Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

SỰ PHI LÝ, PHIẾN DIỆN CỦA LUẬN ĐIỂM “NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN SÍNH DÙNG BẠO LỰC”




 Như đã thành thông lệ, hằng năm cứ vào dịp nước ta kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, trên các trang mạng, các thế lực thù địch lại tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc ý nghĩa của sự kiện quan trọng này. Chúng trắng trợn và lố bịch đưa ra luận điệu: “Hồ Chí Minh và những người Cộng sản sính dùng bạo lực” nên đã đưa dân tộc vào “thảm họa” với hai cuộc chiến tranh (1945 - 1954 và 1954 - 1975), làm cho đất nước bị tàn phá, dân tộc bị phân ly và ngày nay vẫn nghèo nàn, đói khổ, v.v. Theo họ, giá như không đi theo con đường những người Cộng sản vạch ra mà bằng cách xin “chính quốc” trao trả độc lập thì nước ta vẫn có độc lập, tránh được chiến tranh, đi theo con đường của các nước tư bản để tới phồn vinh (!) Thực chất những luận điểm trên là nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thành quả cách mạng to lớn của nhân dân ta.
Không thể nói Hồ Chí Minh và những người Cộng sản sính dùng bạo lực? Nhân dân Việt Nam yêu chuộc hòa bình, khát khao có cuộc sống hòa bình, hòa bình trong độc lập, tự do. Để đạt được, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, không sợ hy sinh, gian khổ, kiên quyết đấu tranh giành lấy hòa bình thật sự trong độc lập, tự do. Đó là sự thật!
Thực tiễn minh chứng, ngay từ khi vừa ra đời, Đảng ta đã phát động, lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939. Đó là những cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị tiền đề cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, tình hình thế giới và ở Đông Dương biến chuyển căn bản. Đảng ta nhận định và chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và phát động cao trào đấu tranh mới tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5-1941), Đảng ta xác định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”[1]. Ngày 09-3-1945, phát-xít Nhật tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Pháp, thực dân Pháp đã đầu hàng quân Nhật và bỏ chạy. Ngay tối hôm đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã triệu tập hội nghị mở rộng và ngày 12-3-1945 ra bản Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Hội nghị quyết định phát động cao trào chống Nhật, cứu nước trong toàn quốc, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cả dân tộc ta gấp rút chuẩn bị những công việc cuối cùng, tạo và đón lấy thời cơ để vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 14-8-1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Ở Việt Nam, bọn tay sai của chúng đã hoang mang đến cực độ. Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc, nhận định điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi và cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ngay đêm 13-8, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra Lệnh khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội quốc dân họp, quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngay trong ngày 16-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”[2]. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, nhân dân cả nước đã nhất tề vùng lên, chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã thành công, lật đổ bộ máy thống trị phát-xít cùng triều đình phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng trên cả nước. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 02-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở ra con đường phát triển của dân tộc. Như vậy, Cách mạng Tháng Tám nổ ra và giành thắng lợi nhanh chóng là nhờ sự tài tình của Đảng và Bác Hồ trong nghệ thuật chỉ đạo và lãnh đạo cách mạng; sự chuẩn bị chu đáo về đường lối, lực lượng,… nhất là, việc dự báo, chớp lấy thời cơ lịch sử “ngàn năm có một” để lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên tự giải phóng mình, chứ không hề ngồi yên trông mong, chờ và càng không bao giờ ngồi chờ “trao trả độc lập”.
Hiện thực lịch sử thế giới cho thấy: chưa ở đâu, nơi nào trên thế giới mà giai cấp tư sản, chủ nô bóc lột lại tự giác từ bỏ vai trò thống trị để trao quyền cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chỉ ở đâu, nơi nào, giai cấp công nhân, nhân dân lao động bị áp bức bóc lột, dưới sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, nhất tề đứng lên đấu tranh bằng phương pháp: bạo lực cách mạng mới giành thắng lợi.
Một dân tộc có truyền thống văn hiến, yêu chuộng hòa bình, luôn dũng cảm đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc và sự tiến bộ, văn minh của nhân dân thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm. Dân tộc Việt Nam cũng đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít Nhật. Sự chiến đấu bền bỉ, gian khổ và hy sinh đó đã giành được quyền thiêng liêng là độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Sự thật sinh động của những ngày tháng Tám năm 1945 lịch sử khẳng định rằng: Cách mạng Tháng Tám thành công không phải là “sự ăn may” như ai đó từng hồ đồ tuyên bố; cũng không phải Hồ Chí Minh và những người Cộng sản sính dùng bạo lực! Mà đó là phương pháp dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng. Một sự thật lịch sử không thể phủ nhận, bác bỏ là: ngay sau khi phe phát-xít Đức - Ý - Nhật thua trận đầu hàng, thì lập tức thực dân Pháp núp dưới bóng quân Đồng minh lại rắp tâm cướp nước ta một lần nữa, buộc nhân dân ta phải bước vào cuộc chiến đấu chín năm kháng chiến trường kỳ. Thực dân Pháp chỉ đầu hàng vô điều kiện khi bị quân và dân ta giáng cho một đòn đích đáng bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng nẫy Năm châu, chấn động địa cầu (năm 1954).
Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám là không thể phủ định. Chỉ có những kẻ vì những đồng đô-la được bố thí mà vẫn cố tình xuyên tạc sự thật lịch sử, đổi trắng thay đen, tiếp tay cho các thế lực thù địch, điên cuồng chống phá Cách mạng Việt Nam. Mọi luận điệu xuyên tạc họ đưa ra thật nực cười và cám cảnh thay!

Nguyen         


[1] - ĐCSVN - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb CTQG, H. 2000, tr.113.
[2] - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 596.

KHÔNG PHẢI LÀ NGOẠI LỆ




Mới đây, trang Web BuzzFeed News (cơ quan quản lý internet của Anh) đã đăng tải thông tin, Chính phủ Anh chuẩn bị ra Luật Internet mới, buộc các hãng công nghệ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước các nội dung đăng trên nền tảng mạng xã hội và có quyền trừng phạt những công ty không gỡ nội dung bất hợp pháp, phát ngôn thù địch trong vài tiếng.
Theo đó, Luật Internet mới quy định khung dành cho các “tác động xấu đến cộng đồng” trên mạng được hình thành. Trước đó, hôm 18-9, Sharon White, người đứng đầu Ofcom (cơ quan đang quản lý phát thanh truyền hình, viễn thông và bưu chính) kêu gọi các hãng công nghệ phải bị quản lý tương tự như ngành viễn thông và di động. Chính phủ Anh đang cân nhắc giới thiệu bộ quy tắc bắt buộc đối với các nền tảng mạng xã hội và các luật mới nghiêm khắc, như: thời gian gỡ bỏ, buộc các website phải xóa phát ngôn thù địch và bất hợp pháp trong một khoảng thời gian quy định, nếu không sẽ bị phạt. Cơ quan quản lý sẽ có quyền trừng phạt các nền tảng mạng xã hội không xóa bỏ nội dung khủng bố, hình ảnh lạm dụng trẻ em, phát ngôn thù địch cũng như thực thi các quy định mới liên quan đến nội dung hợp pháp và hành vi trên mạng.
Điều đó cho thấy, việc Quốc hội (khóa XIV) thông qua Luật An ninh mạng không phải là ngoại lệ. Thế mà, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn chưa từ bỏ mưu đồ đen tối, tiếp tục tổ chức chống phá. Nhất là sắp đến ngày 01-01-2019, thời điểm Luật An ninh mạng có hiệu lực pháp lý, các đối tượng trên càng hoạt động ráo riết với rất nhiều thủ đoạn, làn sóng phản đối, xuyên tạc Luật An ninh mạng bỗng dấy lên một cách bất thường với giọng điệu, biên độ rộng, tần số cao hơn. Đi đầu là tổ chức có tên “theo dõi nhân quyền” (AI) với việc công bố “thư ngỏ gửi các đại biểu Quốc hội Việt Nam”, trong đó đưa ra các đánh giá tùy tiện, đòi hỏi lố bịch, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Tại sao, từ khi Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua đến nay, trong khi hàng chục triệu người sử dụng internet ở Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam,… không lên tiếng phản đối, thậm chí họ hy vọng Luật An ninh mạng và văn bản hướng dẫn thi hành Luật này sớm được triển khai có hiệu quả, thì chỉ có mấy “nhà dân chủ”, “người yêu nước” và các thế lực thù địch, thiếu thiện chí vốn vẫn tồn tại như “thế lực chống lưng” cho họ là la lối, rùm beng? Câu trả lời là hàng chục triệu người sử dụng internet và các doanh nghiệp đã nhận thức rằng Luật An ninh mạng chính là cơ sở pháp luật bảo vệ họ; còn các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, mấy “nhà dân chủ, người yêu nước” phản ứng vì với Luật An ninh mạng, mọi hành vi chống phá, truyền bá luận điệu sai trái, hô hào biểu tình bất hợp pháp, đưa tin giả lừa dối dư luận, xuyên tạc và vu cáo chính quyền,... sẽ đứng trước nguy cơ phải đối diện với pháp luật. Vì thế, dù hiểu rất rõ vấn đề nhưng họ vẫn lớn tiếng tiếp tục lừa dối, bịa đặt và vu khống, bất chấp nguyên tắc bất di bất dịch là luật pháp ra đời để bảo vệ xã hội, bảo vệ con người và luật pháp không phải là công cụ phục vụ, phải chiều theo đòi hỏi của một nhóm nhỏ tồn tại theo xu hướng coi thường pháp luật, đạp lên luật pháp để gây nhiễu loạn đời sống tinh thần, chống phá xã hội và con người, cản trở sự phát triển của đất nước. Việt Nam không phải là ngoại lệ, mà việc luật hóa các vấn đề liên quan đến an ninh mạng là một xu thế của tất cả các nước trên thế giới, trường hợp như ở Anh nói trên là một ví dụ.

  Nguyễn Văn



Bác bỏ luận điệu “thể chế chính trị là căn nguyên gây ra sự tụt hậu của nền giáo dục Việt Nam”



                                                                               
Thời gian gần đây, thông qua internet và mạng xã hội, các thế lực thù địch đã đăng tải nhiều tin, bài viết xuyên tạc nền giáo dục ở nước ta; trong đó, chúng cho rằng: “thể chế chính trị là căn nguyên gây ra sự tụt hậu của nền giáo dục Việt Nam”. Đó vẫn chỉ là luận điệu xuyên tạc trắng trợn cũ rích về nền giáo dục ở Việt Nam, nhằm mục đích “bôi lem” chế độ xã hội ta, hòng hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Quyền được giáo dục là một trong những quyền quan trọng nhất của con người. Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định chính sách nhất quán tôn trọng, ghi nhận và đảm bảo quyền được giáo dục được thực hiện trong thực tế; coi đó là động lực quan trọng thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn đảm bảo quyền được giáo dục ở nước ta thời gian qua là minh chứng sinh động phản bác các luận điệu xuyên tạc về vấn đề này đối với nước ta.
Cũng như các quyền và tự do cơ bản khác của con người, trên bình diện quốc tế, quyền được học tập được quy định cụ thể trong luật pháp quốc tế. Điều 26, Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp quốc đã khẳng định: “1.Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được phổ cập. Giáo dục cao đẳng phải được phổ cập cho mọi sinh viên trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn. 2. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; phải đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ những hoạt động của Liên Hợp quốc trong việc duy trì hoà bình. Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966 (ICESCR) đã nhấn mạnh: Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền được học tập của mọi người; giáo dục phải hướng vào việc phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về nhân phẩm, phải nhằm tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người; giúp mọi người tham gia hiệu quả vào xã hội tự do, thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc, v.v.
Ở nước ta, Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định luôn tôn trọng, bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền được giáo dục, học tập của người dân. Nghị quyết 04-NQ/HNTW, ngày 14-01-1993 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã nêu rõ: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Nghị quyết  29-NQ/TW, ngày 04-11-2013 Hội nghị Trung ương 8 (khoá XI) một lần nữa khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Điều này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng (khóa XII): Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập quốc tế. Hiến pháp năm 2013, nêu rõ: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (Điều 39); “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho giáo dục; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” (Điều 61). Nội dung này đã được thể chế trong nhiều văn bản pháp luật khác như: Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật giáo dục, Luật Dạy nghề, v.v.
Nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất cho giáo dục, đào tạo, những năm qua, dù nguồn ngân sách còn hạn chế, Nhà nước vẫn ưu tiên duy trì mức chi khoảng 20% tổng ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo. Nhờ đó, nước ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với các loại hình trường lớp đảm bảo nhu cầu học tập cho học sinh các cấp đúng độ tuổi. Hiện toàn quốc có 14.203 trường mầm non, 15.227 trường tiểu học, 10.878 trường trung học cơ sở, 2.767 trường trung học phổ thông, 308 trường phổ thông dân tộc nội trú và 876 trường phổ thông dân tộc bán trú, 703 trung tâm giáo dục thường xuyên, 574 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và 436 trường đại học, cao đẳng (năm 2015)[1]. Tất cả các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc đều có trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trường trung học phổ thông; mỗi quận, huyện, thị xã,… có từ 2 trường trung học phổ thông hoặc trường trung học cơ sở trở lên, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em trong độ tuổi; tạo thuận lợi để các em học sinh được tiếp cận môi trường học tập tốt nhất và có cơ hội phát triển tư duy, trí tuệ của các học sinh. Tất cả các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đều có trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường phổ thông dân tộc bán trú. Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên nghèo, trẻ em người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi nhằm đảm bảo cho các em được học tập, như: chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí cho học sinh nghèo; hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật. Chỉ riêng năm 2015, đã có 1,3 triệu hộ gia đình và 1,5 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn học tập và lập nghiệp với số tiền là 26.948 tỷ đồng, đã giúp học sinh thuộc nhóm này được học tập, đào tạo. Đối với học sinh người dân tộc thiểu số, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các em được học tập trong môi trường giáo dục tốt nhất. Bên cạnh chương trình đào tạo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, học sinh người dân tộc thiểu số còn được tham gia các hoạt động giáo dục chuyên biệt, như: giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, dạy nghề,... được chăm sóc sức khỏe nhằm mục tiêu phát triển toàn diện. Kể từ khi thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW đến nay, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông đã đi đúng lộ trình, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững. Nổi bật là, các đoàn học sinh Việt Nam dự Olympic khu vực và quốc tế hàng năm đều đạt giải cao. Ngành giáo dục đã, đang tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước và thế giới. Đồng thời, phát huy những mặt tích cực, hạn chế tiêu cực của cơ chế thị trường, chống khuynh hướng thương mại hóa trong giáo dục.
Với những thành tựu đạt được trong bảo vệ và thúc đẩy quyền được giáo dục những năm qua, Việt Nam đã thể hiện là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận đánh giá cao. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập tiểu học, vượt trước 15 năm so với thời hạn của Mục tiêu Thiên niên kỷ (năm 2000). Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành phố đều đạt phổ cập trung học cơ sở và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; được UNESCO xếp 64/127 nước về phát triển giáo dục. Theo Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2015 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) công bố, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam liên tục tăng trong hơn 20 năm qua. Còn theo báo cáo của Ngân hàng thế giới công bố ngày 15-3-2018, Việt Nam trong tốp 10 nước có hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tiên phong trong đổi mới giáo dục.
Tuy nhiên, cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc thực hiện quyền được giáo dục ở Việt Nam còn những hạn chế nhất định, như: sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, còn tồn tại khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa thành thị và nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. Khuôn khổ pháp luật Việt Nam về thực hiện quyền được giáo dục mặc dù đã từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn chưa đồng bộ. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục có hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp. Giáo dục phổ thông mới quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng sống, đến “dạy người” và “dạy nghề”; việc thi cử còn nặng về điểm số dẫn đến gây áp lực cho học sinh, sinh viên, v.v.
Để bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn quyền được giáo dục ở Việt Nam, trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền được giáo dục ở nước ta, như sớm hoàn thiện trình Quốc hội thông qua dự Luật Giáo dục (sửa đổi) và dự Luật giáo dục đại học (sửa đổi), v.v. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuyển mạnh từ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục; chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế đối với nền giáo dục. Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, chú trọng cả ba mặt: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú trọng giáo dục lý tưởng, nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước giàu mạnh cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng,… không để tồn tại các trường chất lượng kém, phấn đấu đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, có chính sách huy động, khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo. Ưu tiên tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền, thực hiện tốt các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, các hộ nghèo, v.v. Đồng thời, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của thời kỳ hội nhập quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục.
Thực tiễn trên khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, những năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc đảm bảo quyền được giáo dục của mọi công dân. Đây là kết quả của sự kết hợp giữa bản chất ưu việt của chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng với bề dày truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Đó là minh chứng sinh động  nhất bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch về vấn đề này đối với Việt Nam.





[1] - Nguyễn Hà My, Quyền được giáo dục ở Việt Nam được coi trọng, Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 17/12/2017.

Thành tựu - Sự phủ nhận!




                                                            
Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin rộ lên vụ việc gian lận trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Cùng với xã hội, chắc có lẽ bao thầy cô giáo không khỏi chạnh lòng và bức xúc với những vi phạm của một số cán bộ làm công tác chấm thi. Tuy nhiên cũng cần phải khách quan để nhìn nhận lại vấn đề, không nên từ một vụ việc mà phủ nhận những nỗ lực của toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới giáo dục, từng bước đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Và cũng không nên đưa những thông tin lệch lạc, làm méo mó hình ảnh với những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ các thầy cô giáo trên khắp các miền quê đang ngày đêm tận tâm, trách nhiệm, vượt qua bao khó khăn của đời thường để dành trọn cả tình yêu thương, công sức, trí tuệ cho các thế hệ học sinh. Công sức, trí tuệ ấy được cả xã hội trân trọng và ghi nhận bởi sự đóng góp ấy cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong những năm qua. Ấy vậy mà còn có một số người đang lợi dụng vụ việc tiêu cực thi PTTH ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình để đánh đồng, chì chiết, phủ nhận những công lao của các thầy cô.
 Ví như mới đây tác giả Luân Lê viết trên trang Chân Trời Mới cho rằng: Những tư duy và đầu óc thủ cựu đã ăn quá sâu vào ngay cả những giáo viên đứng trên bục giảng. Dường như chính họ cũng đã trở thành một phương tiện và công cụ của giáo dục. Họ đã không còn nhắm đến mục đích của giáo dục là người học chứ không phải người dạy”.
Tôi cho rằng nhận định của tác giả Luân Lê là chưa khách quan, không đủ minh chứng và viện dẫn không căn cứ vào thực tế. Tôi được biết ngày 15/3 /2018, Ngân hàng Thế giới đã ra thông cáo báo chí, theo đó khẳng định, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam (hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục). Trong đó đội ngũ nhà giáo làm nên thành công này, và cũng khẳng định rằng, mục đích của giáo dục luôn được các nhà trường, các thầy cô hướng đến là người học; đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; dạy học tích hợp, liên môn, tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; rà soát giảm các cuộc thi, hội thi để giảm áp lực đối với giáo viên, học sinh. Chất lượng giáo dục phổ thông tiếp tục được nâng lên.
Trở lại thời gian trước đó, ngày 06/12/2016, tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố kết quả bài thi đánh giá học sinh quốc tế (PISA), kết quả học sinh Việt Nam xếp thứ 8 về khoa học, - lĩnh vực đánh giá trọng tâm của năm 2016; ở lĩnh vực Toán học, Việt Nam đứng thứ 22.
Tôi cũng chia sẻ thêm rằng, gia đình tôi cũng có nhiều cháu đang đi học phổ thông, tiêu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, mỗi cháu đều được các thầy cô tận tình hỗ trợ giúp đỡ, hướng dẫn phương pháp học tập; được tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, được học theo hương tích cực, không thụ động, học thuộc lòng hay kiểu đọc chép như ngày xưa nữa; các cháu còn được ứng dụng ngay công nghệ thông tin vào việc học tập, và rất linh hoạt, năng động trong nhiều hoạt động giáo dục ở nhà trường.

Tôi cũng có hai cháu đi du học từ cấp 3 ở Singapore, tuy điều kiện bên đó tốt hơn, nhất là về ngoại ngữ, song về phương pháp thì cũng tương tự như ở Việt Nam chúng ta, đều hướng vào sự phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tôi cho rằng ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hội nhập quốc tế sâu rộng và cơ chế mở cửa của nước ta, thì các mô hình giáo dục tiên tiến, các phương pháp giáo dục mới đã được chọn lựa để áp dụng vào Việt Nam, theo đó học sinh của chúng ta tiếp cận được nhiều tri thức mới, phát triển ở mức độ cao hơn, sáng tạo hơn, tiếp tục khẳng định được một nền giáo dục đang đổi mới, từng bước phát triển theo hướng chuẩn hóa và hiện đại. Điều này càng được khẳng định với kết quả của kỳ thi quốc tế 2018 vừa qua, đoàn học sinh Việt Nam tham dự đều đoạt giải cao, trong đó cả 6 thí sinh dự thi Olympic Toán đều đoạt huy chương với 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng; 5 em dự thi Olympic Vật lý đều đoạt giải với 2 huy chương vàng , 2 huy chương bạc, 01 huy chương đồng; Olympic Sinh học có 4 em dự thi đều đoạt huy chương, trong đó 3 huy chương vàng, 01 huy chương bạc; thi Olympic Tin học Châu Á có 7 em tham dự đều đoạt giải với 01 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 2 huy chương đồng. Rõ ràng từ thông tin này cũng đã khẳng định kết quả học tập của học sinh chúng ta sánh ngang với các nước trong khu vực và thế giới.

Một vấn đề nữa ở trong bài viết, tác giả Luân Lê đã không căn cứ vào thực tiễn đổi mới giáo dục hiện nay, lại rất chủ quan chỉ căn cứ vào một số vi phạm gian lận thi cử vừa qua để phủ nhận một kỳ thi 2 trong 1 được cho là phù hợp với điều kiện hiện nay. Tác giả lại cho rằng: “Người ta cố giữ một cuộc thi phổ thông bằng việc tổ chức một cuộc đấu trên toàn quốc để giải quyết điều gì, ... họ đang sợ hãi sự thay đổi vì nó sẽ làm mất đi cơ hội để được mở các lò luyện thi, những khoá học thêm, ...”. Nhận định của tác giả là chủ quan, thiếu sự cập nhật thông tin. Trước hết, không có chuyện không muốn bỏ kỳ thi “vì nó sẽ làm mất đi cơ hội để được mở các lò luyện thi, những khoá học thêm” được, bởi kiến thức trong đề thi bao trùm cả kiến thức trong các năm học trung học phổ thông, nhất là lớp 11 và lớp 12, không thể có chuyện lò luyện mà khi thi lại đạt kết quả cao nếu không học toàn diện và không có kiến thức liên thông được; hơn nữa với hình thức thi trách nghiệm lại càng hạn chế việc luyện thi kiểu lò luyện, học tủ, học lệch của học sinh. Đồng thời các môn thi tổ hợp cũng sẽ tránh được việc học sinh tham gia lò luyện, mà phải học đầy đủ các môn, kiến thức tổng hợp và hiểu sâu sắc, đòi hỏi học sinh biết vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới làm bài tốt được.
Hơn nữa, tôi và mọi người đều biết, vừa qua Bộ GD&ĐT công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới, và trong tương lai học sinh sẽ không phải thi THPT Quốc gia như hiện nay. Việc xét tốt nghiệp sẽ giao cho các cấp trường căn cứ vào đánh giá định kỳ năng lực học sinh. Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết- Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, cho rằng nếu chúng ta không đổi mới thi cử thì rất khó buộc giáo viên đổi mới cách dạy, người học đổi mới cách học. Tuy nhiên, từ sau năm 2020 sẽ áp dụng học sinh học xong THPT là được xét tốt nghiệp.  Việc đánh giá chất lượng học sinh sau 12 năm học có nhiều cách. Một số nước trên thế giới, nhà trường sẽ căn cứ vào quá trình học tập của học sinh để đánh giá vào học bạ, công nhận tốt nghiệp, song để làm như vậy, đội ngũ giáo viên phải đảm bảo trình độ cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính quyền, văn hóa,... để không có sự can thiệp và kết quả đánh giá.
Tôi và nhiều người cũng đồng quan điểm rằng việc thi là cần thiết, vì sau 12 năm học, có thi cử thì học sinh mới học, mới có thể đánh giá được chất lượng học sinh. Chúng ta không thể đánh đồng việc gian lận thi cử với việc có nên thi hay không thi; nếu không thi thì làm sao quản lý được chất lượng giáo dục phổ thông. Sai phạm ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình vừa qua nằm ở sự quản lý, bảo mật bài chấm thi không được nghiêm túc của hội đồng thi, để cho một số cá nhân trực tiếp làm công tác chấm thi có cơ hội để gian lận, can thiệp vào kết quả bài thi, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Những đối tượng vi phạm đều đã bị khởi tố theo pháp luật. Chúng ta cần có giải pháp tốt hơn, hình thức thi hiệu quả hơn để tránh gian lận, phải làm cho nghiêm túc chứ không phải cứ có gian lận là bỏ; hoặc cứ có vi phạm là phủ nhận kết quả của cả ngành Giáo dục và đổ lỗi cho Bộ Giáo dục.
Tôi thiết nghĩ, chúng ta không nên chỉ căn cứ vào một số thông tin thiếu cơ sở trên các trang mạng mà phủ nhận những đổi mới của giáo dục Việt Nam. Để đánh giá nhận định cần phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, tích cực với tinh thần xây dựng mới đảm bảo cho người đọc và công chúng thuyết phục được. Bởi vì bất kỳ một sự đổi mới nào cũng cần có một quá trình, sự vào cuộc của nhiều thành phần và có bước đi thích hợp, huống chi là đổi mới cả một nền giáo dục với một đất nước có nền văn hóa lâu đời như nước ta. Chúng ta cùng cần tỉnh táo với một số thông tin nhận định không khách quan như trong bài viết của tác giả Luân Lê, không nên lấy một vài vụ việc mà phủ nhận công lao của thầy cô giáo và những kết quả giáo dục của đất nước ta đã đạt được trong những năm qua.

 Phạm Lan Hương






Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Đừng cố tình chuyển ngày thành đêm!



Mấy ngày nay rảnh rang một chút tôi lại vào mạng Internet. Đúng là báo mạng, đủ thứ trên đời cái gì cũng có. Nhưng tôi cho rằng thông tin mà các báo đăng tải thì nên đưa thông tin giúp người đọc xem rồi để nhớ và suy ngẫm chứ đừng nên lợi dụng người đọc lồng ghép những vấn đề chính trị để tuyên truyền, xuyên tạc nói xấu này nọ nhằm thỏa mãn ý đồ của cá nhân hoặc của một nhóm người hay một tổ chức nào đó thì chẳng nên chút nào, gây phản cảm và bức xúc cho cộng đồng mạng.
Ví như bài viết “Ngày 2 tháng 9” của tác giả Phạm Đình Trọng trên trang báo Tiếng Dân, có viết rằng “Ngày 2 tháng 9 năm 2018 công an bủa vây bịt bùng trước nhà nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước... Hà Nội và Sài Gòn...số người dân bị công an nhà nước cộng sản bủa vây, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều nhất ... rải đầy sắc áo công an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí... giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai...như hai thành phố bị chiếm đóng, hai thành phố bị bạo lực nhà nước cộng sản phong tỏa”.

Đọc những thông tin trên của tác giả PĐT buồn cười và tự nhủ không biết tác giả tưởng tượng ra cái cảnh người dân hai thành phố lớn “bị công an bủa vây, không cho ra khỏi nhà”, rồi là “công an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí... giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai” y như thời Mỹ Ngụy dồn dân trong các ấp chiến lược ở Miền Nam. Tôi cho rằng tác giả cố tình tưởng ra để vẽ ra một viễn cảnh không mấy gì hay ho cho lắm, đưa thông tin thất thiệt, chứ thực tế không hề đúng chút nào. Mọi người đều biết là ngày 2.9 năm nay, kỷ niệm 73 năm Quốc khánh, không khí ở nhiều nơi trên cả nước rất sôi động với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật cùng các chương trình vui chơi giải trí, lễ hội, và người dân khắp mọi nơi nô nức tham gia. Còn các lực lượng cảnh sát làm tốt công tác trật tự giao thông để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia các hoạt động vui chơi trong dịp lễ, không khí ấy chỉ những người dân luôn trân trọng nền độc lập và thật là yêu đất nước này mới có được điều đó.

Ở Hà Nội, người dân trang hoàng cờ hoa, treo cờ Tổ quốc mừng 73 năm CM-8 và Quốc khánh 2/9; hơn 31 nghìn người vào Lăng viếng CT HCM; các địa điểm tham quan xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm như: Tháp Bút, cầu Thê Húc, tượng đài Lý Thái Tổ... thu hút rất nhiều du khách tham gia. Nhiều người mặc áo dài hoặc áo phông cờ đỏ sao vàng để ra đường, rất đông người dân đổ về phố đi bộ Hoàn Kiếm vui chơi, khu vực này tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sôi động và hàng nghìn người tham gia. Các tuyến phố quanh Hồ Gươm tấp nập thanh thiếu niên và du khách. Chiều tối 2.9 lễ đón đoàn thể thao dự ASIAD tại sân vận động Mỹ Đình được tổ chức hoành tráng với sự tham gia của hàng chục ngàn cổ động viên và các ca sĩ nổi tiếng và được truyền hình trực tiếp. Trước đó Cổ động viên kéo đến sân bay Nội Bài ngày một đông, ngoài trang phục cờ đỏ sao vàng, băng rôn dòng chữ “VN vô địch” để đón đoàn U23 VN trở về. Tại Làng văn hóa các dân tộc VN ở Đồng Mô, Hà Nội, hàng nghìn người trực tiếp chứng kiến một lễ cưới của dân tộc Tày, các điệu múa cồng chiêng của đồng bào Ê Đê, múa xòe của dân tộc Thái; hơn 200 diễn viên của 13 dân tộc đã tham gia lễ hội Vui Tết Độc lập.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động chào mừng ngày Quốc khánh được chức sôi động ở nhiều địa điểm; tại phố đi bộ Nguyễn Huệ tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và hàng nghìn người dân tham gia; các đơn vị nghệ thuật gồm Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Ca múa nhạc Bông Sen, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP.HCM… biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân tại các huyện ở ngoại thành; tối 2.9 thành phố tổ chức bắn pháo hoa tại 2 điểm ở nóc hầm Thủ Thiêm (quận 2) và Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11) với sự tham gia của hàng chục nghìn người dân. Đặc biệt có hoạt động hết sức nhân văn và ý nghĩa, đó là thành phố tổ chức lễ cưới tập thể cho 100 cặp đôi là công nhân có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật trong không khí vui vẻ và đầm ấm. Trước đó, các cặp đôi đã diễu hành bằng xe hoa qua nhiều tuyến đường lớn của thành phố và dâng hoa tượng đài Bác Hồ. Rất nhiều người dân đã tham dự và chúc mừng hạnh phúc cho các cặp đôi. Rồi có cả chương trình truyền hình trực tiếp về chung kết Đường lê đỉnh ÔLYMPIA tại điểm cầu THPT Nguyễn Chí Thanh với học sinh Chu Quang Trường, hàng ngàn thấy cô giáo và học sinh tham dự hết sức sôi động.

Tại làng Kim Liên, tỉnh Nghệ An, nhân dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã về để dâng hương tỏ lòng thành kính với CT HCM cùng với các hoạt động văn hóa được tổ chức; tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống và Giải thể thao bán Marathon với sự tham gia của hơn 1.500 vận động viên, trong đó có 120 vận động viên nước ngoài. Ở Sầm Sơn, Thanh Hóa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc đã diễn ra tại tuyến phố đi bộ như Carnaval, cà kheo, ảo thuật, biểu diễn xiếc, chụp ảnh lưu niệm, nặn bóng nghệ thuật, nặn tò he, các trò chơi dân gian,… thu hút hàng ngàn người dân tham gia. Đồng bào các dân tộc khắp nơi cùng tổ chức đón tết Độc lập rất sôi động, đồng bào dân tộc Mường lấy Tết Độc lập làm ngày Tết truyền thống của đồng bào mình và tổ chức rất ý nghĩa.

Những minh chứng trên đây là rất rõ, điều đó đã chứng tỏ không khí ngày 2.9 ở khắp mọi miền hết sức vui vẻ, phấn khởi, tự hào của các tầng lớp nhân dân cả nước, không hề có chuyện bất thường như thông tin mà tác giả PĐT “tự nặn ra”, tưởng tượng như đúng rồi để nêu r trong bài viết.
Rồi nữa, thực tiễn đã khẳng định thắng lợi của CM-8 là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và CT HCM cùng với sự chuẩn bị chu đáo về xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc cùng với việc dự đoán và nắm lấy thời cơ để phát động nhân dân đứng lên giành chính quyền. Và kết quả sáng ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, CT HCM đã đọc Tuyên ngôn Độc lập trước quốc dân đồng bào khai sinh nước VN Dân chủ Cộng hòa (nay là CHXHCN VN). 73 năm qua, lời Bác Hồ hào sảng mãi trong trái tim người dân và là niềm tự hào của cả dân tộc VN. Sự kiện này đã được cả thế giới ghi nhận và đánh giá cao.
Hơn thế, PĐT còn nêu ra trong bài viết rằng “...Chính quyền có được bằng ăn cướp... Hồ Chí Minh, người đứng đầu chính quyền ăn cướp bất hợp pháp không có bất kì tư cách nào để tuyên bố VN độc lập. Ngày 2.9.1945 chỉ là ngày những người cộng sản VN kết thúc việc cướp chính quyền trên toàn cõi VN mà thôi...” là thông tin xuyên tạc về Bác Hồ, nói xấu Đảng, phủ nhận thành quả của CM-8, cố tình công phá vào những giá trị tinh thần, niềm tự hào lớn lao của dân tộc, phủ nhận ý nghĩa thiêng liêng của hòa bình, độc lập, tự do, cố tình lừa bịp đối với người dân thiếu thông tin; đưa thông tin sai sự thật, kích động lôi kéo người dân trên không gian mạng; lợi dụng lòng tin của cộng đồng mạng để âm mưu đưa chính trị vào các trang viết trên mạng xã hội, kêu gọi lật đổ chính quyền, phá hoại sự yên bình của đất nước. Tôi cho rằng, mỗi người dân chúng ta, mỗi cư dân mạng cần tỉnh táo, cùng nhau góp sức để tẩy chay những thông tin lệch lạc, méo mó, hoang tưởng như tác giả PĐT nêu ra trong bài viết của mình.


Trần Văn Thắng


Sóng dồn từ “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử”
                                      

Tôi cũng như bao người khác đã từng là người lính, tham gia trận mạc vào sinh ra tử, không tiếc xương máu của chính mình để  huy sinh cống hiến cho dân tộc, đánh duổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi biên cương, đó là truyền thống quật cường của một dân tộc nhỏ bé nhưng không bao giờ bị khuất phục bởi quân thù. Hơn thế dân tộc Việt Nam luôn khát khao hòa bình, đó là lẽ sống mong muốn từ ngàn đời. Hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình, dựng xây và phát triển đất nước lại càng thấy giá trị về sự huy sinh cao cả của ông cha trong suốt những năm tháng bi ai, khổ đau dưới ách đô hộ của thực dân, đế quốc, sự xâm lăng của thế lực ngoại bang. Hơn lúc nào, biển đảo Việt Nam như phên dậu chở che, rất mênh mông rộng lớn, bản thân tôi cũng từng có dịp ra Trường Sa, ngồi trên tàu đi các đảo nhưng cũng chỉ hình dung được một phần. Sự lớn lao đó thật sự khó tưởng tượng vô cùng. Vì thế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức. Chia sẻ với những khó khăn gian khổ của những người lính đang làm nhiệm vụ canh giữ biển trời Tổ quốc, mỗi người sẽ có cách riêng của mình, nhưng hơn hết là sự trân trọng tri ân những con người đã vì nghĩa lớn đã ngã xuống trên mảnh đất này để bảo vệ non sông xã tắc.
Còn nếu chưa có dịp, mỗi người vẫn có thể bày tỏ tấm lòng của mình bằng những món quà dù nhỏ về vật chất như sách vở, vật dụng sinh hoạt… nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao về mặt tinh thần. Biển đảo quê hương luôn đứng trước các mối đe dọa rình rập từ các thế lực bên ngoài có ý đồ xâm lấn, nên tôi mong Nhà nước và nhân dân sẽ đồng lòng bảo vệ biển đảo bằng việc đầu tư các trang thiết bị tối tân hiện đại cho cán bộ chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời quê hương. Tôi nghĩ rằng tình yêu biển đảo, yêu quê hương đất nước trong bất cứ người dân Việt nào cũng có, luôn thường trực, không lúc nào ngôi ngoai. Nhưng tình yêu đó cần môi trường, điều kiện để trào đâng nhiều hơn và tỏa sáng, sự tỏa sáng phải có tính liên kết, tập hợp tạo thành một khối chứ không phải chỉ đơn lẻ riêng ai. Chính vì vậy, chúng ta cần phát động những chiến dịch thể hiện tình yêu biển đảo trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng tất cả tình yêu, nhiệt tâm, chứ không nên chỉ là tạo phong trào bề nổi. Điều quan trọng nữa là chiến dịch đó, tình yêu đó không phải chỉ hướng vào người trẻ, mà cần phát động tới toàn dân.
Mỗi lứa tuổi có hình thức riêng của họ, người cao niên hãy thể hiện bằng góc nhìn, tình yêu của họ bằng việc luôn gương mẫu, khuyên can con cái, cháu chắt không nghe theo lời xúi bẩy của kẻ xấu, làm những chuyện không đáng làm như ở Bình Thuân và một số nơi vừa qua, thật là phản cảm, xấu xí. Thanh niên, trung niên thể hiện bằng cảm xúc của chính họ bằng những việc làm thiết thực. Thiếu nhi, học sinh, sinh viên cũng cần thể hiện bằng góc nhìn của các em, khi chúng ta làm được như vậy, điều đó thực sự là một khối sức mạnh khổng lồ muôn người như một. Tôi tin rằng dù phong ba, bão táp hay trước tham vọng kiểm soát phần lớn Biển Đông của nước ngoài sẽ không thể nào đánh đổ được sức mạnh vô song ấy.
Đồng thời trên thực tế, chúng ta không chỉ nói mà bằng hành động cụ thể, có những biện pháp thích đáng ở các cấp độ khác nhau: song phương, khu vực và toàn cầu. Một mặt, kiên trì theo đuổi các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS; mặt khác, coi trọng sử dụng hiệu quả cơ chế toàn cầu và khu vực, thông qua các diễn đàn của Liên hợp quốc và ASEAN để các tổ chức này có tiếng nói, thể hiện rõ quan điểm đối với hành vi vi phạm chủ quyền của một quốc gia thành viên. Trong khi nỗ lực xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, cần kiên trì đấu tranh bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình, song tránh gây phương hại cho yêu cầu giữ vững môi trường hòa bình quốc tế để tạo thuận lợi phát triển đất nước; không để các thế lực phản động tìm cách lợi dụng, công kích, chống phá sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, chia rẽ quan hệ giữa nước ta và các nước liên quan.
Mới đây thôi, cuốn sách “Gạc ma - vòng tròn bất tử” “ra đời” đến tay một số bạn đọc do Chủ biên: Thiếu tướng Lê Mã Lương, - Nhà xuất bản: NXB Văn Học phát hành lại một phen cộng đồng mạng dậy sóng, với nhiều luồng ý kiến khác nhau, phần đông đồng tình và cho đây là điều cần thiết trước sự kiện lịch sử đầy bi ai của dân tộc để nhắc nhở con cháu… Nhưng một bộ phận khác đã lợi dụng một số sai sót trong cuốn sách để hư cấu, thêm bớt, xuyên tạc nhằm thổi bùng làn sóng phản đối giữ dội cho rằng “Đảng, Nhà nước ta nhu nhược, ôm chân tàu cộng”… Trong số đó phải kể đến nhân vật khá nổi tiếng trong giới “viết châm chọc” Vũ Đông Hà với bài viết “Từ vòng tròn bất tử đến vòng tròn Bắc kinh” đăng trên Danlambao: Vòng Tròn Bất Tử bị tuyên giáo đảng "tạm thời" bức tử” và  “lý do chính yếu mà tập đoàn hèn với giặc ác với dân ở Ba Đình muốn bức tử Gạc Ma là vì cuốn sách đã làm lộ bộ mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh  -  một lãnh đạo của đảng, một "anh hùng quân đội nhân dân" nhưng vô cùng hèn và cực kỳ nhát”. Mọi người cũng thấy thỏa đáng khi cơ quan liên quan cho dừng phát hành để sửa một số sai sót là điều nên làm, nếu vẫn cho phát hành vô hình dung tạo ra những hiểu nhầm trong độc giả bạn đọc là hết sức nguy hại, vì vậy ở đây không có cái gọi là “âm mưu” gì như Vũ Đông Hà đã rêu rao: “Âm mưu bức tử Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử không những không che giấu được sự hèn hạ và vô lương của Lê Đức Anh mà chính ở thái độ cấm đoán lại lộ ra bản chất hèn hạ và vô lương của toàn bộ tập đoàn lãnh đạo Ba Đình: chúng vẫn tiếp tục muốn hèn hạ với quan thầy Bắc Kinh”. Thiết nghĩ Vũ Đông Hà đã triệt để lợi dụng sự việc này để kiếm lợi cá nhân, nhằm mục đích, ý đồ xấu để tiếp tay cho những kẻ ngoại bang đang nhòm ngó, thèm khát biển đảo quê hương. Nhưng tôi có lòng tin rằng, dù Vũ Đông Hà và những kẻ đồng lõa như ngươi dù có âm mưu, quỷ quyệt đến đâu, độc giả luôn có cái nhìn đúng đắn, khách quan, không thể mắc mưu bởi những lời lẽ lối, thiếu căn cứ của một số phần tử xấu đang rêu rao trên mạng.
 Chúng ta cần thấy rằng, lợi dụng tình hình phức tạp hiện nay, các lực lượng xấu tăng cường tuyên truyền, kích động nhân đân gấy rối, gây thù oán, dùng vũ lực để giải quyết vấn đề trên Biển Đông, nhằm thực hiện các mưu đồ về chính trị đen tối, nhằm gây bất ổn tình hình trong nước. Đây là những luận điệu, quan điểm hoàn toàn sai trái, đi ngược lại với mong muốn của toàn thể nhân dân, dân tộc ta là hoa bình, ổn định để xây dựng đất nước và phát triển đất nước. Tinh thần yêu nước có thể thể hiện bằng nhiều hình thức với những hành động thiết thực. Tôi luôn cho rằng mỗi cá nhân khi hành động nên đặt mình trong tổng thể xã hội và nhận thức rõ mình là tế bào của gia đình, xã hội, cộng đồng. Một đất nước vững mạnh sẽ không thể bị xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ. Vậy yêu nước có nghĩa là cần sử dụng mọi sức mạnh trong đó đặc biệt phát huy sức mạnh trí tuệ, tri thức... để nâng cao vị thế dân tộc mình, khẳng định sức mạnh mọi mặt của đất nước. 

   Nguyễn Trung Hiếu

                                         Nha Trang





NÓI BỪA

Khi Trung ương 8 (khóa XII) nhất trí đề cử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, có kẻ cho đó là “sự sao chép của mô hình Đảng Cộng sản Trung Quốc”; kẻ khác lại gào lên là Ông tham quyền (!). Đây là sự nói bừa, không có căn cứ, cần phải bác bỏ.
Trước hết, phải khẳng định rằng, việc thực hiện Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước, không phải là sự sao chép của mô hình Trung Quốc. Việc thực hiện giới thiệu bí thư cấp ủy đảng để bầu làm chủ tịch chính quyền các cấp là chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình phát triển đất nước, đã được Đảng xác định từ trước. Thật vậy, ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao của Đảng và từ tháng 02-1951 là Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến khi Người qua đời (02-9-1969). Gần đây, Kết luận 64-KL/TW, ngày 28-5-2013, của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI), “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 17-4-2015, của Bộ Chính trị (khóa XI), “Về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”…; tiếp đó, Đại hội XII đề ra nhiệm vụ: “Tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức; thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh và tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị”. Trên tinh thần đó, ngày 25-10-2017, Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) đã ra Nghị quyết 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Sau đó, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thông qua Nghị quyết 56/2017/QH14, ngày 24-11-2017, “Về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, v.v. Trong các nghị quyết nêu trên, mục tiêu tổng quát là, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, v.v. Trước đó, việc thực hiện giới thiệu bí thư cấp ủy đảng để bầu làm chủ tịch chính quyền đã được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo làm trước ở Quảng Ninh và một số địa phương để rút kinh nghiệm và đạt được kết quả tốt. Đó là cơ sở để Đảng lãnh đạo thực hiện trên phạm vi toàn quốc, từ Trung ương xuống cơ sở, ở nơi đủ điều kiện.
Nhìn ra thế giới cho thấy, có nhiều nước lãnh đạo đảng cầm quyền trực tiếp nắm bộ máy nhà nước, như: Tổng Thư ký Đảng cầm quyền Xin-ga-po đương nhiên là Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản, đồng thời đứng đầu nội các. Chủ tịch Đảng Nhân dân Cam-pu-chia, đồng thời là Thủ tướng Chính phủ. Nhiều nước ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới cũng được tổ chức tương tự. Rõ ràng việc nhất thể hóa chức vụ của đảng cầm quyền với chức vụ nhà nước là cách thức tổ chức mang tính phổ biến trên thế giới, vừa củng cố vị thế của đảng chính trị cầm quyền, vừa tăng cường trách nhiệm quản lý của nhà nước. Ấy thế mà, người ta cứ khăng khăng cho rằng, việc thực hiện Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là sự “sao chép” của Trung Quốc là sao?
Thứ hai, họ cho rằng Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là sự tham quyền thì chỉ là sự gán ghép. Hiến pháp 2013 hiến định thể chế Việt Nam do Đảng lãnh đạo toàn diện, tức chức Tổng Bí thư là “to” nhất rồi. Trước đây trên thế giới, Mỹ, Tây Âu và Tòa thánh Va-ti-căng thường không tôn trọng thể chế Việt Nam nên họ thường không coi trọng chức Tổng Bí thư Đảng bằng chức Chủ tịch nước. Nhưng với sự phát triển và địa vị Việt Nam ngày càng quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới, nên các nước này đều đã mời đích danh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm, nghĩa là họ đã tôn trọng thể chế Việt Nam, coi chức Tổng Bí thư là vị trí cao nhất. Vì vậy, không còn điều gì để một người có chức to nhất rồi tham thêm chức “nhỏ” hơn để “ôm rơm cho rặm bụng”!
Thực tế cho thấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không thuộc dạng người muốn có quyền để có danh và lợi, để vinh thân phì gia, một người làm quan cả họ được nhờ. Ông cũng không phải loại lãnh đạo “lý thuyết suông”, “chỉ tay năm ngón”, bảo thủ như bọn xấu xuyên tạc. Chính Ông đã biến Đảng một thời gian dài ra nghị quyết xong là “ngồi chơi xơi nước” thành một Đảng hành động, thực hiện đúng và tốt trọng trách “lãnh đạo” mà Hiến pháp hiến định, không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích luôn vì nước, vì dân. Công cuộc chống “giặc nội xâm” tham ô, tham nhũng đang diễn ra với những kết quả rất tích cực được nhân dân đồng tình ủng hộ là một ví dụ. Một thời người ta có chức đồng nghĩa với việc là có quyền và làm ra tiền, nếu có sai trái gây ra hậu họa là trách nhiệm chung, nên những người như các ông: Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng (Bộ Công thương), Nguyễn Bắc Son (Bộ Thông tin và Truyền thông, Trần Văn Minh (Đà Nẵng), Nguyễn Hữu Tín (Thành phố Hồ Chí Minh),… sẽ không bao giờ ngờ có ngày mình bị truy tố, bị kỷ luật và có thể bị tù tội cả. Đó là sự thật không thể bác bỏ.
Vậy ai có lương tri là phải ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng đó, nếu Ông có “ôm rơm rặm bụng” thêm chức Chủ tịch nước nữa để sứ mệnh của Ông được thực hiện tốt hơn, sao lại chống lại? Xã hội Việt Nam còn rất nhiều tệ nạn, yếu kém và phi lý, rất cần sự ủng hộ và tạo điều kiện cho Ông, những người như Ông, làm tốt hơn nữa trọng trách của mình.
Họ dẫn câu nói: “Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông?” của Tổng Bí thư để cho Ông giờ tham quyền Chủ tịch nước mà nuốt lời. Đây lại là sự cắt xén để thực hiện mục đích xấu. Cần phải hiểu đầy đủ, hoàn cảnh của câu nói trên. Khi bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Tổng Bí thư đã nói rằng: “Một số tỉnh, thành cũng đã tổ chức thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ở một số nơi. Nhưng thực tế nhân dân là người làm chủ, ở đâu có nhà nước ở đó phải có giám sát của nhân dân. Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông? Ở Trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ, còn ở địa phương, hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của chính quyền địa phương. Do vậy, cần thực hiện theo đúng nguyên tắc cơ bản ở đâu có chính quyền ở đó phải có giám sát, và quan trọng là làm sao cho giám sát phải có thực quyền”. Như vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phê phán việc bỏ tổ chức hội đồng nhân dân ở một số địa phương đã vi phạm nguyên lý “nhân dân làm chủ”, làm mất quyền giám sát của dân, chứ Ông không phê phán chuyện “bí thư kiêm chủ tịch”. Ông cũng cho cử tri biết việc “bí thư kiêm chủ tịch” là “vấn đề đã được Trung ương bàn nhiều lần”, để thực hiện điều đó đạt hiệu quả tốt, trách sự độc quyền, lạm quyền mà Ông nói một cách dân giã là “to quá”, cần phải có sự giám sát của dân, tức không thể bỏ được hội đồng nhân dân ở các địa phương. Việc chia ghế trong bộ máy chính quyền của nước ta khiến cho nó quá cồng kềnh: vừa có bộ máy của Đảng lại vừa có bộ máy của Nhà nước tồn tại và song song cùng nhau mà sự lãnh đạo lại không được tập trung, còn chia bè, chia nhóm gây mất đoàn kết, vừa ngốn nhiều quỹ lương mà hiệu quả làm việc lại không cao.
Vì vậy, không chỉ việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm chức Chủ tịch nước là một việc tốt mà việc gộp chức, thu gọn cả bộ máy công quyền của thể chế Việt Nam cũng là việc làm cần thiết và cấp bách. Không vì thế mà nói bừa rằng, Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là tham quyền.

Ngạc nhiên và không ngạc nhiên




Cách đây không lâu, trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại giao Mỹ, sáng 29-6, người phát ngôn Heather Nauert nói rằng: “Quỳnh đã bị tuyên án 10 năm tù giam, với một bản án mơ hồ về tội chống phá nhà nước”. Đây là chỉ là một sự xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, mà còn là sự cam thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Còn lần này cũng vậy, nhân việc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) đã được ra tù và xuất cảnh đến nước Mỹ đêm 17-10 (giờ Mỹ), khoảng 12 giờ trưa 18-10 giờ Việt Nam, VOA dẫn nguồn từ Hãng thông tấn AP, ngày 20-10 có đăng lời phát biểu của Karan Tang, phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội rằng: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hối thúc chính phủ Việt Nam trả tự do lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm”(!) Sự việc này của chính quyền Mỹ, dự luận trên thế giới vừa ngạc nhiên, vừa chẳng ngạc nhiên.
Ngạc nhiên ở chỗ nước Mỹ với triết lý “không có bạn thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích là vĩnh viễn” và với tuyên ngôn tranh cử của Tổng thống Donald Trump “nước Mỹ trước hết”, “làm .nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nước Mỹ cũng luôn vỗ ngực rằng, xã hội Mỹ là “dân chủ” nhất, là đất nước đi đầu” trong chống các hành vi vi phạm pháp luật, bạo lực, chống khủ bố và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, v.v. Ấy thế mà, lại đi “ủng hộ” một kẻ có hành vi xuyên tạc sự thật, kích động bạo lực, xâm phạm quyền, lợi ích của dân tộc, các tổ chức và cá nhân ở Việt Nam như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh?
Nhưng cũng chẳng ngạc nhiên. Bởi, bản chất chống cộng, chống nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của chính quyền Mỹ không bao giờ thay đổi và ngày càng cực đoan hơn dưới chính quyền D. Trump. Chúng ta nên nhớ rằng, phát biểu tại diễn đàn của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, D. Trump đã cho rằng “Chủ nghĩa cộng sản là nguồn gốc của nọi tội ác” và kêu gọi các nước trên thế giới phải loại trừ chủ nghĩa cộng sản(!) Đúng là nói lấy được, không biết ngượng. Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng những tội ác ghê rợn trong các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai là xuất phát từ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, mà biểu hiện tập trung ở quái thai chủ nghĩa phát xít. Nước Mỹ và thế giới tư bản đồng minh, trong lịch sử đã gây ra hằng loại tội ác chiến tranh ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Triều Tiên, Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Châu Phi,… Còn chủ nghĩa xã hội, đứng đầu là Liên Xô (cũ) đã cùng với nhân dân yêu chuộng độc lập, tự do, hòa bình, phát triển, chủ, văn minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, đập tan sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giải phóng hằng loạt dân tộc, quốc gia khỏi sự đô hộ, áp bức của chúng.
Đây là sự thật khách quan không thể bác bỏ.
Hiện nay, chủ nghĩa tư bản, đứng đầu là chính phủ Mỹ đang ra sức tìm mọi cách phá hoại chủ nghĩa xã hội trên thế giới, nhất là ở Trung quốc, Cu Ba, Vê nê duy la, Việt Nam và những quốc gia dân chủ không phải kiểu Mỹ,… bằng cách bao vây, cấm vận kinh tế, chính trị, ngoại giao và đe dọa quân sự. Chính phủ Mỹ đã và đang là nguồn gốc sản sinh, dung dưỡng, xuất khẩu ra mọi thứ cách mạng màu, mọi loại khủng bố, xung đột dân tộc, chiến tranh cục bộ đẩy không ít quốc gia vào rồi loạn xã hội, đất nước bị tàn phá thế giới . Câu chuyện diễn ra ở Nam Tư, Secbia, I Rắc, Li Bi, Tuynidy, Xy Ri,… đã chứng minh rõ.
Nhân đây cũng cần nói thêm rằng, Việt Nam và Mỹ đã có mối hệ đối tác toàn diện và đang phát triển vào chiêu sâu, ngày càng thực chất trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, an ninh. Có được mối quan hệ này là sự cố gắng của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, cũng như bộ phận tiến bộ trong chính phủ và nhân dân Mỹ để vượt qua khác biệt, hướng tới hòa bình, thịnh vượng, vì lợi ích của nhân dân hai nước và sự ổn định, phát triển trên thế giới. Những phát biểu kiểu như trên của Heather Nauert và Karan Tang đã làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân Việt nam và nhân dân Mỹ. Và như thế, nó không thể làm “nước Mỹ vĩ đại trở lại”, mà chỉ làm cho “nước Mỹ xấu xí hơn” trong mặt cộng đồng quốc tế, trong đó có chính nhân dân Mỹ.
Việc chính quyền D. Trump dung dưỡng những tổ chức chống cộng cực đoan, những kẻ cơ hội chính trị, trong đó có tổ chức phi pháp, phản động “Mạng lưới nhân quyền”, mà người đứng đầu là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chẳng ngạc nhiên với nhân dân yêu chuộng hòa bình, phát triển, tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ. Nói ngạc nhiên và không ngạc nhiên là như thế./.

 MINH QUÂN