Mấy
ngày gần đây trong giới làm báo lại “râm ran câu chuyện” về chuyến thăm của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc. Một cơ hội hiếm có để cho các nhà báo
trứ danh thể hiện khả năng với công luận trong và ngoài nước. Họ tốn không ít
giấy mực, với các góc nhìn nhiều chiều, có dụng ý khác nhau, nào là phân tích,
bình luận về quan hệ bang giao giữa hai nước, không quên “lột tả” sự quan hệ
tay ba giữa Trung Quốc – Việt Nam – Hoa Kỳ, rồi sự tác động của tình hình thế
giới ảnh hưởng tới mối quan hệ ấy; Nhưng đặc biệt hơn các nhà báo được bạn đọc
suy tôn là những tay “chuyên nghiệp” chuyên săn tin có dịp thể hiện cái “tâm
tính” vốn có để làm những chuyện ngược đời, đi sâu phân tích “gốc rễ” mà chính
người trong cuộc cũng không hiểu?. Nhưng đây là “mảnh đất” màu mở ưa thích để họ
thể hiện điều sẵn có về cái tôi của mình trên các trang mạng xã hội. Đại diện
trong số đó phải kể đến các tác giả có tài nổi trội như Ngô Nhân Dụng, Phạm Trần,
Lê Xuân Khoa, Nguyễn Lộc Yên, Babui (Danlambao)... lại có dịp để trổ tài với “đồng
nghiệp” trong chính giới của họ. Đáng quan tâm nhất là bài viết của tác giả Nguyễn Khắc
Mai với tựa đề “Những ngịch lý trong một số báo”.
Thưa anh
Nguyễn Khắc Mai, có lẽ tôi và anh cũng xêm xêm tuổi nhau, nhưng có những cái
khác nhau cơ bản. Tôi chỉ là anh giáo già đã nghỉ hưu, đang xum vầy cùng con
cháu và thấy thật hạnh phúc khi gia đình mình và dân tộc Việt Nam đang được thừa
hưởng niềm vui hạnh phúc như bây giờ, điều đó chắc anh cũng đã quá rõ trong
tiến trình cách mạng cùng dân tộc. Còn anh là nhà “trí thức lớn” cũng có một
thời để nhớ, nhưng phải chăng cái tôi trỗi dậy trong anh, nên anh có khả năng phát
hỏa “thông minh đột xuất”. Thưa anh, trong xã hội có những vấn đề yếu kém,
chuyện này, chuyện khác gây tâm lý băn khoăn, lo lắng trong nhân dân, nhất là
nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội. Nhưng những thành quả của đất nước ta sau hơn 30
năm đổi mới là không thể phủ nhận, người dân như tôi ai cũng rõ điều đó. Phải
thừa nhận, có nhiều bài viết Anh lên án về những mặt trái của xã hội, tôi cũng
như người dân đều đồng tình ủng hộ việc làm đó. Tuy nhiên, không phải vì thế để
anh lợi dụng những vấn đề được xã hội quan tâm để thêm thắt, cắt xén, biện hộ
theo lý lẽ chủ quan của mình để quy chụp cho là sai lầm về đường lối, chủ
trương của Đảng, Nhà nước. Phải chăng suy nghĩ của cá nhân của anh đúng, đi
trước thời đại mà người có trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân như anh Trọng
và tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương không nghĩ ra… Liệu
anh có hàm hồ không? hay anh chỉ nhằm cái đích để nói xấu người khác, để thỏa
mãn cái tôi đích thực cho rằng “Cái nghịch lý là “lập trường nhất quán” của Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng chỉ là ”vũ như cẩn”, không có gì khác. Những lập luận cũ rích,
nhàm chán, và họ Tập không mong gì hơn thế... Nguyễn Phú Trọng không phân biệt
được tư tưởng của giải pháp là hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế”. Hơn ai hết
chính anh là người hiểu điều đó hơn tôi, hay anh chỉ võ đoán và suy diễn để quy
kết cho anh Trọng. Tôi thấy nhìn vào thực tế ở khu vực và thế giới để có được
sự bình yên, ổn định và phát triển đất nước ta như hiện nay là điều đáng trân
trọng và tự hào lắm chứ, đành rằng Đảng, Nhà nước cùng dân tộc còn nhiều việc
phải phấn đấu làm để đáp ứng được lòng mong muốn của người dân. Thưa anh, nói
thì dễ, làm mới khó, nhất là chúng ta phải ứng xử vấn đề đối ngoại như thế nào?
với nước láng giềng, lại là nước lớn ra sao; rồi sự quan hệ giữa các nước lớn
với nhau thế nào? Liệu họ có sự thỏa hiệp không? Tất cả đều hướng tới lợi ích
của quốc gia dân tộc của mỗi nước. Xuy xét, tính toán, lựa chọn thiệt, hơn để
đạt được điều mình mong muốn, trong một khu vực, thế giới phức tạp như hiện nay
là việc làm không đơn giản. Cho nên, mỗi chúng ta không nên áp đặt suy nghĩ cá
nhân, phiến diện, một chiều để hàm hồ, quy chụp theo kiểu nói lấy được “Phải nói rõ với Trung quốc, nếu không tiến
tới đươc giải pháp thỏa đáng, song phương, nhất định phải tiến hành giải pháp
đa phương để phân xử. Dẫu có soạn được COC, thì Việt Nam và từng nước trong
ASEAN cũng không thể chỉ song phương với Trung quốc, mà nhất thiết phải vận
dụng cho đặng sự tham gia của cộng đồng quốc tế, nhất là với những cường quốc
khu vực và thế giới”. Có lẽ do anh tự cho rằng trình độ nhận thức về ngoại
giao anh hơn người nên anh mới góp ý như vậy. Thưa anh dựa vào nước lớn khác ư,
bài học nhãn tiền trong lịch sử chắc anh quá rõ. Rồi một dẫn chứng nữa, mới đây
thôi đất nước Xiry “được sự ủng hộ của các nước lớn” nên đã bị tàn phá như vậy,
người dân nước đó hiện nay thế nào thưa anh, câu hỏi đó tự anh lý giải. Tôi
thiết nghĩ với độ tuổi như tôi và anh thì còn đâu minh mẫn để nghĩ chuyện lớn,
sáng kiến này nọ. Trí tuệ của con người đều có giới hạn vì nó vận hành theo
đúng quy luật của tự nhiên, hay tôi nhầm thưa anh, có lẽ anh là người xuất
chúng chăng. Xin anh hai chữ bình yên, đừng làm rối thêm nữa, hãy dùng sức lực
còn lại để xum vầy cùng con cháu, đấy là sự báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, “tuổi
cao làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” phải không anh.