người. Thật bi thảm chính tác giả đã bỏ qua những điều quý giá và cơ hội trong cuộc sống, không nhìn thấy khả năng thành thật trong bản thân mình. Vì thế, tác giả phải chấp nhận những gì mình đang làm, bị người đời chê trách, phỉ báng là điều không trách khỏi, bởi “quy luật nhân quả”.
Trên thực tế, mọi người đều muốn được thương yêu - muốn được mọi người chú ý và thừa nhận những khía cạnh tích cực của bản thân, muốn được quan tâm và tôn trọng nhưng chính tác giả lại làm trái với luân thường đạo lý, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, phá vỡ sự bình yên trong lòng dân chúng thì làm sao có được sự yêu thương cơ chứ. Sự tồn tại trong con người tác giả chỉ là mưu lợi ích cá nhân tầm thường, bán rẻ lương tâm cho quỷ giữ.
Trong thực tế cuộc sống, hầu hết chúng ta đều không muốn bị đánh giá, bị phê bình và từ chối. Việc trau dồi thói quen nhìn thấy những điều tốt đẹp của bản thân và của người khác mà có thể đem lại cho mình và mọi người niềm hạnh phúc khiến cho chúng ta cảm nhận và mở rộng tình thương yêu để dần từ bỏ thói quen chỉ nhìn thấy lỗi lầm của người khác. Vấn đề này nên được xem là cái tâm  của mỗi chúng ta. Chúng ta có thể vẫn thấy những điều chưa hoàn thiện của người khác, nhưng tâm chúng ta hiền dịu hơn, biết chấp nhận và rộng lượng hơn, biết chia sẻ chân tình với với người ấy thì chính cái tâm chúng ta dần sáng hơn với cuộc đời.
Suy cho cùng, nếu chúng ta thường nghĩ đến những tài năng, những phẩm chất tốt của người khác thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn và người khác cũng vậy. Chúng ta sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người khác, và gia đình của chúng ta, môi trường và hoàn cảnh sống của chúng ta sẽ hòa hợp hơn. Gieo những hạt giống từ những hành vi tích cực ấy ở trong tâm thức của mình, chúng ta sẽ tạo nhân duyên cho những mối quan hệ hòa ái, mục đích trong cuộc sống đời thường sẽ tốt đẹp tăng lên gấp bội phần. Chứ đâu giống như Ngô Nhân Dụng tuyên bố “Ðố đảng Cộng Sản Việt Nam dám để yên cho người dân tự do thảo luận, rồi tranh luận về Ðổi Mới Chính Trị! Cho ăn kẹo cũng không dám!”, có lòng tin sẽ thấy những điều tốt đẹp ... Xin hãy làm điều thiện để đất nước ta thái bình phải không các bạn.
( nguồn: internet0