Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Phải chăng yêu nước bằng những lời nói “lấy được”?


@ Trung Thành
Ở độ tuổi xưa nay hiếm, ngoài chuyện thường ngày quây quần cùng con cháu, nghe đài, đọc báo, nhất là tìm đọc thông tin trên mạng là sở thích vốn có của một người già như tôi. Phải nói thông tin trên mạng thật đa dạng và phong phú đủ thứ chuyện đông tây kim cổ có cả. Nhưng một điều thường làm tôi phiền lòng và day dứt từ những bài viết của các tác giả “có nghề” dùng ngòi bút để châm chọc “lên án” xã hội với góc nhìn u tối, thiếu tính xây dựng. Thực ra tôi cũng không muốn viết hay  “bới móc” làm gì mà chỉ biết rằng với trách nhiệm là một công dân đang được thừa hưởng niềm vui hạnh phúc thật lớn lao cùng dân tộc hiện nay để viết ra đôi dòng suy nghĩ trao đổi về bài viết có tựa đề “Vinh danh anh thư Việt Nam” của tác giả có bút danh Cánh dù lộng gió & Năm xích lô (Danlambao) để tham góp cùng mọi người có cái nhìn thật khách quan công tâm về bài viết ấy.
Thoạt đầu tiếp cận bài viết người đọc cảm giác như đang được tiếp cận với  một vấn đề lớn lao nào đó mà xã hội quan tâm. Nhưng thật ẩn ý và ngụy tạo “tài tình” của kẻ kinh nghiệm trong nghề xiên xeo “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, thiếu khách quan để đưa ra lời khẳng định nhiều ẩn ý rằng “Chuyện "quốc gia đại sự" không là riêng ai, tất cả công dân đều có trách nhiệm chung vai gánh sức để xây dựng và bảo vệ đất nước. Bạn sẽ suy nghĩ sao khi NCQ không cho bạn nói, xin thưa khi bạn chỉ mới nói lên quan điểm bảo vệ đất nước, môi trường,... đã bị qui ghép vào những điều khoản bậy bạ trước khi "tòa công khai" tuyên bố. Vậy bạn thực sự có chủ quyền trên đất nước này? Công dân nào chứng minh là mình có chủ quyền trên mảnh đất đang hiện hữu kể cả đảng viên CS?”. Đúng là bậy hết chỗ nói, chính quyền nào không cho dân nói chứ. Quan trọng là chúng ta nói thế nào? tiếng nói ấy có góp phần xây dựng quê hương, đất nước hay không? Tất cả phụ thuộc vào hành động của mỗi chúng ta. Nếu chúng ta góp tiếng nói lên án, đấu tranh với lối sống lệch chuẩn, thiếu văn hóa luôn được xã hội ủng hộ và quan tâm như: Nạn tham nhũng, lãng phí của một cán bộ có chức, có quyền, hay tệ nạn nghiện ngập ma tuý, đối tượng buôn lậu, những kẻ kiếm sống, làm giàu bằng bạo lực, giết người cướp của… Thực ra sư tha hóa này chủ yếu tha hóa về giá trị sống, lý tưởng sống để thỏa mãn lối sống bản năng tầm thường. Nhưng sự nguy hại hơn tất thảy phải kể đến những đối tượng đã bị tha hóa về lý tưởng, giao động lập trường tư tưởng về chủ nghĩa xã hội; mất niềm tin ở chủ nghĩa xã hội, ở Đảng và chế độ ta; một chiều ca ngợi chủ nghĩa tư bản, tô hồng con đường cải lương "xã hội dân chủ"… Phải công nhận rằng tác giả là một người đi đầu trong số đó. Xin thưa rằng, những con người này thường quá ư sùng bái cái tôi, tự họ gây tổn thương năng nề về não bộ, dẫn đến thần kinh không ổn định, tạo nên sự lệch chuẩn nhân cách, khủng hoảng nhân cách, đối tượng này muốn phục hồi trở lại làm người cũng rất khó khăn. Nếu chúng ta không ngăn chặn họ kịp thời, họ sẽ làm hoen ố xã hội. Bởi vì họ kiếm tiền bằng bất cứ giá nào, hễ lợi nhuận cao là lao vào như con thiêu thân, không tiếc lời xằng bậy rằng “Hãy nói những gì gần gũi nhất mà người dân hôm nay đang ưu tư, từ đó bạn sẽ được cảm tình và hướng dẫn họ nhập cuộc vào đấu tranh chung của dân tộc. Chúng ta hãy suy nghĩ để nhận rõ vấn đề. Không phải đảng cs mạnh mà do chúng ta yếu. Đó là thực tế nếu bạn mong muốn thay đổi thể chế”. Đúng là ngược đời hết chỗ nói, dân tộc này đang được thừa hưởng niềm vui trọn vẹn khi được sống trong một đất nước thanh bình, ổn định chính trị, kinh tế ngày một phát triển; được tự do trong cuộc sống sáng tạo góp sức xây dựng đất nước chả nhẽ lại lên tiếng đấu tranh với Đảng, chính quyền đang mang lại cho họ cuộc sống ấy.Thử hỏi ai thèm làm những chuyện xằng bậy như tác giả. Đúng như câu ngạn ngữ xưa “Sảy chân, gượng lại còn vừa, Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ”. Những người dân có lương tâm và hiểu lẽ phải  không thể đồng tình với lối sống thực dụng của tác giả và một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Nó là căn bệnh của một cuộc sống buông thả, thờ ơ và có những hành xử thô bạo, làm trái luân thường, đạo lý. Đối với họ những giá trị đạo đức, nhân cách, hay tâm hồn chỉ là một màng tơ mỏng manh mà cái được họ coi trọng và chú tâm đó là “lợi ích”, những thứ mà họ có thể đong đếm tính toán được bằng tiền bạc, vật chất nhằm thỏa mãn bản thân. Họ sẵn sàng chà đạp lên tất cả để kiếm tiền, coi thường pháp luật, không coi trọng văn hóa truyền thống của cha ông để hiến thân cho quỷ dữ, phản bội lại chính quốc gia, dân tộc mình một cách mù quáng  chỉ vì để thỏa mãn một lối sống hưởng thụ, hưởng lạc quá mức của họ. Hậu quả của lối sống thực dụng ấy để lại khiến bao người phải ngao ngán bởi nó đã làm tha hóa con người, ảnh hưởng tới xã hội và tương lai của đất nước…
Thưa các bạn, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước trong mỗi chúng ta. Nó không phải là những gì quá to tát hay cần phải phô trương mới là yêu nước, mà là những việc bình dị hằng ngày, ai cũng có thể làm được để thể hiện lòng yêu nước như: Chăm chỉ học tập, lao động, sản xuất, làm giàu chính đáng; làm việc trách nhiệm, mẫn cán, chí công vô tư, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc; thể hiện ở những hành động “sống đẹp, sống có ích”; gương mẫu chấp hành pháp luật, tôn trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh thần đoàn kết cộng đồng... mỗi việc làm đó đã thể hiện lòng yêu nước trong mỗi chúng ta... Khi đó bạn sẽ cảm thấy từng phút, từng giờ đáng để trân trọng thì làm sao có thể bị cám dỗ bởi những lối sống ích kỉ, tầm thường đó. Mỗi chúng ta hãy tự rút ra cho mình bài học nhận thức rồi hãy hành động. Phải đấu tranh với chính bản thân mình để loại trừ lối sống thực dụng vô lối. Hãy hành động tích cực, hãy chủ động tìm và nắm bắt cơ hội, hãy hướng tới tương lai tốt đẹp cho chính mình, cộng đồng và xã hội. Theo lẽ thường, một tình yêu nếu không chứa đựng sự tự hào chân chính, sẽ mang tính bột phát, cảm tính, và khó trường tồn. Tình yêu đất nước cũng không ngoại lệ!

MỘT KẺ TÁNG TẬN LƯƠNG TÂM




@MINH QUÂN

Ngày 07-01-2016, trên các trang mạng phản động, Huy Đức có bài viết: Căm-phu-chia, ngày 07-01. Nội dung chủ yếu của bài viết là nói lên “sự thật”, minh chứng cho việc “Việt Nam xâm lược Cam-pu-chia năm 1979”! Trong bài viết, Huy Đức đã “phỏng vấn” một người đã có “30 năm ở Cam-pu-chia” rằng: “Anh đã nghe người CPC nào gọi Quân tình nguyện VN là ‘bộ đội nhà phật’ chưa?” và được anh này trả lời: “Tôi chưa được nghe trực tiếp bao giờ”(!) Huy Đức còn nhấn mạnh: “Nhiều cựu binh, đặc biệt là tướng lĩnh của VN vẫn nói câu đó và họ cho rằng họ nghe câu đó từ những người dân mà mình đã gặp. Với hơn 3 năm làm chuyên gia quân sự ở Căm-pu-chia, nói tiếng Căm-pi-chia, sống với người Cawmpu-chia…, tôi biết có không ít “chính trị viên” đã soạn cho người Căm-pu-chia những lời thơm tho để ca ngợi Việt Nam. Cũng không ít kẻ nịnh bợ từng có vài lời đãi bôi. Vấn đề là ta không thể biết có bao nhiêu người dân Cam-pu-chia thực sự nghĩ như những lời được mớm…”. Rồi đi đến kết luận: “… đó là điều chúng ta biết chắc,…”(!)
Cần phải khẳng định ngay rằng đây là một sự xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật, nhằm mục đích hạ thấp vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam, thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử của quân và dân Căm-pu-chia ngày 07-01-1979 và vu cáo Việt Nam xâm lược Căm-pu-chia, chia rẽ tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu của Đảng và nhân dân hai nước: Việt Nam - Cam-pu-chia. Những kẻ táng tận lượng tâm mới làm việc đó.
Lịch sử còn đó, ngày 23-12-1978, Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược đập tan cuộc tiến công xâm lược hòng đánh chiếm thị xã Tây Ninh của Pôn Pốt. Và sau đó, cùng với các lực lượng vũ trang của Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia (mới xây dựng), đánh tan lực lượng quân sự và xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam được người dân Căm-phu-chia đón tiếp bằng sự vui mừng không kể xiết: “Những người già ở tỉnh Bát-tam-boong nói với tôi: Chúng tôi theo đạo Phật, chúng tôi ngày đêm cầu trời khấn Phật cứu giúp, nhưng ngày này qua ngày khác không thấy ai đến. Chúng tôi nghĩ trên cõi đời này chỉ có Việt Nam có thể cứu chúng tôi. Quả nhiên bộ đội Việt Nam đã đến”, Trung tướng Lê Hai, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Cam-pu-chia kể lại như vậy. Còn theo Đại Tăng thống Tép Vông,  Ông gặp bộ đội tình nguyện Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 10-01-1979 và khẳng định: “Đây là cuộc gặp hết sức xúc động trong đời nhà sư Tép Vông. Khi đó có người cho biết tôi là người đi tu bị Pôn Pốt cho hoàn tục và giam lỏng nên bộ đội tình nguyện Việt Nam cho người đưa nhà sư từ làng về chùa. Lúc đó trong thâm tâm, tôi nghĩ rằng mình như là sống lại một lần nữa”; “Tôi xin chắp tay lạy, khấn vái các vật linh thiêng trên đời này để đội quân nhà Phật được tồn tại vĩnh viễn hàng ngàn năm, hàng vạn năm”. Như vậy danh hiệu “đội quân nhà Phật” là do tự người dân Căm-pu-chia do yêu mến Quân tình nguyện Việt Nam mà đặt cho.
Cần khẳng định rằng, sự thắng lợi của Quân tình nguyện Việt Nam và Mặt trận đoàn kết cứu nước Căm-pu-chia sẽ không đạt được nhanh gọn, nếu không nhờ sự đồng lòng của nhân dân Cam-pu-chia. Không có sự ủng hộ của nhân dân Cam-pu-chia, không thể có tốc độ kỳ diệu, đánh tan lực lượng quân sự hơn 21 sư đoàn quân Pôn Pốt trong vòng chưa đầy 01 tháng. Sau khi vào Phnôm Pênh, đến Kô-kông và Prết Vi-hia,… giúp bạn bước đầu hồi sinh dân tộc, quân tình nguyện Việt Nam chỉ mong sớm được trở về. Bởi lẽ, dân tộc Việt Nam, là một dân tộc luôn hòa hiếu, tắt muôn đời chiến tranh, sống trong cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phục.
Tuy nhiên, được các thế lực phản động quốc tế tiếp tục hà hơi trong chiến lược “Đất Thánh, Tay người”, Pôn Pốt bắt đầu phản kích, tăng cường tổ chức khủng bố nhân dân cả về quy mô, cường độ và không tư một thủ đoạn đề hèn nào. Nguy cơ chế độ diệt chủng quay trở lại,hằng ngày đè nặng lên tâm trí nhân dân Căm-pu-chia, đặt họ trước những lo âu và sợ hãi mới. Đại Tăng thống Tép Vông hồi tưởng: “Khi chế độ Pôn Pốt bị đánh đổ, nhà sư vui mừng vì lại có cơ hội tiếp tục được tu hành, phát triển Phật giáo. Tuy nhiên, trong lòng tôi cũng muốn trước khi vào chùa bắt đầu tu, khôi phục lại nền Phật giáo Căm-pu-chia thì phải xem tình hình bọn Pôn Pốt thế nào. Chính vì vậy, tôi mới đề nghị với chính quyền hay khoan cho vào tu để nghiên cứu, tìm hiểu bọn Pôn Pốt còn quay trở lại hay không. Sau đó, Xam-đếch Chia Xim có gặp tôi và bảo đảm rằng, Quân tình nguyện Việt Nam không cho phép quân Pôn Pốt quay trở lại lần thứ 2. Lúc đó, tôi mới quyết định là tu hành trở lại vào ngày 19-9-1979”. Sau khi chế độ Pôn Pốt bị lật đổ, Căm-pu-chia đã tổ chức Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội. Nhà nước Cộng hòa nhân dân Căm-pu-chia được thành lập. Nhưng rõ ràng, nhân dân Cam-pu-chia, sau họa diệt chủng thảm khốc chưa thể tự bảo vệ được trước một cuộc phản công mới của Pôn Pốt. Ngày đó, đất nước Cam-pu-chia dưới chế độ do Pôn Pốt cai trị trở nên hết sức tan hoang, kiệt quệ về nhiều mặt. Thậm chí, nhân dân không còn một chiếc bát tử tế để dùng, lấy vỏ quả dừa để làm bát”. Sự tâm sự của Đại Tăng thống cho ta thấy hết nỗi khốn khổ cùng cực của nhân dân Căm-pu-chia và sự kỳ vọng của họ vào “đội quân nhà Phật”-Quân tình nguyện Việt Nam. Trước tình hình đó, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia đã chính thức đề nghị Chính phủ Việt Nam để Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ở lại giúp Cam-pu-chia. Với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, tinh thần quốc tế cao cả, để đập tắt muôn đời chiến tranh, Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ở lại giúp bạn. Được sự giúp đỡ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam, đất nước Căm-pu-chia đã từng bước hồi sinh, có sự phát triển lớn mạnh về mọi mặt, đủ khả năng tự đảm đương được nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc cũng như xây dựng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng. Ngày 26-9-1989, Quân Tình nguyện Việt Nam rút về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Trong quá trình đó, cán bộ, chiến sĩ, Quân Tình nguyện Việt Nam luôn nêu cao tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền của bạn, không áp đặt và không làm thay, quyết tâm làm cho bè lũ Pôn Pốt tiếp tục suy tàn đến mức bạn có thể tự đối phó được; xây dựng lực lượng vũ trang, hệ thống Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng; khôi phục quan hệ đoàn kết Việt Nam- Căm-pu-chia, đưa liên minh đoàn kết, chiến đấu Việt Nam- Căm-pu-chia  lên bước phát triển mới. Đồng thời, trực tiếp tham gia tổ chức lại cuộc sống cho nhân dân. Nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi, thậm chí là những công cụ lao động thô sơ nhất như cái cuốc, cái cày, con trâu… đều được đưa từ Việt Nam sang để giúp bạn. Xam-đếch Hêng Xom-rin kể: “Sau chiến thắng ngày 07-1-1979, Việt Nam vừa giúp nhân dân Căm-pu-chia đào tạo nguồn nhân lực giúp xây dựng và củng cố chính quyền các cấp, vừa giúp chống Pôn Pốt quay trở lại”. Khi chính quyền và lực lượng vũ trang bạn đã lớn mạnh, Việt Nam đã rút dần Quân tình nguyện và chuyên gia và cho đến ngày 26-9-1989 thì hoàn toàn rút về nước và mặc dù Pôn Pốt mở cuộc phản công nhưng tự bạn đánh bại địch. Chính vì vậy, bè lũ Pôn Pốt buộc phải chấp nhận ngừng bắn và đi đến một giải pháp chính trị. Điều này đánh dấu sự trưởng thành của bạn và cũng chính là thắng lợi của việc Việt Nam trong thực hiện nghĩa vụ quốc tế giúp bạn.
Khoảng thời gian 10 năm giúp bạn đầy vinh quang nhưng cũng nhiều gian khó, bất chấp nhiều âm mưu chia rẽ, cán bộ, chiến sĩ, chuyên gia Việt Nam được nhân dân Cam-pu-chia thương yêu coi như con em vì sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và luôn giữ nghiêm kỷ luật, gọi là “đội quân nhà Phật”.
Thế nhưng, có những kẻ xuyên tạc lịch sử, đánh tráo giá trị, cho rằng việc Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia là “đưa quân sang xâm lược”. Huy Đức là một kẻ như thế. Thực tiễn đã chứng minh: Xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, bảo vệ chủ quyền đất nước, giúp dân tộc Cam-pu-chia hồi sinh, là sự nghiệp quốc tế cao cả của nhân dân Việt Nam, đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của loài người.
Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen từng phẫn nộ nói: “Lúc đó trên thế giới không nước nào giúp Căm-pu-chia, mà chỉ có lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam đã giúp Căm-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng và ngăn chặn chế độ Pôn Pốt quay trở lại. Khi chúng tôi vững mạnh, Việt Nam đã rút quân. Kể từ năm 1989 cho đến nay, không có sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại Căm-pu-chia. Tôi hoàn toàn không thể chấp nhận việc coi Việt Nam giúp Căm-pu-chia là hành động xâm lược. Tôi đặt câu hỏi thế này: Tại sao khi chúng tôi, một dân tộc sắp chết lại không được nhờ quân đội Việt Nam giúp đỡ?”. Theo Ông, việc Tòa án đặc biệt của Liên hợp quốc xét xử tội ác Khơ Me Đỏ được thiết lập đồng nghĩa với chân lý thuộc về bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp Căm-pu-chia. Đại tăng thống Tép Vông cũng khẳng định, không bao giờ có chuyện Việt Nam xâm lược Căm-pu-chia: “Nếu Việt Nam vào Căm-pu-chia vì mưu mô ác độc thì chúng tôi không có thành quả như ngày hôm nay. Những người cho rằng Việt Nam xấu, người đó mới là xấu”, Đại tăng thống Tép Vông nhấn mạnh.
Đó là sự thật lịch sử. Táng taank lương tâm, Huy Đức đã xuyên tạc lịch sử với mục đích xấu. Ngạn ngữ có câu: ai bắn vào lịch sử bằng súng lục, nhất định sẽ nhận được một phát đại bác ở tương lai. Trong trường hợp này là Huy Đức.

Thực tế là như vậy sao?



@ Hoàng Long

Trong cuộc sống, mỗi người thường có quan điểm và cách sống cho riêng mình, không ai giống ai. Nhưng sở thích thì có lẽ có những nét giống nhau, đa phần người già đã nghỉ hưu như tôi vào buổi sáng sớm, sau khi thể dục xong thường tụ tập để hàn huyên đủ thứ chuyện. Được cái “anh nào” cũng muốn thể hiện hơn người để bộc bạch những thông tin thu thập được, đủ thứ chuyện đông tây kim cổ có cả, nhất là những vụ việc tham những, quan hệ giữa các nước lớn, những phát biểu của một số nguyên thủ quốc gia đang gây sự chú ý cho cộng đồng, những vấn đề nóng trong nước... nhưng gây sự chú ý và “tranh cãi”, có lẽ nhiều nhất vẫn là những bài viết trên các trang mạng xã hội. Ngay sáng nay thôi, anh bạn già được mệnh danh là “con mọt mạng” của tiểu khu đưa ra thông tin nóng hổi rằng, các ông nên đọc bài viết của tác giả Ngô Nhân Dụng với tiêu đề Nguyễn Phú Trọng học Tập Cận Bình làm hàng giả” trong đó nhiều vấn đề thú vị và phải suy nghĩ lắm, các ông nên vào mà xem. Anh bạn già giao việc xong gây cho tôi sự tò mò, qua đọc bài viết xin được mạn muội chia sẻ cùng mọi người vài dòng suy tư từ bài viết ấy.
          Thưa các bạn, trên thực tế tham nhũng và chống tham nhũng ở quốc gia nào chả có, mức độ là khác nhau. Mỗi một quốc thể có cách làm riêng của mình, nên hiệu quả chống tham nhũng cũng khác nhau, hơn nữa phụ thuộc vào phương pháp và cách làm của thể chế chính trị và chính phủ ở nơi đó. Do vậy quốc gia này làm chưa hiệu quả đi học hỏi quốc gia khác là nhẽ thường tình. Cũng phải hiểu rằng không chỉ riêng lĩnh vực tham nhũng mà các lĩnh vược khác cũng cần như vậy thì xã hội mới phát triển theo đúng quy luật tự nhiên vốn có. Trong cuộc chiến “nội xâm” gay go, phức tạp ấy đâu phải khi đưa ra một chủ trương là tạo được sự đồng thuận tất cả của người dân, nhưng quan trọng ở chỗ nhận được đại đa số sự ủng hộ, còn một bộ phận dân chúng vì nhiều “lý do” nào đó không ủng hộ, không đồng tình cũng là bình thường. Chắc có lẽ tác giả cũng đồng tình với tôi về điều đó. Vậy cho nên không vì một vài ý kiến cá nhân và một bộ phận ít người trong xã hội không đồng tình để quy chụp rằng“Ông Tập đang chơi trò bắt tham nhũng chỉ cốt để thay thế mấy anh bị bắt bằng tay chân của mình!”. Hơn nữa tác giả còn hàm hồ suy diễn “Nước Trung Hoa đã nổi tiếng về làm hàng giả. Món hàng giả mới bị tố giác trên mạng khắp thế giới là “Chống tham nhũng!” Chống tham nhũng cũng giả nốt! Ông Nguyễn Phú Trọng lại sắp qua Tàu, chắc sẽ được ông Tập Cận Bình truyền nghề này về thi hành ở nước ta”. Xin thưa rằng, lên án và đấu tranh loại bỏ những thói hư, tật xấu, yếu kém trong xã hội về chuyện này, chuyện khác, chỗ nọ, chỗ kia chính quyền đã lạm dụng làm những việc không đúng, cử chỉ thái độ không đúng mực với nhân dân; rồi nạn tham nhũng, lãng phí, nhất là trong quản lý gây thất thoát kinh tê, tài chính, có công trình hàng nghìn tỷ đồng đắp chiếu gây bất bình cho toàn xã hội là điều nên làm và cần được khuyến khích. Nhưng cũng phải thấy rằng, nhìn vào thực tế hiện nay, theo tôi những vấn đề này Đảng, Nhà nước ta, nhất là người đứng đầu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang rất quan tâm và ráo riết, quyết tâm chỉ đạo cả hệ thống chính trị và mong muốn toàn dân tham gia đấu tranh và kiên quyết lợi bỏ những vấn nạn đó ra khỏi đời sống xã hội. Điều đó đã được thể hiện bằng những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt trong thời gian gần đây, được nhân quan tâm, đồng tình và đánh giá cao. Nhưng không phải vì những yếu kém đang tồn tại trong xã hội ta mà lợi dụng để phủ nhận những thành quả đạt được của đất nước trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng mang lại cho dân tộc là việc không nên làm chút nào. Theo tôi, tác giả Ngô Nhân Dụng nên xem lại chính mình, thử hỏi tác giả đã làm được gì cho dân tộc này? hay chỉ như “cóc ngồi đáy giếng” làm sao biết được nội tình của đất nước cần phải làm gì?. Phải chăng là sự võ đoán, hay dụng ý có chủ đích của cá nhân tác giả để thực hiện hành vi thiếu văn hóa, đổ lỗi, nói xấu, vu oan cho người khác nhằm đánh bóng thêm hình ảnh, ghi điểm với quan thầy, thu lợi cá nhân từ các viết bài đi ngược lại lợi ích của dân tộc.
Theo tôi, quan trọng ở chỗ, mỗi người dân chúng ta phải làm được gì và làm những việc như thế nào? Dù là nhỏ nhất để góp ích cho gia đình, xã hội và cao hơn hết là góp phần xây dựng và bảo tổ quốc Việt Nam thâm yêu của chúng ta. Vững  tin xàng lọc những thông tin, phân biệt đúng, sai trước những thông tin dựng chuyện, bịa đặt kiểu như Ngô Nhân dụng và một số đối tượng đang làm hiện nay trên các trang mạng xã hội nhằm lừa dối dư luận, chia rẽ nội bộ rằng“Ông Nguyễn Phú Trọng có thể học tập Tập Cận Bình về chiến dịch chống tham nhũng ở bên Tàu, đem về áp dụng để loại trừ những phe đảng của Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đầy trong hệ thống kinh tế và chính trị” theo kiểu nói lấy được nhằm mục đích làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước ta.