Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Sự thật không thể thay đổi



                    
                                                                             Ngô Mạnh Trí

Cả thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có thể nói hầu hết mọi người đều biết sử dụng công nghệ, và mạng internet giờ đây đã trở thành nơi hội tụ của rất nhiều cư dân, để chia sẻ, để chia sẻ thông tin với nhau, được tiếp cận với những thông tin đang diễn ra của đất nước và thế giới. Cũng là nơi mọi người thể hiện quan điểm, cách nghĩ, tư duy về những vấn đề trong đời sống xã hội, thổ lộ tâm tư, tình cảm,… và cũng là nơi mà một số người xả stress, bung ra những câu chuyện với thái độ, ứng xử tiêu cực, bất mãn, nói xấu người khác, rồi bêu xấu chế độ, thậm chí nói sai lịch sử và kêu goi lật đổ chính quyền,… Vấn đề là chúng ta, những cư dân mạng thông thái cần biết chắt lọc thông tin để lựa chọn cho mình những gì cần thiết, bổ ích, có tác dụng đối với bản thân.
Điều đó càng thể hiện rõ hơn khi tôi đọc bài Nguyên nhân nào khiến CSVN hèn nhát” của một tác giả lấy bút danh Cánh Dù lộng gió, có đoạn viết rằng:Trước năm 1975 cs Bắc Việt nghèo đói sống hoàn toàn vào nông nghiệp,… Sau năm 1975 cướp được miền Nam, bọn lãnh đạo "i tờ" choá mắt vì nền kinh tế của một miền đất tự do phát triển vượt bực so với các nước lân bang hồi đó, nên chúng đã quốc hữu hoá tất cả, chuyển từ tư nhân qua quốc doanh, của cải miền Nam chở hết về ngoài Bắc, một miền Nam trù phú sau 1975 trở thành lạc hậu … Có quyền, có chức nắm trong tay quyền sinh sát thích gì làm nấy, muốn cướp đâu tuỳ ý …tên nào cũng sợ chiến tranh xảy ra, vì chiến tranh sẽ làm sụp đổ tất cả quyền lực, tài sản và nhất là không còn mạng để hưởng thụ những của cải chúng đã cướp được. Từ đó chúng sinh hèn nhát cúi đầu trước giặc, nhận giặc làm cha, thà chịu nhục làm con rùa rúc đầu còn hơn phải mất đảng, mất quyền lực cũng như mất tất cả tài sản cướp được của người dân…”.
Có thể khẳng định đây là một kiểu xuyên tạc trắng trợn đối với lịch sử của dân tộc VN, cố tình nói xấu ĐCS và những người cộng sản đã phải hy sinh cả mạng sống của mình để giành lại cuộc sống tự do cho người dân, nó thể hiện ngày từ tiêu đề mà tác giả chọn đặt.
Về điều này, qua những gì biết được với tư cách là một người dân bình thường, tôi xin trao đổi cùng cư dân mạng để chúng ta có cái nhìn khách quan và đúng đắn nhất.
Nhìn lại lịch sử VN, chúng ta thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến VN phải thường xuyên chống lại các thế lực thực dân xâm lược và phải có chính sách hòa hiếu với các quốc gia, nhất là các nước láng giềng, là bởi VN là quốc gia nằm trong khu vực địa chính trị có tầm quan trọng nhất khu vực và trên thế giới. Đã là người dân VN, ai cũng biết rằng, đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ bởi phong kiến phương bắc, rồi bị thực dân Pháp, đế quốc Mỹ  xâm lược, cuộc sống cơ cực lầm than của người dân thời đó ai ai đều đã rõ. Chỉ khi có Bác Hồ và ĐCS lãnh đạo, toàn dân tộc đứng dậy đánh đổ thực dân, đế quốc, giành độc lập, đồng cam, cộng khổ kiến thiết xây dựng đất nước được như ngày hôm nay. Hơn thế nếu nhìn nhận một cách khách quan ở thời người dân Miền Nam bị kìm kẹp hà khắc của Mỹ, Ngụy (chế độ VNCH) thì bao nhiêu vấn đề được thực tế sử sách ghi lại, chỉ một số ít dẫn chứng thôi đẫ thấy rõ bản chất của chế độ thời đó: Nếu kể đếm thì không biết bao nhiêu cuộc thảm sát do quân đội Mỹ, ngụy làm hàng trăm nghìn người dân bị giết hại. Rồi những chính sách dồn dân vào các “Ấp chiến lược” để giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của người dân và dễ dàng đàn áp; cùng với đó là những cuộc thảm sát dã man của đội quân viễn chinh Mỹ - Ngụy làm hàng trăm nghìn người dân vô tội bị giết hại; dưới chế độ VNCH, do thiếu trường học hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn cho nên chỉ có khoảng 24% tổng số thanh, thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 được đi học; năm 1967, toàn miền nam chỉ có khoảng 160 bác sĩ và năm nữ hộ sinh cho 100 nghìn người dân; toàn bộ chương trình y tế công cộng chỉ được dành khoảng 2% ngân sách… Cho nên, nếu tự trọng thì những người đang tôn thờ chế độ VNCH nên biết thừa nhận, và thử hỏi với sự dã man tàn bạo của chế độ đó thì làm gì có “… nền kinh tế của một miền đất tự do phát triển vượt bực so với các nước lân bang hồi đó… một miền Nam trù phú” và để “bọn lãnh đạo "i tờ" choá mắt” như tác giả rêu rao trong bài viết là hoàn toàn bịa đặt, không đúng thực tế. 
Sau khi thống nhất đất nước, đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, đất nước này phải khắc phục hậu quả của chiến tranh, rồi bị các nước bao vây, cấm vận với lý do đã đánh thắng đế quốc sừng sỏ nhất thế giới, vì thế cuộc sống nhân dân thời đó rất khó khăn, nhưng nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, dưới sự lãnh đạo của ĐCS, VN từng bước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển. Những thành tựu mà VN đạt được trong hơn 40 năm qua là rất đáng tự hào. Đời sống nhân dân từng bước nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.587 USD; GDP năm 2018 tăng 7,08%, cao nhất trong 10 năm qua; chúng ta vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP đã tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, ổn định trật tự, an toàn xã hội; an ninh quốc phòng được giữ vững. Vị thế của VN trên trường quốc tế ngày càng nâng cao, là một đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Đến nay, VN có quan hệ ngoại giao với 188/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, đối tác toàn diện với 11 nước. VN trở thành thành viên (không thường trực) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014-2016).
Một thực tế nữa mà không thể phủ nhận là mọi quyết sách của Đảng phải bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Đảng, Nhà nước luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Chính sách đối ngoại cuả VN là một chính sách chính trị, công khai, minh bạch, quang minh chính đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Đặc biệt đối với các nước láng giềng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, Đảng, nhà nước VN luôn mềm dẻo, linh hoạt trong các quan hệ đối ngoại, đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, trước sau như một nhất quán quan điểm là tự chủ, không lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào. VN thực hiện chính sách quốc phòng “ba không”: Không tham gia các liên minh quân sự; không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở VN và không dựa vào nước này để chống nước kia. Thực tế ấy đã được chứng minh hùng hồn rằng, tiếng nói, vị thế của VN đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, trong đó có cả những quốc gia trước đây là đối tượng thù địch của dân tộc Việt, nhưng trên hết VN đã thể hiện với tấm lòng bao dung, độ lượng để nén đau thương, gác lại quá khứ để tạo tiếng nói chung, cùng hợp tác, phát triển. Chính lẽ đó không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội -thành phố hòa bình của VN được lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.
Ấy vậy mà tác giả còn viết rằng cộng sản “…Có quyền, có chức nắm trong tay quyền sinh sát thích gì làm nấy, muốn cướp đâu tuỳ ý …tên nào cũng sợ chiến tranh xảy ra, vì chiến tranh sẽ làm sụp đổ tất cả quyền lực, tài sản và nhất là không còn mạng để hưởng thụ những của cải chúng đã cướp được. Từ đó chúng sinh hèn nhát cúi đầu trước giặc, nhận giặc làm cha, thà chịu nhục làm con rùa rúc đầu còn hơn phải mất đảng, mất quyền lực cũng như mất tất cả tài hiện nay sản cướp được của người dân…”.
Tôi cho rằng tác giả đã trích xuất một vài sự vụ mà Đảng, Nhà nước đang xử lý tham nhũng, tiêu cực trong một số cán bộ, đảng viên vi phạm thời gian qua để quy chụp cho đa số. Đây là một thủ đoạn tạo dư luận tiêu cực trong cư dân mạng cũng như tạo mối nghi ngờ trong cộng đồng, những thông tin tác giả nêu ra không có số liệu, không được kiểm chứng, chỉ có điều duy nhất “bịa và bịa” hòng dẫn dắt người đọc vào những điều phi lý, không có thực. Những thông tin của tác giả nêu ra trong bài viết trên là những luận điệu vu cáo, xuyên tạc, kích động, tạo sự nghi kỵ, giảm lòng tin trong nhân dân với Đảng. Vì thế tôi thiết nghĩ, chúng ta cần hết sức tỉnh táo trước những thông tin đi ngược lại lịch sử của tác giả Cánh Dù lộng gió trong bài viết trên để có cách nhìn khách quan, đầy đủ hơn về những vấn đề liên quan tới lịch sử dân tộc, tới Đảng và Nhà nước, để giữ gìn sự bình yên cuộc sống của người dân đang được thụ hưởng.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

DẤU ẤN HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU TIÊN TẠI VIỆT NAM



Nguyên Minh
Trước sự kiện Việt Nam chúng ta được Mỹ và Triều Tiên tin tưởng và đã tổ chức an toàn, thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều, nhiều bà con ở quê đều thấy: Sao trên mạng nói linh tinh vậy? Vì các cụ đọc mấy bài viết nhăng nhít kiểu như “Vì sao khách quý tới, chủ nhà đi vắng?” và mấy bài giọng “cuội” khác trên mạng đều thấy hết sức “hài hước”, nó quá khác so với thực tế. Cho nên, đối với mấy kẻ nhăng cuội đó không cần phải nói thêm gì nữa. Thực tế đã chứng minh rồi.
Thưa bà con. Trong hai ngày 27-28/02/2019, hai nhân vật thượng đỉnh Mỹ - Triệu và hội nghị của họ đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Việt Nam và sự theo dõi của đông đảo cộng đồng quốc tế. Sự kiện này đã để lại những kết quả tích cực và dấu ấn sâu sắc đối với các bên liên quan.
Mặc dù kết quả Hội nghị Thượng đỉnh lần này không đạt được tuyên bố chung, nhưng Tổng thống Mỹ D. Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un đã khẳng định cuộc gặp gỡ tại Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong tiến trình đối thoại giữa hai bên, rút ngắn khoảng cách khác biệt và cải thiện quan hệ hai bên. Lãnh đạo cấp cao nhất của hai bên đã có nhiều nỗ lực tích cực, xây dựng trao đổi nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến hòa bình, phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, mở ra những triển vọng tươi sáng cho tiến trình đàm phán trong tương lai.
Trên thực tế, cộng đồng quốc tế đánh giá qua sự kiện này hai nước Mỹ - Triều đã thu hẹp khoảng cách khác biệt, giúp cục diện bán đảo Triều Tiên giảm căng thẳng, tiếp tục phát triển theo chiều hướng tốt lên, giúp tăng cường việc duy trì hòa bình trên bán đảo cũng như tại khu vực Đông Bắc Á và trên thế giới. Trên thực tế, với quá nhiều khúc mắc của một hồ sơ lịch sử phức tạp gần 7 thập kỷ qua, và là vấn đề nỏng bỏng của thế giới, sẽ là quá vội vàng nếu trông đợi vào một kết quả toàn diện trong “ngày một ngày hai”.
Đối với Việt Nam, việc được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên và chúng ta đã làm tốt đã khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam với các vấn đề quốc tế, khẳng định chúng ta có năng lực trong tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc tế; đồng thời có trách nhiệm đóng góp kiến tạo hòa bình, phối hợp thúc đẩy tiến trình hòa bình trên Bản đảo Triều Tiên cũng như sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế và toàn cầu. Đây cũng là dịp để Việt Nam tăng cường quan hệ với cả hai nước Mỹ và Triều Tiên, là cơ hội to lớn để quảng bá đất nước ra thế giới. Đã có hàng nghìn phóng viên của các hàng truyền thông, báo chí trên toàn thế giới đến Việt Nam để đưa tin, từ đó hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, du lịch của Việt Nam đã đến với khắp thế giới, để bạn bè thế giới hiểu biết hơn về Việt Nam - Đất nước xinh đẹp, an toàn, ổn định và đang trên con đường đổi mới, phát triển.
Đối với cánh phóng viên nước ngoài, trong những ngày các bạn đến tác nghiệp tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung tâm báo chí là người nhà của các bạn. Ấn tượng hơn, có khoảng 3.000 phóng viên đến từ gần 40 quốc gia có mặt đưa tin về sự kiện lần này. Việt Nam đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong vai trò xúc tác cho hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, khu vực và thế giới: Bên cạnh các khu vực làm việc được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng và dịch vụ viễn thông hiện đại, trung tâm còn bảo đảm an ninh và hậu cần cho phóng viên. Các phóng viên đánh giá: Nhiều trạm phát sóng 4G, 3G được bố trí thuận lợi. Mọi điều kiện đều được sẵn sàng để tác nghiệp. Họ cũng dành nhiều thiện cảm với sự phục vụ tận tình của nhân viên tại Trung tâm báo chí.
Điều đặc biệt, các bạn phóng viên báo chí rất thích thú khi được thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống của Việt Nam. Du lịch ẩm thực cũng được giới thiệu và quảng bá cùng với những món ăn tiêu biểu như phở, bún thang, bún chả, bánh khúc, cà phê trứng… được “chủ nhà” Việt Nam thết đãi khách. Từ đó, nhiều hình ảnh, thông tin về món ăn, sự thân thiện, mến khách đã được các phóng viên quốc tế chia sẻ trên trang cá nhân của họ.
Các phóng viên quốc tế còn được giới thiệu và tạo điều kiện hiện thực hóa các tour du lịch hấp dẫn. Hanoitourist dành năm sản phẩm du lịch miễn phí cho báo chí quốc tế như tuyến xe buýt Bonbon kết nối với bảo tàng, tour khám phá phố cổ Hà Nội với những chiếc máy ảnh cổ, tour trải nghiệm cà phê Việt Nam tại Hà Nội, tour khám phá các viện bảo tàng Việt Nam; Saigontourist cũng tổ chức bốn tour miễn phí cho các phóng viên quốc tế như tour trong thành phố, tới làng cổ Đường Lâm, làng nghề truyền thống ngoại thành Hà Nội, đi Hạ Long…
Không chỉ ấn tượng với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam mà cánh phóng viên có lẽ sẽ nhớ mãi về sự thân thiện, cởi mở, mến khách và không kém phần chuyên nghiệp trong ứng xử khi khách đến nhà của người dân Hà Nội. Câu chuyện về bác bàn trà đá trên phố Lý Thường Kiệt sẵn sàng phục vụ miễn phí các phóng viên tác nghiệp, hay những người dân vui vẻ dẫn phóng viên về khách sạn khi họ không nhớ đường… đã trở thành những hình ảnh, biểu tượng giản dị và đẹp đẽ về văn hóa ứng xử cũng như mong muốn hòa bình cho thế giới của người dân Việt Nam.
Qua sự kiện này càng nhận ra nét đẹp trong sự chào đón, ứng xử bắt nguồn từ truyền thống hiếu khách, tinh thần yêu chuộng hòa bình, hữu nghị của các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Những năm qua, nhiều sự kiện, hoạt động lớn trên nhiều lĩnh vực đã trở thành những cơ hội để tỏa sáng hơn phẩm chất đẹp này. Cùng với sự nỗ lực tổ chức của chính quyền, cơ quan chức năng, rất nhiều người dân cũng có những cách hưởng ứng độc đáo, sáng tạo, thể hiện lòng tự hào dân tộc cũng như thái độ tôn trọng, sự thân thiện, cởi mở và sự đồng lòng với công việc quan trọng của đất nước. Quần chúng nhân dân thực sự là một phần quan trọng góp phần vào thành công, nâng cao hiệu quả, ý nghĩa của các hoạt động, sự kiện lớn; khẳng định Việt Nam là điểm đến tươi đẹp hòa bình, mến khách, giàu giá trị văn hóa, đang trên con đường hội nhập và phát triển bền vững./.