Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Đến bão số 10 cũng bị “suy diễn”



Ngay sau khi dự và phát biểu tại Hội nghị các Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC lần thứ 24 (SMEMM 24) tại TP. Hồ Chí Minh. Hủy hàng loạt cuộc làm việc tại các địa phương phía nam để ra miền Trung chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa bão, thị sát hiện trường và chỉ đạo các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An công tác ứng phó hoàn lưu sau bão và khắc phục hậu quả. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cụ thể, huy động lực lượng khắc phục, sửa chữa nhà cửa cho người dân, “Việc đầu tiên là bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người dân, không để rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, thiếu cơm lạt muối, đứt bữa do bão số 10 gây ra”; đồng ý cấp 3.000 tấn gạo hỗ trợ người dân; giao Bộ NN&PTNT kịp thời giải quyết giống lúa, rau màu cho Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất. Chậm nhất 5 ngày khôi phục lưới điện, dọn dẹp môi trường; Quân khu 4 điều hơn 22.000 bộ đội, Bộ Công an cũng tăng cường 9.000 quân  hỗ trợ các tỉnh công tác khắc phục hậu quả sau bão và sẵn sàng cử quân theo yêu cầu của địa phương. Có thể nói mọi lực lượng vào cuộc. Với tấm lòng “lá lành đùm lá rách” vì đồng bào 3 tỉnh miền Trung, sớm ổn định cuộc sống.
Mấy ngày qua nghe thông tin trên báo, đài thông báo bão số 10 sắp để bộ vào các tỉnh miền Trung, được dự báo đây là cơn bão có sức công phá mạnh và gây ra sự phá hủy tàn khốc trên đường nó đi qua. Không ai bảo ai, nhưng đều cùng chung tâm trạng lo lắng cho người dân ở các tỉnh miền Trung. Một vùng đất đầy khó khăn, vất vả, phải hứng chịu nhiều cuộc chứng biến của thiên tai. Có thể không khí đâu đâu cũng khẩn trương. Chính phủ đã phân công phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn cồng tác vào các tỉnh này để chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do cơn bão gây ra. Bằng những phương án cụ thể: Bão số 10 theo dự báo có tính chất phức tạp, khi đổ bộ vào sẽ khiến mực nước biển dâng cao, bão đi rất nhanh sức tàn phá cực lớn. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay của địa phương là tập trung mọi giải pháp sơ tán dân, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng cho nhân dân; tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong ứng phó với bão. Cùng với đó, các địa phương, đơn vị cần tập trung giằng chống, bão vệ nhà cửa, trường học, bệnh viện… hạn chế thấp nhất việc mất điện, đảm bảo trật tự an ninh trật tự, an toàn giao thông trong và sau khi bão đổ bộ vào đất liền; đồng thời, chuẩn bị sẵn lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ, đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân. huy động các lực lượng quân đội, công an trên địa bàn thường trực ứng cứ khi cần.
            Trong khi các cấp từ Trung ương đến cơ sở và nhân dân cả nước đang dồn toàn lực vì khúc ruột miền Trung thân yêu. Ấy vậy mà, những con người thường lớn tiếng kêu gọi vì đất nước dân tộc lại rãnh rỗi ngồi chơi nghĩ ra đủ điều. Đại diện trong số đó phải kể  tới Phương Trạch (Danlambao) đã mượn chuyện cơn bão số 10 với giọng điệu, đặt điều đầy ác ý bằng tiêu đề bài viết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Kỳ Anh thăm ai?. Đúng là “lưỡi không xương” đầy đường lắt léo. Không biết còn chuyện gì để nói nữa đây, những việc tốt và đầy trách nhiệm cũng bị thêu dệt bởi những con người “ngậm máu phun người”, “mượn gió bẻ măng” của Phương Thạch một cách dối trá, xảo quyệt để đánh lừa dư luận. Nếu sống có trách nhiệm thì đâu phải rêu rao những điều “cạn tàu ráo máng” như ấy, phải chăng dành thời gian nghĩ về những con người vì trách nhiệm với cộng đồng xã hội, không kể ngày đêm cùng đồng bào 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão gây ra. Nói vậy thôi chứ phương Trạch đâu có nghĩ được như vậy bởi trong con người của y chỉ có mình là trên hết, Lợi dụng chuyện này để kiếm chắc những đồng tiền như bẩn gây phương hại đến quốc gia, dân tộc do quan thầy bên ngoài chu cấp.
            Phương Trạch hãy nhớ rằng “Phương Thạch có thể lừa bịp được vài người trong mọi lúc, lừa được mọi người trong vài lúc, nhưng không thể lừa được mọi người trong mọi lúc” với “kiểu ăn không nói có”, “giết người không dao” theo kiểu mập mờ đánh lận con đen để phán rằng “Cũng cần nhắc với TT Phúc là, một khi đã đến Kỳ Anh, việc thăm hỏi nhân dân là phụ. Điều cần thiết nhất là phải kiểm tra xem cái anh chàng Formosa của ông bạn vàng “4 tốt” sau cơn bão có thiệt hại gì không? Để từ đó đảng và nhà nước có phương án trợ cấp cụ thể”. Đúng là hết chỗ nói, có lẽ Phương Trạch đã đánh giá quá thấp nhận thức của cư dân mạng hiện nay. Xin đừng mượn cơn bão để dựng chuyện đến khó tin như vậy, vì bài viết của tác giả không phản ánh chân thực hoàn cảnh thực địa tại các địa phương mà Thủ tướng đã đến tận nơi để chỉ đạo khắc phục hậu quả sau cơn bão. Người dân nơi đây đã thấy và được giúp đỡ, hỗ trợ từ những quyết sách cụ thể của Thủ tướng. Những điều đó là minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ hoàn toàn giọng điệu không mấy gì tốt đẹp của Phương Trạch đã thể hiện trong bài viết của mình.

  Lệ Quyên 

RẤT CẦN SỰ CÔNG TÂM KHI VIẾT VỀ CÁC DANH NHÂN



Tôi không phải là nhà khoa học, cũng không phải là một nhà chính trị, thậm chí bị bạn bè gọi tôi là “người ngây thơ về chính trị”. Nói như vậy là vì, bạn bè thấy tôi rất tâm huyết với công việc, chịu khó học hành, nghiên cứu, tích lũy tri thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhưng cả một đời phấn đấu vẫn không có chức sắc gì cả. Từng có nhiều thành tích, công hiến, nhưng đến kỳ đề bạt, bổ nhiệm, chức vụ nhỏ nhất cũng không đến lượt mình. Đó cũng là một lý do làm cho tôi không mặn mà với cái lý thuyết công bằng mà nhiều người giáo huấn bấy lâu nay.
Tôi một đời cũng chỉ là ông giáo quèn cho đến tận lúc về hưu, cặm cụi lái đò đưa biết bao thế hệ học sinh sang sông. Nhưng được cái là nhiều học trò mến tôi, quý tôi, nể tôi và tình cảm lắm. Đôi khi tôi tự an ủi: có nhiều học trò là tốt rồi, vì khối người đi dạy học chỉ có học sinh mà rất ít học trò. Làm cái nghề dạy học, dốt về chuyên môn đã khổ, kém về đạo đức nữa thì lấy đâu ra học trò! Sau khi về hưu rồi, tôi mới ngẫm lại, có lẽ do mình thẳng thắn, dám phê bình, chỉ trích điều sai trái, nhất là phê bình người quản lý, lãnh đạo mình, nên người ta không ưa.
Bây giờ về hưu, nhàn rỗi nên tôi hay đọc báo, rồi thi thoảng cũng làm thơ gửi, bình báo cho vui. Thậm chí, khi đọc báo thấy bài viết hay, tôi tâm đắc là tôi viết bài tán thưởng ngay; gặp bài báo viết không đúng sự thật, tôi cũng viết bài mổ xẻ, góp ý ngay. Rồi những lúc thể dục thể thao, tôi cũng hay trò chuyện về nhân tình thê thái, trong đó có những chuyện trước khi về hưu thì không dám nói. Có một điều tôi thấy, không chỉ riêng tôi mà cũng có một số các cụ hưu trí, đảng viên cao tuổi hay bình luận về mặt trái của xã hội, không dấu diếm thói hư tật xấu đang diễn ra, nhất là tệ nạn tham ô, tham nhũng, suy thoái, biến chất của cán bộ, đảng viên. Cá nhân tôi thường nhìn từ hai phía để phán xét sự việc với mục đích là đánh giá khách quan hơn, thứ nữa là góp phần lý giải về số phận của mình, chứ lúc nào cũng nhìn đời bằng màu hồng hặc màu đen thì hỏng hết sự tình.
Trong số các báo mạng mà tôi đọc, tôi thấy ở trang Danlambao có nhiều bài viết thiên về tính phê phán hơn là tán thưởng, ca ngợi. Các tác giả ở tờ báo này rất chịu khó sưu tầm tư liệu, cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời các sự kiện. Có những bài viết về hiện trạng xã hội đang diễn ra cần phải điều chỉnh cho phù hợp, như bài “Khẩu hiệu giáo dục tiểu học!?” của tác giả Đỗ Thành Nhân; có bài nêu ra vấn đề mang tính cảnh báo, như bài “Hồ là tấm bình phong cho đám cháu lưu manh lợi dụng thu tóm quyền tiền”của Le Nguyen. Nhưng có nhiều bài viết thì lại phản biện thái quá, thậm chí thiếu khách quan, sai sự thật, làm cho người đọc có cảm nhận giống như nội dung bài viết đang đả kích, bất mãn chế độ, như bài “Con cháu Hồ Bả Chó ăn... tiệc” của Nguyên Thạch, bài “Con cháu của bả chó cướng núi Ba Vì” của Dân Đen, Chúng vẫn múa, hát trên những xác người” của Vũ Đông Hà …
Bởi vậy, tuy có thể bài viết có ý tưởng hay nhưng vì cẩu thả, hoặc chưa kiểm tra độ chính xác của thông tin đã viết ra đăng báo; hoặc vì lý do nào đó đã dùng từ ngữ không khiếm nhã nên dễ làm cho bài báo phản tác dụng, thậm chí tác giả bị bạn đọc chê chưởi oan. Tôi mong ban biên tập cẩn trọng hơn trong khâu kiểm duyệt, biên tập nội dung trước khi cho đăng báo. Đặc biệt, vì báo chí là món ăn tinh thần nên trước khi quan tâm đến nội dung, thì câu từ phải đảm bảo tính văn hóa. Tôi không hiểu vì sao trong một số bài viết có nhiều từ ngữ thô tục mà ban biên tập vẫn không kiểm tra, chỉnh sửa.
Ở đây tôi chỉ lấy bài “Hồ là tấm bình phong cho đám cháu lưu manh lợi dụng thu tóm quyền tiền”của Le Nguyen để phân tích làm dẫn chứng. Tôi không đồng tình khi mọi người chỉ khen Hồ Chí Minh mà không dám chê, thậm chí ai đó chỉ ra một vài hạn chế của Bác Hồ thì bị coi là phạm húy. Tôi thấy như thế là không công bằng. Đã là người, ai không có ưu điểm và khuyết điểm. Mà có ưu - khuyết thì nhận được lời khen - chê là điều tất nhiên. Thậm chí, cùng một nội dung mà có người cho là ưu điểm, người khác lại cho là khuyết điểm.
Tôi thấy tác giả Le Nguyen đặt tiêu đề bài viết như vậy là có thể chấp nhận được, vì ít nhiều cũng phản ánh một thực tế hiện nay. Tuy không nhiều nhưng ở đâu đó vẫn có người muốn nhờ danh Bác Hồ để trục lợi cá nhân như: xin kinh phí xuất bản sách, báo về Bác với mục đích kiếm chác; có người hô hào lấy việc học và làm theo Bác thành khẩu hiệu nhưng lại vi phạm tiêu cực, tham nhũng, hạch sách, cửa quyền… Song, tôi không đồng tính với tác giả ở mấy điểm sau đây:
1) Le Nguyen viết thái quá, có chỗ phản ánh không đúng sự thật, ví dụ như: “Đa phần sách vở, tài liệu trưng dẫn, trích dẫn trong các bài viết về Hồ Chí Minh, có nguồn gốc đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam… Chừng đó sách vở, tài liệu đã phơi bày sự thật Hồ Chí Minh là con quỷ khát máu, là cộng sản cuồng tín, là tay sai của cộng sản quốc tế”. Viết như vậy, dễ làm người đọc hiểu nhầm Le Nguyen là người không am hiểu gì về Hồ Chí Minh, đẫn đến viết càn. Nếu tác giả đọc nhiều, có đủ hiểu biết và có cái nhìn khách quan về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thì sẽ không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Bác cho dân tộc Việt Nam và cho nhân loại tiến bộ trên thế giới. Sự thật đó không chỉ có những người cộng sản mà bất kỳ người thuộc đảng phái chính trị nào, thuộc chế độ xã hội nào cũng đều thừa nhận. Việc UNESSCO vinh danh Hồ Chí Minh là một bằng chứng.
2) Le Nguyen bàn đến tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nhưng hình như lại không hiểu về vấn đề này, càng viết càng lộ rõ sự tuyên truyền nhảm nhí: “Tất cả tư tưởng của Hồ chỉ là vay mượn hoặc là bệnh hoạn, quái đản được thể hiện qua các bài viết của Hồ giả danh Trần Lực, C.B, Trần Dân Tiên, T.Lan… Ngoài ra đạo đức của Hồ trong cuộc sống đời thường cũng nhớp nhúa…, là sự thật đáng ghê sợ, là câu chuyện đạo đức vô đạo đức của Hồ, có một không hai trong lịch sử Việt Nam”. Xin nói thẳng, chỉ có người thiếu đạo đức, hoặc không có năng lực cảm thụ đạo đức mới nói Hồ Chí Minh là vô đạo đức.
Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh không ai tự tô vẽ, tâng bốc lên để có được mà nó thể hiện qua thực tiễn, có sảm phẩm, để lại trong trí nhớ, trong thực tế, trong văn hóa nhân loại. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người ngưỡng mộ, tôn kính Hồ Chí Minh. Chỉ có một bộ phận rất ít đi ngược lại với suy nghĩ của số đông, dùng từ ngữ thô tục để chỉ trích Hồ Chí Minh thì hẳn là người xa rời văn hóa dân tộc, hoặc là người không cảm thụ được giá trị văn hóa đích thực, hoặc là bị một lý do nào đó mà cố tình nói ngược, viết ngược, làm ngược thuần phong mỹ tục, ngược đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam.
3) Tại sao trong khi cả thế giới công nhận công lao đóng góp, tầm cỡ văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh thì Le Nguyen lại phủ nhận một cách thiếu căn cứ, cố ý xuyên tạc, dùng từ ngữ thô tục để viết nên những dòng như này: “Cuộc đời sự nghiệp của tên cộng sản Hồ nhòe nhẹt, bẩn thỉu, nhem nhuốc nhưng nó đã được tuyên giáo trung ương đảng tô son trét phấn theo quy trình tư tưởng, đạo đức bệnh hoạn, quái đản trong các tác phẩm hư cấu bịa đặt, tự biên soạn, tự khen mình thánh thiện, tài giỏi của Hồ và do chính ông ta bịa đặt, làm ra, phát tán để dẫn dắt cán bộ, đảng viên vào mê lộ, tin Hồ là đạo đức, văn minh...”.  Rõ ràng là tác giả xuyên tạc với lời lẽ thiếu căn cứ, làm cho người đọc dễ nhận thấy tác giả chưa bao giờ đọc tài liệu đó. Le Nguyen không chỉ suy diễn vu vơ để kết tội cho Hồ Chí Minh, mà còn phủ nhận giá trị lịch sử, phủ nhận ý nghĩa đoàn kết toàn dân tộc đánh đuổi đế quốc, thực dân để giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
4) Cho đến nay, nếu là người am hiểu lịch sử kể cả trong và ngoài nước, chưa có ai nói Hồ Chí Minh lừa gạt nhân dân và nhân dân tôn vinh Người cũng là tôn vinh một giá trị của nhân loại. Làm tượng đài, xây dựng đền thờ cũng xuất phát từ nhu cầu tâm linh, tôn kính công lao anh hung dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. Tuy vậy cũng phải thừa nhận là ở đâu đó cũng có một số vụ việc làm giảm ý nghĩa linh thiêng, nhưng không đến mức như Le Nguyen viết: “không ai có thể lấp liếm che dấu nổi cho bộ mặt ghê tởm của Hồ Chí Minh”. “Với các các tài liệu lịch sử trưng dẫn đã làm sáng tỏ sự thật Hồ Chí Minh nên các đảng viên cộng sản mù đảng, các cháu ngoan ngu hồ mê muội, không thể phủ nhận Hồ không phải là cộng sản quốc tế, kẻ làm theo chỉ đạo của Nga-Tàu đã gây nhiều tội ác cho đất nước, dân tộc Việt Nam”. “Để thực hiện việc lừa gạt nhân dân, thần thánh hóa Hồ, chúng tổ chức lễ hội mang tính mê tín dị đoan, đồng bóng như dựng tượng đài, lập đền thờ miếu mạo, tổ chức lễ rước tượng Hồ vào các đình chùa ngồi ngang hàng Phật, Thánh với các nghi thức tôn giáo có sư sãi gõ mõ tụng kinh gọi vong nhập tượng khắp mọi miền đất nước, tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền thuế của người dân”. 
5) Cần khẳng định là nhân dân không ai thiếu thông tin sự thật về Hồ Chí Minh cả. Nhân dân đều biết rõ Hồ Chí Minh cống hiến cho dân tộc là hết sức to lớn và nhân dân biết rõ những đảng viên suy thoái, biến chất, tham nhũng, lãng phí làm tổn thất của đất nước. Bởi vậy, nhân dân rất vui mừng, đồng tình ủng hộ và tin tưởng vào những quyết sách gần đây của Đảng cộng sản về chống tham nhũng, xét xử các vụ án lớn, kể cả lãnh đạo cao cấp. Nhân dân tuy còn vất vả, khó khăn trong điều kiện chung của đất nước liên tiếp trải qua chiến tranh, nhưng nhân dân không kém cỏi như Lê Nguyen phải lo lắng để viết ra những câu từ không hay ho gì: “vì một bộ phận thiếu thông tin về sự thật Hồ Chí Minh nên đã bị lãnh đạo gian manh lợi dụng lòng tin mù quáng phục vụ ý đồ đen tối của họ”, “cháu ngoan ngu Hồ mê muội vẫn thiếu thông tin, hiểu lệch lạc Hồ Chí Minh là người Việt Nam yêu nước, còn bị lãnh đạo gian manh buôn bán xác chết Hồ”.
Viết về danh nhân không đơn giản. Bình xét danh nhân càng không đơn giản. Khi đã thiếu hiểu biết, không công tâm thì xin đừng bàn luận về danh nhân. Chớ có dại mà viết càn, bôi mỡ cho kiến nó đốt!

Hồ Văn Tuấn

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

“Cong queo” câu chuyện về luật...




 

Mấy ngày nay tôi lại chạnh lòng vì những thông tin trên một số trang mạng tiếp tục đưa tin và luận dẫn về sự việc vừa qua ở một số nơi người dân tụ tập đông người phản đối dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Cho dù Luật An Ninh Mạng đã được nhấn nút thông qua rồi, còn Dự Luật Đặc khu thì Quốc hội cho lùi lại, vậy mà một số người vẫn cố tình bẻ cong, hiểu sai quan điểm, chủ trương và đã dẫn mọi người theo hướng ngược lại nhằm phân tâm, làm mọi người có những suy nghĩ khác nhau, phức tạp hóa vấn đề, rồi tâm tư lo lắng.

Cũng giống như những cây bút có “số má” trên trang Chân Trời Mới ngày 28/8/2018, tác giả Nguyễn Quốc Khải cũng không chịu kém cỏi đã viết bài “Cách Mạng Mùa Hè Việt Nam sẽ thành công”, trong đó có đoạn: “Trong hai tuần vừa qua ở Việt Nam đã bùng lên nhiều cuộc biểu tình lớn tại Hà Nội, Saigon, và nhiều thành phố khác... chống Luật Đặc Khu Kinh Tế nhắm cho thuê đất một thời gian rất dài lên đến 99 năm và Luật An Ninh Mạng nhắm kiểm soát việc sử dụng các mạng thông tin hầu tiêu diệt quyền tự do ngôn luận…kêu gọi dân chống lại chế độ cộng sản...”.
Với cách luận dẫn của tác giả Nguyễn Quốc Khải thì chúng ta tưởng tượng trước mắt một viễn cảnh người dân khắp nơi xuống đường biểu tình và như một cao trào trong những năm chống Mỹ cứu nước. Nhưng đâu có phải như vậy, thực tế có hiện tượng ở một số địa phương nhất là phía Nam, xuất hiện một số người tuyên truyền, kích động, bằng hình thức “truyền thông mập mờ” với nhiều thông tin sai sự thật, chủ đích lợi dụng tình cảm, lòng yêu nước của người dân, đưa tin không đúng, không đầy đủ về chủ trương của nhà nước thí điểm về hình mẫu của Việt Nam về 3 đặc khu kinh tế, trên cơ sở kế thừa những thành công của các nước trong khu vực và thế giới trong phát triển kinh tế đặc khu, nhằm phát triển kinh tế xã hội, đưa Việt Nam ta có bước đột phá trong giai đoạn mới, hội nhập với thế giới. Cũng là để thực nghiệm mô hình chính quyền mới, nếu hiệu quả sẽ nhân rộng, để chúng ta rút ngắn chặng đường thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Trong dự thảo Luật có một số nội dung liên quan đến việc cho thuê đất, thời hạn tối đa 99 năm, cũng không quy định là cho riêng một nước nào thuê, sau khi thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi và thống nhất thì đại biêu quốc hội mới biểu quyết, và nếu quá 50% số đại biểu tán thành thì Dự luật mới được thông qua. Trong khi Quốc hội bàn, thảo luận, và thấy chưa phù hợp nên đã quyết định lùi thời gian mà chưa thông qua tại kỳ họp lần này, cũng để lắng nghe, tiếp thu thêm ý kiến của người dân cả nước.
Rồi Luật An ninh mạng đã được thông qua, nhưng không phải với mục đích là “kiểm soát việc sử dụng các mạng thông tin” rồi “tiêu diệt quyền tự do ngôn luận” như tác giả đã nêu ở trên. Thế giới đang trong thời kỳ cách mạng 4.0 và mọi người đều tham gia vào không gian mạng, nên rất nhiều nguy cơ mất an toàn, vì vậy rất cần phải có Luật An ninh mạng, vừa để bảo vệ chính chúng ta, vừa là cơ sở pháp lý để đấu tranh, ngăn chặn và xử lý những vụ việc vi phạm về an minh trong không gian mạng và bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước. Quốc gia nào cũng vậy, đều phải có Luật để bảo vệ quốc gia, dân tộc mình, nhất là mọi người dân tham gia trên không giam mạng được an toàn và có trách nhiệm khi tham gia. Qua nhiều luồng thông tin, tôi được biết đã có nhiều nước có Luật An ninh mạng, kể cả các nước trong khu vực. Trong Luật của chúng ta chỉ quy định nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân,... Không có nội dung nào cấm quyền tự do ngôn luận hay tham gia các mạng xã hội, internet.   
Rõ ràng tác giả không có quan điểm xây dựng, nếu băn khoăn vì không đồng ý với dự luật thì cần có thái độ góp ý, phản ứng cũng cần đúng mức chứ không nên kiểu quy chụp như vậy. Việc viện dẫn với thái độ dẫn dắt người đọc sang một chiều hướng bức xúc, kích động người dân, làm cho tư tưởng tình cảm mọi người bị xáo trộn, hoang mang, nó như bài tâm lý để lôi kéo người dân xem ra không phù hợp. Đã vậy tác giả còn đưa thông tin không chính xác là “đã bùng lên nhiều cuộc biểu tình lớn tại Hà Nội, Saigon, và nhiều thành phố khác”, thực tế không đúng như vậy, chỉ có hai địa bàn xảy ra đáng kể là ở Sài Gòn một nhóm người dân tụ tập gây rối; ở Bình Thuận hàng trăm người quá khích đã tràn vào trụ sở UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, những người này đã tấn công lực lượng bảo vệ, đập phá, ném bom xăng, đốt một số xe máy, ôtô; một số người dân tụ tập trên quốc lộ 1, đoạn ngã 3 Cầu Nam, thị trấn Phan Rí Cửa, Tuy Phong, Bình Thuận đã chặn xe,  những người dân tại Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong ra đường chặn xe, gây ùn tắc giao thông. Lực lượng chức năng đã phát hiện trong số những người tụ tập gây rối có cả một số người mang theo ba lô chứa khẩu hiệu phản đối dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng và bình xịt hơi cay, dao, tuốt nơ vít; có cả người giả danh mặc trang phục công an trà trộn và có đem theo vũ khí, dao,… Đây không phải là biểu tình đơn thuần để phản đối các dự luật, mà người dân bị kích động, lôi kéo tham gia hoạt động gây rối, phá hoại, nếu không thì đem theo vũ khí, dao,… rồi giả danh công an, cảnh sát và mang theo vũ khí, phảỉ chăng là lợi dụng tình hình để hành hung người dân rồi vu cho cảnh sát, công an đàn áp? Để rồi mọi người hiểu nhầm là chính quyền, cảnh sát đàn áp người dân ư; rồi sao lại phải dùng tiền mua chuộc người dân để dân xuống đường tham gia vào đoàn người gây rối. Rõ ràng những hành vi này không thể chấp nhận được, và đây là lợi dụng lòng yêu nước của người dân để đạt mục đích của nhóm người nào đó mà thôi.
Bài viết của tác giả đã thể hiện rõ thâm ý hướng lái dư luận vào việc làm không tốt, để phán rằng “…Luật Đặc Khu Kinh Tế và An Ninh Mạng chỉ là những điểm và là ngòi nổ. Diện là cuộc cách mạng dân chủ. Hiện nay cuộc Cách Mạng Mùa Hè của Việt Nam còn thiếu một biểu hiệu cho mục tiêu cách mạng chung: dân chủ, tư do, no ấm, công bằng xã hội. Trong khi chờ đợi, một số người đã dùng cờ ngũ sắc do LM Nguyễn Văn Lý khởi xướng”…
Không thể từ một sự việc, hiện tượng nhỏ mà dẫn dắt người dân theo khuynh hướng phản bội lại những gì mà dân tộc ta suốt mấy nghìn năm qua đúc kết, xây dựng nên, đó là lòng yêu nước, quyết tâm giữa vững chủ quyền quốc gia, vì lợi ích của dân tộc. Không thể để vài người, một nhóm người đưa tin thất thiệt, mua chuộc một số người dân nhẹ dạ, cả tin mà làm lung lay tinh thần của chúng ta. Mọi người đều hiểu, tôi cũng đã hiểu rằng, đằng sau những vụ việc trên dường như có sự sắp đặt, sự đạo diễn của một số người có mưu mô chống phá, muốn đất nước ta rối loạn, chế độ ta sụp đổ để một lực lượng khác lên nắm quyền thì mới có thể hành động như vậy.
Tôi thiết nghĩ, chúng ta phải cân nhắc khi tiếp cận thông tin, nghe cũng phải nhiều chiều và hành động cần phải bình tĩnh, xem xét cẩn trọng, tránh việc chủ quan, nghe một ai đó, xem một bài nào đó, đọc một tin nào đó mà thay đổi quan điểm, mất niềm tin trong chính mình. Dân tộc ta được giành được độc lập nhờ sự hy sinh cao cả của ông cha, biết bao người đã ngã xuống vì tổ quốc thân yêu này. Hôm nay, chúng ta được sống trong hòa bình, ổn định thì càng phải trân trọng, cần phải gìn giữ, có trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh hơn.


  Trần Văn Long

                                                                   Hoàn Kiếm, Hà Nội



KHÔNG NÊN CHỈ TRÍCH CÁ NHÂN THEO SUY DIỄN CHỦ QUAN




                                                                                
  Phải thừa nhận là tác giả Âu Dương Thệ đã dày công, chịu khó thu thập tư liệu, cập nhật thông tin về tình hình chính trị, xã hội, kèm theo dẫn chứng với hy vọng làm cho bài viết của mình thêm sinh động thuyết phục. Với bài viết dài, có cấu trúc nhiều tiểu mục giống như một công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành (đặt vấn đề, nội dung trọng tâm và kết luận), không chỉ cho thấy sự công phu của tác giả mà còn chứng tỏ là một người có trình độ học vấn nhất định, có kỹ năng viết lách và tư duy tương đối sắc sảo.
Nếu đem so sánh, e rằng khập khiểng vì tôi chỉ nhận mình là bậc trò của ÂDT. đây, tôi không dám thi thố, cũng không dám bàn về tài năng viết lách hay tranh luận về trình độ tri thức chỉ xin phép đàm đạo, trao đổi đôi điều băn khoăn của tôi về bài viết của ông. Nếu trong ý tứ, diễn đạt của tôi còn vấn đề gì chưa chưa hoàn toàn khách quan, sáng rõ, hoặc còn nhầm lẫn, chủ quan về nhận thức thì cũng rất mong bạn đọc bỏ qua.
Trước hết, xin trao đổi với tác giả  ÂDT về tiêu đề bài viết: “Thói kiêu căng và độc tài của Nguyễn Phú Trọng đang đưa VN càng lệ thuộc Bắc kinh và đẩy đảng CS phân hóa, tan rã nhanh hơn”. Ngay tiêu đề như vậy đã dễ làm cho bạn đọc hiểu nhầm về tính tư tưởng và ý đồ không trong sáng của tác giả. Chắc chắn những người lâu nay bức xúc với khuyết điểm của Đảng, đất nước và chế độ cộng sản sẽ cho rằng,  tác giả bài viết đã nhìn nhận vấn đề không có tính xây dựng, hoặc tư thù cá nhân, hoặc cố tình nói theo một ý đồ của ai đó. Bởi lẽ, nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, những người có chính kiến bảo vệ chính nghĩa, thực sự đau lòng, bức xúc với nạn tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên thời gian qua thì đang rất phấn khởi, trân trọng, đánh giá cao việc làm thiết thực của ông Nguyễn Phú Trọng thời gian gần đây. Những quyết sách của ông Trọng về chỉnh đốn Đảng, xây dựng đất nước, nhất là việc xử lý cán bộ tham nhũng, tiêu cực đang cho chúng ta thấy rõ  hiệu quả, được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ. Trong khi đó, tác giả Âu Dương Thệ lại gọi đó là “Thói kiêu căng và độc tài”, hỏi rằng có khách quan không?
Thứ hai, tôi nghĩ, nếu tác giả Âu Dương Thệ thực sự có tính xây dựng, bảo vệ chính nghĩa, phê phán thói hư tật xấu với mục đích làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn thì không nên viết về ông Nguyễn Phú Trọng với lời lẽ thiếu khiêm nhã như trong bài viết của mình. Càng không nên đánh giá về “Tính khí, tư duy, động lực tâm lý và năng lực lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng”, mà nên nhìn nhận khách quan để chỉ ra việc chưa làm được của ông Nguyễn Phú Trọng, nhất là trong lãnh đạo, điều hành đất nước với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản. Tác giả cũng nên thận trọng khi đặt bút viết ra những câu từ mà theo tôi là không xứng tầm với sự hiểu biết, năng lực vốn có của tác giả, dễ làm cho bạn đọc hiểu nhầm tác giả là người cố ý xuyên tạc, bôi nhọ, áp đặt theo động không trong sáng. VÍ dụ như tác giả đã viết: “về mặt tư duy và tâm lý Nguyễn Phú Trọng không chỉ giáo điều bảo thủ, mà còn giữ tâm lý như trẻ con”, “Niềm tin như con nít này trong Nguyễn Phú Trọng là như thế!”… Tôi nghĩ, người có học, có văn hóa thì khi nhận xét về ai đó, càng không thể dùng từ ngữ thô thiển như vậy!
Ba là, hình như tác giả đang nhầm lẫn, hiểu chưa đúng về việc làm của ông Nguyễn Phú Trọng thời gian gần đây, dẫn đến có ý bênh vực và cổ súy cho hành động chống phá hơn là hành động xây dựng. Vì thế tác giả mới viết về ông Trọng là người “kiêu căng độc tài đến thế vẫn chưa thỏa mãn!”;Chẳng những đàn áp đảng viên tiến bộ, bao nhiêu năm qua ông Trọng đã ra lệnh theo dõi, bắt giam hàng ngàn người dân chủ và đấu tranh cho nhân quyền, chống tham nhũng và tố cáo chính sách đế quốc bành trướng của Bắc kinh”, “ông Trọng đã nhẫn tâm ra những bản án rất hà khắc nhiều năm tù cả với phụ nữ còn con thơ và nhiều thanh niên, chuyên viên và trí thức chỉ vì họ dám can đảm đứng lên tố cáo các chính sách sai lầm của ông!”. Theo tôi, nhìn nhận vấn đề như thế là không khách quan, không phân biệt đâu là việc làm chân chính để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân với hành động phản loạn, làm xáo trộn xã hội chỉ vì ai đó mua chuộc, xúi dục.
Bốn là, việc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đang làm nức lòng nhân dân, được các tầng nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. chứ không phải như tác giả nhận định có tính chê bai, phủ nhận ý nghĩa của việc làm hợp lòng dân. Những quyết sách thời gian qua của ông Trọng đã tạo nên “Xu thế cả xã hội chống tham nhũng”. Bằng những kết quả thực tế có tính thuyết phục, dư luận hoàn toàn tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, không một thủ đoạn xấu xa nào có thể ngăn cản hay che đậy được việc phơi bầy các hành vi tham nhũng, tiêu cực ra ánh sáng.
Bởi vậy, tác giả cứ để ý mà xem, các bài viết về chủ trương chống tham nhũng, xét xử các vụ án tiêu cực của ông Trọng thời gian gần đây đều nhận được bình luận rất thiện chí của bạn đọc ở Việt Nam và nước ngoài như ở Pháp, Canada, Úc, Mỹ rằng: hoan nghênh và cảm ơn Bác Trọng đã dũng cảm, kiên quyết chống tham nhũng; rất vui mững Đảng Cộng sản có bác Trọng dám nghĩ dám làm để vực lại tình hình tốt cho đất nước Việt Nam; rất came ơn Bác Trọng về việc làm có ý nghĩa sống còn của Đảng và chế độ, kính chúc bác có sức khỏe để tiếp tục giúp ích cho dân cho nước; không phải tổng bí thư nào cũng có tinh thần kiên quyết, dám nghĩ dám làm như bác Trọng, rất cảm ơn bác… Đại đa số đánh giá như vậy, trong khi đó  ÂDT lại nhận định với lời lẽ hơi cực đoan, có tính chỉ trích cá nhân, cho rằng ông Trọng là “Thủ phạm ra lệnh bắt giam tòng phạm!”, “Tính khí ngạo mạn và tham nhũng quyền lực cho cá nhân của Nguyễn Phú Trọng đã vượt qua những người tiền nhiệm”; Ông Trọng tin mình đang trở thành thánh nên coi thiên hạ chẳng ra quái gì cả”; “tính khí độc tài và tự kiêu cùng cực của ông Trọng, bất chấp luật pháp, thông lệ ngoại giao quốc tế và danh dự dân tộc!”; “Ông cũng không phải là người chống tham nhũng thực sự, vì chính ông cổ xúy và bảo vệ cho các ổ tham nhũng, đó là chế độ toàn trị.
Năm là, về vấn đề quan hệ với Trung Quốc, theo tôi thì tác giả đánh giá chưa khách quan, thiếu tính lịch sử. Thực tế mà nói, quan hệ với Trung Quốc là vấn đề rất lớn, lâu dài, có tính lịch sử và không thể từ bỏ láng giềng. Cho nên, khi làm việc gì đó với Trung Quốc, cần thận trọng, tìm giải pháp hài hòa để tránh xung đột bạo lực. Tôi chia sẻ cảm xúc của tác giả cũng giống như nhiều người dân Việt Nam rất nôn nóng, thậm chí tức tối khi thấy phía Trung Quốc có những hành động ngang ngược ở Biển Đông thời gian qua. Nhưng, cứ nghĩ lại mà xem, mình là nước bé, yếu hơn họ nhiều mặt, nên không thể vỗ ngực, tung hô và dùng bạo lực với họ được. Nếu để xẩy ra chiến tranh, chưa biết được cái gì nhưng ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân ta, kinh tế đất nước sa sút… Bởi vậy, tôi tin chắc rằng, là người đứng đầu Đảng, ông Trọng cũng rất đau đầu nghĩ kế đối phó với Trung Quốc để làm sao có lợi nhất với dân với nước ta, tránh được chiến tranh. Chứ không phải như tác giả viết: “Nguyễn Phú Trọng lại cúi đầu trước Bắc Kinh và nịnh bợ Tập Cận Bình”; “Nguyễn Phú Trọng biết rất rõ tham vọng của Bắc Kinh, nhưng do tâm lý tự ti mặc cảm và muốn giữ quyền cho cá nhân, nên từ lâu đã chọn vai trò như một chư hầu, coi các người cầm đầu ĐCS Trung quốc như là thiên tử”.
Thiết nghĩ, phản biện xã hội là việc rất cần thiết, tự phê bình và phê bình lẫn nhau để cùng tiến bộ càng cần thiết. Nhưng, nó phải khách quan, có tính xây dựng, phản ánh đúng bản chất, không nên áp đặt chủ quan, thậm chí lồng lợi ích cá nhân của mình để chỉ trích người khác.
  Đỗ Hà Bình

ĐẤU TRANH VỚI THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI LÀ TRÁCH NHIỆM KHÔNG CỦA RIÊNG AI



                                                                             

Tại Hội nghị công tác tuyên giáo năm 2017 tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, có thông tin cho rằng, Quân đội “có thêm “Lực lượng 47” với hơn 10.000 người tay súng, tay nhấp chuột để đối phó với “quần chúng nhân dân” trong một cuộc chiến siết cổ internet” là việc làm vi hiến (!) Trước hết, khẳng định đó là nhận thức sai. Việc đấu tranh với thông tin sai trái, xấu độc trên internet, mạng xã hội là việc làm rất cần thiết không phải trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm của những người có lương tri, phẩm giá nhằm mang lại môi trường internet, mạng xã hội trong sạch cho người sử dụng.
Bởi lẽ, nội dung thông tin trên internet có tính hai mặt. Chúng ta đều biết, internet là môi trường mở, cho phép người sử dụng được tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin. Vì vậy, tùy thuộc vào động cơ, mục đích và nhận thức của cá nhân, tổ chức sử dụng mà thông tin đưa lên internet là tích cực, hoặc tiêu cực, thậm chí đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, của xã hội. Như vậy, bên cạnh những thông tin tích cực, thúc đẩy sự phát triển xã hội, trên internet cũng tồn tại đầy rẫy những thông tin sai trái, độc hại với các tính chất khác nhau. Đó là, (1) Thông tin không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, như: kích động dâm ô đồi trụy, kích động tình dục, bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống...; (2) Thông tin sai trái có tính chất chính trị: xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đe dọa an ninh quốc gia, v.v. Vì vậy, những người có trách nhiệm nói chung, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nói riêng có hành động nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của thông tin sai trái, độc hại là rất cần thiết. Thế mà họ cho rằng đó là việc làm “vi hiến” là “siết cổ internet” là sao?
Mặt khác, như trên đề cập internet là môi trường mở không có giới hạn về địa lý, lãnh thổ, mà đa số các trường hợp, thông tin về người dùng không cần xác thực. Điều đó một mặt, tạo điều kiện thuận lợi một cách tối đa cho người sử dụng tham gia vào môi trường thông tin trên internet. Mặt khác, nó cũng tạo cơ hội cho những tổ chức, cá nhân với động cơ xấu có thể che dấu danh tính để cung cấp thông tin sai trái, độc hại; thậm chí xóa bỏ dấu vết để thực hiện hành vi tội phạm, lừa đảo. Việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái trên môi trường internet toàn cầu vì thế về phương diện kỹ thuật là rất khó khăn. Nó đòi hỏi sự phối hợp tích cực của các quốc gia, nhưng do sự khác biệt về môi trường pháp lý giữa các quốc gia, nên trong nhiều trường hợp là không thể. Tính hai mặt này đang là thách thức đối với những quốc gia muốn thực thi luật pháp của mình để điều chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng internet. Vì thế, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nói riêng, những người có trách nhiệm với sự phát triển của xã hội, của dân tộc để trả lại môi trường internet trong sạch lại không đúng sao?
Hơn thế nữa, đối với truyền thông xã hội, bên cạnh những ưu thế, nó cũng thể hiện những mặt trái. Đó là thông tin có động cơ, mục đích không rõ ràng, hoặc động cơ xấu nhằm xuyên tạc, lừa đảo, vu khống,... để hậu quả vô cùng to lớn và nặng nề, nhất là khi người sử dụng đa số là giới trẻ, còn thiếu bản lĩnh, tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin trên internet. Hẳn mọi người chưa quên các cuộc biểu tình chống chính phủ, lật đổ chính phủ tại các quốc gia châu Âu, Bắc Phi đều có nguyên nhân sâu xa từ việc các phần tử chống đối lợi dụng internet để tuyên truyền, xúi giục và kêu gọi dân chúng xuống đường biểu tình, lật đổ. Cuộc biểu tình đánh chiếm phố Wall tại New York, Mỹ bắt đầu vào ngày 17/9/2011, đã lan ra khắp thế giới từ châu Á và châu Mỹ tới châu Phi và châu Âu với sự giúp đỡ đắc lực của internet và truyền thông xã hội. Điều đó minh chứng cho việc quản lý, đấu tranh với thông tin sai trái, xấu độc trên internet, mạng xã hội là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, vì sự tiến bộ xã hội và phồn thịnh của quốc gia - dân tộc. Vì thế, cán bộ, chiến sĩ Quân đội không thể vô cảm, làm ngơ trước những thông tin sai trái, độc hai trên môi trường internet, mạng xã hội. Việc cán bộ, chiến sĩ Quân đội “tay súng, tay nhấn chuột” là thể hiện trách nhiệm cao với vận mệnh của quốc gia - dân tộc, nhằm chống lại thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội hòng làm băng hoại đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc hàng ngàn năm văn hiến. Nên không phải 10.000 người mà bất cứ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nào cũng như bất kỳ người dân Việt Nam yêu nước nào thấy chuyện trướng tai, gai mắt không thể làm ngơ mà phải hành động vì tương lai, hạnh phúc, sự phồn thịnh của quốc gia - dân tộc Việt Nam.
          Như vậy, một lần nữa chứng tỏ ý kiến cho rằng, cán bộ, chiến sĩ Quân đội tham gia làm sạch môi trường internet, mạng xã hội là “chống quần chúng nhân dân”, là “siết cổ internet” là võ đoán. Họ nói là vì nhân dân nhưng thực chất chính họ chống lại nhân dân bằng sự ngụy biện huy hiểm, nên chúng ta cần cảnh giác đấu tranh, bác bỏ.
Nguyễn Văn