Trong mấy ngày gần đây, cộng đồng
mạng lại một phen bàn tán rôm rả với các góc nhìn khác nhau, khi mà Hội nghị TW
8 ĐCSVN, 100% các đại biểu dự hội nghị đồng ý giới thiệu TBT Nguyễn Phú Trọng
để kỳ họp Quốc hội tới bầu giữ chức Chủ tịch nước. Trong vô số thông tin ấy,
tôi có phần “ấn tượng” hơn với bài “Chiếc
áo không làm nên thầy tu” của Phạm Trần.
Thoạt đầu khi tiếp nhận thông tin
bài viết gây cho tôi nhiều “thiện cảm”, cảm giác tác giả phân tích sắc sảo nhiều
khía cạnh, đặc biệt cho rằng “ông Trọng
lại được BCHTW chọn vào lúc này. Có 4 lý do: (1) Chủ tịch nước Trần Đại Quang
qua đời nên phải có người điền thế. (2) Ông Trọng hội đủ mọi điều kiện theo quy
định của chức danh Chủ tịch nước. (3) Nhằm đáp ứng nhu cầu tinh giảm biên
chế nên nhân cơ hội cần lấp chỗ trống ông Quang để lại, Bộ Chính trị quyết định
tập trung lãnh đạo đảng và nhà nước vào làm một để tiết kiệm ngân sách, và hy
vọng chạy việc hơn. (4) Phù hợp với nhu cầu đối ngoại và phong tục bang giao
quốc tế, nhất là đối với những quốc gia không có hệ thống lãnh đạo đảng và nhà
nước riêng biệt”. Tôi cho rằng đây cũng là đồng cảm của phần lớn cán bộ,
đảng viên, trí thức… và người dân với những trăn trở, tâm huyết, trách nhiệm đối
với Tổ quốc, dân tộc... Nhưng thật buồn và thất vọng vô cùng khi đọc xong bài
viết ấy, trong đầu tôi luôn vấn vương câu hỏi, tại sao Phạm Trần lại có suy
nghĩ thiển cẩn đến như vậy?. Thực tình câu hỏi đó cũng khó cắt nghĩa, bởi nhận
thức, nắm bắt thông tin, cách nhìn nhận, đánh giá từng vấn đề của mỗi người là
khác nhau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì hiện thực đời sống kinh tế xã hội của
nước ta đang trên đà phát triển là không thể phủ nhận, không thể bóp méo, bịa
đặt, nhất là do yêu cầu của thực tiễn đất nước đặt ra và đáp ứng sự mong mỏi cử
nhân dân cả nước về việc nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch
nước.
Hơn thế, đây cũng là thời điểm
chín muồi để thực hiện Tổng bí thư làm Chủ tịch nước, chúng ta cũng thấy trên
thực tế một số nước khác cũng đã thống
nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch
nước. Trên thế giới nhiều nước Tổng thống hay Thủ tướng cũng đều là
người đứng đầu các đảng của họ. Xu thế chung của thế giới như vậy thì ta cũng
nên làm, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì trong quan hệ đối
ngoại, Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ thuận lợi, nhanh chóng, thuận
tiện hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo, hoạt động đối nội và đối ngoại của Nhà nước,
tạo thống nhất hơn giữa Đảng với Nhà nước. Cùng với đó, VN đang sắp xếp tổ chức
bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả thì việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, giữ
chức Chủ tịch nước là điều nên làm trong giai đoạn hiện nay.
Nhưng trái lại với điều đó, trong
nhiều nội dung Phạm Trần đề cập, tôi quan tâm nhất đến vấn đề tác giả cho rằng " Nhưng ông là người đặc biệt giáo
điều, bảo thủ, đệ tử cuồng nhiệt của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản
Hồ Chí Minh. Ông chống đa nguyên, đa đảng; chống cho tư nhân ra báo; chống mạng
xã hội; chống tổ chức dân sự; và quyết liệt chống đối lập và mọi hành vi chống
chính sách cai trị độc tài của đảng". Đây thực sự là nhận thức sai lầm,
phiến diện, thiếu căn cứ lý luận và thực tiễn, tại sao vây?, Thực chất của vấn
đề tác giả đang hướng tới chính là nhằm hạ bệ uy tín cá nhân của Tổng bí thư để
dần dần đi đến hạ bệ uy tín của Đảng, Nhà nước. Mục đích chính để nhằm hy vọng
đả kích, tạo ra và khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ ĐCSVN; làm cho người dân,
những người tiếp cận với thông tin như vậy dễ
bị hoang mang, giao động, thiếu niềm tin vào Đảng và chế độ. Họ “nói yêu
nước”, gào thét “yêu nước” mà chẳng biết họ yêu nước thế nào? Hay họ chỉ yêu
thứ gì đó lấp đầy lòng tham của chính mình, chứ tuyệt nhiên không yêu đất nước
Việt Nam.
Bản thân họ lợi dụng sự việc này để có cơ hội chộp giật, chỉ vì lợi ích cá nhân.
Một câu hỏi chúng ta tự đặt ra để
hỏi Phạm trần rằng: Đã làm được gì cho xã hội này, cho dân tộc này? hay chỉ
xiên xẹo, vay mượn trong mớ "học thuyết" hổ lốn. Thử hỏi nhân dân ai tin theo những lời lẽ xằng bậy
kiểu đó? hay chỉ có chính tác giả và những con người đồng cảm kiểu như tác giả
mới có những lười lẽ oán trách, nói xấu người khác kiểu như vậy. Phải thừa nhận
rằng tác giả là người “rất giỏi” nói lấy được, vậy nên mới cho rằng“Hơn nữa, khi có thêm chức mới thì quyền lực
hẳn sẽ tập trung toàn diện về ông. Chỉ khác ở chỗ: nếu chiếc áo không làm nên
thầy tu như ông bà ta đã dậy thì chức danh Chủ tịch Nước cũng chưa chắc thay
đổi được bản lĩnh nói nhiều nhưng chưa được bao nhiêu của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng”. Đọc nội dung trích đoạn
của tác giả viết, tôi chợt liên tưởng tới câu ngạn ngữ của người xưa
“lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”, đúng là “kiểu nào” cũng có thể nói
được. Điều gì cũng có thể sảy ra, nếu trong mỗi chúng ta không có niềm tin tươi
sáng đồng hành cùng Đảng và dân tộc trongthực hiện công cuộc đổi mới, loại bỏ
những con sâu mọt, vượt qua cam go, thử thách trước mắt để vươn lên...thì khó
có những đồng cảm, chia sẻ với người đứng đầu Đảng hiện nay. Lợi dụng
điều đó để vu cáo, bịa đặt lại càng phải lên án, đấu tranh loại bỏ, đây có thể
coi là trọng tội “phản bội Tổ quốc” gây tâm lý bất an trong nhân dân. Điều đáng
nói hơn với những thông tin tác giả cố tình thêm thắt như vậy liệu giúp ích gì
cho xã hội, hay chỉ là mớ thông tin hư câu, bình luận nửa vời, với cách hành xử
duy nhất để đổ lỗi cho người khác, theo kiểu “bạ chăng hay chớ”.
Trước sự việc, những dẫn chứng
trên đây có thể khẳng định rằng, nhân dân Việt Nam tin tưởng rằng ĐCSVN có đủ
bản lĩnh, thông minh để hiểu rằng, họ phải làm gì để giữ vững niềm tin đối với
nhân dân. Những suy nghĩ và hành
động của phạm trần ở trên đang đi ngược lại đạo lý sống thuỷ chung, trọng tình,
trọng nghĩa của dân tộc Việt Nam, đó là lối sống cao đẹp luôn giữ trọn phẩm giá
trong mọi hoàn cảnh “đói cho sạch, rách cho thơm”, “giấy rách phải giữ lấy lề”,
chính là biểu tượng cho nhân cách, tâm hồn thanh tao của người Việt Nam. Biểu
hiện cao nhất trong các giá trị làm người chính là lòng yêu nước, sẵn sàng xả
thân vì hạnh phúc của đồng bào ta hôm nay và mai sau. Và chủ nghĩa yêu nước ấy
đã trở thành một giá trị bền vững và cao quý trong chủ nghĩa nhân văn của dân
tộc ta, dù làm một việc nhỏ nhất cũng phải biết suy tính trước sau, liệu việc
làm đó có ảnh hưởng tới gia đình, người thân và xã hội hay không?.
Nguyễn Thiện Văn