Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

SỰ XUYÊN TẠC LỐ BỊCH VỀ CUỘC BẦU CỬ DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM



@Phiếm Đình
 
Để phá hoại cuộc Bầu cử Quốc hội Việt Nam Khóa XIV, lực lượng cơ hội trong nước và các thế lực thù địch nước ngoài, lợi dụng mác “nhà dân chủ”, bất chấp thực tiễn, ra sức phủ nhận bản chất dân chủ của bầu cử ở Việt Nam với những luận điệu sai trái, lố bịch.
Những việc làm đó của họ là sai trái và hết sức lố bịch. Bởi, nó hoàn toàn trái với bản chất chế độ ta, không đúng với thực tiễn bầu cử Việt Nam suốt 70 năm qua. Ai cũng biết, một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Để thực hiện mục tiêu đó, vấn đề cơ bản và quan trọng hàng đầu là thực hiện bầu cử dân chủ. Bởi, chỉ có bầu cử dân chủ, thì mới bảo đảm cho nhân dân lựa chọn được những đại biểu xứng đáng, thay mặt mình quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Tức là, bầu cử dân chủ là tiền đề để nhân dân thực hiện ý chí của mình - điều cốt lõi trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mà ý chí đó là quyền lực cơ bản của mọi quyền lực nhà nước trong một chế độ dân chủ - như Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 khẳng định: Nền tảng uy quyền của các quyền lực công cộng là ý chí của dân chúng; ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ được tổ chức một cách trung thực theo lối bầu cử phổ thông, bình đẳng, bỏ phiếu kín”.
Thực tiễn lịch sử chứng minh, ngay từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử dân chủ của Nước Việt Nam mới. Người kêu gọi nhân dân hãy phát huy tinh thần tự chủ, giới thiệu những người có đức, có tài “không phân biệt đảng phái, tôn giáo, có tinh thần phụng sự Tổ quốc và nhân dân”, tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, hoặc tự ứng cử để gánh vác công việc của quốc dân giao phó. Vì vậy, mặc dù đất nước đang đứng trước muôn vàn khó khăn, nhưng Tổng tuyển cử đã thu hút đại đa số cư tri cả nước tham gia và đã thành công tốt đẹp. Quốc hội khóa I hoàn thành trọng trách nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang trước lịch sử. Từ Quốc hội khoá II, pháp luật bầu cử của nước ta ngày càng đổi mới, không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm dân chủ bầu cử ngày một tốt hơn. Qua 13 khóa Quốc hội, chất lượng ứng cử viên đại biểu Quốc hội ngày một tăng lên; tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử đông hơn; trách nhiệm đối với lá phiếu cao hơn. Đặc biệt, chất lượng Quốc hội được nâng cao. Đại biểu Quốc hội là những người có đủ đức, tài, có tín nhiệm cao, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong mọi hoạt động, nhất là trong quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước, góp phần giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; uy tín, vị thế của Việt Nam không ngừng nâng cao trên trường quốc tế.
Thế nhưng, bất chấp sự thật hiển nhiên đó, các “nhà dân chủ” vẫn tìm mọi cách để phủ nhận các thành quả giá trị đó; đồng thời, “họ” dùng mọi mưu toan, thủ đoạn để phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV của ta. Họ tâng bốc bầu cử ở phương Tây để so sánh, dèm pha bầu cử trong nước. Coi các qui định của pháp luật bầu cử Việt Nam, nhất là vai trò của Mật trận Tổ quốc trong Hiệp thương để lập Danh sách bầu cử là “dân chủ giả hiệu”, là “cái bẫy” đối với người tự ứng cử. Rằng: bầu cử ở Việt Nam là “Đảng cử, dân bầu”; ở đó “người dân được cung cấp một mâm cơm đã soạn sẵn, ăn gì, ăn bao nhiêu, mắm muối thế nào đã được hệ thống quyền lực áp đặt trước”(!) v.v. Đây là những luận điệu vu khống, xuyên tạc trắng trợn, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân dân ta trong thực hiện quyền bầu cử dân chủ của mình.
Hiến pháp 2013, Điều 6 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Theo quy định này thì bầu cử là phương thức được cử tri sử dụng để chọn người đại diện và trao quyền lực. Nội hàm của khái niệm bầu cử là: giới thiệu người đại diện (đề cử) – bỏ phiếu chọn – trao quyền. Theo khái niệm này, để thực hiện quyền bầu cử, cử tri sẽ thực hiện 3 bước: (1) giới thiệu người ưu tú nhất đề cử làm đại diện cho mình, (2) bỏ phiếu khẳng định tính hợp pháp của người đại diện, (3) trao quyền lực đại diện mình tham gia quản lý và lãnh đạo đất nước. Xin hỏi các “nhà dân chủ”: có phải trên thế giới, các nước đều tổ chức bầu cử giống nhau không, hay mỗi quốc gia đều có cách thức bầu cử riêng? Trong tiến trình bầu cử, để có những ứng cử viên chất lượng bầu vào Quốc hội, các nước trên thế giới đã làm gì, nếu không phải là đề ra những qui định chặt chẽ nhằm tìm được những người xứng đáng đưa vào danh sách bầu cử? Có quốc gia nào trên thế giới, mà các đảng chính trị không giới thiệu người của mình ra tranh cử quốc hội? Chắc không có phải không thưa các “nhà dân chủ” thông thái giả “mù, điếc”?
Nếu vậy, các “nhà dân chủ” hãy “chống mắt”, “giỏng tai” mà nghe, nhìn thực tiễn đã diễn ra trên thế giới: mỗi quốc gia khác nhau, có pháp luật bầu cử và cách thức tiến hành bầu cử khác nhau, tùy theo chế độ chính trị, truyền thống, văn hóa, kinh tế của mỗi nước. Để bảo đảm bầu cử dân chủ, tất cả các nước đều đề ra các qui phạm pháp luật, từ khẳng định nguyên tắc bầu cử, qui định số lượng đại biểu,… đến công bố kết quả bầu cử, để điều chỉnh việc tổ chức và trình tự các bước tiến hành bầu cử. Riêng giới thiệu ứng cử viên, các nước đều coi đó là chức năng của các đảng phái chính trị. Thí dụ ở Cộng hòa Liên bang Đức, việc giới thiệu ứng cử viên vào Nghị viên là độc quyền của các đảng chính trị. Ở Mỹ, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ luôn thực hiện quyền đề cử đảng viên của mình ra tranh cử Tổng thống và tranh cử Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ,v.v. Tuy nhiên, ngoài ứng cử viên của các đảng phái, các ứng cử viên tự do cũng có quyền tự ứng cử, song khả năng trúng cử của họ rất thấp, bởi luật pháp có những qui định hết sức ngặt nghèo đối với ứng cử viên tự do. Nhưng dù là ứng cử viên của các đảng phái hay ứng cử viên tự do, muốn lọt được vào Danh sách bầu cử, đều phải do các Cơ quan phụ trách bầu cử xem xét, nếu đủ điều kiện mới được đưa vào lập Danh sách bầu cử. Đó là thực tế hiển nhiên, thế mà các “nhà dân chủ” lại cố tình “giả ngu” không biết.
Việt Nam, việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành đúng theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (sau đây gọi tắt là Luật Bầu cử). Theo đó, Luật Bầu cử xác định nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Hiến pháp 2013, Điều 27 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Như vậy, quyền bầu cử và quyền tự ứng cử là quyền hiến định cho các chủ thể là công dân hội đủ điều kiện theo luật định. Đồng thời, Luật Bầu cử cũng qui định rõ các nội dung và trình tự tiến hành bầu cử, như: cơ cấu, thành phần và phân bổ đại biểu Quốc hội; xác định ngày bầu cử; phương thức tổ chức đơn vị bầu cử; khu vực bỏ phiếu; tổ chức phụ trách bầu cử; lập danh sách cử tri; ứng cử và hiệp thương giới thiệu người ứng cử; tổ chức vận động bầu cử; trình tự bỏ phiếu; kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử, v.v. Trình tự và nội dung đó được tổ chức thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ, chứ không phải là “hình thức”, hoặc mang tính “trình diễn”. Chẳng hạn, việc giới thiệu ứng cử và tự ứng cử được qui định cụ thể: các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang, có quyền giới thiệu người của mình ra ứng cử và các cá nhân có quyền tự ứng cử. Bởi vậy, trong  thực tế, không chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam, mà mọi tổ chức, cá nhân đều thực hiện quyền giới thiệu người ứng cử hoặc tự ứng cử; mọi hành vi cản trở công việc đó đều vi phạm pháp luật và bị xử lý theo luật định. Tuy nhiên, muốn có tên trong Danh sách bầu cử, mọi ứng cử viên, không phân biệt, đều phải trải qua các vòng hiệp thương do Mật trận Tổ quốc chủ trì, để cử tri nơi công tác và nơi cư trú góp ý, lựa chọn bằng hình thức bỏ phiếu tín nhiệm.
Các “nhà dân chủ” sẽ đặt câu hỏi: tại sao phải hiệp thương lựa chọn ứng cử viên để đưa vào Danh sách bầu cử; và tại sao chủ trì hiệp thương lại là Mật trận Tổ quốc chứ không phải ai khác? Câu trả lời đơn giản: số lượng ứng cử viên bao giờ cũng rất đông so với số lượng đại biểu được bầu. Bởi vậy, bất cứ quốc gia nào cũng phải tìm cách để sàng lọc các ứng cử viên chất lượng thấp đến một tỉ lệ nhất định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cử tri lựa chọn bầu làm đại biểu Quốc hội. Ở nhiều nước trên thế giới, việc làm đó là quyền hạn của Cơ quan phụ trách bầu cử. Ở Việt nam quyền đó thuộc về nhân dân. Để cử tri thực hiện tốt quyền hạn đó, Luật bầu cử qui định Mật trận Tổ quốc là cơ quan chủ trì Hiệp thương. Bởi lẽ, Mật trận Tổ quốc - mà tiền thân là Mặt trận Việt Minh- là người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; là nơi tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội,... nên chủ trì Hiệp thương là hợp tình, hợp lý nhất.
Còn thắc mắc: tại sao lại cần lấy ý kiến cư tri nơi công tác và nơi cư trú? Xin thưa: vì họ là những người sâu sát, có đủ thông tin về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, cũng như năng lực công tác của ứng cử viên. Thực hiện qui định đó, tại Hội nghị cử tri, đối chiếu với tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội, người dân sẽ quyết định ai xứng đáng đưa vào Danh sách bầu cử để bầu làm đại biểu Quốc hội. Ở đó, mọi người đều bình đẳng; không có chuyện “phân biệt đối xử”, hay “đấu tố”. Dù là đảng viên hay người ngoài Đảng, nếu đạo đức, phẩm chất, tư cách kém, không “một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc và nhân dân” thì không được cử tri lựa chọn. Đó chẳng phải công khai, minh bạch, dân chủ sao thưa các nhà giả danh “dân chủ”?
Tiến trình bầu cử ở Việt Nam tuân thủ một qui trình chặt chẽ, dân chủ, bình đẳng, khách quan, với tinh thần “Thượng tôn pháp luật”. Mỗi bước trong tiến trình đó, các tổ chức và cá nhân có liên quan phải hoàn thành trách nhiệm đúng theo luật định. Người dân trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện của mình, giám sát chặt chẽ mọi qui trình bầu cử. Đồng thời, tại nơi bỏ phiếu, bằng lá phiếu của mình, họ sẽ quyết định ai là người xứng đáng để bầu vào Quốc hội. Như vậy, những lập luận cho rằng, bầu cử ở Việt nam là áp đặt, mất dân chủ, người dân phải “ăn một mâm cơm đã dọn sẵn”,… đều là xuyên tạc, bịa đặt với ý đồ xấu của những “nhà dân chủ” nhằm chống phá tiến trình bầu cử dân chủ ở Việt Nam.
Bằng tinh thần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, bảo đảm cho Bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 thành công tốt đẹp. Một bảo đảm quan trọng để đi tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà nhân dân Việt Nam đã chọn. Đó là hiện thực không một thế lực nào có thể bịa đặt, xuyên tạc.


“HỘI CHỨNG” TỰ ỨNG CỬ VÀ HỆ LỤY.


@Đông Quan
Dân chủ là một quy luật, đồng thời là một xu hướng của thời đại. Xu hướng và quy luật đó đã và đang tác động mãnh mẽ đến các quốc gia dân tộc nhất là khi hội nhập quốc tế. Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo độc quyền của Đảng cộng sản cũng không nằm ngoài quy luật đó được. Nhưng có thể nền dân chủ “ Xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam chưa chín muồi nên Hà Nội đang phải ứng phó với những rắc rối của nền dân chủ “ hai trong một” (Dân chủ tư sản và dân chủ XHCN!).
Từ tháng hai năm nay, sau khi Quốc hội Việt Nam có quyết định tiến hành cuộc bầu cử lần thứ XIV, trên nhiều mạng xã hội đã xuất hiện các bài viết về cuộc bầu cử này. Đáng chú ý là nhiều nhà “ dân chủ”, “ nhân quyền” theo quan điểm ngoại nhập đã xem đây là một cơ hội để thực hiện chiến lược đấu tranh “ bất bạo động” nhằm chuyển hóa chế độ hiện hữu sang con đường của phương Tây. Có người viết: Trong chế độ do Đảng cộng sản lãnh đạo, hệ thống bầu cử tóm lại là: “Đảng cử-Dân bầu”. Các quyền nói chung, quyền bầu cử, ứng cử nói riêng chỉ là “Quyền hão”; Với Đảng cộng sản Việt Nam, việc đề cử là “độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức nối dài của Đảng cộng sản Việt Nam”. Ngoài vài người được Đảng “ngầm chọn để ra tự ứng cử (TUC), hầu hết những người TUC bị các thủ tục “dân chủ đến thế là cùng” loại bỏ một cách không thương tiếc.” Và để thực hiện chiến lược “ diễn biến hòa bình” họ đã “phát động” một cuộc “Tự ứng cử” ồn ào trên xã hội ảo. Chẳng hạn họ viết: “Phong trào TUC vào Quốc hội tại Việt Nam”; “Hỏi và đáp về phong trào TUC”; “Ký tên ủng hộ” ông này, ông khác ứng cử Quốc hội khóa XIV (2016)”. Và người ta kêu gọi các nhà “dân chủ” mạng hãy “tự ứng cử”. Thậm chí người ta còn hô hào “ ký tên” ảo (trên mạng) ủng hộ cho người này, “ gạch tên tất cả” những người do cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị giới thiệu…Có thể vì tác động của nhiều mạng xã hội nên đây đó đã hình thành “ HỘI CHỨNG TỰ ỨNG CỬ” với số lượng người TUC nhiều bất thường so với các cuộc bầu cử trước đây…
Đáng tiếc chính những nhà “ dân chủ”, “nhân quyền” mạng lại phải gánh chịu hệ lụy của “hội chứng TUC”.
 Thứ nhất họ đã làm cho cộng đồng mạng thất vọng, mất niềm tin vào nhân cách và tư duy chính trị của họ. Với không ít người TUC, việc họ tham gia cuộc bầu cử lần này chỉ nhằm “Test” uy tín và phương thức đấu tranh của họ mà thôi. Chính họ cũng đã nói ra điều: Tự ứng cử là nhằm “Thực thi quyền ứng cử của mình, để phá bỏ “các thủ tục”, “mưu mẹo phi dân chủ” được “thiết kế” trong các khâu của quy định hiện hành như Hội nghị cử tri…”. Có người cho rằng mục đích của TUC không phải là để được lựa chọn vào Quốc hội mà chỉ như một bước “ tập sự, rèn luyện về dân chủ” cho những “tình huống” khác!
Thứ hai, họ không chứng minh được thể chế “ Đảng cử-Dân bầu” là biểu hiện riêng biệt của chế độc độc tài của Hà Nội. Thực tế cho thấy trên thế giới đang tồn tại nhiều chế độ xã hội với các mô hình dân chủ, bầu cử khác nhau, chứ không phải Việt Nam là duy nhất. Chẳng hạn như chế độ Dân chủ, Cộng hòa ở Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, …; Chế độ Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa Đại nghị ở Ác hen ti na, Ai cập, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đức, Italia...; Chế độ Quân chủ nghị viện như ở Anh, Bắc Ailen, Bỉ, Cămpuchia…
Ở các quốc gia tồn tại chế độ đa đảng, trong các cuộc bầu cử, cử tri thường lựa chọn đại biểu từ các chính đảng của mình. Và bởi vậy trong Quốc hội hay Nghị viện, đại đa số đại biểu là những đại diện của các đảng chính trị. Số đại biểu độc lập thường rất ít hoặc không có.  Chẳng hạn trong hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ- các đảng chính trị xác định danh sách các đại biểu (của đảng mình) cho từng đơn vị bầu cử dựa theo số cử tri đã ghi danh vào đảng họ. Hiện tại Quốc Hội Hoa Kỳ ( thứ 114) có 435 dân biểu ở Hạ viện và 100 Thượng nghị sĩ ở Thượng viện. Số đại biểu phân bố như sau: Trong tổng số 435 dân biểu ở Hạ viện, Đảng Cộng hòa chiếm 247 ghế, Đảng Dân chủ chiếm 188 ghế. Trong 100 Thượng nghị sĩ, Đảng Cộng hòa giữ 54 ghế, đảng Dân chủ giữ 46 ghế. Các ứng cử viên độc lập và các đảng nhỏ rất nhiều, song không chiếm được ghế nào. 
Ở Canada tình hình cũng tương tự, cuộc tổng tuyển cử lần 42 (cuối năm 2015) có 25 chính đảng ra tranh cử, trong đó có Đảng cộng sản. Kết quả Đảng Tự do chiếm tuyệt đại đa số, các đảng nhỏ và các ứng cử viên độc lập không giành được ghế nào. Đôi khi trong Nghị viện thuộc thể chế đa đảng cũng có một vài đại biểu độc lập, đó là các trường hợp đại biểu tự rời khỏi đảng vì những lý do khác nhau hoặc bị khai trừ khỏi đảng, trước khi hết nhiệm kỳ. Như vậy thể chế “ Đảng cử -Dân bầu” không phải chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia theo thể chế đa đảng trên thế giới!
Thứ ba, không ít người tử tế TUC đã bị “ vạ lây” bởi các nhà “ dân chủ”, “nhân quyền” mạng đã đặt họ vào tình huống người “ cùng hội cùng thuyền” với những người chống đối chế độ nên cũng đã bị loại. Đáng tiếc trong số những người TUC nhiều người được hội nghị cử tri ủng hộ 100% nhưng rút cuộc đã bị gạt ra ngoài danh sách bầu cử.
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được thể chế bầu cử của Việt Nam đã được Đảng cộng sản tính toán khá kỹ lưỡng. Thể chế này đã tạo ra chí ít là 2 rào cản khiến cho người TUC khó có thể vượt qua.
Rào cản thứ nhất, đó là người TUC phải được sự ủng hộ của các đoàn thể trong các cuộc Hội nghị cử tri và Hội nghị Hiệp thương.  Người TUC khó cạnh tranh được với người do các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội giới thiệu- đơn giản vì họ không đại diện cho tổ chức xã hội nào.
“Rào cản” thứ hai, đó là người TUC phải đáp ứng “ cơ cấu” đại biểu đã được Hội nghị Hiệp thương và Hội đồng bầu cử xác định. Khác với “rào cản” thứ nhất, “rảo cản” thứ hai đối với người TUC phụ thuộc vào một chút “ may mắn”. Chẳng hạn ở địa phương nào đó thiếu người bảo đảm cơ cấu ( Chẳng hạn như cơ cấu đại biểu đại diện cho giới kinh doanh, cho giới khoa học…) thì người TUC có thể được lọt vào danh sách bầu cử. Đã có một số trường hợp vượt qua được cả hai “ rào cản” này, lọt vào danh sách bầu cử, nhưng rất hiếm.
Nói tóm lại, cũng giống như trong bóng đá- người TUC phải tự điều chỉnh lại tư duy và hoat động của mình nhằm thích ứng với “ luật chới”, với thể chế bầu cử của Hà Nội, chứ không thể đòi hỏi Hà Nội phải thay đổi “ luật chơi” mà họ đã tạo ra để tạo điều kiện có lợi cho người TUC.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Hướng tới tương lai của một dân tộc


@Công Lý
41 năm, chiến tranh đã lùi xa, những vết thương cần được hàn gắn. Lịch sử là không thể thay đổi. Tuy nhiên, đã đến lúc dân tộc Việt Nam thực hiện những bước đi cụ thể để “hàn gắn” lại những vết nứt, những sứt mẻ còn tồn tại sau cuộc chiến. Sự hận thù cần phải được thay thế bằng tình thương yêu và tinh thần dân tộc. Ai đó đã từng nói “Mỗi dân tộc có số phận riêng của mình trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Lịch sử hiện đại chứng kiến việc dân tộc Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà bằng những cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ, ác liệt. Để tiến tới hòa hợp dân tộc là cuộc đấu tranh của tình cảm và lý trí”. Do đó, công cuộc hòa hợp dân tộc không những đòi hỏi sự thể chế hóa “mong muốn” của toàn Đảng, toàn dân thông qua đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước mà quan trọng hơn cần những hành động cụ thể, cần tinh thần “thiện chí” và lòng yêu nước từ mỗi người dân đất Việt cả trong và ngoài nước. Nhưng mọi điều không phải đơn giản như vậy, mấy ngày gần đây trên các trang mạng xã hội lại dồn dập xuất hiện nhiều bài viết với những nội dung xấu xuyên tạc, bịa đặt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hòa hợp dân tộc. Trong đó đáng chú ý có bài viết của Vũ Hoàng Nguyên với tựa đề 41 năm nhìn lại, có gì để hãnh diện?”.
Hòa hợp dân tộc là vấn đề không phải dễ dàng, tuy nhiên, không thể vì những khó khăn nhất thời mà chúng ta không thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình “hòa hợp dân tộc”. Người Việt Nam dù sinh sống ở trong hay ngoài nước đều mang trong mình “dòng máu Việt Nam”, dòng máu của “con Lạc, cháu Hồng”, đều có tinh thần yêu nước. Vì vậy, khép lại quá khứ, xoa dịu sự hận thù và xóa đi sự khác biệt trong nhận thức về người chiến thắng, kẻ thất bại từ cuộc chiến 41 năm trước là việc làm cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện được… Trong vô số những nội dung thông tin mà Vũ Hoàng Nguyên cố “nhào nặn” thêm bớt theo dụng ý cá nhân, tôi quan tâm nhất đến nội dung tác giả cho rằng “có cái gì để chúng ta hãnh diện trong 41 năm qua?... Chẳng có gì đáng hãnh diện với một đất nước, một xã hội, một hệ thống chính trị lỗi thời hiện giờ. Đừng bao giờ tiếp tục nghe những lời ru ngủ của đảng cầm quyền mà phải thực sự trực diện với sự thật và cùng nhau làm một cái gì đó cho chính bản thân và dân tộc mình. Không thể nào tiếp tục giao cho một đảng cầm quyền vô tài lãnh đạo đất nước”... Vậy thực - hư thế nào? liệu có đúng như vậy không? Xin thưa rằng hoàn toàn không phải như vậy. Từ trong thực tiễn cuộc sống hôm nay, người dân cả trong và ngoài nước ai cũng có thể nhận thấy, mong muốn hòa hợp dân tộc của toàn Đảng, toàn dân là đã quá rõ ràng, song con đường để đạt được mục đích giản dị mà lớn lao đó thì thật không đơn giản. Tuy nhiên, đó cũng không phải là sự mong muốn ảo tưởng, bởi điều đó được Đảng, Nhà nước và toàn dân quyết tâm thực hiện, không phân biệt vùng miền nam bắc, trong và ngoài nước, dù ở đâu đều là con Lạc, cháu Hồng, không có chuyện ““Đãng csvn đã thành công trong việc bần cùng hóa người dân miền Nam để được bằng với sự bần cùng hóa của người dân miền Bắc lúc bấy giờ”. Vấn đề đặt ra là để thực hiện mong muốn “hòa hợp dân tộc”, chúng ta cần phải làm những gì?. Đây là câu hỏi lớn mà để có được đáp án, cần thiết có sự chung tay của cả cộng đồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thúc đẩy việc thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, thông qua những bước đi và hành động cụ thể. Một nhẽ đơn giản là con người, ai cũng có tự ái nhưng vì tự ái mà chấp nhận từ bỏ những điều thiêng liêng nhất của đời người là gia đình, quê hương, đất nước để rồi không mở cánh cửa quay về - mặc cho ở quê nhà có biết bao người thương nhớ, chờ đón thì đó là điều rất đáng tiếc. Chúng ta còn có bao nhiêu thời gian nữa để yêu thương, trân trọng tình cảm thiêng liêng ấy? Vì sao chúng ta cứ mãi hờn trách nhau như thế, không tháo nút thắt, không đập bỏ bức tường ngăn cách thì chúng ta sẽ tự làm đau khổ lẫn nhau, vết thương sẽ kéo dài mãi không thôi, biết đến bao giờ mới lành, mới thôi rỉ máu? Nếu như ai cũng nhận ra, đã là anh em một nhà, máu cùng đỏ, nước mắt mặn nồng như nhau, thì không có xích mít, không có thù hằn nào mà không thể hóa giải thì cuộc sống này sẽ tươi đẹp biết mấy, tiếng cười hạnh phúc sẽ tràn đầy muôn nơi…
Trên thực tế cũng có những ý kiến cho rằng cần nhìn nhận lại cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam cách đây 41 năm về trước theo hướng nếu có sự lựa chọn khác thì sao?. Chúng ta nhìn nhận thế nào về vấn đề này?... Điều đó thật dễ hiểu, vì không ai có thể làm lại quá khứ được. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam thời đó vì giải phóng và giành độc lập dân tộc thật thiêng liêng, chính nghĩa, nhưng diễn ra trong thời Chiến tranh lạnh chi phối tất cả các cuộc xung đột. Vì thế, về lý thuyết có người định nhìn nhận lại cuộc chiến tranh  nhưng phải đặt trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế trong những năm đó. Bản thân tôi không muốn đặt lại lịch sử vì lịch sử là không làm lại được. Trong hoàn cảnh như thế chúng ta chấp nhận để tiến hành cuộc chiến tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước... Trong gia đoạn hiện nay, chúng ta tiếp tục rơi vào bàn cờ của các nước lớn. Nhưng cũng phải thấy trong quan hệ quốc tế có những cái ta có thể nhìn ra nhưng vẫn bị động, bị tác động, không tránh được, không có điều kiện để ứng xử hết được để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của đất nước, nên nhiều lúc bị đẩy vào tình huống không mong muốn. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn vì hoà bình nhưng không phải đều đạt được hoà bình. Do đó, tôi nghĩ  không ai làm lại được lịch sử. Nhưng nghĩ đến lịch sử để tính đến hôm nay rồi nhìn vào tương lai, nghĩ đến một nước nhỏ như đất nước chúng ta để luôn luôn tỉnh táo, nhận biết được sự phức tạp của mọi giai đoạn để tránh được những tình huống xấu có thể xảy ra…
Hòa hợp, hòa giải dân tộc đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Nó không chỉ là sự đợi chờ chính sách, đó là sự thúc giục từ chính lương tâm mỗi người Việt Nam để từ đó, chúng ta đã làm được rất nhiều việc. Cách mạng luôn luôn trao cho mọi người cả nhận thức và mong muốn khép lại quá khứ và hướng tới tương lai. Đó cũng chính là tinh thần của tất cả mọi người đã thực hiện chứ không phải là sự cổ vũ, hô hào. Xin được khẳng định với Vũ Hoàng Nguyên và một số người vì lầm đường lạc lối hoặc thiếu thông tin hiểu rằng dù có ở bất cứ nơi đâu thì người dân trong nước, cũng như bà con kiều bào vẫn luôn là một phần máu thịt của đất nước, với đạo lý “bầu ơn thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Những khác biệt rồi sẽ được vượt qua, đoàn kết, hòa hợp dân tộc là điều kiện cần thiết cho sự ổn định và phát triển của mọi quốc gia. Đó cũng là truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, được nhân dân ta xây đắp, gìn giữ từ ngàn đời và hiện nay đang được tiếp tục phát huy trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là xu thế không thể làm thay đổi, đảo ngược cho dù vẫn còn những người với động cơ xấu cố tình ngăn trở như Vũ Hoàng Nguyên đang làm hiện nay. Lòng yêu nước và sự nhân ái luôn được lấy làm nền tảng tinh thần cho sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Tôi nhớ lại lịch sử của dân tộc, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, trong khi phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài, nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc”. Tinh thần đó được tiếp tục vận dụng thực hiện trong suốt 41 năm qua, nhất là hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bám sát tình hình và nhu cầu thực tiễn, Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời xác định các chủ trương, chính sách mới về đoàn kết, hòa hợp dân tộc, trong đó khẳng định: Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Đó là những định hướng chiến lược làm cơ sở thống nhất về nhận thức, tư tưởng, tổ chức, chính sách để thực hiện đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Đảng một lần nữa khẳng định các quan điểm, chủ trương về đoàn kết, hòa hợp dân tộc: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh làm điểm tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; truyền thống nhân nghĩa, khoan dung đề cao tinh thần dân tộc, để tập hợp mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”...
Mặt khác để nhìn nhận đánh giá một vấn đề nào đó, chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể, khách quan, không phiến diện thì mới thấy rõ đúng- sai, những thành công và hạn chế. Điều đó được khẳng định rõ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nỗ lực, đồng cam, cộng khổ của nhân dân cả nước và trách nhiệm vì dân tộc của kiều bào ta ở nước ngoài mà đất nước chúng ta đã thu được những thành quả đáng trân trọng và tự hào như ngày hôm nay. Trong khuôn khổ của bài viết, chắc các độc giả bạn đọc đã rõ nhiều điều, tôi xin phép không trích dẫn thêm nữa… Nhưng cũng có thể khẳng định rằng những phân tích lý giải trên đây có thể bác bỏ hoàn toàn những giọng điệu sai trái, bịa đặt của Vũ Hoàng Nguyên đang rêu rao trên các trạng mạng xã hội. Chúc các bạn độc giả bạn đọc gần xa trong những ngày lịch sử tháng 4 của dân tộc luôn tràn đầy sức khỏe, nhiệt huyết, cùng nhau đoàn kết, chung sức, đồng lòng xây dựng nước Việt nam hùng cường và phát triển.

ĐẤT NƯỚC MÌNH CÓ GÌ NGỘ ĐÂU EM!




(Fb Trần Đức Cường - Trả lời cô giáo Lam)
Đất nước mình có gì ngộ đâu em!
Bốn ngàn tuổi – bốn ngàn năm văn hiến
Bốn ngàn tuổi - bốn ngàn năm chinh chiến
Máu ông cha thấm đẫm núi sông này.

Đất nước mình có gì lạ đâu em!
Dâng bánh chưng tưởng nhớ về tiên tổ
Dự án, tượng đài nước nào chả có
Sinh mạng con người tùy ở trí mình thôi.

Đất nước mình có gì buồn đâu em!
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng trùng điệp và biển xanh thao thiết
Những con thuyền vượt sóng tới trùng xa...

Đất nước mình có sầu thương đâu em!
Mỗi đứa trẻ sinh ra ấm vành nôi, ngọt sữa
Di sản cho mai sau được bảo tồn, gìn giữ
Đứng trước năm châu không hổ thẹn, cúi đầu...

Đất nước mình rồi sẽ chẳng về đâu
Sẽ đứng vững dù can qua, bão tố
Yêu đất nước, em chuyên cần dạy dỗ
Góp sức mình xây đất nước phồn vinh.

SAO EM BUỒN MÀ HỎI ĐẤT NƯỚC VỀ ĐÂU?




- Phúc Trần -
Đất nước mình không ngộ lắm đâu em
Ai đi xa luôn dạt dào nổi nhớ
Là dân Việt lòng ai không trăn trở
Ai không người nặng nợ với non sông

Em có biết đất nước về đâu không ?
Khi lòng người vẫn nhỏ nhen ganh tị
Đem thù hận, đớn hèn và ích kỷ
Gieo vào lòng thế hệ trẻ hôm nay 

Người Việt mình sao không tỉnh cơn say
Sao lắm kẻ mãi ăn mày dĩ vãng
Sao không hiểu muốn quốc gia xán lạn
Cần mọi người cùng góp sức, chung tay

Đất nước mình không ngộ lắm đâu em !
Anh vẫn nhớ những đói nghèo, khốn khó
Chuyện áo cơm nên dang dở học hành
Của ngày đầu đất nước thoát điêu linh

Đất nước này không buồn thế đâu em
Đói khổ, đắng cay qua rồi năm tháng
Em hãy tin một ngày mai xán lạn
Sánh vai cùng bốn bể, năm châu
Sao em buồn và hỏi đất nước đi về đâu?

*Bài thơ của tác giả Trần Ái Quốc




Cô giáo hỏi, đất nước sẽ về đâu?
Bốn ngàn năm tuổi mà dân không chịu lớn,
Tôi ngẫm nghĩ thấy đau vô cùng tận
Sự trải lòng này nhiều nguyên cớ lắm thay
Cô giáo ạ, đất nước đã lớn rồi,
Đã lớn nhanh vươn vai cùng thời đại
Vị thế nước nhà càng ngày càng vững chãi
Đã thoát nghèo đang vươn tới giàu sang.
Khi báo mạng đang tàn phá nhân gian
Cá chết, Formosa, ống xả ngầm dưới biển
Thí nghiệm tưởng tượng, phát ngôn gây sốc
Phải chăng dân không chịu lớn là đây?
Cô giáo nói đúng, đất nước sẽ về đâu
Nếu không giữ tài nguyên, không gìn giữ chủ quyền
Không vươn khơi bám ngư trường truyền thống,
Khí phách Lạc Hồng chỉ viết bằng Phây búc
Lòng yêu nước nồng nàn đâu cần thiết phải khoa trương.
Đất nước mình rồi sẽ lớn dần lên
Nếu ý thức người dân cũng ngày càng một lớn,
Khi đám Việt Tân chỉ như loài hoa dại,
Cuộc sống ký sinh của một đám Rận tật nguyền.
Đất nước mình chẳng ngộ quá đâu em,
Cũng chẳng lạ, chẳng đáng thương chi hết,
Khi mỗi người dân hóa thân thành chiến sĩ
Đảng vững bền, đất nước mới bình yên.

Gửi em tác giả bài thơ " Đất nước mình ngộ quá phải không anh"



* tác giả Phạm Nam
Đất nước này có ngộ quá không em
Hỏi mà chi anh lại thấy mình ngớ ngẩn
Mấy chục năm cùng biết bao đồng đội
Nếm mật nằm gai lăn lộn mọi chiến trường
Hơn 40 năm nay về lại đời thường
Anh vẫn thấy đất nước mình đẹp lắm
Đất nước mình có ngộ quá không em
Già thì ngồi chửi đời, trẻ café chém gió
Nằm đắp chăn hô hào giặc Tàu kia cướp biển
Chỉ muốn mượn máu người để giành lại Biển đông
“Đất nước này có ngộ quá không Anh”
Nghe em hỏi mà lòng anh quặn thắt
Em em ơi! lớp trẻ như em còn đó
Cả chục năm trời mẹ cha cho ăn học
Muốn con cháu lớn khôn mà có chịu lớn đâu em
Sáng café cùng bạn bè chiến hữu
Chiều lại cùng chiến hữu ngất ngây say
Tối và đêm thành anh hùng bàn phím
Và cũng như em, em ơi cho anh hỏi
Đất nước này rồi sẽ về đâu
Nếu một lần nữa dù anh không muốn thế
Tổ quốc mình lại có họa ngoại xâm
Những người như em, những anh hùng bàn phím
Có dám ra chiến trường cầm súng
Hay lại cũng những bậc làm cha làm chú
Một lần nữa phải lên đường để giữ lấy biên cương
Dẫu vẫn biết đất nước này còn bộn bề gian khó
Còn đói nghèo còn đầy những bất công
Còn oan sai, còn đầy lũ quan tham
Nhưng anh tin anh vẫn tin em ạ
Rồi một ngày ta phải quét sạch chúng đi thôi
Đất nước mình lại vẫn đẹp tươi
Để biển Thiên Cầm của quê em đó
Vẫn những con sóng xanh kia dào dạt vỗ bờ
Và thuyền lại cập bờ với đầy ắp tôm cá
Để những anh, những em không còn hỏi nữa
Đất nước mình có ngộ quá không Anh!

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

ĐỪNG VÌ LỜI PHỦ DỤ MÀ MẤT CẢNH GIÁC



@ Nguyễn Văn
Trên trang Ba sàm, ngày 01/5/2016 có bài: “Gửi các anh Cảnh Sát Cơ Động và các anh Công An”, của tác giả tự xưng là Người Viễn Xứ. Mở đầu bài tác giả này viết rất đi vào lòng người rằng: “Tôi viết HOA tên nghề của các Anh, vì tôi tôn trọng các Anh. Các Anh và tôi là những người xa lạ, nhưng chúng ta có chung một đất nước, có chung một môi trường để xây dựng và bảo vệ, đó là Việt Nam. Ngày hôm nay, môi trường Việt Nam bị thảm họa, cá chết dọc bờ biển với khối lượng lớn (ước tính hơn 60 tấn cá). Hiện nay, cá chết đã lan đến bãi biển Đà Nẵng. Điều này chứng tỏ rất rõ ràng là chất độc bắt nguồn từ khu Vũng Áng theo dòng hải lưu dọc ven biển gây ra cá chết. Môi trường biển dọc Bắc Trung Bộ đã ô nhiễm nặng bởi hóa chất, trong đó có các kim loại nặng rất độc. Các Anh không xót thương cho thân phận những con cá thì chắc cũng đồng cảm với sự mất mát của bà con làm nghề biển dọc ven bờ chứ? Họ đi biển để kiếm cơm, kiếm cơm về nuôi những đứa trẻ để chúng khôn lớn, để chúng đến trường và sau này trở thành những người dân tốt. Chính những đứa trẻ này sẽ tiếp tục sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam”.
Ngoại trừ kết luận tác giả bài viết cho rằng: “chất độc bắt nguồn từ khu Vũng Áng theo dòng hải lưu dọc ven biển gây ra cá chết” là chưa có căn cứ, còn những điều mà anh ta viết đều rất đúng, rất đi vào lòng người. Để từ đó, Người Viễn Xứ đi đến kết luận: khi dân chúng tụ tập đông người với những khẩu hiệu: chúng tôi yêu tôm cá, trả lại môi trường biển cho chúng tôi,… mà thực chất là một số phần tử cơ hội, lợi dụng tình hình, với vỏ bọc bảo vệ môi trường biển đã kích động người dân tụ tập đông người nhằm gây mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Người Viễn Xứ “khuyên” cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động và công an khi đó không chấp hành mệnh lệnh cấp trên trong việc thực thi nhiệm vụ - giữ gìn an ninh chính trị - mà phải đồng cảm với người dân cùng đứng lên bảo vệ môi trường biển. Thoáng qua, tưởng chừng rất có lý, nhưng thực chất tâm đen của họ là phá hoại môi trường hòa bình để dựng xây đất nước, chống lại chính quyền. Vậy nên, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động và công an đừng vì lời đường mật mà mắc mưu của kẻ có tâm địa đen. Mỗi cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động và công an cần luôn luôn ghi nhớ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh cấp trên, thi hành nhanh chóng và chính xác, đừng vì những lời phủ dụ mà mất cảnh giác.

Trở lại kết luận của Người Viễn Xứ về “chất độc bắt nguồn từ khu Vũng Áng theo dòng hải lưu dọc ven biển gây ra cá chết” là chưa có căn cứ khi cơ quan chức năng chưa có kết luận chính xác. Hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan chức năng (thuê cả nước ngoài) vào cuộc điều tra độc lập theo các hướng khác nhau: chất độc do con người gây ra, do hiện tượng tự nhiên,… để sớm có câu trả lời trước công luận. Khi chưa có kết luận chính xác thì chớ vội võ đoán. Cũng cần nói thêm, các nhà khoa học Hoa Kỳ mới đây đưa ra kết luận do hiện tượng ENNINO, nên lượng ô xy trong nước biển giảm, ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của sinh vật biển.
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã làm việc với cấp ủy, chính quyền 5 tỉnh miền Trung, chỉ đạo cụ thể việc thu mua hải sản, bảo đảm đời sống cho ngư dân. Đồng thời, công bố số điện thoại nóng của các đồng chí cán bộ cấp sở của Sở Công Thương các địa phương để ngư dân tiện liên lạc trong việc thu mua hải sản, để không có trường hợp nào có hải sản mà không bán được.
Việc cá chết dọc ven biển một số tỉnh miền Trung nước ta, là người Việt Nam ai mà chẳng sốt ruột, lo lắng! Nhưng khi chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, thì mỗi người phải bình tĩnh chớ nóng vội hành động dẫn đến “cái sảy nảy cái ung”. Chúng ta cần lắm việc thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước vào đầu tư và phát triển đất nước. Muốn vậy, đất nước phải có môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Cho nên, một mặt, chớ nóng vội hoặc nghe kẻ xấu kích động mà làm mất trật tự, an toàn xã hội; mặt khác, những người được giao nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội cần luôn đề cao cảnh giác, tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh cấp trên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, đừng vì lời đường mật mà hoang mang, giao động, “ngả tay chèo”.

Thể hiện ý chí từ lòng yêu nước sao cho đúng





                                                                             @Kiên Cường
Từ xa xưa, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Các hải đảo và quần đảo cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Trong thời đại hòa bình hôm nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và thế giới, và hơn thế nguồn lợi từ biển mang lại càng đặt ra cho việc bảo vệ môi trường biển có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những ngày này, trên khắp nẻo đường đất nước, trong mọi diễn đàn ngôn luận, chưa bao giờ giải đất miền Trung lại gắn chặt với cả dân tộc đến thế. Cũng chưa bao giờ, lòng yêu nước lại trở thành tình cảm thiêng liêng của cả nước với người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được bàn luận, suy ngẫm và trăn trở đến như vậy. Cũng là nhẽ thường, vì đó là đạo lý, là lẽ sống “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của dân tộc Việt Nam, trước cảnh khó khăn của đồng bào nơi đó khi biển miền Trung cá chết làng loạt... những ngày qua, các cơ quan chức năng, các nhà khoa học đang tích cực vào cuộc nghiên cứu tìm rõ nguyên nhân để đưa ra kết luận chính xác về vụ việc… nhưng trái lại với đồng cảm chia sẻ bởi những khó khăn ấy, một số phần tử xấu cả trong và ngoài nước đã lợi dụng vấn đề này viết bài xuyên tạc, bịa đặt  “chì chiết” sự vào cuộc thiếu tích cực, của các cơ quan quản lý nhà nước; sự dung túng, bao che của Đảng để tiếp tay cho doanh nghiệp nước ngoài hủy hoại môi trường biển,… Đặc biệt trong số đó, có bài viết của tác giả Thạch Đạt Lang (Danlambao) với tiêu đề Vũng Áng – Formosa: Chế độ CSVN đang hóc xương gà” có đoạn viết thật trơ tráo, suy diễn rằng “những phản ứng chậm chạp, rời rạc, các tuyên bố chòng chéo nhau có tính xoa dịu dư luận trong giai đoạn của các lãnh đạo chế độ cho thấy CSVN đang mắc nghẹn cái xương gà Formosa. Nuốt xuống không trôi, nhả ra cũng không được vì cái xương… lớn quá. Lòng tham đã làm mờ mắt lãnh đạo chế độ CS, họ không lường được hậu quả khi nhắm mắt ăn con gà Formosa béo ngậy quá nhanh nên… mắc nghẹn”
Trên thực tế chúng ta thấy rằng, trước khi đưa ra quyết định một vấn đề nào đó, mỗi người trong chúng ta cần biết cân nhắc kỹ lưỡng được - mất, đúng - sai, nhất là vững tin trước những tác động tiêu cực từ những bài viết kể trên, thì sẽ không bao giờ có những suy nghĩ thiếu kiềm chế để rồi giống như cô giáo Trần Thị Lam đã “xúc cảm” ra bài thơ “Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh” với những câu thơ mang nặng “bi ai” một chiều theo chủ quan của chính mình “đặc sắc nhất” là câu thơ “Ai trả lời giùm, đất nước sẽ về đâu? hay là “4,000 tuổi mà Dân không Chịu Lớn”?. Liệu có đúng như vậy không? hay chỉ là hàm hồ trong “chốc lát” mà phủ nhận sạch trơn tất cả những gì ông cha chúng ta đã huy sinh xương máu giày công tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, nhất là hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đã thu được những thành quả đáng trân trọng và tự hào. Tôi chỉ xin dẫn chứng một số nét cơ bản để thấy rõ điều đó: Minh chứng không thể phủ nhận, người dân ai cũng nhận thấy, chỉ sau hơn 30 năm ấy, từ một nghèo vừa thoát khỏi chiến tranh, đại bộ phận người dân cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nước ta đã trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình do kinh tế liên tục tăng trưởng khá trong nhiều năm; công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả ngoạn mực, tăng trưởng kinh tế có bước phát triển, năm sau cao hơn năm trước, nhất là năm 2015 tăng 6,68% (năn 2014, số hộ nghèo chỉ còn 6%), được Liên hợp quốc xếp là một trong những nước đứng đầu trong thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ (6/8 mục tiêu). Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, quan hệ đối ngoại được mở rông, nhất là với các nước lớn... tạo tiền đề phát triển, hội nhập và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ; nước ta được xem là nước an toàn nhất thế giới, là địa chỉ hấp dẫn khách du lịch và nhà đầu tư nước ngoài càng khẳng định tính đúng đắn của con đường xây dựng, phát triển đất nước của Đảng ta,… vậy nên không thể có “4,000 tuổi mà Dân không Chịu Lớn”?...  
Mặt khác, đáng tiếc hơn một số người dân còn nghe theo những kẻ xấu kêu gọi “Ngày 1/5/2016, ngày cả nước đồng hành cùng nạn nhân Thảm họa môi trường miền Trung” đăng trên các trang mạng xã hội, đã xuống đường tuần hành ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và một số địa phương khác. Việc làm ấy đã gây tác động phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vô hình dung đã tiếp tay cho những phần tử tự cho mình quyền phán xét người khác, làm rối thêm tình hình, tạo hình ảnh không tốt của đất nước ta với cộng đồng quốc tế… thể hiện lòng yêu nước như vậy liệu có đúng không?...   Xin thưa rằng, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin khẳng định với bất kể thế lực nào đã và đang có giã tâm phá hoại, hòng chia rẽ lòng tin giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước từ vụ việc cá chết ở vùng biển miền Trung  vừa qua; hay còn mơ tưởng, hoài nghi về tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam hiện nay, chúng hoàn toàn nhầm về điều đó: lòng yêu nước là ngọn lửa không bao giờ tắt, nó vẫn và sẽ bùng cháy mạnh mẽ trong triệu triệu trái tim con người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Với tấm lòng độ lượng, bao dung dân tộc Việt Nam đã khép lại quá khứ để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Dù cho lịch sử dân tộc VN thấm đỏ dòng máu của biết bao chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc. Dân tộc VN vươn dậy từ đống đổ nát của chiến tranh, đưa đất nước trở thành một hiện tượng của thế kỉ 20. Lòng yêu nước đã ăn sâu vào tinh thần, ý thức, trở thành bản năng của mỗi người dân VN. Tư tưởng ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Sự khái quát ấy giống như một di huấn tinh thần để chúng ta vững tâm hơn, cùng nhau bình tĩnh trước nguy nan và cùng nhau hun đúc, trau dồi thêm sức mạnh vạn năng trong thời đại mới, mở cửa và hội nhập cùng thế giới. Vì vậy chúng ta cần bình tĩnh, tỉnh táo trước những thông tin bịa đặt, xuyên tạc thiếu căn cứ khoa học đang “rầm rộ” trên các trang mạng xã hội hiện nay về hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung trong những ngày qua. 
Đối với mỗi chúng ta một cuộc đời là để làm biết bao nhiêu điều, để học tập, lao động, phấn đấu cho sự nghiệp, cho tình yêu, cho gia đình và trên hết là cho Tổ quốc thân yêu. Vâng có thể còn những âu lo, còn những khó khăn, còn những yếu kém, thách thức còn nhiều nhưng tình yêu, niềm tự hào và nỗi lo sẽ hóa thành sức mạnh khi mỗi chúng ta sẵn sàng hành động với những việc làm thiết thực xuất phát từ tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ môi trường biển đảo và vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước để giải quyết vấn đề môi trường biển ở các tỉnh miền Trung hiện nay một cách thấu đáo, hiệu quả và cũng kiên quyết xử lý như lời Thủ Tướng Chính phủ đã chỉ đạo “dù bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật đều phải điều tra làm rõ, không ai được bao che”. Tôi, bạn và tất cả chúng ta hãy tỉnh táo nhìn nhận đúng - sai, cùng bắt đầu hành trình bảo vệ môi trường biển đảo của Tổ quốc ngay từ hôm nay sao cho thiết thực và hiệu quả./.

Trách nhiệm công dân!



Với trách nhiệm là một công dân tôi viết bài này để bảy tỏ sự đồng tình ủng hộ với việc Chính quyền đã quyết liệt giữ ổn định tình hình chính trị, xã hội, ngăn cản tụ tập, biểu tình gây rối loạn xã hội nhân vụ cá chết hàng loạt. Lần này, những người có trách nhiệm đã rút kinh nghiệm vụ bạo động ở Bình Dương năm 2014, chủ động và quyết liệt ngăn chặn triệt để không dung túng, thả lỏng các cuộc biểu tình nhỏ, lẻ tẻ, dây dưa mà dẫn đến việc tích tiểu thành đại, tích tụ thành biểu tình bạo động lớn.
Tôi bày tỏ sự bất bình với những suy nghĩ nóng vội, hành vi thiếu trách nhiệm mà đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin sai lệch, những lời bình luận sặc mùi thuốc súng, làm dấy lên không khí chiến tranh, lôi kéo người xuống đường biểu tình, trong khi đáng lẽ ra cần phải bình tĩnh sát cánh cùng với chính quyền trong việc tìm ra nguyên nhân, xử lý và khắc phục hậu quả, giúp dân vùng biển ổn định cuộc sống.
Việc cá chết bất thường, hàng loạt, chưa rõ nguyên nhân ở ven biển một số tỉnh miền Trung là sự cố môi trường biển trên diện rộng, phức tạp, lần đầu tiên xảy ra ở nước ta, là một bài toán hóc búa thách thức chính quyền trong việc đối đầu và xử lý với những thảm họa thiên nhiên. Nên việc chính quyền có những lúng túng bước đầu trong tìm hiểu nguyên nhân, xử lý tình huống, khắc phục hậu quả lẫn việc phản ứng, bức xúc của người dân lúc ban đầu có thể hiểu và thông cảm được.
Nhưng thật không hiểu lý do vì sao khi Chính phủ đã chỉ đạo phải nhanh chóng "làm rõ nguyên nhân, có kết luận độc lập, khách quan với đầy đủ căn cứ khoa học thuyết phục, không bao che cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào nếu vi phạm cũng như lợi dụng vụ việc để thực hiện ý đồ chống phá,gây hoang mang trong dư luận" mà một số người vẫn cố đấm ăn xôi, lợi dụng vụ việc lên mạng hô hào xuống đường biểu tình. Những thông tin, hình ảnh họ tung trên mạng chủ yếu là tạo ghép, sai sự thật, chưa được kiểm chứng đã gây hoang mang dư luận, khoét sâu vào nỗi đau chung về môi trường để kích động, chống phá đất nước. Những thông tin đó lại được nhiều người thiếu trách nhiệm công dân, nhận thức về vụ việc còn chưa đầy đủ nhưng "nhiệt tình" chia sẻ và bình luận mang tính quy kết, suy đoán một chiều nguyên nhân sự cố đã vô tình dẫn dắt dư luận theo hướng nguyên nhân đã rõ, chính quyền đang tìm cách bao che vô hình chung rơi vào bẫy tinh vi của thủ đoạn hướng lái dư luận, biến sự cố ngoài ý muốn trở thành cái cớ công kích, chống phá chính quyền của những tổ chức chống phá VN. Những tổ chức, nhóm này nhóm kia đứng sau vụ biểu tình tuần hành vì cá chết mong muốn biến cuộc tuần hành đơn thuần bộc lộ sự bức xúc về sự cố môi trường thành một cuộc cách mạng đường phố mang tên "cách mạng cá". Trong đó có tổ chức khủng bố Việt Tân sẽ nhân vụ cá chết phục thù mối hận 40 năm qua, họ tài trợ tiền của và sẽ tung hết vốn ra biến cuộc biểu tình cá chết thành cuộc "cách mạng cá" dự định sẽ nổ ra vào đúng ngày bầu cử 22/5, như trên mạng đăng tải.
Thêm vào nữa, cung cách đưa tin trên báo chí và truyền thông xã hội như hiện nay sẽ dẫn đến các ý muốn biểu tình của người dân. Biểu tình ở nơi này khéo theo hiệu ứng dây chuyển biểu tình ở nơi kia, rồi lan ra cả nước. Biểu tình ôn hòa dẫn đến biểu tình bạo động. Vì khi đã biểu tình rồi thì rất khó giữ được ôn hòa, nhất là ở những nơi dân trí chưa cao và văn minh đô thị còn thấp, trong một xã hội duy tình, trong tâm lý bức xúc…  Tụ nhóm đông người giữ được ôn hòa, hòa khí đã khó, bây giờ trong thực tiễn này lại càng khó hơn, nếu không nói là bất khả thi. Đây có thể sẽ trở thành thảm họa chính trị hoặc ít nhất tạo thành dư luận xấu cho VN. Mà biểu tình có giải quyết được vấn đề không?! Xin thưa rằng không! Biểu tình chủ yếu chỉ đem đến tác dụng thỏa mãn tinh thần, giải tỏa những căng thẳng bức xúc. Biểu tình chỉ tạo ra thêm nhiều thuận lợi cho các mầm loạn, cho các điều kiện nổi loạn lây lan phát triển. Bất ổn sẽ tạo ra những rạn nứt, kẽ hở, lỗ hổng để cho kẻ thù khai thác và tận dụng.
Trong sự cố này, đáng lẽ chính quyền chỉ phải tập trung tìm nguyên nhân, khắc phục hậu quả thì lại phải phân tâm, tốn sức để giải quyết những chuyện bên lề như xử lý thông tin xuyên tạc sự thật, xử lý những vụ tụ tập xuống đường. Đành rằng, hầu hết mọi người xuống đường đều với cái tâm tốt là vì môi trường sống xanh sạch nhưng cần phải biết những cuộc tụ tập đông người, với đủ các thành phần như vậy rất dễ bị vượt ra khỏi tâm kiểm soát của cả những người tổ chức lẫn chính quyền, rất dễ tạo hiệu ứng bùng nổ bạo phát lan tỏa khắp nơi gây ảnh hưởng rất xấu tới đất nước, đến người dân, trong đó có thể có cả bản thân mình!
 Cao Hải