Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Không thể bác bỏ tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam

Thực tiễn chứng minh, nền báo chí Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều đó bác bỏ mọi sự xuyên tạc cho rằng: ở Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí!

Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở một quốc gia luôn phụ thuộc vào nền dân chủ của quốc gia đó. Không thể có tự do ngôn luận, tự do báo chí ở một đất nước phi dân chủ, hoặc bị áp bức, bóc lột, thống trị của ngoại bang. 70 năm qua (1945 - đến nay), dân tộc Việt Nam đã anh dũng đứng lên đấu tranh, hy sinh, xây dựng, củng cố nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - nền dân chủ thực sự - phù hợp với quy luật phát triển của nhân loại. Hiện nay, quyền con người, quyền công dân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của người dân, trong đó cóquyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được bảo đảm bằng luật pháp, phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước và thông lệ quốc tế.
Các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay (1946, 1959, 1992, 2013) đều có những quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí và khẳng định đây là một quyền cơ bản của con người, của mọi công dân. Điều 10, Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Các bản Hiến pháp của nước ta sau đó (1959, 1992, 2013) đều khẳng định và bổ sung nội hàm tự do ngôn luận, tự do báo chí; đồng thời, gắn quyền lợi và trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của nhà báo. Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Sau đây gọi tắt là Hiến pháp 2013), ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để đảm bảo cho quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi công dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội Việt Nam đã ban hành các luật, như: Luật Báo chí (năm 1989) và được sửa đổi, bổ sung năm 1999 (sau đây gọi là Luật Báo chí 1999), hiện nay, Quốc hội khóa XIII đang nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi; Luật Xuất bản (năm 2001), v.v. Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều quyết định, nghị định, thông tư, quy chế,... về định kỳ thông tin với nhân dân và báo chí tình hình mọi mặt của đất nước, tạo hành lang pháp lý cho báo chí Việt Nam phát triển, người làm báo tự do tác nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, hoà nhập với báo chí khu vực và trên thế giới.
Cùng với đó, Nhà nước hết sức quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ báo chí cho những người làm báo. Ở Việt Nam, các trường đào tạo nghiệp vụ báo chí cho những người làm báo từ trung cấp, cao đẳng đến đại học, sau đại học không ngừng được mở rộng, củng cố, với cơ sở hạ tầng, chương trình, nội dung dạy - học ngày càng tiên tiến, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nền báo chí cách mạng. Hằng năm, các sinh viên tốt nghiệp ra trường có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, phát huy được vai trò trong công tác. Việt Nam còn mở rộng hợp tác với các nước, như: Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Thuỵ Điển, Trung Quốc,… thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, tham quan, học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm báo. Hội Nhà báo Việt Nam đã phát huy vai trò trong tổ chức các hoạt động, bảo vệ quyền lợi, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo; các cấp Hội được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của báo chí trong khu vực và trên thế giới vì sự ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển. Hiện nay, Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Hội Nhà báo quốc tế (OIJ) và Liên đoàn Báo chí ASEAN (CAJ).
 Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, báo chí cách mạng Việt Nam có sự phát triển vượt bậc về quy mô, loại hình, công nghệ, chất lượng nội dung, hình thức và hiệu quả thông tin. Hiện nay, Việt Nam đã có đầy đủ các loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). Các cơ quan báo chí ở Việt Nam hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo, được pháp luật bảo hộ, đảm bảo quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí của nhân dân luôn được thực hiện có hiệu quả. Cùng với tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thông tin đầy đủ, chính xác mọi mặt hoạt động của xã hội đến với nhân dân, báo chí còn là diễn đàn của nhân dân, để nhân dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tham gia phản biện, đề xuất ý kiến về những chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. đối với Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc xã hội - nghề nghiệp. Những người làm báo luôn thực hiện tốt phương châm “trung thực, tuân thủ pháp luật, vì nước, vì dân” và Quy định về đạo đức nghề nghiệp; thường xuyên bám sát thực tiễn để phản ánh kịp thời, sinh động các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong nước và quốc tế; cổ vũ công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát hiện, nêu gương các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”, v.v. Đặc biệt, báo chí luôn tích cực, đi đầu trong đấu tranh với các tệ nạn xã hội, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; tích cực đề xuất, phản biện có tính xây dựng đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; góp tiếng nói quan trọng vào việc củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; làm cầu nối hữu nghị để mở rộng quan hệ của Việt Nam với bè bạn quốc tế, v.v. Trên thực tế, báo chí Việt Nam là kênh thông tin, phản biện xã hội rộng rãi, công khai, dân chủ, nhanh và có hiệu quả đến với các cấp chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân. Thông qua báo chí, đã có hàng triệu ý kiến của nhân dân tham gia đóng góp vào dự thảo văn kiện của các kỳ đại hội Đảng, các kỳ họp Quốc hội, các chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương, v.v. Nhiều kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh của các cấp đã được nhân dân thảo luận, phản biện sôi nổi, dân chủ, góp phần nâng cao chất lượng văn bản và hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Đó là bức tranh cơ bản về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi công dân ở Việt Nam. Đây là thực tế khách quan không thể bác bỏ!
Vậy mà, một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí, thậm chí mang nặng tư tưởng thù địch lại cho rằng, ở Việt Nam không có tự do báo chí? Hằng năm, chẳng biết căn cứ vào đâu, họ đưa ra những cái gọi là “bản tổng kết”, “bản báo cáo”, tổ chức cái gọi là “Bàn tròn”, “Hội thảo”,... để phán xét về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Họ lấy lý do ở Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, internet bị ngăn cấm, bị hạn chế, nên không có tự do ngôn luận, tự do báo chí(!) Phải chăng là vậy? Cần khẳng định ngay rằng, không phải không có báo chí tư nhân là không có tự do ngôn luận, tự do báo chí! Điều căn bản là báo chí có thực sự là diễn đàn phản ánh chân thực, đầy đủ tiếng nói của mọi người dân, trên mọi phương diện của đời sống hay không. Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”[1]. Như vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người này không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích của dân tộc. Báo chí chỉ có được tự do khi chấp hành đúng và đầy đủ pháp luật, hoạt động vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Về internet, Việt Nam đã và đang khai thác, sử dụng internet một cách có hiệu quả và lành mạnh. Điều 9, Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ “về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet”, quy định rõ: “Không ai được ngăn cản quyền sử dụng hợp pháp các dịch vụ internet…”. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực phát triển về internet, với hệ thống hạ tầng ngày càng hiện đại, phát triển đến mọi vùng đất nước, với gần 30 triệu thuê bao (chiếm khoảng 35% dân số). Hệ thống truyền dẫn có dây (cáp), không dây (3G) có tốc độ tốt, đảm bảo cho người dùng, trong đó có hệ thống báo điện tử, trang thông tin điện tử (đã nêu trên) cùng hàng vạn blog của cá nhân, cập nhật mọi thông tin mọi vấn đề về cuộc sống của người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước ngoài, cũng như những vấn đề nóng hổi trong khu vực và trên thế giới. Bất cứ người dân Việt Nam nào cũng có thể sử dụng các trang mạng xã hội để học tập, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, giao lưu với bè bạn khắp năm châu. Vậy, Việt Nam có hạn chế internet hay không? Câu trả lời là: Việt Nam không ngăn cấm internet. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam sẽ ngăn cấm những tổ chức và cá nhân lợi dụng internet để chống phá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác.
Như vậy, có thể thấy: những ý kiến đánh giá sai lệch về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là xuất phát từ những mưu đồ xấu. Họ ra sức tung hô cho rằng báo chí là “quyền lực thứ tư”, internet là “quyền lực thứ năm”, về cái gọi là sự tuyệt đối về tự do báo chí, đặt báo chí trên pháp luật,… nhưng họ cố tình lờ đi trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng mà bất cứ nhà báo, tờ báo, bloger nào cũng phải thực hiện. Thực ra, họ mượn cớ tự do ngôn luận, tự do báo chí để tuyên truyền, bịa đặt, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc! Họ ra sức cổ xuý cho những cái gọi là “giá trị dân chủ” theo kiểu phương Tây, kích động hằn thù dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền văn hoá xấu độc, v.v. Những âm mưu, thủ đoạn chống phá của họ đã, đang và sẽ bị luật pháp nghiêm trị.
 Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam luôn được đảm bảo bằng pháp luật và trên thực tiễn. Đội ngũ người làm báo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là điều không thể bác bỏ!

MINH SƠN


[1] - Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, Nxb CTQG, H. 2002, tr. 34.

Người nghèo không bị gạt ra bên lề của sự phát triển

TTO - Sinh thời, Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng đau đáu: “Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề của sự phát triển, phải có chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo”.
Du khách dễ dàng bắt gặp những gánh hàng bánh cuốn thịt nướng ở các con phố tại Hội An - Ảnh tư liệu
Du khách dễ dàng bắt gặp những gánh hàng bánh cuốn thịt nướng ở các con phố tại Hội An - Ảnh tư liệu

1. Ước muốn một xã hội phồn thịnh, hiện đại nhưng thân thiện, nhân văn
Tôi tin rằng trong đầu tư phát triển, cưỡng chế thu hồi đất là tình huống bất khả kháng đối với tất cả các bên liên quan gồm chính quyền, người dân và chủ đầu tư.
Không ai muốn song cưỡng chế thu hồi đất vẫn cứ xảy ra, đặc biệt ở các dự án kinh tế mà chủ đầu tư không phải nhà nước dễ là hình ảnh gây suy giảm niềm tin nơi người dân vào công quyền và cái nhìn thiếu thiện cảm về nhà đầu tư, khiến những ai trăn trở với công cuộc phát triển xã hội phải suy ngẫm.
Trong bối cảnh như vậy, khắp các địa phương là những khu quy hoạch “xí phần”, đầu tư cầm chừng và các nhà máy gây ô nhiễm khiến người dân bức xúc.
Theo tinh thần Luật đất đai, người dân sau thu hồi đất phải có cuộc sống khá hơn trước. Thế nhưng tình trạng chung của người dân hậu đền bù giải tỏa ở nhiều nơi hoặc phải sống trong những ngôi nhà tái định cư không phù hợp tâm thế của người mất đất vốn phần lớn là nông dân và việc làm không ổn định, hoặc nhận tiền đền bù rồi tự xây nhà (thường được chính quyền “thả lỏng” thủ tục cấp phép) và thụ hưởng vật chất một cách vội vã, tạo nên sự biến tướng, thậm chí là hỗn độn xã hội ở góc độ nào đó.

Người nghèo là một thành phần không thể tách rời của mọi đô thị. Cạnh đó, bộ phận dân cư dịch chuyển vào các đô thị theo dòng chảy việc làm là luôn có thật. Ngoại trừ một bộ phận tìm được công việc phù hợp trình độ và tay nghề, còn lại là lao động tự do.
Chỗ ở của họ thường là các khu nhà trọ tạm bợ, dễ tạo nên nguy cơ tiềm ẩn về vệ sinh môi trường, cháy nổ, thậm chí tệ nạn xã hội. Một chỗ làm hoặc buôn bán ổn định và một nơi ở đúng nghĩa với họ vẫn là xa xỉ.
Sinh thời, Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng đau đáu: “Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề của sự phát triển, phải có chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo”.
Vậy nên tôi mơ ước trong 20 năm nữa, trong công cuộc phát triển của xã hội sẽ không còn hình ảnh những cuộc cưỡng chế; người dân bị thu hồi đất trước tiên phải là đối tượng được thụ hưởng lợi ích từ dự án.
Đô thị VN không chỉ sạch đẹp, văn minh với những tòa nhà hiện đại, vỉa hè thẳng tươm mà còn thân thiện, nhân văn; ở đó người nghèo và dân nhập cư có thể sống bằng chính sức lao động chân chính của họ với chỗ ở đàng hoàng.
2. Giải pháp đề xuất
2a. Theo quy định, ngoại trừ dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích công cộng nhà nước đứng ra đền bù thu hồi đất, các dự án phát triển kinh tế thì chủ đầu tư tự thỏa thuận chuyển nhượng đất với dân (trường hợp dự án trên 80% diện tích bồi hoàn mà không tiếp tục thỏa thuận được thì Nhà nước can thiệp).
Cưỡng chế trong trường hợp này tuy không sai song có vẻ quyền tự do định đoạt tài sản của người dân không được tôn trọng, dễ khiến họ có cảm giác chính quyền đứng về phía “người giàu”, đẩy họ ra khỏi công cuộc phát triển của địa phương.
Để không xảy ra cưỡng chế, lợi ích các bên phải dung hòa. Trong trường hợp này, chính quyền chỉ nên là “trọng tài”, chủ đầu tư đứng ra giao dịch với dân theo nguyên tắc thuận mua vừa bán của thị trường. Người dân hoàn toàn có quyền tự định đoạt tài sản hợp pháp của họ.
Ngay cả khi “được phép” (trên 80% diện tích bồi hoàn mà không tiếp tục thỏa thuận được), cưỡng chế cũng không nên xảy ra.
Muốn vậy, chủ đầu tư nên lập dự án diện tích lớn hơn nhu cầu ở mức độ nhất định; diện tích “thừa” này dùng làm khu cây xanh cách ly, các tiểu công viên trong dự án hoặc dự phòng phát triển. Nếu không thỏa thuận được tiếp thì diện tích này bỏ ra song vẫn đủ cho dự án mà không cần công lực cưỡng chế.
Nên nghiên cứu để người dân tham gia bằng hình thức góp vốn đầu tư với thời hạn nhất định. Khi được tham gia với vai trò làm chủ, người dân sẽ không “đối kháng”, ngược lại sẽ ủng hộ chủ đầu tư.
Ngoài ra, cần điều tra, khảo sát nghiêm túc cuộc sống người dân sau đền bù giải tỏa nhằm thực hiện triệt để tinh thần Luật đất đai.
Cần có chính sách đào tạo nghề theo nhu cầu cho các hộ mất đất. Tránh để người dân chỉ nhận một cọc tiền rồi thôi; khi ấy với nhận thức không cao, việc làm không ổn định, họ dễ sử dụng tiền đền bù cho mục đích hưởng thụ nhất thời; tái nghèo hoặc tạo nên những biến tướng xã hội là khó tránh khỏi.  
 2b. Các dự án thiếu thực thi các cam kết về vệ sinh môi trường cần bị xử lý triệt để bằng cách phạt nặng chủ đầu tư, thậm chí rút giấy phép vĩnh viễn nếu tái phạm nhiều lần.
Các dự án “xí phần” hoặc có dấu hiệu “bán” dự án cần thu hồi; tùy quy mô, tính chất dự án có thể được gia hạn, chờ nhà đầu tư mới hay biến thành các tiểu công viên.
Mảng xanh đô thị vì vậy ngày càng nở rộng, mật độ cây xanh không chỉ đạt mà ngày càng vượt chỉ tiêu quy hoạch; đô thị vì vậy càng trở nên lý tưởng hơn về khí hậu. 
Để tránh những dự án quy hoạch méo mó theo ý chủ đầu tư, cần một cơ chế phản biện độc lập, sự tranh luận rạch ròi từ các chuyên gia, sự tham vấn cộng đồng kịp thời và thực chất.
2c. Bám vỉa hè kiếm sống là cách đơn giản nhất người nghèo đô thị và thành phần nhập cư lao động tự do có thể lựa chọn. Tương tự, dùng công lực để “đẩy đuổi” hàng rong, “xóa trắng” vỉa hè là cách đơn giản nhất chính quyền có thể làm, song đó không là cách giải rốt ráo bài toán việc làm cho các đối tượng trên.
Bên cạnh giải pháp dài hơi, căn cơ về chính sách việc làm là việc cần thiết phát triển những đô thị vệ tinh nhằm hạn chế tình trạng di cư ồ ạt tạo áp lực cho các đô thị lớn.
Giải pháp trước mắt là nên quy hoạch lại hàng rong. Thực tế nhiều địa phương cho phép sử dụng một phần vỉa hè cho việc buôn bán, song đối tượng thụ hưởng là ai nếu không là những hộ có nhà mặt tiền, tức “nhà giàu”?
Người nghèo sống trong các con hẻm và dân nhập cư sẽ buôn bán ở đâu? Chính quyền cần quy hoạch cho họ chỗ buôn bán tập trung theo những tuyến phố nhất định; đối với hàng rong di động cần quy định họ được phép dừng ở đâu, thời điểm nào để tránh ảnh hưởng mỹ quan đô thị và cản trở giao thông.
Hàng rong nếu nhìn bằng con mắt khắt khe sẽ thấy như “chướng ngại” đối với mỹ quan đô thị, song nếu xét bằng nhãn quan nhân văn thì hàng rong (đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) là cách đơn giản người nghèo tự kiếm sống mà không cần sự trợ giúp từ Nhà nước, đồng thời là nét sinh hoạt thú vị, tiện lợi phù hợp tính linh hoạt của người Việt.
Theo các hãng lữ hành, hàng rong chân chính là một trong những ấn tượng của du khách khi đến VN.
Cuối cùng, Nhà nước cần tăng cường các gói kích cầu bất động sản, tạo cơ chế thông thoáng tối đa để người nghèo, người có thu nhập thấp chạm tới giấc mơ về nhà ở ổn định.
Những tranh luận về diện tích căn hộ cho đối tượng này nên là 20m2, 30m2hay bao nhiêu cho vừa để tránh phát sinh những khu “ổ chuột” trên cao như vừa qua là không cần thiết.
Hãy để các kiến trúc sư, các nhà thiết kế giải bài toán này bởi họ đủ thông minh sáng tạo ra những căn hộ diện tích khiêm tốn nhưng tiện nghi và xinh đẹp.
KTS LÊ CÔNG SĨ

QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM LUÔN ĐƯỢC ĐẢM BẢO!

Luật pháp quốc tế về nhân quyền quy định rõ các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, bên cạnh đó cũng quy định rõ việc thực hiện các quyền này phải đi kèm với những trách nhiệm, nghĩa vụ đặc biệt nhằm bảo đảm An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền lợi của cộng đồng, cá nhân và tổ chức khác. Điển hình như Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Công nước quốc tế các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (ICESR)… đều đã thể hiện rõ về vấn đề này và đều gắn việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt ý kiến với những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự bình yên hoặc đạo đức xã hội. 

Hiện nay, Việt Nam có tất cả các loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử). Tính đến năm 2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in, trong đó có 197 cơ quan báo in và 615 cơ quan tạp chí. Trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, cả nước hiện có 67 đài phát thanh- truyền hình. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội và 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép hoạt động. Chính phủ đã có chương trình cấp miễn phí một số loại báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.

Tại Hội thảo Toàn cảnh Công nghệ Thông tin truyền thông Việt Nam 2013 diễn ra vào ngày 20/9 tại TP Hồ Chí Minh cho thấy Việt Nam có số người dùng Internet khoảng 31 triệu (chiếm khoảng 34% dân số cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%) và nằm trong tốp 10 nước Châu Á có tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng Internet nhanh nhất. Với 16,1 triệu người dùng Internet mỗi tháng, Việt Nam hiện đang là quốc gia có lượng người dùng Internet đông nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là những minh chứng rõ nhất cho thấy sự phát triển nhanh chóng của Internet ở Việt Nam. Việt Nam đã và đang ngày càng hoàn thiện, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do Internet của công dân như: Hiến pháp hiện hành của Việt Nam quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin... theo quy định của pháp luật”; Luật viễn thông ngày 23/11/2009; Luật công nghệ thông tin ngày 29/6/2006; Luật báo chí ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12/6/1999; Luật xuất bản ngày 20/11/2012.

Mới đây nhất, ngày 15/7/2013, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó, quy định rõ quyền và nghĩa của các cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng các dịch vụ, ứng dụng trên mạng Internet; đồng thời quy định việc ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp luật.

Những kẻ đội lốt nhà báo để chống Đảng, Nhà nước
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các thế lực chống đối Đảng và Nhà nước ta đã đưa lên các trang mạng, các blog cá nhân cho rằng Nhà nước ta đã cản trở quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet khi bắt và xử số đối tượng “rận chủ” theo Điều 88, Điều 258 Bộ luật Hình sự như Cù Huy Hà Vũ, Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải hay gần đây là Đinh Nhật Uy. Xin thưa rằng, việc các nhà “rận chủ” bị bắt, xét xử thời gian vừa qua không phải vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, “bày tỏ chính kiến một cách hòa bình” mà họ đã lấy danh nghĩa các blogger, “nhà báo tự do”, “người bày tỏ chính kiến” mà núp dưới vỏ bọc tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet để thực hiện các hoạt động soạn thảo, tán phát trên mạng, trên các blog các tài liệu có nội dung chống phá Nhà nước, xuyên tạc, bóp méo sự thật, nói xấu Nhà nước Việt Nam, lôi kéo kích động chống phá Nhà nước, gây rối an ninh trật tự công cộng. Hành vi của các nhà “rận chủ” trên đã vi phạm pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tại Việt Nam. Họ đã bị tuyên phạt tội danh theo Điều 88 hay Điều 258 Bộ luật Hình sự là có căn cứ rõ ràng và đúng quy định về pháp luật hình sự của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.


Võ Tòng

Chủ tịch nước: Sự phát triển của đất nước có dấu ấn của báo chí

Chủ tịch nước: Sự phát triển của đất nước có dấu ấn của báo chí

VOV.VN -Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, trong công cuộc giải phóng dân tộc, phát triển đất nước luôn có những dấu ấn đậm nét của báo chí.
Sáng nay, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp mặt các nhà báo đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, nhà báo lão thành nhân kỷ niệm 90 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2015). 
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, những người làm báo cách mạng luôn đồng hành, bám sát, đóng góp xương máu, dũng cảm mọi lúc mọi nơi để phản ánh kịp thời, chân thực những chặng đường phát triển của đất nước.
chu tich nuoc: su phat trien cua dat nuoc co dau an cua bao chi hinh 0
Ông Hà Minh Huệ báo cáo với Chủ tịch nước về hoạt động của Hội
Báo cáo với Chủ tịch nước về sự phát triển vượt bậc của nền báo chí cách mạng nước nhà thời gian qua, ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam cho biết, hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí, trên 1100 ấn phẩm báo, tạp chí. Trong đó có những “binh chủng” thông tin hùng hậu, phương tiện hiện đại, hội đủ nhiều loại hình báo chí, phát sóng rộng khắp như Đài TNVN, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam… 
Hầu hết các cơ quan báo chí đều hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về mọi mặt của đời sống, xã hội. Báo chí luôn đi đầu trong phát hiện, tôn vinh các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt; đồng thời đấu tranh, phê phán các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước.
"Trong hoạt động của mình báo chí luôn có ý thức phát huy truyền thống vẻ vang, giữ vững bản lĩnh chính trị của nền báo chí cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Báo chí đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Gần 400 nhà báo đã anh dũng hy sinh trong tư thế người chiến sỹ trên các chiến trường. Đó chính là truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng việt Nam cũng như bản lĩnh kiên cường, trách nhiệm cao cả của các nhà báo trong suốt 90 năm qua", ông Hà Minh Huệ nói.
Chúc mừng các nhà báo nhân kỷ niệm 90 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những kết quả mà đội ngũ những người làm báo trong cả nước giành được thời gian qua. 
Chủ tịch nước khẳng định, trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là ở những khúc quanh của lịch sử cách mạng Việt Nam, những người làm báo cách mạng luôn đồng hành, bám sát, đóng góp xương máu, dũng cảm mọi lúc mọi nơi để phản ánh kịp thời, chân thực những chặng đường phát triển của đất nước, từ những cuộc kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm cho đến công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hôm nay. 
Chủ tịch nước đề nghị, ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình thông tin, đặc biệt là mạng xã hội, những người làm báo, quản lý báo chí cần nêu cao tinh thần chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng, phê phán, đấu tranh với cái xấu, luận điệu sai trái. 
chu tich nuoc: su phat trien cua dat nuoc co dau an cua bao chi hinh 1
Đông đảo các nhà báo dự buổi gặp mặt với Chủ tịch nước
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Sứ mệnh của các đồng chí là báo chí cách mạng. Các đồng chí làm báo là chiến sỹ trên mặt trận này. Trong bối cảnh mạng xã hội gần như áp đảo, chúng ta nhất định phải có sự kiểm soát nhất định về mặt Nhà nước. Phải nói là khác với trước rất nhiều, hội nhập, toàn cầu hóa, bùng nổ thông tin, mạng xã hội tràn ngập. Về mặt xã hội thì thành công nhiều, nhưng tồn tại, khuyết điểm vẫn còn rất lớn cho nên vai trò của báo chí là phải phê phán, đấu tranh cái mặt xấu. Đồng thời gây dựng được lòng tin trong quảng đại quần chúng, quảng đại đảng viên về tiền đồ của đất nước. Phải kiên trì thực hiện được chức trách này".
Cũng tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chia sẻ những khó khăn của những người làm báo trong giai đoạn hiện nay, đồng thời ghi nhận những kiến nghị của đại diện các cơ quan báo chí, các nhà báo về cơ chế, chính sách đối với sự nghiệp phát triển báo chí hôm nay./.
Huy Nam/VOV-Trung tâm Tin

WSJ ca ngợi cuộc cách mạng di động đang bùng nổ tại Việt Nam

(Kinh tế) - Hàng triệu người dân Việt Nam đang bước chân vào kỷ nguyên kỹ thuật số nhờ sự bùng nổ của website di động.

    WSJ ca ngợi cuộc cách mạng di động đang bùng nổ tại Việt Nam
Nội dung nổi bật:
– Nhờ sự bùng nổ của di động, hàng loạt dịch vụ trực tuyến như thương mại điện tử di động đang đạt được tốc độ phát triển đáng kinh ngạc.
– Bên cạnh đó, hàng triệu người dân Việt Nam cũng có cơ hội bước chân vào kỷ nguyên kỹ thuật số thay vì kết nối cố định.
Tờ Wall Street Journal của Mỹ vừa có bài viết về cuộc cách mạng di động đang ảnh hưởng đến hàng triệu người Việt Nam với mở đầu như sau: “Để hiểu về cách các website di động đang tạo điều kiện cho hàng triệu người dân bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số thay vì kết nối cố định, hãy nhìn vào Việt Nam”.
Tại quốc gia này, internet đã phát triển lên mức 44% trong tổng số 90 triệu người Việt Nam, tăng từ 12% so với 1 thập kỷ trước đó. Có được tốc độ tăng trưởng chóng mặt như vậy một phần là nhờ sự phổ biến của điện thoại di động tới hơn 1/3 dân số cả nước. Đặc điểm này tạo điều kiện phát triển cho hàng loạt dịch vụ trực tuyến và rất nhiều trong số đó đã chứng minh họ đạt tốc độ phát triển đáng kinh ngạc như thương mại điện tử di động. Một đơn vị của chính phủ Việt Nam dự đoán rằng thị trường thương mại điện tử sẽ tạo ra doanh thu 4 tỷ USD trong năm nay so với mức 700 triệu USD vào năm 2012.
Lượng người dùng internet thông qua di động tại Việt Nam tăng mạnh.
Những người chuyển hàng tại các công ty thương mại điện tử Việt Nam vượt qua các con phố đông đúc, sự ách tắc giao thông để vận chuyển mọi thứ từ giầy dép của phụ nữ đến trang phục nam, thiết bị nhà bếp… Hầu hết trong số này được chuyển đến các văn phòng làm việc trong thành phố bởi tại đây đa phần khách hàng của họ dành thời gian lướt điện thoại thông minh để mua hàng từ các website thương mại điện tử… Rõ ràng, những loại hình kinh doanh như vậy không thể phát triển được vào thời gian trước bởi dịch vụ web cố định rất khó khăn và tốn thời gian cài đặt, đặc biệt là tại những khu vực xa trung tâm.
Những công ty viễn thông như Viettel Mobile, MobiFone và Vinaphone đã phủ sóng 3G đến rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam với mức phí gần như thấp nhất thế giới là 3 USD/1 GB. Đặc điểm này mang lại ảnh hướng rất lớn. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có lượng người xem video trên điện thoại di động nhiều nhất thế giới theo nghiên cứu của Nielsen.
Số lượng tài khoản truyền thông xã hội di động hoạt động tăng tới 41% trong giai đoạn từ tháng 1/2014 đến tháng 1 năm nay, theo công ty tư vấn We Are Social có trụ sở tại Anh. Con số này lớn hơn trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Đây rõ ràng là cơ hội lớn dành cho các doanh nghiệp địa phương đồng thời một số hãng công nghệ khổng lồ trên thế giới cũng được hưởng lợi. Tại Việt Nam, Facebook có 30 triệu người dùng hoạt động trong quý đầu tiên của năm nay, tăng từ 8,5 triệu người trong năm 2012. Con số này khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của Facebook.
Những năm gần đây, Yan.vn trở nên bùng nổ hơn bao giờ hết tại Việt Nam với những chương trình TVshow phục vụ 5 triệu hộ gia đình trên khắp cả nước và xuất hiện tại rất nhiều quán bar, cà phê tại TP Hồ Chí Minh thông qua mạng lưới truyền hình cáp. Công ty cũng quản lý những nghệ sỹ của riêng họ và tổ chức nhiều buổi hòa nhạc cũng như các sự kiện khác.
Nhà sáng lập của Yan là Johnny Võ hiện 32 tuổi và CEO Phùng Lan Khanh, 38 tuổi hiện cũng đã tung ra bài phỏng vấn trực tiếp các nghệ sỹ trong khi chờ chính phủ cấp phép lên sóng truyền hình. Họ cũng ra mắt một kênh riêng dành cho giới trẻ thông qua YouTube.
Từ cùng một chất liệu, chúng tôi biến đổi để nó để phù hợp với nhiều loại hình truyền thông khác nhau, đặc biệt là di động. Đó chính là trọng tâm của chúng tôi”, CEO Khanh chia sẻ. Cô cũng nói thêm rằng, doanh thu của công ty đang phát triển nhanh chóng nhưng từ chối đưa ra con số chi tiết.
Tại văn phòng của Yan ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, anh Võ chia sẻ rằng công ty của mình phải chuyển thành các loại hình doanh nghiệp khác như truyền hình. Theo anh, với sự bùng nổ của di động, “mọi thứ đều có thể”. Dĩ nhiên, tương lai phía trước còn có rất nhiều khó khăn.
Web di động đang sản sinh ra nhiều “anh hùng” mới. Người nông dân Nguyễn Đức Hậu (hay còn được biết đến với cái tên Lệ Rơi) bỗng dưng nổi tiếng nhờ clip cover các ca khúc hit trên YouTube. Vlogger JVEvermind có hơn 1,5 triệu lượt người theo dõi trên kênh video riêng. Đa phần số này được xây dựng bằng những đường dẫn đến clip thông qua Facebook, Twitter, Google+ và Instagram.
Những tờ báo lớn trong nước cũng ra mắt những website đặc biệt trong cuộc đua trở thành những website xã hội, giải trí hàng đầu của Việt Nam.

(Theo Trí Thức Trẻ/WSJ)

Nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững

(Baohatinh.vn) Thời gian qua, Hà Tĩnh luôn chú trọng thực hiện chính sách giảm nghèo, góp phần đảm bảo đời sống người dân. Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 3-4% (theo chuẩn mới), trong nhiệm kỳ 2010-2015, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều cách làm sáng tạo, tạo bước chuyển thực sự về chất trong công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc
Trong những năm qua, công tác giảm nghèo đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Hàng năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo và rà soát, điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo để đánh giá kết quả. Song song với đó, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững các địa phương thường xuyên được củng cố, kiện toàn, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách, giúp đỡ trực tiếp các hộ nghèo trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.
Nhiều địa phương huyện Thạch Hà nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đem lại lợi nhuận cao.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo tổ chức giao ban định kỳ đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo, chỉ ra tồn tại, nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và có giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về giảm nghèo luôn được các cấp ủy, chính quyền và các hội, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Thông qua công tác tuyên truyền đã giúp các hộ nghèo nắm rõ chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, đồng thời, giúp họ tiếp cận và áp dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất để từng bước thoát nghèo.
Công tác giảm nghèo đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân trong toàn tỉnh tích cực tham gia. Các chính sách, dự án về giảm nghèo đã được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, phủ rộng trên địa bàn tỉnh; người nghèo ngày càng được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, tín dụng... Bộ mặt nông thôn tiếp tục có nhiều đổi mới, đặc biệt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng bãi ngang ven biển đã có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và việc tổ chức phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Người dân đã biết lựa chọn loại hình sản xuất cây, con chủ lực, gắn với yếu tố thị trường; mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng giống mới, công nghệ mới vào sản xuất… góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Lồng ghép nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững
Lồng ghép nhiều giải pháp, dự án, chính sách với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người nghèo, ưu tiên cho người nghèo thuộc các xã khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư trên địa bàn… được cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh tích cực thực hiện.
Nghề nuôi ong góp phần nâng cao thu nhập cho người dân miền núi Vũ Quang
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Xuân Thông cho biết: Sau gần 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015, các chỉ số về chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết số 80/NQ ngày 19/5/2011 của Chính phủ đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 7,42%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 10,34%, 89 xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%.
Thạch Bàn thuộc diện xã nghèo của huyện Thạch Hà, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, nguồn nội lực hạn chế. Nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân, những năm qua, Thạch Bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, xã đạt 8 tiêu chí nông thôn mới. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Cường phấn khởi: “Thạch Bàn có thế mạnh riêng về nuôi cá chẽm, tôm thẻ chân trắng thâm canh, sản lượng hàng năm từ 60-80 tấn, đem lại nguồn thu lớn cho người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tỷ lệ hộ nghèo ở Thạch Bàn đến cuối năm 2014 còn 13,75%, giảm 8,73% so với năm 2010; hộ cận nghèo còn 15,42%”.
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Xuân Thông cho biết thêm: Giai đoạn 2011-2014, tổng nguồn lực để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 36.032 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 5.782 tỷ đồng; ngân sách địa phương 3.800 tỷ đồng; lồng ghép các chương trình, dự án 21.550 tỷ đồng; huy động khác 4.900 tỷ đồng.
Các chương trình giảm nghèo như: hỗ trợ cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi và vùng bãi ngang ven biển; chương trình việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo; xuất khẩu lao động... đã góp phần giúp người dân có việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, thoát nghèo, vươn lên khá giả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; diện mạo các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt...
Với những giải pháp thiết thực và đồng bộ, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo sẽ đạt được những chỉ tiêu đặt ra, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thúc đẩy KT-XH tỉnh nhà ngày càng phát triển.

Toàn tỉnh phấn đấu, cuối năm 2015, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 5,5%; hộ cận nghèo còn 8,5%; không còn xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%; 100% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển không có tỷ lệ hộ nghèo trên 15% và xã miền núi, biên giới có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%, thoát khỏi tình trạng xã đặc biệt khó khăn. Tất cả các đối tượng thuộc hộ nghèo, 100% thuộc hộ cận nghèo được cấp thẻ BHYT; 100% hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, có nhu cầu vay vốn được vay ưu đãi.

Nam Giang

Thu hút trí tuệ kiều bào góp sức cho sự phát triển kinh tế

(Công lý) - Ngày 7/6, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Ngoại giao, UBNN về người Việt Nam ở nước ngoài, Nhóm “Sáng kiến Việt Nam” phối hợp tổ chức Diễn đàn chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với phát triển kinh tế và hội nhập năm 2016 - 2020

Với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.” GS, TS Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước tới dự và phát biểu tại diễn đàn.
Diễn đàn có sự tham gia của đông đảo chuyên gia, trí thức là Việt kiều
Diễn đàn là hoạt động theo Chỉ thị số 45-CT/TƯ ngày 19-5-2015 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TƯ của Bộ Chính trị khóa IX về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, nhằm đẩy mạnh công tác vận động trí thức kiều bào tham gia đóng góp xây dựng đất nước. Tại Diễn đàn hôm nay, các nhà quản lý, diễn giả và các chuyên gia đã tập trung trao đổi vào các vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, mô hình tăng trưởng của Việt Nam, nâng cao năng lực quản trị, thể chế; cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng; chính sách phát triển công nghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp; cải cách giáo dục đại học và đào tạo nhân lực. Đặc biệt là, sự có mặt của hơn 100 đại biểu trong và ngoài nước, trong đó, có các chuyên gia kinh tế, tài chính, luật, hành chính công là người Việt Nam đang làm việc tại các trường đại học của Mỹ, Pháp, Úc, Nhật; Ngân hàng Thế giới (WB) như: GS. Nguyễn Đức Khương (Pháp), GS. Nguyễn Quốc Vọng (Úc), GS. Trần Văn Thọ (Nhật), GS. Trần Ngọc Anh (Mỹ), GS. Ngô Vĩnh Long (Mỹ), GS. Ngô Bảo Châu (Mỹ)...
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đánh giá cao sáng kiến của Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức diễn đàn để có cơ hội lắng nghe ý kiến đóng góp của những người con xa quê hương đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực quan trọng; các chuyên gia kinh tế có những nghiên cứu chuyên sâu trong từng lĩnh vực và có tâm huyết muốn Việt Nam phát triển.
Hoan nghênh sự tích cực của "Sáng kiến Việt Nam," các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học là trí thức Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương, muốn Việt Nam phát triển, Phó Chủ tịch nước mong muốn các nhà khoa học có những đóng góp quý báu, nhằm tạo thành công cho diễn đàn.
Phó Chủ tịch nước khẳng định, chiếm 10% trong 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có nhiều chuyên gia, nhà khoa học làm việc ở các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các công ty xuyên quốc gia, Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính lớn, trí thức Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận vô cùng quan trọng không chỉ đối với người Việt Nam ở nước ngoài mà còn là của cả dân tộc Việt Nam. Những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, những kỹ năng, trí tuệ của các nhà khoa học đã và đang đóng góp, tạo thêm động lực quan trọng, nâng cao chất lượng phát triển đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đảng và Nhà nước trân trọng, tạo điều kiện và đánh giá cao những đóng góp quý báu đó.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng với các chuyên gia, trí thức Việt kiều
Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu, đồng thời thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Việt Nam đã tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO; đàm phán, ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định tự do song phương và đa phương thế hệ mới. Các yếu tố nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường dần được hình thành và được nhiều nước thừa nhận; đồng thời, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với hơn 170 quốc gia.
“Diễn đàn của chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam giai đoạn 2016- 2020 có ý nghĩa rất quan trọng. Những ý kiến của các chuyên gia quốc tế, trí thức người Việt Nam tại nước ngoài cùng các trao đổi, thảo luận trong Diễn đàn này là những căn cứ để tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới”.  Trưởng ban Kinh tế TƯ Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Thông qua Diễn đàn này, các đại biểu cùng trao đổi, cho ý kiến về việc hình thành một diễn đàn kinh tế được tổ chức hàng năm (hoặc định kỳ), nơi gặp gỡ của trí thức, chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước, do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Ngoại giao đồng chủ trì.
Thanh Liêm

Xoá đói giảm nghèo bền vững với “chiếc cần câu”

“Đem đến cần câu, không cho con cá” là triết lý trong chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của Tập đoàn Viễn thông quân đội khi thực hiện chương trình 30A của Chính phủ. Tuy nhiên, cách làm của Tập đoàn này cũng có những khác biệt.

Xoá đói giảm nghèo bền vững với “chiếc cần câu”
Đường vào bản Poọng giờ đã được rải đá, dễ đi hơn. Năng suất lúa tại đây cao nhất toàn huyện Mường Lát.
Khi bắt tay vào thực hiện chương trình 30A tại Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), có những thôn bản, tập đoàn của Quân đội dường như bế tắc bởi độ khó, mà bản Poọng là một ví dụ điển hình. Chưa có điện lưới quốc gia, tệ nạn nghiện hút tràn lan, hầu hết nam thanh niên nhiễm HIV… tỷ lệ hộ đói nghèo thì đứng đầu huyện thuộc diện nghèo đói nhất nước.
Vì thế, thay vì tập trung đem lại những phương tiện vật chất như cái ăn, cái mặc hàng ngày, tập đoàn của Quân đội lại hướng vào những góc khác. Hỗ trợ phương tiện liên lạc (hạ tầng mạng viễn thông), hệ thống truyền thanh không dây (tivi, đài)… đến các thôn bản là phương thức đơn vị này đem thông tin đến với vùng nghèo, lạc hậu.
Bên cạnh đó, Viettel cũng hỗ trợ bà con trong việc xóa nhà tranh tre nứa lá, tư vấn cách thức trồng trọt, chăn nuôi và tặng cây, con giống… để người dân có sinh kế, tự vươn lên. Từ năm 2011 đến 2014, năng suất lúa lai của toàn huyện Mường Lát tăng từ 28 lên 42 tạ/ha, riêng tại bản Poọng luôn cao hơn mức bình quân (56-60 tạ/ha). Đây là một điều bất ngờ ở nơi từng có cái tên kinh hoàng “bản Siđa”.
Ông Cao Văn Cường, Chủ tịch huyện Mường Lát chia sẻ, việc hỗ trợ 22 tấn giống ngô lai, 23 tấn giống lúa lai, không đơn thuần là vật chất về giống. Hỗ trợ kèm theo tư vấn trồng trọt giúp người dân nơi đây dần thay đổi nhận thức, thi nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Vị chủ tịch cũng chia sẻ: “Ý thức của bà con về việc tự vươn lên sản xuất để thoát nghèo đã thay đổi rất nhiều. Rất nhiều bà con đã hăng say trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng… để có sinh kế bền vững chứ không dựa vào hỗ trợ hay cứu đói như trước”. Ngoài những đổi thay được coi là điểm sáng ở bản Poọng, cuối năm 2013 và 2014, nhiều hộ gia đình người Mông ở Mường Lát đã làm đơn xin tình nguyện ra khỏi danh sách hộ nghèo.
Với những kết quả bước đầu về xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1, Viettel đang triển khai chương trình 30A ở một bước mới. Đầu năm 2015, Tập đoàn này công bố giai đoạn 2 của chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững (30A) với việc khởi công xây dựng Trạm y tế ĐakRông trị giá tới 4,9 tỷ đồng ở Quảng Trị (diện tích 230 m2 và 10-12 phòng bệnh).
Trên thực tế, trước khi công bố giai đoạn 2, tập đoàn đã tiến hành nhiều hoạt động cho việc xóa đói giảm nghèo bền vững ở một mức độ cao hơn. Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn nàycho biết, việc hỗ trợ người dân giảm nghèo trên cơ sở  nhu cầu của bà con, đảm bảo thoát nghèo nhanh và bền vững theo yêu cầu của Chính phủ chứ không phải dựa trên những thế mạnh mà mình có.
Ông Vĩnh bổ sung thêm, trong giai đoạn đầu, tập đoàn chúng tôi tập trung xây dựng nhà tặng hộ nghèo và tặng bò giống để giải quyết 2 nhu cầu tối thiểu là nơi ăn chốn ở và phương tiện kiếm sống. Viettel sẽ hỗ trợ gần 500 hộ gia đình có nhà mới với kinh phí 60 triệu/ căn; tặng gần 1.000 con bò cùng với chuồng nuôi (ở Thanh Hóa và Quảng Trị).
Trong giai đoạn kế tiếp, 80% kinh phí hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực y tế, giáo dục – vốn là nhu cầu cấp bách hiện nay. 20% còn lại sẽ đầu tư vào viễn thông và CNTT, giúp xoá khoảng cách về thông tin của người dân.  
Về việc hỗ trợ hàng trăm hộ gia đình có nhà mới theo chương trình 30A với kinh phí 60 triệu/căn, ông Mai Thức - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá cao việc Tập đoàn Viễn thông quân đội đã tổ chức đoàn công tác xuống tận từng xã, huyện để tìm hiểu nhu cầu của người dân, khảo sát thực tế các đối tượng hộ nghèo trên địa bàn, đo đạc địa hình để thiết kế nhà cho phù hợp, nắm bắt đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng, thời tiết.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cũng đánh giá việc tặng bò cùng chuồng đi kèm với tư vấn về phương pháp chăn nuôi. “Khảo sát kĩ, hỗ trợ thiết thực sẽ mang lại hiệu quả tốt cho công tác xoá đói giảm nghèo bền vững”, ông Mai Thức nhận định. 
Ngoài việc hỗ trợ về nơi ăn chốn ở, sinh kế, chăm sóc sức khỏe, Viettel còn hỗ trợ các địa phương khó khăn ở Thanh Hoá và Quảng Trị với các chương trình xã hội lớn như Internet trường học, Vì em hiếu học, hỗ trợ giáo viên vùng cao, hỗ trợ cước cho bộ đội biên phòng, Trái tim cho em…
Hà Nguyễn 

Sự vu cáo trơ trẽn

QĐND - Ngày 13-6 vừa qua, trên Đài RFA, Trương Minh Tam, hiện đang có mặt tại Mỹ, đã có bài trả lời phỏng vấn của đài này về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Trong những câu hỏi-trả lời dạng “kẻ tung người hứng”, Tam đã “thổ lộ” về những “dự định” và “thông báo” những gì mà Tam gọi là “được thấy” trong trại giam của Việt Nam.
Cần phải nói rõ để Trương Minh Tam và những người làm ở Đài RFA hiểu rằng: Thứ nhất, ở Việt Nam hiện nay không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, “tù chính trị” như một số người hoang tưởng đã nghĩ ra. Ở Việt Nam hiện chỉ có những kẻ phạm pháp, đã phạm vào các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam. Những người này sau khi được xét xử công khai và công bằng, nếu đáng phải chịu án tù giam thì mới bị thi hành án theo quy định của pháp luật. Những người như Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải, Trương Minh Tam và một số người khác, đều là những người đã từng phạm tội và được Tòa án của Việt Nam xét xử đúng luật. Việc Tam gọi những người này là “bất đồng chính kiến” và cho đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn họ đến tù tội là một sự vu cáo trơ trẽn, hòng xuyên tạc những thành quả về bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam. Trên thực tế những năm qua, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện dân chủ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi người dân Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 ra đời, đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong cải cách tư pháp, thể hiện quyết tâm cao của Nhà nước trong việc bảo đảm dân chủ, quyền con người ở Việt Nam. Cho nên dù Tam có nói xiên, nói xẹo thì vẫn không thể đánh lừa được dư luận.
Thứ hai, Tam cho rằng những “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam bị đầy ải trong nhà tù với những khổ cực trong sinh hoạt, đời sống. Nói ra điều này chứng tỏ Tam bịa đặt, đơm chuyện. Chẳng lẽ Tam không nhìn thấy hình ảnh Cù Huy Hà Vũ với thể trạng béo tốt (mặc dù theo mấy blogger có tà tâm cho rằng Vũ đã “tuyệt thực” cả tháng trời), một mình một phòng giam, có ti vi, sách, báo... do chính đồng đảng của Vũ đưa lên mạng. Nói thêm cho Tam hiểu, trong suốt thời kỳ Mỹ đưa quân xâm lược Việt Nam, nhà tù đã được Mỹ, chính quyền Sài Gòn dựng lên khắp miền Nam Việt Nam. Đã có hàng vạn tù chính trị là những người yêu nước, thực sự muốn đánh đuổi quân xâm lược giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc đã bị Mỹ, chính quyền Sài Gòn giam cầm, tra tấn, hành hạ. Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản-tù chính trị đã bị Mỹ, chính quyền Sài Gòn thủ tiêu, hoặc bị tra tấn đến chết. Đến nay, những di tích như: Nhà tù Côn Đảo, Nhà tù Phú Quốc, Khám lớn Sài Gòn v.v.. vẫn còn hiển hiện những tội ác dã man của Mỹ và chế độ Sài Gòn... Thế nên, những kẻ như Trương Minh Tam rất cần học lại lịch sử để dần chữa chứng bệnh hoang tưởng đang ngày càng nặng.
TRẦN THÔN

Không có “Hiến pháp mở, luật đóng” trong quản lý báo chí

QĐND - Tuần qua, trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam với sự trưởng thành, phát triển vượt bậc của nền báo chí nước nhà, đây đó trên internet và đài, báo hải ngoại vẫn xuất hiện những bài viết lạc lõng, cố tình bóp méo sự thật. Một trong những luận điệu mới họ đưa ra là phủ nhận những tiến bộ của quá trình chuẩn bị dự án Luật Báo chí (sửa đổi) và đề án quy hoạch báo chí hiện nay. Họ cho rằng, ở Việt Nam không có tự do báo chí thực sự do “Hiến pháp mở nhưng luật lại “đóng”... 

Pháp điển hóa nhiều điểm mới về quyền tự do báo chí

Từ sự bóp méo đó, họ đòi hỏi việc sửa đổi Luật Báo chí và quy hoạch lại hệ thống báo chí phải cho phép tồn tại báo chí tư nhân thì mới có tự do báo chí thực sự.

Những lập luận trên là hoàn toàn sai trái, bóp méo sự thật. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (sửa đổi) năm 2013 đã nêu rõ tại Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Xét cho cùng, việc sửa đổi Luật Báo chí và quy hoạch lại hệ thống báo chí hiện nay cũng là nhằm triển khai, hiện thực hóa quyền tự do báo chí của công dân theo Hiến pháp đã quy định. Nghiên cứu kỹ Điều 25 của Hiến pháp có thể thấy rõ, Hiến pháp hiến định công dân có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin và thực hiện các quyền này do pháp luật (bao gồm cả các đạo luật và văn bản dưới luật) quy định.

Phát biểu tại Hội thảo góp ý xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi) do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây, TS Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: “Qua tổng kết 15 năm thi hành và xu hướng phát triển của báo chí thời gian tới, đồng thời thể chế hóa các nguyên tắc, quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; một trong những yêu cầu hàng đầu đặt ra trong xây dựng Luật Báo chí lần này là phải triển khai thực hiện quy định của Hiến pháp năm 2013, trong đó có quy định mới hết sức quan trọng về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình... Vì vậy, Luật Báo chí mới phải bảo đảm những quy định trong luật đáp ứng tốt hơn nữa quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin của công dân phù hợp điều kiện phát triển của đất nước.

Nhìn lại lịch sử lập pháp ở nước ta, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam qua các thời kỳ và Luật Báo chí của nước ta đều có quy định quyền tự do ngôn luận trên nguyên lý nền tảng, bảo đảm giá trị phổ quát của quyền con người: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”; “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động”… “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Có thể nói, những nội dung nói trên đã bao hàm khá đầy đủ, toàn diện nội hàm cơ bản về quyền tự do báo chí của công dân.

 
Ảnh minh họa/TTXVN
Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), trên cơ sở tiếp thu những điểm mới của Hiến pháp, đã quy định rõ ràng hơn về quyền tự do báo chí của công dân bằng việc dành hẳn một chương quy định quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận theo tinh thần Hiến pháp  và xác định Điều 12 quy định về quyền tự do báo chí; Điều 13 quy định về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó, về quyền tự do báo chí quy định: Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; tổ chức, cá nhân không được hạn chế, cản trở cơ quan báo chí, nhà báo hoạt động đúng pháp luật; không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Nhà nước không kiểm duyệt báo chí trước khi đăng, phát sóng. Về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân quy định: Công dân được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới; được tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin; được phát biểu ý kiến trên báo chí về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến vào việc xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp ý, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo theo quy định của pháp luật.

Cùng với các quy định trên, theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) hiện có tới 35 điểm mới. Những quy định trên, theo nhiều chuyên gia pháp luật và báo chí, đã thể hiện được sự tiến bộ của dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), pháp điển hóa nhiều nội dung về quyền tự do báo chí được hiến định trong Hiến pháp. Những quan điểm cho rằng “Hiến pháp mở, luật đóng” rõ ràng là hồ đồ, phiến diện, không có căn cứ.

Không có báo chí tư nhân 

Quan điểm xuyên suốt, nhất quán trong dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cũng như dự thảo đề án quy hoạch báo chí đều xác định: Ở Việt Nam, không có báo chí tư nhân song điểm mới là cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết. Điều này hoàn toàn không trái ngược với những giá trị phổ quát của nhân loại về quyền tự do báo chí. Theo nghiên cứu của TS Trương Minh Tuấn, tư tưởng của nhà triết học người Anh John Stuart Mill - một trong những người đầu tiên đề cập tới tự do báo chí có nhiều nét tương đồng với quan điểm của Các Mác. Theo quan điểm của Mác - Ăng-ghen, ở đâu có báo chí, ở đấy có tự do báo chí và  bản chất của báo chí tự do, đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức tự do. Các Mác cho rằng, thiên chức của báo chí tự do là phải có con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói gắn liền với các cá nhân, với nhà nước, với toàn thế giới... Báo chí tự do phải có luật báo chí bảo đảm.

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) tại Điều 5 quy định rõ: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là diễn đàn của nhân dân”. Đồng thời, tại Điều 16 cũng quy định rõ đối tượng được thành lập cơ quan báo chí gồm: “Cơ quan của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). Các tổ chức khác của Nhà nước do Chính phủ quy định”. Như vậy, so với Luật Báo chí hiện hành, dự thảo luật đã quy định rõ hơn về đối tượng được thành lập cơ quan báo chí và theo quy định của dự thảo luật, cá nhân, tư nhân không được thành lập cơ quan báo chí. Đây là một quy định rõ ràng, minh bạch.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XI khi cho ý kiến về đề án Quy hoạch báo chí đến năm 2025, Trung ương một lần nữa khẳng định: Không để tư nhân sở hữu báo chí, không để lợi ích nhóm chi phối báo chí, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Những nội dung này đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của dư luận nhân dân. Tinh thần bản dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 cũng xác định: Không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí; kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí, đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ trên internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống có định hướng, tăng diện bao phủ trong nước và quốc tế; hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng… Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương hoan nghênh chủ trương trên và cho rằng, quy hoạch phát triển và quản lý báo chí lúc này là rất cần thiết để báo chí phát triển.

Thực tế cho thấy, với việc sửa đổi Luật Báo chí và quy hoạch lại hệ thống báo chí, Đảng, Nhà nước ta đã và đang có nhiều đổi mới, nỗ lực đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của báo chí, giúp báo chí thực sự là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là diễn đàn của nhân dân; góp phần đưa những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do báo chí ngày càng đi vào cuộc sống.

NGUYỄN VĂN MINH