Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Tổng thống Ba Lan khâm phục nhân dân Việt Nam

Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski. (Ảnh: Internet).
Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski bày tỏ khâm phục ý chí và nghị lực phi thường của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như những thành tựu đầy ấn tượng về kinh tế-xã hội đạt được trong công cuộc đổi mới.
Tiếp đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Nguyễn Hoằng sau lễ trình thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ngày 27/8, Tổng thống Komorowski đánh giá cao vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các sự kiện Việt Nam là thành viên WTO, đã hoàn thành tốt trách nhiệm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và đang thể hiện rất tốt vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Về quan hệ hai nước, Tổng thống Komorowski nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện năm 2010, hai nước kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước có mối quan hệ truyền thống lâu đời và tiềm năng phát triển ngày càng lớn trên mọi lĩnh vực.
Từ giữa năm tới, Ba Lan sẽ là Chủ tịch Liên minh châu Âu. Đây sẽ là cơ hội tốt, cần tranh thủ tận dụng để tiếp tục củng cố và phát triển các mối quan hệ giữa hai nước và hai khu vực Á-Âu.
Tổng thống Komorowski bày tỏ tin tưởng chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Donald Tusk sắp tới sẽ mang lại những cơ hội thuận lợi, là động lực mới cho sự hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Ba Lan.
Tổng thống Ba Lan bày tỏ vui mừng về việc những cựu lưu học sinh Việt Nam được Ba Lan đào tạo đang đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của Việt Nam và quan hệ hai nước.
Tổng thống đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt, là cộng đồng đứng thứ tư trong các cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Ba Lan. Chính quyền Ba Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, học tập, kinh doanh để cộng đồng người Việt Nam ngày càng ổn định và hòa nhập xã hội sở tại.
Đại sứ Nguyễn Hoằng đã cảm ơn sự quan tâm và tình cảm thân tình Tổng thống Komorowski dành cho nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại Ba Lan; thông báo một số nét tình hình Việt Nam; khẳng định sẽ làm hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Cùng ngày, Đại sứ Nguyễn Hoằng, phu nhân cùng các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam đã đặt hoa tại Đài tưởng niệm các liệt sỹ vô danh với sự tham dự của đại diện cộng đồng người Việt tại Ba Lan./.

(TTXVN/Vietnam+)

Sinh viên muốn ra Trường Sa làm việc

Nhà nước đang đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở dịch vụ biển trên 21 đảo, cần bạn trẻ có trình độ, tâm huyết ra Trường Sa xây dựng biển, đảo.
Đó là ý kiến của Thu Hà – sinh viên (SV) năm hai Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM tại buổi giao lưu SV với chiến sĩ hải quân và Ngày hội SV với biên giới, hải đảo do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM tổ chức chiều qua (26/3). Cũng tại buổi giao lưu, nhiều SV, thanh niên bày tỏ mong muốn được đóng góp sức mình cho biển, đảo quê hương, sau khi tốt nghiệp sẵn sàng nhận công tác tại Trường Sa nhưng các em chưa biết phải làm thế nào để thực hiện được mong muốn này.
Không sợ gian khổ
“Từ lâu em đã mong muốn được đóng góp chút công sức của mình cho biển, đảo, nhất là ra Trường Sa làm việc. Nhưng nay đã là năm cuối ĐH mà em vẫn chưa tìm được thông tin về điều kiện để thực hiện ước mơ này. Em nghĩ mình còn trẻ, nơi nào đất nước khó khăn, cần sự đóng góp thì em sẵn sàng lên đường. Em không sợ gian khổ” – Lê Thị Vũ Ngân, SV năm tư khoa Địa chất Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, chia sẻ tại buổi giao lưu.
Nhóm DK1 - SV khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thi thuyết trình tiếng Anh về chủ quyền biển, đảo
Chung tâm trạng, Thu Hà – SV năm hai Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM nói: “Chỉ cần Nhà nước có nhu cầu, cần những trí thức trẻ ra làm việc tại Trường Sa, chúng em sẵn sàng đi mà không chờ chính sách ưu đãi nào đâu”.
Anh Nguyễn Triều Trung – Phó Bí thư Đoàn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM cho biết không ít SV mong muốn sau khi tốt nghiệp được cống hiến cho đất nước, xin về vùng biên giới, hải đảo để làm việc. “Các bạn gặp chúng tôi để hỏi về những chính sách, điều kiện để thực hiện điều đó nhưng chúng tôi chưa được hướng dẫn nên không thể trả lời. Tôi nghĩ cần công khai hơn thông tin về vấn đề này để các bạn trẻ có cơ hội cống hiến cho đất nước” – anh Trung bộc bạch.
Học thật giỏi đã là yêu nước
Theo Đại tá Nguyễn Hải Triều – Thường trực Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Hải quân phía Nam, thực tế nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại khu vực mà các bạn trẻ cần biết chưa nhiều nhưng tương lai rất cần thế hệ trẻ tâm huyết, có trách nhiệm với đất nước. “Tình hình thực tế hiện nay là Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa của chúng ta. Riêng quần đảo Trường Sa, đang diễn ra “tranh chấp sáu bên, năm nước”. Cụ thể: Trung Quốc chiếm bảy đảo; Philippines chiếm tám đảo; Malaysia chiếm bảy đảo; Đài Loan chiếm một đảo và một bãi cạn; Việt Nam kiểm soát chủ quyền 21 đảo. Tình hình nơi đây rất phức tạp nhưng cũng phải khẳng định với các bạn trẻ rằng nó vẫn đang trong tầm kiểm soát. Vì thế, hiện nay Nhà nước đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ biển trên 21 đảo, thời gian tới sẽ rất cần những bạn trẻ có trình độ, tâm huyết ra để xây dựng biển, đảo của ta”.
Nói thêm về việc cần làm đối với SV, thanh niên hiện nay, Đại tá Nguyễn Hải Triều cho rằng: “Thời gian vừa qua, sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa cho thấy rõ tấm lòng yêu nước của các bạn trẻ. Các bạn đã biết đoàn kết, chung tay, góp sức giúp Trường Sa xây nhà, xây trường, trồng rau… đó là những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tình yêu nước nồng nàn. Tôi vui mừng vì tuổi trẻ ngày nay không hề thờ ơ với vận mệnh của đất nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ hiện tại của các bạn là phải học cho thật tốt. Xây dựng đất nước giàu mạnh cũng là cách bảo vệ chủ quyền vững chắc nhất”.
SV hùng biện tiếng Anh về chủ quyền biển, đảo
Hơn 200 SV đã tham cuộc thi hùng biện tiếng Anh với chủ đề “SV với biển, đảo quê hương” do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM tổ chức. Chiều qua (26/3), với phần hùng biện về tiềm năng biển Việt Nam và các giải pháp khai thác, ba chàng SV của nhóm APCS Sailors đã xuất sắc giành giải nhất.
Mang rau ra Trường Sa
Xuất phát từ một đề tài tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo SV” do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ năm 2009, đến nay chương trình nghiên cứu trồng rau công nghệ cao, trồng rau không đất, trồng rau bằng ánh sáng điện… đã và đang được triển khai.
Đông đảo SV hưởng ứng tham gia phong trào này. Hiện tại, chương trình đang được Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tiếp tục triển khai với cuộc vận động bán áo thun, logo, mũ có thêu khẩu hiệu “Mang rau xanh đến với Trường Sa” để lấy kinh phí thực hiện dự án Trồng rau bằng ánh sáng điện. Hiện tại cuộc vận động đã gây quỹ được hơn 20 triệu đồng. “Phương pháp trồng rau mà các bạn SV thực hiện, truyền đạt lại cho các anh em trên đảo rất dễ hiểu, dễ thực hành. Với cách trồng này thời gian thu hoạch rau ngắn cải thiện sản lượng rau đáng kể” – Trung úy Bùi Phúc Đoàn – cán bộ phụ trách hậu cần tại đảo Tốc Tan, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho biết.

(BHBO)

Ngắm Hoàng Sa trên những bản đồ cổ thế kỷ 16

Những bản đồ Việt Nam cổ do các học giả phương Tây thể hiện là minh chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa ngay từ thế kỷ XVI.
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam vẽ lại năm 1741.
Nhiều bản đồ do Việt Nam và quốc tế vẽ từ thế kỷ XV-XVIII khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đã được nhà nước Việt Nam cai quản thường xuyên và ổn định kể từ thời nhà Nguyễn.
Bản đồ livro da marinharia
Bản đồ này vẽ hết sức phong phú, rất nhiều chi tiết, nhất là tại vùng Trung bộ. Tại Bắc Bộ cũng có nhiều chi tiết, nhất là sông Hồng. Đặc biệt, trên phần đất liền, ngoài địa danh rất đáng lưu ý là mũi Varella còn có bờ biển Costa da Pracel, ở đối diện với Pulocanton (Cù Lao Ré) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi.
Bản đồ livro da marinharia – fm Pinto 1560.
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ Nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía Nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.
Bản đồ của Van – Langren năm 1595
Bản đồ của Van - Langren (người Hà Lan) vẽ năm 1595.
Bản đồ này vẽ hết sức phong phú, rất nhiều chi tiết, nhất là tại vùng Trung bộ. Tại Bắc Bộ cũng có nhiều chi tiết, nhất là sông Hồng. Đặc biệt, trên phần đất liền, ngoài địa danh rất đáng lưu ý là mũi Varella còn có bờ biển Costa da Pracel, ở đối diện với Pulocanton (Cù Lao Ré) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi.
Bản đồ hàng hải châu Âu
Bản đồ hàng hải châu Âu (thế kỷ XVI - XVII) thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như hình cờ đuôi nheo.
 Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613.
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ Nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía Nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.
Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645
Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645.
Trong bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645, quần đảo Frael (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong)….
Bản đồ Đông Dương năm 1735
Bản đồ Đông Dương do Danvilleen vẽ năm 1735.
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam năm 1741
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam vẽ lại năm 1741.
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741. Bản sao chép của Dumoutier, có chữ quốc ngữ, bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa.
Hồng Đức bản đồ năm 1774
Hồng Đức bản đồ năm 1774.
Đây là bản đồ vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18, từ Đồng Hới đến biên giới Cao Miên, do Đoàn Quận công Bùi Thế Đạt vẽ dâng lên Chúa Trịnh năm 1774 để phục vụ chiến dịch Nam tiến năm 1775. Trên bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.
Bản đồ năm 1776
Bản đồ năm 1776.
Đây là một trong những bản đồ trong sách “Phủ biên tạp lục” do Lê Quý Đôn (1726-1784), một nhà bác học Việt Nam, biên soạn năm 1776. Lê Quý Đôn mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa, Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này.
Bản đồ châu Á thế kỷ XVII
Bản đồ châu Á thế kỷ XVII.
Bản đồ châu Á thế kỷ XVII do Công ty Đông Ấn Hà Lan (V.O.C) ấn hành. Khu vực Hoàng Sa được thể hiện trên các tuyến đường giao thương quốc tế lúc bấy giờ đã được người phương Tây coi là vị trí chiến lược trọng yếu.
An Nam đại quốc họa đồ năm 1838.
Đặc biệt, tấm bản đồ mang tên An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latinh, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel seu Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.
An Nam đại quốc họa đồ năm 1838.
Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng khẳng định: Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa – Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (Giao Chỉ gần Chi na, chỉ tên nước ta).
(BKTO)

Tàu cháy nhưng quyết không để cháy cờ Tổ quốc

Đó là khẳng định của ngư dân tàu cá QNg 96382 khi kể lại những phút giây sau khi bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn cháy nóc cabin tại quần đảo Hoàng Sa.
Sáng 24/3, sau hai ngày neo tạm tại đảo Lý Sơn, tàu cá QNg 96382 cập cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) để sửa chữa hư hại, sau khi bị tàu Trung Quốc bắn cháy nham nhở. Đồng thời, tìm cách bán 76 con hải sâm còn lại trên tàu với hy vọng vớt vát chút vốn liếng.
Cuốn cờ vào ngực
Anh Bùi Văn Phải, chủ tàu cá QNg 96382, và thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh cháy đen sau chuyến đi biển. Anh Thạnh kể: Khoảng 8h15 sáng 20/3, khi đang lặn bắt hải sâm ở tọa độ 16o34 N – 112037 E thuộc Hoàng Sa, tàu QNg 96382 gặp tàu ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 786.
Anh Thạnh và anh Phải bên lá cờ Tổ quốc đã được bảo vệ khỏi đám cháy trên nóc cabin .
Thấy tàu Trung Quốc tăng tốc hướng về phía mình, anh Thạnh cho tàu chạy. Khoảng 30 phút sau, tàu này áp sát được tàu QNg 96382. Anh Thạnh gọi 7 anh em thuyền viên ra trước mũi tàu ngồi. Ngồi trong cabin chỉ còn anh Thạnh và anh Phải điều khiển tàu.
“Chúng tôi ngồi trước mũi tàu để tàu Trung Quốc thấy rõ mình không có hành động chống trả, không có vũ khí. Khi tàu áp sát khoảng 20m thì tàu Trung Quốc nổ liền 4 – 5 phát súng vào cabin, ca bin bốc cháy dữ dội”, anh Phải kể.
Khi lửa bốc cao thiêu cháy cabin, anh em thuyền viên ai nấy đều hoảng sợ, nhưng anh Thạnh vẫn hết sức bình tĩnh, hô hào anh em múc nước biển dập lửa. Anh Thạnh và anh Phải liều mình lên cabin xối nước vào đám cháy, dù biết bên trong có 4 bình gas có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
“Phải dập tắt lửa trước, nếu 4 bình gas phát nổ thì anh em chết hết”, anh Phải nói. Lá cờ Tổ quốc ở nóc cabin, lửa bén gần tới nơi, anh Phải liều mình lao vào vừa dập tắt lửa vừa cuộn nhanh lá cờ không để lửa cháy. Đám cháy dập tắt, lá cờ được cắm trở lại trên nóc cabin còn lại bộ khung.
“Anh em ngư dân chúng tôi mỗi lần ra biển đều tâm niệm rằng, cờ Tổ quốc phải luôn ở nóc tàu để khẳng định chủ quyền biển đảo và đúng với quy định quốc tế. Tàu cháy, nhưng quyết không để cờ cháy”, anh Phải quả quyết.
Trắng tay ngày về
Thuyền viên tàu QNg 96382 đa số còn rất trẻ. Chủ tàu Bùi Văn Phải năm nay vừa mới tròn 24 tuổi. Sinh ra và lớn lên ở đảo Lý Sơn, hơn 10 năm đi biển, tháng 4/2012, Phải tích góp tiền của, vay ngân hàng mua lại tàu QNg 96382 với giá hơn 570 triệu đồng.
Chuyến ra khơi đầu tiên năm 2013 đã gặp nạn. Chuyến ra khơi này, Phải và anh em thuyền viên huy động gần 300 triệu đồng để làm chi phí. Chưa đánh bắt được gì đã phải tay trắng về đất liền. Nợ chồng chất nợ.

Tàu cá QNg 96382 cháy rụi phần cabin (ảnh nhỏ).
“Năm 2012, tôi ra khơi được 6 chuyến, cả 6 lần đều gặp tàu Trung Quốc quấy nhiễu, nhưng lần này thiệt hại nặng nhất. Trắng tay, anh em chỉ biết động viên nhau cố gắng tu sửa tàu với hi vọng sớm làm lại từ đầu”, anh Phải buồn rầu. Dù trắng tay trở về, nhưng thuyền trưởng Thạnh vẫn khẳng khái: “Đi biển là nghiệp. Hoàng Sa, Trường Sa là ngư trường bao đời của ngư dân Việt Nam, anh em chúng tôi sẽ sửa tàu rồi lại tiếp tục ra khơi”.
Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết sẽ xem xét để có chính sách hỗ trợ ngư dân tàu QNg 96382.

(BTPO)

Việt Nam tích cực tham gia cơ chế hợp tác của khu vực

(VOV) Việc Thủ tướng tham gia các hội nghị tại Lào thể hiện vị thế, quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực.
Ngày 12/3, thực hiện thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam-Lào; nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsinh Thammavong, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam sang tham dự  Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ 6, Hội nghị Cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi-Chao Phrayya-Mekong lần thứ 5, chủ trì tổ chức Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 7 tại Lào và thăm làm việc tại một số tỉnh miền Bắc Lào.
Việc Việt Nam tham dự các hội nghị lần này thể hiện nỗ lực của chúng ta trong việc đẩy mạnh, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như: Thương mại và đầu tư, kết nối khu vực, phát triển nguồn nhân lực; nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác khu vực Mekong và củng cố quan hệ với các nước trong khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hunsen và Thủ tướng CHDCND Lào Bouasone Bouphavanh ký Tuyên bố chung tại Hội nghị CLV lần thứ 6 tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia tháng 11/2010. Ảnh: Chinhphu.vn
Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) được tổ chức thường kỳ 2 năm/lần. Năm nay, theo thứ tự, đến lượt Việt Nam đăng cai tổ chức, vì thế tuy diễn ra tại Lào song Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người chủ trì hội nghị lần này.
Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển lần thứ 7 (CLV7) năm nay diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Việt Nam với Lào và Campuchia được củng cố và phát triển tốt đẹp trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện.
Trong khuôn khổ hợp tác của Tam giác phát triển, 13 tỉnh của 3 quốc gia thuộc khu vực này đã xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tới năm 2020.
Các tỉnh trong khu vực cũng đã duy trì được mức tăng trưởng kinh tế cao so với tốc độ tăng trưởng bình quân của mỗi nước; cơ sở hạ tầng được từng bước nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và giáo dục…
Trong bối cảnh đó, Hội nghị Cấp cao Tam giác phát triển lần thứ 7 (CLV7) sẽ rà soát các thoả thuận đã ký kết và đề xuất một số phương hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ba nước trong khu vực Tam giác phát triển.
Là quốc gia chủ trì Hội nghị cấp cao Tam giác phát triển lần thứ 7, Việt Nam cam kết tiếp tục thúc đẩy cơ chế hợp tác này thông qua việc triển khai Quy hoạch Tam giác phát triển CLV đến năm 2020; củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện với Lào, củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Campuchia.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tới Lào lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tham dự Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam lần thứ 6 (CLMV6) và Hội nghị cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawadi-Chao Phraya-Mekong lần thứ 5 (AMECS 5). 
Hợp tác khu vực Mekong đang ngày càng trở nên sôi động thông qua các hoạt động cụ thể như việc tổ chức các Hội chợ thương mại và triển lãm khu vực; thúc đẩy du lịch (thông qua việc áp dụng visa chung giữa Thái Lan và Campuchia hay tổ chức hội chợ du lịch quốc tế…); tạo thuận lợi và tăng cường thương mại giữa các nước bằng việc xây dựng hệ thống “dịch vụ một điểm dừng”, và “hải quan một cửa” tại các cửa khẩu quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị CLVM 6 và AMECS 5 lần này sẽ là dịp các bên cùng đánh giá những kết quả hợp tác trong thời gian qua để trên cơ sở đó thảo luận các phương hướng hợp tác cụ thể trong thời gian tới.
Tới Lào tham dự các Hội nghị cấp cao của khu vực lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ đến thăm và làm việc tại một số tỉnh ở phía Bắc nước này nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa Lãnh đạo và nhân dân hai nước; trao đổi các biện pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác, đầu tư Việt Nam-Lào và trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.
Với những hoạt động như vậy, chuyến công tác tới Lào lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là biểu hiện cụ thể cho sự đóng góp tích cực của Việt Nam trong việc củng cố quan hệ với các nước trong vùng nhằm duy trì và đảm bảo một khu vực hoà bình, ổn định và giàu mạnh./.

Việt Nga/VOV1 

Truyền thông Nga ca ngợi mối quan hệ với Việt Nam

Nhiều tờ báo Nga, đã đăng ký phản ánh các hoạt động chính của Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, hai hãng thông tấn Nga ITAR-TASS và RIA-Novosti ngày 9 và 10/3 đã đăng các tin, bài phản ánh chuyến thăm Liên bang Nga của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu, đồng thời ca ngợi mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác và đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga ngày càng được củng cố và tăng cường.
Đăng bài trả lời phỏng vấn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng của phóng viên Yuri Denisovich thường trú tại Hà Nội, ITAR-TASS nêu rõ chuyến thăm Nga lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam cũng như sự hợp tác hiệu quả giữa Quốc hội hai nước sẽ góp phần quan trọng nhằm phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Hà Nội và Mátxcơva.
ITAR-TASS nhấn mạnh Nga và Việt Nam thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao và cấp bộ-ngành cũng như cấp địa phương. ITAR-TASS nhắc lại trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2012 của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, bà Valetina Matvienko, hai bên đã ký hiệp định hợp tác, đánh dấu giai đoạn phát triển mới giữa Quốc hội hai nước, đồng thời góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược song phương.
RIA-Novosti cùng ITAR-TASS đều thông báo ngoài hoạt động tại Saint Peterburg và gặp gỡ lãnh đạo hành pháp và lập pháp của thành phố này, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu sẽ gặp và hội đàm với Thủ tướng Dmitry Medvedev, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Matvienko và Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Sergey Nayshkin.
Đoàn cũng sẽ có cuộc trao đổi ý kiến với các đại diện Duma Mátxcơva. RIA-Novosti kết luận chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước anh em.
Kênh truyền hình V của Saint Peterburg tối 9 và ngày 10/3 đã đưa tin chi tiết về hoạt động của đoàn tại cố đô này.
Cơ quan báo chí của Hội đồng Liên bang Nga cho biết nhiều phóng viên của các đài truyền hình Nga gồm Kênh I, Nước Nga, NTV v.v....và nhiều tờ báo chính gồm Báo Nga, Báo Độc lập, Tin Tức đều đã đăng ký phản ánh các hoạt động chính của Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu tại Nga./.

Theo TTXVN     

Việt Nam đóng góp thiết thực hỗ trợ quốc gia không giáp biển

(VOV) -Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị các Quốc gia không giáp biển (gọi tắt là Anlmaty) đã kết thúc chiều 7/3.
Hội nghị đã đánh giá tiến bộ của các nước trên 4 lĩnh vực ưu tiên, gồm các vấn đề cơ bản về chính sách quá cảnh, phát triển và bảo trì hạ tầng cơ sở, tạo thuận lợi cho thương mại và các biện pháp hỗ trợ quốc tế.
Hội nghị đã thông qua Thoả thuận Vientiane với những kiến nghị nhằm giải quyết những vấn đề của các Quốc gia không giáp biển trong tương lai, nhất là việc phát triển chính sách vận tải quá cảnh, cải thiện tính hiệu quả của vận tải, nâng cấp hệ thống giao thông, tạo liên kết các khu vực; cải thiện hạ tầng cơ sở vận tải, thu hẹp khoảng cách về hạ tầng cơ sở, tạo thuận lợi cho thương mại và vận tải quá cảnh, thủ tục qua biên giới, khuyến khích du lịch, giải quyết các hàng rào phi thuế quan, phát triển chiều sâu sự hợp tác và hội nhập khu vực.
Thoả thuận Vientiane sẽ được trình lên hội nghị cấp cao vào năm 2014. Đại diện đoàn Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho biết: với tư cách là một nước đang phát triển hoạt động quá cảnh, Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực trong các khuôn khổ khu vực, tiểu khu vực và song phương nhằm hỗ trợ các nước không giáp biển nói chung và Lào nói riêng. Việt Nam đang nỗ lực tạo liên kết tiểu khu vực sông Mekong mở rộng, đặc biệt với Lào, thực hiện thí điểm “một cửa - một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Densaavanh, nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây nối liền bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam./.

Quốc Khánh/VOV - Lào 

Hãy trở về để thấy và tin vào sự thật

QĐND - Trong suốt 36 năm trước khi trở về quê hương lần đầu tiên, Tổng biên tập kiêm nhà báo Việt kiều Nguyễn Phương Hùng của trang web hải ngoại kbchn.net thừa nhận, đó là quãng thời gian ông mù tịt thông tin về tình hình đất nước và đã không ít lần tham gia các cuộc biểu tình chống đối Việt Nam ở Mỹ. Nhưng sau lần đầu trở về quê hương, ông đã thay đổi hẳn cách nhìn về Việt Nam. Chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Hùng đã tâm sự nhiều câu chuyện trong hành trình “trở về” nguồn cội...
Vượt qua quá khứ nặng nề
- Xin ông cho biết ông đã trở về Việt Nam bao nhiêu lần?
- Lần đầu tiên tôi về nước là vào tháng 9-2011 để dự Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất. Từ đó đến nay, tổng cộng tôi đã trở về 6 lần trong 18 tháng. Lần nào về tôi cũng chụp rất nhiều ảnh, quay những thước phim phóng sự, tư liệu… rồi đưa lên trang web kbchn.net.
- Vậy trước đây cũng như hiện nay, trang web của ông tập trung vào những nội dung gì?
- Từng là một cựu quân nhân dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa nên tôi muốn lập ra một trang web để lưu giữ và ghi lại lịch sử của những người lính dưới chế độ này. Nhưng giờ đây, hai phần ba tin tức của trang web là các tin trong nước, có thể do tôi tự viết hoặc chọn lọc đăng lại của báo chí trong nước.
- Ông có thể cho biết do đâu ông quyết định thay đổi như vậy?
- Ngay lần trở về đầu tiên đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ. Tại sao mình mãi ám ảnh, than vãn về quá khứ để cuối cùng cũng chẳng giải quyết được gì, trong khi đất nước Việt Nam đã và đang có rất nhiều sự thay đổi? Thực sự tôi đã bị bất ngờ trước những hình ảnh thực của đất nước sau 36 năm lưu lạc, không như những gì tôi hình dung và tưởng tượng.
Nhà báo Nguyễn Phương Hùng. Ảnh: Xuân Phong.
Thực tế, suy nghĩ của tôi đã bắt đầu có chuyển biến từ năm 1995, sau khi Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn dỡ bỏ cấm vận chống Việt Nam. Khi đó, tôi đã viết một lá thư cho ông Bin Clin-tơn, trong đó đặt câu hỏi người Mỹ quan niệm thế nào là nhân quyền? Mỹ đã công nhận Việt Nam là nơi có nhân quyền hay sao mà đã giải tỏa cấm vận? Tôi đã nhận được câu trả lời rằng chủ trương của nước Mỹ là họ muốn đặt vấn đề liên kết tất cả các nước trên thế giới. Từ đó, tôi nghĩ rằng như vậy là người Mỹ đã công nhận Việt Nam là một quốc gia trong cộng đồng thế giới. Tôi cũng nghĩ, dỡ bỏ cấm vận sẽ đem lại lợi ích cho chính người Mỹ và nhân dân Việt Nam. Vậy hà cớ gì mình là người Việt Nam lại quá nặng nề với quá khứ và có những hành động đi ngược lại lợi ích dân tộc?
Bên Mỹ, sự thực là vẫn còn một bộ phận nhỏ cộng đồng người Việt mang tâm lý nặng nề về quá khứ, thậm chí có suy nghĩ và hành động cực đoan và dường như với họ rất khó thay đổi. Nhưng tôi vẫn nghĩ, mình đã thay đổi được thì không lý gì họ lại không thể.
- Như vậy, phải chăng qua trang web của mình, ông mong giúp họ thay đổi cách nhìn?
- Tất nhiên là tôi rất mong được như vậy nhưng chưa dám nói hiệu quả tới đâu. Tôi không bình luận theo các chủ ý cá nhân của mình trong các tin, bài hay hình ảnh, clip đưa trên web. Tôi chỉ đưa một cách khách quan, trung thực những hình ảnh đổi mới ở Việt Nam, những hình ảnh đất nước đang trong quá trình xây dựng và phát triển, cùng những thành công của giới trẻ…
Chúng tôi thống kê, kbchn.net có lượng độc giả tại Mỹ nhiều gấp 5 lần trong nước. Điều đó chứng tỏ cộng đồng Việt kiều bên Mỹ cũng rất quan tâm tìm hiểu đất nước.
Lời nhắn: “Ai chưa về Việt Nam hãy về một lần cho biết”
- Vậy theo ông, tại sao ở Mỹ vẫn có một bộ phận cộng đồng mang tâm lý chống lại đất nước và có các hành động phá hoại trong nước?
- Từng là người trong cuộc, tôi hiểu rất rõ nội tình chuyện này. Trong bộ phận nhỏ cộng đồng chống đối hiện nay phần lớn là những người đã cao tuổi, không thạo về máy tính hay Internet nên việc cập nhật thông tin về tình hình đất nước hạn chế. Họ đã bị hướng dẫn sai lạc để hiểu lầm về tình hình đất nước. Cộng thêm những tư tưởng cực đoan, lỗi thời nên càng dễ để bị lừa gạt bởi các trò xuyên tạc sự thật mang mục đích chính trị.
Lý do quan trọng nữa là những người này chưa một lần trở lại đất nước nên càng bị “mù lòa” trước sự thật. Như trường hợp của tôi, nếu không có lần về Việt Nam tháng 9-2011, có lẽ tôi sẽ không bao giờ mở mắt thấy được thực tế tình hình đất nước. Khi trở lại Mỹ, nhiều người đã không tin những gì tôi nói, những gì tôi đưa lên trang web. Họ còn cho tôi là ngụy biện để che đậy hoặc biện minh cho hành động mà họ gọi là “phản bội” cộng đồng. Tôi cũng không hiểu tại sao họ lại coi việc tôi quay trở về với cội nguồn dân tộc, với đại đa số đồng bào là sự “phản bội”.
Nhưng rồi dần dần qua những chuyến đi sau này, với sản phẩm là những bức ảnh, thước phim video và bài viết của tôi, đã có nhiều người bắt đầu tin và cũng báo tin cho tôi là họ đã về Việt Nam như lời kêu gọi của tôi: “Ai chưa về Việt Nam hãy về một lần cho biết” trên kênh truyền hình VTV4. Qua Báo Quân đội nhân dân, tôi cũng xin gửi lại lời nhắn nhủ này tới kiều bào ở hải ngoại. Bà con hãy trở về và tự mình tìm câu trả lời, chứ đừng tin vào những lời kể lại đã bị bóp méo nhằm mục đích tuyên truyền sai trái, phản động về đất nước. Cũng có nhiều phản hồi từ độc giả khuyến khích, động viên tôi tiếp tục những gì đang làm trên kbchn.net.
- Có cơ hội đi nhiều nơi ở Việt Nam, ông có suy nghĩ gì khi một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ luôn đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam?
- Ở bên kia chúng tôi cũng bị họ tuyên truyền là ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền nhằm lôi kéo nhiều người tham gia các hoạt động chống phá trong nước. Tôi thừa nhận mình đã bị ít nhiều tác động. Nhưng đó là chuyện trước đây. Những tuyên truyền về “đàn áp tôn giáo” ở Việt Nam đã hoàn toàn biến mất trong tôi khi về nước, tôi được chứng kiến kiến trúc đồ sộ của Đại Chủng viện (Công giáo) Long Khánh hay chùa Bái Đính ở Ninh Bình được công nhận là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Làm sao có thể tin có đàn áp tôn giáo khi ở nhiều nơi tôi đi qua, rất nhiều chùa chiền, nhà thờ được xây dựng dọc bên đường Quốc lộ 1 từ ngã tư Tam Hiệp đến Long Khánh, với những buổi thánh lễ ngày chủ nhật giáo dân đứng chật thánh đường, người dân tấp nập thăm viếng chùa chiền... Các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài và Hồi giáo tự do phát triển ở Việt Nam. Lễ Phật đản vừa qua tôi cũng có mặt tại Việt Nam nên đã được chứng kiến khắp nơi tưng bừng mừng Đức Thích Ca đản sinh. Ngoài tôn giáo, tín ngưỡng cũng được tự do phát triển, thí dụ hầu đồng đã được phép tái hoạt động.
Tôi đã đi, đã thấy, đã tin và vì đã tin nên tôi phải viết, viết sự thật bằng tiếng nói trung thực của người làm báo. Những hình ảnh đó tôi đã đưa hết lên trang web rồi nhưng tôi cũng không bình luận gì thêm để tự mọi người nhìn vào đó và suy ngẫm xem Việt Nam có tự do tôn giáo hay không.
Tôi khâm phục!
- Ở Mỹ vẫn tồn tại một số tổ chức phản động luôn rêu rao Việt Nam đàn áp nhân quyền. Vậy thực chất hoạt động của các tổ chức này ở bên đó là như thế nào?
- Tôi công khai lên án tất cả những tổ chức chống đối Nhà nước Việt Nam như Chính phủ Việt Nam tự do của ông Nguyễn Hữu Chánh, Việt Nam cộng hòa Foundation của Hồ Văn Sinh, tổ chức Việt Tân… Hay các tổ chức đòi tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền ở Việt Nam của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Ngô Thị Hiển… Và nhất là tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam.
Thực ra, những tổ chức này không gây được ảnh hưởng đáng kể cho cộng đồng bên đó. Như tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam đã tự trao giải nhân quyền cho toàn những người chống phá Nhà nước Việt Nam để được xuất ngoại, do Việt Tân bảo trợ.
Các tổ chức này luôn tìm cách đề nghị Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (CPC). Nhưng tôi còn nhớ, có lần chính ông Đại sứ Mỹ trước đây là Mai-cơn Mi-ha-lắc (Michael Michalak) đã nói rằng: “Muốn đặt một quốc gia vào danh sách CPC đòi hỏi nhiều điều kiện. Tôi không thấy chúng ta có lợi ích gì trong việc đưa Việt Nam trở lại danh sách này”.
Tựu trung các hành động phản động đó đều nhằm nuôi tham vọng gây mất ổn định tình hình trong nước, làm suy yếu và lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản…
Hiện nay họ đang tích cực xúi giục người thiếu thiện chí trong nước đòi bỏ Điều 4 trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, thậm chí đòi bỏ cả bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Theo tôi biết, họ sống dựa vào tiền của những thế lực thù địch với Việt Nam, nên cần nói và hành động theo lập trường của các thế lực thù địch đó. Vì vậy họ buộc phải khoét sâu vào các vấn đề như dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo… ở Việt Nam để có việc làm nhằm nhận được tiền.
- Ông suy nghĩ thế nào về những hành động này?
- Họ không chịu hiểu một thực tế rằng, chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Việt Nam có thể nói đã có được thời gian hòa bình lâu dài và có sự phát triển gần như “lột xác”. Đó chính là nhờ Việt Nam đã giữ được chính trị ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đời sống người dân được bảo đảm, vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, được nhiều nước công nhận. Ở Việt Nam, tôi không gặp lực lượng quân đội hay cảnh sát có vũ trang trên đường như ở Mỹ. Điều đó chứng tỏ sự ổn định về an ninh chính trị ở Việt Nam, sự an toàn của người dân được bảo đảm. Như thế chính là thiết thực bảo đảm nhân quyền cho người dân.
Tôi thực sự khâm phục về khả năng điều hành đất nước của Nhà nước Việt Nam trong hơn 3 thập niên qua. Tôi đã nhìn thấy những tòa nhà cao tầng từ những thành phố tôi đi qua như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, TP Hồ Chí Minh, Long Khánh và Cần Thơ cũng như các thành phố khác của miền Tây Nam Bộ, cùng những khu resort sang trọng ở Đà Nẵng… Tôi chưa có cơ hội đi hết những nơi khác ở Việt Nam, nhưng tôi tin rằng cũng đã có nhiều đổi mới.
- Xin cảm ơn ông!

MỸ HẠNH-XUÂN PHONG

Cơ sở của Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

QĐND - Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý cao nhất của một nhà nước. Khác với các nước tư bản chủ nghĩa, Hiến pháp của nước ta thể hiện được mối quan hệ giữa ba đại diện là nhân dân, Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp năm 1980 quy định Nhà nước ta là “Nhà nước chuyên chính vô sản…”; Hiến pháp năm 1992 đã có những bước phát triển quan trọng, có những quy định mới về chế độ chính trị, kinh tế, như: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 
Kể từ khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành cho đến nay đã hơn hai thập kỷ. Hai thập kỷ qua cũng chỉ ra rằng, từ khi Đảng ta ra đời cũng như trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chưa bao giờ các thế lực thù địch từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, nhằm gạt bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới lật đổ chính quyền cách mạng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 
Với mưu đồ xuyên tạc Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số phần tử chống đối lập luận rằng, Hiến pháp các năm 1946 và 1959 không có điều nào quy định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng Đảng “vẫn lãnh đạo nhân dân đánh thắng thực dân đế quốc xâm lược và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thì cũng không nhất thiết phải xác nhận lại vai trò lãnh đạo của Đảng như trong Hiến pháp hiện tại”(!). Lập luận này là lập lờ, thiếu toàn diện, không có quan điểm lịch sử cụ thể. Sở dĩ Hiến pháp năm 1946 không có quy định vai trò lãnh đạo của Đảng, vì trước đó ngày 11-11-1945, thời điểm lịch sử do tình thế đặc biệt của cách mạng, Đảng ta đã ra tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo. 
Trong những năm thập niên 50 của thế kỷ XX, đế quốc Mỹ nhảy vào can thiệp miền Nam, đất nước ta bị chia cắt, Đảng bộ miền Nam cũng chưa ra hoạt động công khai vì bộ luật 10-59 của ngụy quyền Sài Gòn nhằm “tiêu diệt Cộng sản” cực kỳ hà khắc, man rợ. Vì vậy, Hiến pháp năm 1959 cũng chưa thể đề cập nhiều đến vai trò lãnh đạo của Đảng. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, dân tộc ta có chung một bản Hiến pháp mới, trong đó khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này là tất yếu khách quan, phù hợp với yêu cầu lịch sử, nhiệm vụ cách mạng mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và thực hiện đúng cơ chế vận hành “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Kế thừa tinh thần Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: "1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội"; "2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”; "3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán để khẳng định vị trí, vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng, mà còn là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị-xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn. 
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không chỉ bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức và kiểm tra; mà phần cốt yếu là thông qua đội ngũ tiên phong của mình là những cán bộ, đảng viên tiêu biểu về bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất và năng lực. Vì vậy, Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” nhằm bảo đảm cho Đảng giữ vững bản chất, mục tiêu, lý tưởng của mình, đồng thời là giải pháp quan trọng hàng đầu để phòng, chống, ngăn ngừa mọi nguy cơ thoái hóa, biến chất có thể xảy ra trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta. Mặt khác, việc xác định trách nhiệm của các đảng viên trong việc tự giác, gương mẫu thực hiện, chấp hành Hiến pháp và pháp luật cũng không ngoài mục đích làm cho “đội ngũ tiên phong của Đảng” phải thường xuyên nêu cao ý thức, thái độ, trách nhiệm cả về tư tưởng, hành động trong cuộc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, làm gương cho nhân dân noi theo.
Có ý kiến băn khoăn: Liệu có phải “luật hóa” vai trò cầm quyền của Đảng không? Phải khẳng định rằng, dù không có một đạo luật cụ thể về Đảng, nhưng Đảng ta đã tự nguyện, tự giác đưa mọi hoạt động của mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Hơn nữa, không chỉ chấp hành Hiến pháp, pháp luật, Đảng hoạt động còn dựa trên cơ sở Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, Quy chế làm việc của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết liên quan đến việc điều chỉnh các vấn đề trong nội bộ Đảng cũng như điều chỉnh các mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, xã hội và nhân dân. Thực tế trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị thể hiện trách nhiệm của Đảng trước đất nước và nhân dân như: Quy định 115-QĐ/TW ngày 7-12-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về những điều đảng viên không được làm và gần đây được thay thế bằng một văn bản có tính pháp lý cao hơn là Quy định 47-QĐ/TW ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, … Chứng tỏ rằng, Đảng ta luôn tự nghiêm khắc với chính mình thông qua việc ban hành các chỉ thị, quy định nhằm giáo dục, rèn luyện, đưa mọi hoạt động của các tổ chức Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên vào khuôn khổ ý thức tổ chức, kỷ luật, qua đó bảo đảm cho Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật.
Muốn hiểu được bản chất của một đảng cầm quyền, phải nhận thức rõ mục đích hoạt động của đảng đó mang lại lợi ích cho ai. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Vì vậy, Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Để sửa chữa những khuyết điểm của mình, nhiều lần Đảng đã tiến hành tự chỉnh đốn, mà gần đây nhất là đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” bước đầu mang lại nhiều hiệu quả tích cực, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. 
Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương công khai thừa nhận và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng và về những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Điều đó đã thể hiện tinh thần cầu thị nghiêm túc của Đảng, đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm đẩy lùi những khuyết điểm, yếu kém để Đảng không ngừng nâng cao sức chiến đấu, phẩm chất, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, ngày càng ngang tầm với trọng trách được giao.
Đối với nhân dân Việt Nam, nói đến Đảng là nói đến tình cảm thiêng liêng, là thể hiện niềm tin và tình yêu son sắt của nhân dân dành cho Đảng. Có một sự thật mà hầu như mọi người Việt Nam ai cũng biết, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời; 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành thắng lợi vẻ vang, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của hơn 26 năm thực hiện đường lối đổi mới vừa là minh chứng thực tiễn sinh động, vừa là cơ sở khoa học thực tiễn để khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam.
Như vậy, khác với những quan điểm tư sản, sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính là thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, khẳng định Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sự thể hiện ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và cả dân tộc, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thành quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính là thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa Hiến pháp nước Việt Nam với hiến pháp của các nước tư bản chủ nghĩa. Các thế lực thiếu thiện chí đã cố tình lờ đi bản chất, chỉ lấy hiện tượng và vin vào đó để công kích, xuyên tạc, bôi nhọ, hòng xóa bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Và như vậy, vấn đề vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được ghi trong Hiến pháp, không chỉ đơn giản là “văn bản hóa” mà còn thể hiện thái độ công khai tuyên bố tính đảng, tính giai cấp trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thượng tướng, Viện sĩ, TS KHQS Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá về tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch

(ĐCSVN) - Thời gian qua, các thế lực thù địch đã ra sức tấn công về tư tưởng, lý luận, nhằm mục đích "đa nguyên, đa đảng", xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội. Vì vậy, việc nhận rõ âm mưu, thủ đoạn đó và xác định các biện pháp phòng chống và đấu tranh của chúng ta là hết sức cần thiết.
Năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, nước ta tổ chức nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại sâu rộng, đặc biệt là triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, các nghị quyết Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4; Quốc hội tổ chức nhiều kỳ họp quan trọng, tập trung vào chuẩn bị và lấy ý kiến toàn dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai (sửa đổi); các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta diễn ra sâu rộng trên mọi bình diện quốc tế và khu vực... Cay cú trước những thành công đó, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách chống phá chúng ta, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.
1. Về âm mưu, thủ đoạn chống phá 
Nhằm mục tiêu “chuyển hóa” niềm tin của nhân dân, chúng thường xuyên theo dõi, bám nắm mọi diễn biến đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta. Chúng “dày công” nghiên cứu, tổng hợp có hệ thống mọi vấn đề; tận dụng triệt để những nhận định hạn chế, yếu kém, sơ hở trên các mặt, nhất là về chính trị, kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại qua các báo cáo chính thức của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, địa phương… xem đó là điểm tựa, “chứng minh” cho những quan điểm, chính kiến, nhận địch sai lầm của chúng. 
Chúng luôn tập hợp những ý kiến, phát biểu của những người có “uy tín”, “vị thế”, nhưng có quan điểm, chính kiến trung dung, thậm chí trái với đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, luật pháp của Nhà nước; kết hợp với sự tích hợp, dẫn dắt những quan điểm, tư tưởng đối lập, sai lầm về chính trị từ những kẻ tạo dựng là “nhà khoa học”, “nhân sĩ, trí thức yêu nước”, giả danh “chủ bút” báo này, tạp chí nọ… để trực tiếp xen lồng, tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng thù địch chế độ ta.
Nham hiểm hơn, chúng sử dụng chiêu thức tỏ ra “có” tính lý luận, “bác học”, “uyên thâm”; “khoe mẽ” ở nước ngoài, “thông thạo” ngôn ngữ nước sở tại để chế áp, ám thị theo lối “cả vú lấp miệng em”…, buộc người đọc chấp nhận, tin theo. Chúng ra sức “tỉ thí”, thách đố các nhà khoa học, chính giới lý luận của ta về những “luận cứ”, “luận điểm” bảo là tìm thấy từ các nguyên tác, “gốc” được C.Mác và Ph.Ăngghen viết hoặc xuất bản bằng tiếng Đức. 
Để tăng “hiệu quả” tiến công, chúng luôn đan cài những tư tưởng, quan điểm mácxít - giả danh mácxít, đúng - sai lẫn lộn, làm cho người đọc mất phương hướng, không phân biệt được ngay - gian, chính - tà. Ví như: Trích dẫn một cách cắt xén, nửa vời những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đối lập, bác bỏ, phủ nhận hệ thống đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước ta, nhằm bác bỏ, phủ nhận luôn cả chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hướng lái người đọc theo định hướng tư tưởng của chúng, mà thực chất chỉ là những tư tưởng hận thù dân tộc, dân tộc cực đoan hay dân chủ tư sản phản động.
Chúng luôn khoét sâu những điểm yếu kém, hạn chế trong thực thi công vụ của các cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở; tạo dựng ra cái gọi là phe này, phái nọ hay những “cuộc đấu đá”, tranh giành quyền lực… để gây lòng nghi kỵ, ngờ vực, phá hoại lòng tin vào Đảng, Chính phủ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; qua đó, phát tán những tư tưởng chống Cộng, dân chủ tư sản phản động, kích động lòng người, cổ vũ cho những tư tưởng, hành động cực đoan, chống phá chính quyền Nhà nước.
Tiến công qua Internet là hình thức, phương tiện chủ yếu của chúng. Qua đây, chúng liên kết, chia sẻ, phát tán rộng khắp thông tin, kể cả qua tin nhắn, tin đồn, truyền miệng trong các cộng đồng, tầng lớp dân cư. Chúng tán dương, cổ vũ lẫn nhau trong một “thế trận” tuyên truyền chống phá có “kịch bản” cụ thể và dày đặc. Mới đây, chúng còn tuyên truyền cả các phương thức công nghệ để thu hút, tổ chức lực lượng tiến công và lẩn tránh, xóa dấu vết trước sự đấu tranh của các cơ quan nghiệp vụ của ta.
2. Về nội dung chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận
Theo sát các sự kiện trong nước, trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, các thế lực thù địch tiến công chống phá đa dạng, rộng khắp trên nhiều vấn đề tư tưởng, lý luận, song tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:
Một là, chúng xuyên tạc, lật ngược, bác bỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong đó, với học thuyết Mác - Lênin, chúng xuyên tạc, phủ nhận tới những lý luận căn bản nhất, để từ đó bác bỏ hoàn toàn những tư duy lý luận mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, cùng những thành tựu trong những năm đổi mới vừa qua.
Hai là, chúng xuyên tạc những chân lý, nguyên lý khoa học của chủ nghĩa Mác, đối lập thực tiễn cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác; coi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Trung Quốc và Việt Nam hiện nay chính là cái “thực thể” đã bị chủ nghĩa Mác phủ định từ nền móng.
Ba là, chúng xúc phạm lòng tôn kính của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; kết hợp với xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh và những cố gắng, nỗ lực hết mình của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngăn chặn đẩy lùi những tiêu cực, tệ tham nhũng trong xã hội; xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Bốn là, chúng phủ nhận sự nhận thức lý luận và thực tiễn về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta. Chúng thiết lập và giả tạo những tư liệu, nhận định sai lầm, khó kiểm chứng về lịch sử; chúng reo rắc hoài nghi về việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chúng buông những lời cay nghiệt đối với “sự lựa chọn của lịch sử” về con đường đi lên của dân tộc… hòng làm cho người đọc nhầm lẫn, thế hệ trẻ hoài nghi, đặt ra những câu hỏi ngờ vực, dao động niềm tin trong nhân dân.
Năm là, chúng xóa nhòa ranh giới mọi giai cấp, tầng lớp, phủ nhận cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc đang diễn ra đầy khó khăn, phức tạp hiện nay; xuyên tạc bản chất, nguồn gốc giai cấp của Đảng, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Sáu là, chúng tập trung xuyên tạc tinh thần, nội dung Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), đặc biệt là phá hoại niềm tin về việc thực hiện thành công Nghị quyết. Chúng tiến công trực diện, trực tuyến, trực tiếp và dày đặc vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; coi việc làm này là “không có hy vọng” để lấy lại niềm tin trong nhân dân và cán bộ, đảng viên và đó là “Sự khốn cùng của (phương pháp) cách mạng”.
Bảy là, chúng cổ súy, hô hào lẫn nhau tập trung phản bác các luận cứ, phương pháp, quy trình, cách thức và thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992; xuyên tạc tinh thần sửa đổi Hiến pháp; phủ nhận lý luận và các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa về lập hiến, lập pháp; tuyên truyền các học thuyết, nguyên tắc tư sản về lập hiến. Cụ thể: Chúng phủ nhận thể chế chính trị nước ta, đòi hiến định thể chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; chúng phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa; phủ nhận công lao của Đảng đối với đất nước và dân tộc, bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chế độ xã hội, Nhà nước, đòi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp; phủ nhận việc hiến định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật”, đòi hiến định “đất đai thuộc sở hữu tư nhân”;  bác bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, đòi phi chính trị hóa quân đội, quân đội phải trung lập, kêu gọi quốc gia hóa quân đội; đánh đồng công lao của những người, gia đình đã chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với những kẻ tử thương một thời theo chân ngoại xâm chống lại độc lập, thống nhất dân tộc…
Tám là, kết hợp xuyên tạc tình hình khiếu kiện đất đai, hướng lái, kích thích tư tưởng chống đối trong một bộ phận nông dân với nói xấu, vu cáo lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; xuyên tạc bản chất, chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất giữa Công an, Quân đội với Đảng, Nhà nước và nhân dân nhằm tuyên truyền, kích động tư tưởng bạo loạn, lật đổ bằng ngôn từ mới.
3. Một số biện pháp phòng, chống đấu tranh tư tưởng, lý luận của ta
Với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại quan trọng của đất nước, trong năm 2013, đặc biệt là nhiệm vụ tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, các nghị quyết Trung ương, cũng như tổ chức thành công việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai (sửa đổi), các thế lực thù địch và cả những người có tư tưởng chính trị đối lập sẽ tiếp tục lợi dụng những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, tiến công tư tưởng, lý luận một cách quyết liệt nhất. Để cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận có hiệu quả hơn, chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức trách nhiệm về đấu tranh tư tưởng, lý luận. Các cấp ủy đảng, các ban, ngành, địa phương và đơn vị trong hệ thống chính trị, cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng cần thấy rõ: Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay là một nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa thường xuyên và lâu dài của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân. Đây là cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa tư tưởng vô sản với tư tưởng tư sản, giữa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa chống Cộng, dân tộc cực đoan đang tận dụng thời cơ, nổi lên hết sức quyết liệt hiện nay ở nước ta. Đây là cuộc đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng lý luận, đường lối, quan điểm của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ những giá trị tư tưởng, lý luận đúng đắn, cũng đồng thời là bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã đổ bao xương máu, hy sinh mới có được. Đây thực sự đang là cuộc đấu tranh “một mất, một còn” giữa ta và địch. Mất trận địa tư tưởng, lý luận sẽ mất tất cả. Do vậy, cần xác định, đấu tranh tư tưởng, lý luận không chỉ là việc làm của riêng Đảng, Nhà nước và các cơ quan mà là cuộc đấu tranh của chính mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; mỗi người trước hết phải là một trận địa vững vàng nhất và là một chiến sĩ đấu tranh có hiệu quả nhất.
Thứ hai, tiếp tục củng cố “thế trận”, tổ chức lực lượng đấu tranh kịp thời, sắc bén và hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, các cấp ủy đảng cần chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung đấu tranh trọng tâm, sát với sự chỉ đạo của trên; dự báo kịp thời với sự phát triển của tình hình; phát huy triệt để các lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến, các chuyên gia khoa học hàng đầu, đội ngũ cán bộ đầu ngành, các nhà khoa học, nhà báo và đông đảo các cộng tác viên nhiệt huyết và bản lĩnh cùng tham gia đấu tranh. Mỗi cơ quan chuyên ngành, mỗi nhà khoa học, lãnh đạo và quản lý, trước những tư tưởng phản động, thù địch có liên quan đến trực tiếp chuyên ngành, lĩnh vực của mình phụ trách cần chủ động định hướng nội dung và triển khai tổ chức, lực lượng đấu tranh kịp thời.
Thứ ba, chủ động định hình, thiết lập hệ thống khung lý luận, luận cứ, luận điểm đấu tranh tư tưởng, lý luận khoa học, sẵn sàng tuyên truyền và đáp trả những quan điểm, tư tưởng thù địch. Đây là việc làm cấp bách hiện nay, cần có sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt, tập trung, thống nhất từ Trung ương, Bộ, ngành liên quan đến các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. Các cơ quan khoa học, các học viện, nhà trường hàng đầu về khoa học xã hội và nhân văn trong cả nước phải là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong việc nghiên cứu, tham mưu cho Đảng, Nhà nước để xác lập hệ thống các luận cứ đấu tranh tư tưởng, lý luận chính xác, thống nhất; đồng thời ra sức giáo dục, tuyên truyền trong các cơ quan, đơn vị, tạo dựng được một hệ thống cán bộ chuyên trách, sắc sảo về đấu tranh và hiệu quả trong tuyên truyền, giáo dục quần chúng.
Thứ tư, kết hợp đa dạng, mở rộng các hình thức đấu tranh với giáo dục, tuyên truyền, giải thích rộng khắp trong quần chúng nhân dân. Phải làm cho cuộc đấu tranh giữ vững “trái tim, khối óc” của nhân dân, không chỉ là việc làm, nhiệm vụ của hệ thống chính trị mà còn là hành động tự giác của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân chính là người sáng tạo ra các hình thức đấu tranh mới. Phải huy động hết thảy những người dân thực sự có tinh thần yêu nước chân chính, có năng lực và dũng khí cùng tham gia đấu tranh, trở thành một phong trào toàn dân đấu tranh, áp đảo chống các tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, cần có những diễn đàn mới về đấu tranh tư tưởng của nhân dân, trong đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng viên, các nhà khoa học làm nòng cốt. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân cần trở thành người chiến sĩ đấu tranh tích cực ngay từ cơ sở; tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế; tổ chức nhiều “vệt” đấu tranh tư tưởng, lý luận phục vụ kịp thời cho các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại quan trọng của đất nước.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về báo chí và tuyên truyền. Có biện pháp quản lý chặt chẽ mạng Internet, ngăn ngừa các trang mạng độc hại kết hợp với tăng cường mở mới, đa dạng các trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh tư tưởng, lý luận của ta. Đây là một nội dung, biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt quan trọng, nhằm ngăn chặn tận “gốc” nguồn tuyên truyền, phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch; quản lý chặt chẽ, không để lộ, lọt, sơ hở về đăng tải thông tin theo quy định của Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị, lực lượng nghiệp vụ về tin học cần tăng cường theo dõi, kịp thời xử lý, khống chế có hiệu quả các trang mạng có nội dung phản động; phối hợp cùng các cơ quan tuyên truyền từng bước làm chủ thế trận tiến công về tư tưởng, lý luận trên mạng Internet./.
Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang