Ông Obama vào
những ngày cuối cùng trên cương vị Tổng thống Mỹ đã ký đạo luật nhân quyền toàn
cầu Magnitsky, áp dụng các biện pháp chế tài trên toàn thế giới và cho phép áp
đặt lệnh trừng phạt chống lại tất cả những cá nhân đã tham gia các hoạt động
tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Đạo luật này đã bị nhiều nước trên thế giới
phản đối và bị coi là một đạo luật phơi bày bộ mặt bạo ngược của Mỹ, phục vụ
cho mục đích thu vén quyền lực, quyền lợi của Mỹ.
Thật ra, chỉ
cần để ý một chút là có thể đoán ngay được đạo luật này có tính khả thi hay
không, có hiệu quả và đạt được mục đích như nó đề ra hay không?! Vì muốn thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả đạo luật này thì cần một khoản ngân sách lớn, trong
khi chỉ còn vài ngày nữa là ông Obama đã phải khăn gói rời khỏi Nhà trắng,
nhường lại cho ông Trump, một Tổng thống đầy cá tính và mục tiêu mà ông hướng
tới là chỉ chăm lo cho lợi ích của nước Mỹ với những chính sách đối nội để vực
dậy sức mạnh Mỹ chứ không hăng hái với những chuyện bên ngoài, của các nước
khác. Cộng thêm, việc ban hành đạo luật này được ví như hành động tự lấy đá ghè
vào chân mình khi áp dụng chế tài của đạo luật nhân quyền mới này đi ngược lại
lợi ích của Hoa Kỳ, vì những kẻ tham nhũng khắp nơi thay vì mang số tiền tham
nhũng kếch xù đổ vào các ngân hàng Mỹ như trước đây thì nay sẽ tỏa ra các nước
khác ở châu Âu chẳng hạn.
Ví như, mới
đây, ông Trump tuyên bố, vào ngày 20/1/2017 (ngày ông nhậm chức) đa số các đại
sứ được bổ nhiệm dưới thời ông Obama sẽ phải nghỉ việc ngay lập tức. Hay nhiều
người dự đoán việc nhiều chính sách được ban hành dưới thời ông Obama sẽ bị ông
Trump xem xét và hủy bỏ, rất có thể đạo luật nhân quyền toàn cầu Magnisky cũng
chung số phận này.
Theo giới phân
tích thì có thể nói, Đạo luật nhân quyền Magnitsky là kết quả sau những thất
bại não nề với chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" ở Trung
Đông, những xuống dốc về uy tín hay quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế. Mỹ
của ngày hôm nay đã khác xa Mỹ của vài thập niên trước, tiếng nói ngày càng mất
đi trọng lượng, nhu nhược trước các đối thủ, các đồng minh thân cận lần lượt
rời bỏ. Do đó, người ta cho rằng việc cho ra đời đạo luật này cũng chỉ có tác
dụng duy nhất là "riễu võ giương oai" với các nước yếu, lên "dây
cót tinh thần" với người dân Mỹ mà thôi.
Việc Mỹ đơn
phương áp đặt giá trị nhân quyền Mỹ vào chính sách đối ngoại với toàn cầu và sau
nhiều năm áp dụng giá trị nhân quyền không hiệu quả, (vì người ta đã nhận ra
rằng Mỹ chỉ lợi dụng nhân quyền, nhắc đến giá trị nhân quyền khi và chỉ khi Mỹ muốn
áp bức nhân quyền của kẻ khác) là lý do mà cho đến nay phần còn lại của thế
giới không còn ai tin và mặn mà với hai mặt hàng xuất khẩu "dân chủ",
"nhân quyền" kiểu Mỹ nữa.
Hiện nay Mỹ đã
không còn giữ được vị trí số 1 (điều này đã được chính Tổng thống sắp mãn nhiệm
Obama và Tổng thống mới đắc cử Trump thừa nhận). Vì vậy, việc đạo luật nhân
quyền của Mỹ có được thực thi hay chỉ là "đòn gió" còn cần thời gian
trả lời, nhưng không ít kẻ, đến cuồng Mỹ, vẫn tin vào việc Mỹ còn nguyên quyền
lực với lá bài "dân chủ", "nhân quyền" để có thể áp đặt ý
muốn của mình lên quốc gia khác. Một đất nước nhỏ bé như Philippin đã nhận ra
điều đó, áp đụng đúng phương châm "phù thịnh, không phù suy", đã bỏ
Mỹ theo Trung Quốc
Nhưng, rất
lấylàm buồn là trong khi đấy, ở Việt Nam và một số người có tư tưởng chống Việt
Nam hiện đang sống ở nước ngoài lại có vẻ mừng rỡ khi cho rằng việc "mở
rộng luật Magnitsky là một thắng lợi lớn cho phong trào đấu tranh nhân quyền và
dân chủ trên toàn thế giới và đặc biệt liên quan tới Việt Nam". Điều này
cho thấy sự bế tắc và thiếu thực tế của
những người chống Việt Nam.
Ngay kể cả
những người chống Việt Nam sống ở Mỹ cũng đã từng rất nhiều lần than thở rằng
đừng có mơ chuyện Mỹ chống lại nhà nước Việt Nam cho người Việt Nam, họ chỉ
chống ai, nhà nước nào đó khi điều đó có lợi cho nước Mỹ mà thôi. Trong khi đó chính
sách, đạo luật của Mỹ thường mang giá trị kép. Một là chỉ có lợi cho Mỹ, hai là
chỉ áp dụng với những nước được coi là đối thủ hoặc không đi theo quĩ đạo của
Mỹ đã đặt ra. Vì thế nên mặc dù luôn rêu rao "tự do", "dân
chủ" và mang giá trị này áp đặt phán xét các nước khác, nhưng với những đồng
minh của mình thì Mỹ lại làm lơ không thấy, không biết (ví dụ như Arap Xeut,
nước vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo vào hàng số một trên thế giới. Ở
nước này không cho phép tồn tại tôn giáo
nào khác ngoài đạo Hồi, phạm tội ăn cắp là bị chặt tay, phụ nữ bị hiếp dâm đã
không được giúp mà còn bị ném đá cho tới chết) trong khi những nước nhập khẩu
giá trị "dân chủ", "nhân quyền" của Mỹ đã phải trả những
giá cực đắt như I-rắc trở thành một đất nước hoang tàn, đổ nát, Lybi bất ổn vì
vô chính phủ, Syria bết bát với nguy cơ xảy ra một cuộc nội
chiến thẳm khốc lúc nào cũng cận kề.
Vì
vậy, có thể kết luận ngay rằng việc Mỹ có thêm một hay nhiều đạo luật nhân
quyền hay dân chủ gì gì đó sẽ chẳng có một chút xi-nhê với hiện trạng của phần
còn lại của thế giới.