Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Vì sao rút tác phẩm của tác giả tham gia “Văn đoàn độc lập” khỏi sách giáo khoa?

Mới đây, Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu Bộ GD-ĐT rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn. Đây là quyết định chính xác và được dư luận hoàn toàn ủng hộ.
BVĐTLVĐĐL là tổ chức bất hợp pháp, có liên hệ với thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân lưu vong ở nước ngoài và có chủ trương dùng văn kích động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở VN. Trong bản tuyên bố thành lập BVĐTLVĐĐL, họ nóiSau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay, công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại, văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc, nguyên nhân sâu xa do sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự yếu kém của các nhà văn chỉ biết ca tụng chính trị sáo rỗng”.
Thành viên BVĐTLVĐĐL có những bài viết quay lưng lại với lịch sử, phủ nhận sạch trơn thành quả cách mạng, công lao đấu tranh, xây dựng đất nước của ông cha và của ngay chính họ; phủ nhận thành quả lao động nghệ thuật của biết bao thế hệ đi trước, thành tựu phát triển văn hóa của dân tộc. Họ cho rằng: “Văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc”. Những người của tổ chức này còn đưa ra những luận điệu sai trái cho rằng, nguyên nhân yếu kém của VHNT là sự thờ ơ đối với xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy sáng tạo của các nhà văn; là quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng.
Ngoài ra trang “Văn Việt” do BVĐTLVĐĐL lập ra chủ yếu để đăng tải những tác phẩm của các nhà văn sáng tác trước năm 1975, trích dẫn nội dung tác phẩm nói xấu Đảng, Nhà nước và chế độ; tổ chức trao giải thưởng cho những nhân vật đó. nội dung trang web này phản ánh tư tưởng “phản Đảng”, "lật đổ" lịch sử, là nơi tập hợp bài viết của những người “chống chế độ”, chống đất nước và hơn hết chỉ là kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ chính quyền một cách công khai, hợp pháp.
Thử hỏi, những người tham gia một tổ chức như thế, các tác phẩm của họ liệu có xứng đáng được tồn tại trong sách giáo khoa môn Ngữ văn hay không? Thiết nghĩ, động thái kiên quyết của nhà nước trong việc loại bỏ toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức “Văn đoàn độc lập” ra khỏi sách giáo khoa môn Ngữ văn là quyết định hoàn toàn phù hợp và chính xác. Một tổ chức được thành lập bất hợp pháp nhằm cản bước tiến của dân tộc thì các thành viên của nó không thể có chỗ đứng trong sách giáo khoa. Việt Nam không thiếu người tài đức, có tâm với đất nước, có nhiều tác phẩm có chất lượng xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy cho học sinh hơn họ.

Câu chuyện “buôn và bán”…



Vì câu chuyện bận rôn việc làm ăn kinh doanh, lâu lâu tôi mới lại có thời gian thư thái để “thưởng ngoạn” cho chính mình được “thỏa thích” lướt mạng đọc thông tin trên đó, xem rồi lại thấy chạnh lòng và trăn trở với những câu chuyện “bếp núc” đang râm ran về giáo dục hiện nay, cộng đồng mạng một phen lại dậy sóng, bởi ai cũng có thể cho ý kiến được, vì nó liên quan đến mọi người, mọi gia đình, động chạm tới niềm tin, tình cảm của tất cả chúng ta, bởi ai cũng một thời cắp sách đến trường, và ai cũng có con, có cháu đi học. Tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng với những tin bài, khá đa dạng, nhiều chiều, mới đầu đọc vào nội dung tưởng chừng như có lý, song nếu ngẫm nghĩ một chút và liên hệ thực tế thì thấy có nhiều vấn đề trong đó, khi mà tác giả “tự cho mình là đúng” được phán xét chuyện người khác, trong khi mình hiểu về nó còn lơ mơ…Vậy nên đưa tin không đơn giản chỉ là chia sẻ, mà phải còn phải phản ánh đúng sự vật, hiện tượng nào đó trong xã hội, chứ cứ như kiểu viết lấy được, lại còn lồng ghép vào bài viết đủ những thứ cặn bã, ngôn từ thiếu văn hóa, lại còn lớn tiếng chì chiết người khác thì chẳng mấy hay ho chút nào.

 Đơn cử như bài viết “Giáo Dục Việt Nam Thời “Buôn Chữ Bán Sách” của tác giả Nguyễn Quang Duy thổ lộ rằng “…tình trạng giáo dục “buôn chữ, bán sách” tại Việt NamRõ ràng nhóm lợi ích trong ngành giáo dục đã tồn tại từ lâu, không như một số người cho rằng nhóm lợi ích chỉ bắt đầu khi Việt Nam theo kinh tế thị trường… Ba lần thay sách giáo khoa… việc độc quyền xuất bản rồi bán như hiện nay là hoàn toàn sai trái… Tiếng nói của Nghiệp đoàn Giáo chức đại diện cho thầy cô tầng lớp bị ảnh hưởng trực tiếp các cuộc tranh giành phe nhóm trong ngành giáo dục hầu như không có…Có thay đổi thể chế mới có được một nền giáo dục tự do và lành mạnh …”.

Ông Duy đã đưa ra thông tin rồi khẳng định “nhóm lợi ích” xuất hiện và tồn tại trong ngành giáo dục từ lâu rồi, nghĩa là từ trước khi Việt Nam theo kinh tế thị trường, tức là từ những năm 80 của thế kỷ trước? rồi cho rằng 3 lần thay sách giáo khoa đều là “độc quyền xuất bản”… Đọc mà chưa hiểu, chưa phân tích và không nắm tình hình thực tế thì thấy có vẻ hợp lý, song bởi gia đình tôi cũng có các con cháu đi học, kể cả đi du học ở nước ngoài nên cũng rất quan tâm đến giáo dục. Vì vậy tôi chia sẻ với bạn đọc để chúng ta hiểu hơn về vấn đề này.
Trước hết, chúng ta đều biết rằng Việt Nam trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền giáo dục phương Bắc mà chủ yếu là Trung Quốc. Cho đến khi giành độc lâp năm 1945, cả nước tiến hành “Diệt giặc dốt” và “Chống nạn mù chữ; trong "Lời kêu gọi chống nạn thất học”, Chính phủ cũng định ra một chương trình giáo dục, tổ chức ngạch thanh tra và lập hội đồng sách giáo khoa. Đồng thời họp hội nghị giáo giới chấn chỉnh và mở mang việc học trong thời chiến, định chương trình học cho các cấp, soạn sách giáo khoa mới, định cách dạy học trò theo lối mới, vừa tránh được nạn nhồi sọ của thời Pháp thuộc, mở các trường đại học và gửi du học sinh ra nước ngoài.
Từ năm 1950, trong hoàn cảnh nước nhà còn muôn vàn khó khăn, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng, nhưng chúng ta vẫn tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần đầu tiên đã nhằm mục tiêu xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân; năm 1956, cải cách giáo dục lần thứ hai hướng tới đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những công dân tốt, có đức có tài; năm 1981, cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba tạo bước chuyển biến mới về hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Hiện nay, chúng ta thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, bảo đảm cho giáo dục Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, chương trình và sách giáo khoa cũng được tổ chức biên soạn lại cho phù hợp với thực tế. Điều đó thể hiện sự thống nhất trong việc ban hành chủ trương về giáo dục, đào tạo phù hợp với từng thời kỳ lịch sử và thực tiễn, đảm bảo tính thời cuộc, xu hướng quốc tế. Việc in sách giáo khoa thời kỳ trước và sau giải phóng Miền Nam cơ bản do Nhà nước thực hiện vì lúc đó kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh tàn phá, kinh tế tư nhân chưa phát triển, cho tới những năm 90 thì nhà nước mới chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và khi đó kinh tế tư nhân mới bắt đầu được đầu tư phát triển, như vậy làm gì có “lợi ích nhóm” như tác giả nêu ở trên. Chúng ta nhìn nhận vấn đề ở đây cần phải khách quan. Hiện nay, quan điểm của nhà nước ta là Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành với chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, do đó tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định; đồng thời việc in sách do nhiều nhà xuất bản thực hiện.
Điểm nữa, tác giả Nguyễn Quang Duy cho rằng “Tiếng nói của Nghiệp đoàn Giáo chức đại diện cho thầy cô tầng lớp bị ảnh hưởng trực tiếp các cuộc tranh giành phe nhóm trong ngành giáo dục hầu như không có…” cũng không đúng với thực tế. Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục của Việt Nam thường hay có ý kiến tranh luận, góp ý, thậm chí có những phản ứng trái chiều. Việc này cũng giống như các nước trên thế giới, khi có sự thay đổi thì bao giờ cũng có sự phản ứng, chưa đồng thuận ngay trong chính đội ngũ giáo viên, bởi chẳng ai muốn thay đổi nếp cũ quen thuộc, thói quen hàng ngày của chính mình. Đồng thời ở Việt Nam, trước khi trển khai thực hiện bất kỳ một chủ trương đổi mới nào, thì Bộ Giáo dục luôn nghiên cứu một cách khoa học, khách quan, tổ chức lấy ý kiến của đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, thậm chí lấy ý kiến của phụ huynh, của nhân dân và của người học; tổ chức thí điểm, đánh giá rút kinh nghiệm, khi có đủ căn cứ hợp lý rồi mới triển khai chứ không hề áp đặt, vì vậy không có chuyện căng thẳng, đến mức tranh giành quyền lợi gì cả, và phải khẳng định là không hề có “cuộc tranh giành phe nhóm trong ngành giáo dục” mà tác giả nêu ở trên.
Còn về “Nghiệp đoàn Giáo chức đại diện cho thầy cô” ở Việt Nam hiện nay không có tổ chức này, mà chỉ có tổ chức công đoàn giáo dục. Hệ thống được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, từ đại học đến mầm non cả trong và ngoài công lập. Tổ chức công đoàn được Luật pháp quy định, với chức năng chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đánh cho cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành Giáo dục. Vì vậy khi có bất kỳ sự vi phạm, xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, vi phạm việc làm và các chế độ chính sách đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động thì công đoàn giáo dục đã đứng ra can thiệp, bảo vệ kịp thời. Thời gian qua trên các phương tiện thông tin tôi cũng thấy có nhiều hoạt động mà công đoàn giáo dục đã thực hiện như chăm lo đời sống cho giáo viên, nhất là vùng miền núi khó khăn, biển đảo, thiên tai, bão lũ,.. tổ chức cho giáo viên, giảng viên nâng cao kỹ năng nghề; đối thoại giữa giáo viên với hội đồng quản trị của nhà trường để bảo vệ quyền lợi cho giáo viên,…
Chúng ta đang cố gắng để tiếp tục cải cách, đổi mới giáo dục để tiến kịp với thế giới, một nền giáo dục toàn diện, phát triển cả về lượng và chất; hầu hết trẻ em đúng độ tuổi được đến trường; hiện cả nước cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Trong chuyến thăm Việt Nam vào dịp tháng 8/2017, bà Irina Bokova, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) khẳng định: “Trong lần thứ ba đến Việt Nam, tôi thấy Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như chất lượng giáo dục, trong đó có thành tựu về đào tạo giáo viên và thúc đẩy sự công bằng, bình đẳng về giáo dục”. Ở các trường đại học đã có hơn 500 chương trình đào tạo quốc tế với các trường đại học ở nhiều nước trên thế giới; Việt Nam cũng trở thành một trong những điểm sáng trên bản đồ giáo dục thế giới khi đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ thi quốc tế; thành tích của các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế cũng rất nổi bật, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, đây là những minh chứng cụ thể cho sự thành công ấy.
Điều đó chứng tỏ việc viện dẫn thông tin để đưa đến câu chuyện phủ nhận những kết quả, những đổi mới mà Nhà nước và ngành Giáo dục đã đạt được trong thời gian qua là không thể chấp nhận được, đành rằng trong giáo dục cũng còn chuyện phải bàn như giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa của dân tộc cho giới trẻ cũng cần phải được quan tâm hơn nữa để tạo ra con người có đầy đủ yếu tố đức, trí, thể, mỹ. Chưa dừng lại ở đó, cái đích cần hướng đến của tác giả là đây “…Có thay đổi thể chế mới có được một nền giáo dục tự do và lành mạnh …”. Vậy đấy, loanh quanh câu chuyện giáo dục rồi cuối cùng vẫn lộ ra chủ ý của tác giả là lồng ghép mục đích chính trị vào bài viết, đó là muốn thay đổi chế độ. Tôi thiết nghĩ chúng ta cần hết sức khách quan khi đánh giá, bình luận về những vấn đề đổi mới và thật cảnh giác trước những thông tin như bài viết của tác giả Nguyễn Quang Duy đăng tải trên đây.
Nguyễn Thành Chung
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/10-su-kien-giao-duc-noi-bat-nam-2017-20171231235113994.htm 

Chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam


Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.
Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này Hoa Kỳ sẽ tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật, mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này, Hoa Kỳ đã huy động loại máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất của họ là pháo đài bay B-52 làm nòng cốt để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.
Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng về cơ sở vật chất cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về nội dung cơ bản của hiệp định hòa bình, đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng. Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris.
Tại đây, Hoa Kỳ chấp nhận ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở dự thảo mà trước đó họ đã từ chối ký kết (vì đây là dự thảo có những điều khoản có lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà). Sau chiến dịch ném bom khí thế, lòng tự hào trong Quân đội nhân dân Việt Nam và người dân tại miền Bắc Việt Nam lên rất cao: họ không chỉ đánh thắng được "thần tượng B-52" mà còn buộc Hoa Kỳ phải ký Hiệp định Paris với những nội dung có lợi cho họ, đó là những cơ sở để phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà coi chiến dịch này là một thắng lợi chiến lược to lớn.
Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: "Đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố "du kích" – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.
Chiến dịch này cũng cho thấy điểm yếu của vũ khí máy bay ném bom chiến lược của Hoa Kỳ: B-52 vũ khí chiến lược dùng để chống chọi đối thủ tiềm tàng xứng tầm là Liên Xô cho một cuộc chiến tranh công nghệ cao đã thể hiện điểm yếu ngay khi đối phương có trình độ kinh tế, quân sự, khoa học – công nghệ kém hơn nhiều, và vũ khí chống trả cũng không phải là loại cao cấp của đối phương (vào thời điểm 1972, tên lửa SAM-2 mà Việt Nam sử dụng đã bị Liên Xô thay thế bằng SAM-4 và SAM-5 mạnh hơn nhiều). Ngay sau Chiến tranh Việt Nam, vì lý do này Hoa Kỳ đã phải nỗ lực rất cao trong chạy đua vũ trang trong lĩnh vực máy bay ném bom và đã cho ra kết quả là các máy bay ném bom B-1 Lancer và B-2 Spirit tàng hình.
Ở Việt Nam sự kiện này thường được gọi là "12 ngày đêm" và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng "Điện Biên Phủ trên không" để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi cuối cùng và to lớn của sự kiện.

Tại sao việc ban hành Luật An ninh mạng là cần thiết ?





Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài báo có tên “Luật Anh mạng: Luật diệt chủng” và người viết còn bình: “Rõ là thừa, nếu nói rằng Luật An ninh mạng giới hạn quyền tự do ngôn luận, vì lâu nay Việt Nam đâu có tự do ngôn luận”. Là một người đọc sách báo thường xuyên tôi thấy từ khi Quốc hội thảo luận và thông qua thì Luật An ninh mạng có không ít ý kiến trái chiều với những giọng điệu như : “chống lại loài người”, “bịt miệng dân chủ”, “đàn áp bất đồng chính kiến”, “tạo rào cản kinh doanh”, “tăng chi phí cho doanh nghiệp”, “thêm giấy phép con”, “lạm quyền”, “cấm sử dụng Facebook, Google”. Đây là những thông tin bịa đặt và xuyên tạc.
Nếu tỉnh táo để suy ngẫm thì thấy rằng lập luận trên hết sức “cùn” và không có thiện chí một chút nào! Tôi nghĩ chúng ta phải có cái nhìn rộng ra một chút thì mới thấy căn nguyên của vấn đề.
Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh,… đã làm không gian mạng thay đổi cả về chất và lượng. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã nhận thức rõ về những mối đe dọa với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, hiểm họa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn bản chính sách, pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại nhiều nước, như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Hà Lan, Hàn Quốc,…Ngay Trung Quốc đã đưa ra quy định “7 ranh giới đỏ” cho nhân dân khi sử dụng Internet và nếu vi phạm 1 trong 7 ranh giới đó sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Thời gian qua, ở nước ta ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao, gia tăng về tính chất nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến anh ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Ví dụ khủng bố mạng đang nổi lên, hoạt động phạm tội trên không gian mạng ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến các vấn đề về tư tưởng, văn hóa, xã hội và gây thiệt hại về kinh tế. Thế giới đã có “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” sử dụng không gian mạng và một số loại hình dịch vụ ứng dụng thông tin để tiến hành lật đổ chế độ ở một số nước.
Do vậy, việc Quốc hội thảo luận và thông qua Luật An ninh mạng là một việc làm kịp thời nhằm góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội và đưa đất nước tiếp tục phát triển. Luật An ninh mạng có những tác dụng cơ bản: Một là, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ an ninh quốc gia, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật; Hai là, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Ba là,  nhằm phòng, chống tấn công mạng. Cụ thể: Hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước hoạt động tấn công mạng; các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được bảo vệ tương xứng với tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ trước các hành vi tấn công mạng. Bộ Luật An ninh mạng cũng quy định cơ chế phối hợp phòng, chống tấn công mạng cũng như trách nhiệm cụ thể của các cơ quan chức năng.
Vì vậy, Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua gồm có 7 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trên đây là đôi điều trao đổi về việc cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng. Trên thế giới có nhiều vị đứng đầu chính phủ trực tiếp phụ trách vấn đề hệ trọng này vì bây giờ người ta dùng cả khái niệm “Chiến tranh mạng” tuy không có đạn bom nhưng thuộc diện “Dữ dội những chiến trường không tiếng súng”. Còn về vấn đề ở Việt Nam có tự do ngôn luận hay không thì xin bàn ở lần khác!

- Đăng Minh -
   

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Sự thật - Đâu dễ bị lừa!





Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực mà tất cả mọi người đều quan tâm, bởi nhà nào cũng có con cháu đi học, và liên quan đến chủ trương, nội dung chương trình, sách giáo khoa của ngành giáo dục thì hầu như luôn có nhiều ý kiến khác nhau, kể cả ý kiến trái chiều, âu cũng là nhẽ thường. Tuy nhiên cách thể hiện chính kiến, ý kiến của mình, nhất là chia sẻ trên các trang mạng xã hội cũng cần đúng mức, không nên lấy việc chẳng liên quan gì mà lồng ghép để đưa người đọc chuyển sang hướng khác, rất dễ bị nhầm tưởng.
Ví như bài viết “Giáo sư Hồ Ngọc Đại bị “ném đá” vì chúng ta sống ngoài nhân loại đã quá lâu rồi” trên trang báo Tiếng Dân của tác giả Lê Phú Khải, có viết rằng: “Giáo sư Hồ Ngọc Đại là một trí thức lớn… theo đuổi chí lớn đó cho đến hôm nay và sách Tiếng Việt lớp 1 của ông đã ra đời và được chấp nhận… Đã hơn 70 năm nay, từ khi Đảng Cộng Sản cầm quyền thì sách giáo khoa tuyệt đối do nhà nước soạn và in bán lấy tiền… việc được in giáo khoa là việc tầy trời, vì độc quyền in cả triệu, triệu cuốn sách như thế là món lời khổng lồ. Dính đến chuyện in sách giáo khoa là dính đến các nhóm lợi ích..Ngay chế độ Sài Gòn cũ, cũng đã có tự do soạn sách giáo khoa và tự do dậy theo sách mình chọn…Muốn cải cách giáo dục thì trước hết phải cải cách trước tiên cái thể chế...Hãy chấm dứt ngay cuộc tranh luận này vì tiền Trung Quốc sẽ tràn ngập biên giới Việt Nam…”
Đọc nội dung phần đầu bài viết của tác giả Lê Phú Khải có vẻ như rất hợp lý, rất thời sự, song càng đọc càng thấy có vấn đề. Cho dù tôi không phải là ông nọ, bà kia gì cả nhưng xem ra cũng cần phải chia sẻ cùng mọi người thấy rõ hơn thực chất vấn đề mà chính tác giả đề cập.
Tôi vẫn nhớ như in, vào những năm sau giải phóng, điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn vì phải khắc phục hậu quả chiến tranh, do đó nền giáo dục của chúng ta cũng nằm trong điều kiện khó khăn đó; tuy nhiên Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chủ trương cải cách giáo dục, trong đó xem xét thay thế hệ thống phổ thông 12 năm ở miền Nam và hệ thống 10 năm ở miền Bắc bằng một hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm mới thống nhất. Nhiều trường đại học chuyên ngành được xây dựng và phát triển. Cuộc cải cách giáo dục được triển khai bắt đầu từ năm học 1981-1982; đồng thời thay sách giáo khoa ở các cấp học phổ thông, tạo ra sự thống nhất về giáo dục phổ thông trong cả nước. Riêng về nội dung giáo dục, so với các chương trình giảng dạy và học tập trước đó, chương trình cải cách mang nhiều yếu tố hiện đại hơn.
Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới chương trình - sách giáo khoa, tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục TV1-CNGD của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã được đưa vào một số nhà trường.
Đây là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS. TSKH Hồ Ngọc Đại và được áp dụng vào dạy học ở Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội; căn cứ kết quả nghiên cứu và áp dụng thí điểm ở một số cơ sở giáo dục từ năm học 2008-2009 đến năm học 2016-2017, cùng với kết quả khảo sát, đánh giá của Viện KHGD Việt Nam và ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1-CNGD, Bộ GD&ĐT hướng dẫn triển khai tài liệu TV1-CNGD phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Quan điểm của nhà nước ta là Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành với chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, do đó tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội, nhiều người phản đối phương pháp giáo dục Công nghệ giáo dục. Cao điểm là gần đây, một clip đánh vần bằng ô vuông và hình tròn của giáo viên được đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người phản đối kịch liệt. Song vì họ đã hiểu nhầm về phương pháp đánh vần của GS Hồ Ngọc Đại.
Việc in sách giáo khoa từ xưa tới nay cơ bản do một số nhà xuất bản thực hiện, song số lượng phần lớn do Nhà xuất bản Giáo dục thực hiện chứ không hề có sự độc quyền của nhà nước về vấn đề này.
Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, việc đổi mới chương trình – sách giáo khoa là điểm chốt quan trọng, vì vậy một hội đồng biên soạn chương trình sẽ được thành lập với nhiều giáo sư, tiến sĩ ở những lĩnh vực khác nhau chia ra thành nhiều tiểu ban phụ trách việc biên soạn chương trình. Mỗi tiểu ban sẽ chịu trách nhiệm viết chương trình cho một môn học cụ thể. Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục được biên soạn xong phải trải qua thẩm định của hội đồng Thẩm định quốc gia với nhiều thành phần khác nhau. Các thành viên trong hội đồng biên soạn chương trình sẽ không có mặt trong hội đồng thẩm định để đảm bảo tính khách quan, công bằng. Sau khi chương trình được thông qua, Bộ GD&ĐT sẽ chọn tổng chủ biên, nhóm chủ biên. Từ sự giới thiệu của các cơ quan liên quan, nhóm tổng chủ biên và chủ biên sẽ lựa chọn tác giả và phân công việc biên soạn sách giáo khoa từng cấp cho từng nhóm tác giả. Sau khi hoàn thành công tác biên soạn sách giáo khoa, sẽ có một hội đồng thẩm định kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thông qua và đưa sách đi dạy thử nghiệm. Điểm mới của lần này là công tác thí điểm sách giáo khoa sẽ được thực hiện song song cùng với giai đoạn viết sách. Nghĩa là vừa viết sách giáo khoa, vừa thử nghiệm để chỉnh sửa, bổ sung, khi hoàn thành sẽ triển khai đại trà.
 Để triển khai nhiều bộ sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đưa ra chủ trương, khuyến khích các tổ chức cá nhân và Bộ chỉ làm công tác quản lý, đưa ra bộ tiêu chí và xúc tiến việc thành lập Hội đồng. Việc chuẩn bị viết sách giáo khoa và in ấn là tuỳ các nhà xuất bản, tuỳ các tổ chức cá nhân. Thời gian tới, khi Bộ GD&ĐT ban hành chương trình tổng thể và chương trình các môn học, lúc đó Bộ GD&ĐT sẽ thẩm định các loại tài liệu và coi đó với tư cách là sách giáo khoa để áp dụng theo chương trình giáo dục mới. Khi đó tài liệu TV1-CNGD cũng như các bộ sách giáo khoa khác sẽ bình đẳng như nhau. Sau khi thẩm định, nếu đạt được các tiêu chuẩn và mục tiêu yêu cầu giáo dục mới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành các danh mục để nhà trường ở các địa phương lựa chọn.
Vì thế không có lợi ích nhóm trong việc in sách hay viết sách, mà với mục tiêu tất cả vì lợi ích của học sinh. Đồng thời chúng ta mà không đổi mới thì cứ chấp nhận sự bình yên, năm nào cũng giống năm nào, nhưng khi chúng ta thực hiện đổi mới thì lại gợn lên và thậm chí có cả “bão” dư luận. Trong thực tế, khi bất kỳ đổi mới nào thì luôn luôn gặp không ít những băn khoăn, khó khăn và những cản trở, và tất nhiên không thể tránh khỏi các ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đang trên đà hội nhập sâu rộng, nếu chỉ với những thông tin về một vụ việc như đổi mới cách dạy học cho học sinh lớp 1, rồi đến việc in sách, mà tác giả Lê Phú Khải viện dẫn ở trên rồi quy chụp rằng “…Dính đến chuyện in sách giáo khoa là dính đến các nhóm lợi ích...” và khen ngợi, ca tụng chế độ cũ rằng “…Ngay chế độ Sài Gòn cũ, cũng đã có tự do soạn sách giáo khoa và tự do dậy theo sách mình chọn…” mà chúng ta lại tin ngay thì nguy hiểm quá, trong khi đó trên thực tế thì đâu phải như vậy, rõ ràng thời kỳ đó cũng chỉ có bộ sách giáo khoa của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa, do Trung tâm học liệu xuất bản, không hề đúng như thông tin tác giả viện dẫn ở trên. Đã vậy tác giả lại lồng vấn đề chính trị để dẫn dắt người đọc chuyển hẳn sang mục tiêu cải cách thể chế, nghĩa là nghi ngờ chế độ, nghi ngờ thể chế của Đảng, Nhà nước ta, thoạt đầu nghe có vẻ nhẹ nhàng, nhưng cuối cùng tác giả lại dẫn câu chuyện bằng thông tin “…Hãy chấm dứt ngay cuộc tranh luận này vì tiền Trung Quốc sẽ tràn ngập biên giới Việt Nam…”. Điều đó cho thấy tác giả đưa thông tin mà không có sự logic nào với những nội dung ở trên, mà đằng sau đó là ý đồ của tác giả muốn dẫn cộng đồng mạng theo kiểu giật tít, để gây nghi ngờ về chủ trương chính sách của nhà nước, tạo mâu thuẫn, gây tâm lý bức xúc cho cư dân mạng hòng kéo bè, kết đảng rồi lại đưa ra chiêu bài kích động, lôi kéo dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật.
Tôi cho rằng chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những thông tin mà tác giả Lê Phú Khải nêu trong bài viết. Chúng ta có thể bình luận, góp ý, tranh luận thẳng thắn vào những đổi mới của giáo dục, hoặc những vấn đề đổi mới của nhà nước một cách đàng hoàng, đúng pháp luật, tôn trọng thực tiễn, với mục tiêu vì cộng đồng chứ không để bị lợi dụng mà hùa theo những thông tin như tác giả nêu trên. Hãy cẩn trọng và tỉnh táo để không bị dao động các bạn nhé.



Trần Trọng Khoa





Chuyện hệ trọng, đâu phải chuyện chơi mà làm bừa



Còn nhớ, ngày trước ba tôi thường hay kể lúc tôi mới lên 3 rất hay hỏi những câu thật ngô nghê làm cả nhà phì cười. Khi có gia đình, nuôi con tôi mới hiểu vì sao trẻ lên 3 lại hay hỏi những điều rất ngộ, nhưng đó là sự ngây thơ đáng yêu. Khi thanh niên 17-18 có những lời nói hoặc hành động nông nổi, vẫn có thể được cảm thông bởi suy nghĩ chưa chín chắn. Người đã trưởng thành nói những điều vô lí thì thật khó mà chấp nhận, huống chi lại bàn luận chuyện chính trị, hệ trọng, làm như là ta đây biết tuốt, hiểu tuốt nhưng kỳ thực lại chẳng hiểu bản chất của vấn đề. Tôi bật cười khi vô tình đọc được bài “Củi khô, củi tươi hãy đoàn kết lại” đăng trên trang Người buôn gió của Thanhhieu Hieubui gì gì đó. 
Đến một người bình thường nhất cũng phải hiểu được rằng: trong một đám đông nếu ai nổi trội hơn người về nhiều mặt thì sẽ được chọn làm thủ lĩnh. Trong một lớp học, ai gương mẫu, có ý thức tốt, thuyết phục được tập thể sẽ được chọn làm lớp trưởng. Trong cơ quan, ai giỏi về chuyên môn nghiệp vụ (tất nhiên phải có đủ điều kiện khác như bằng cấp, sức khỏe, trình độ…) và có khả năng lãnh đạo, điều hành, quy tụ được đồng chí, đồng nghiệp thì sẽ được tín nhiệm bầu làm lãnh đạo… Ấy là nói ở những môi trường bình thường, đòi hỏi điều kiện và tiêu chuẩn cũng gọi là vừa phải. Còn đối với những người làm chính trị, thì ắt hẳn tiêu chuẩn, tiêu chí phải cao hơn rất nhiều, lại còn phải được qua bao nhiêu quy trình rà soát, bỏ phiếu tín nhiệm, bầu cử... Thế nên một người mà được vào tham gia cấp ủy đâu phải đơn giản như làm tổ trưởng dân phố. Lẽ dĩ nhiên điều kiện đầu tiên là phải có trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị (Không kể cấp xóm, xã, tính từ cấp huyện thì chí ít cũng phải là trình độ chuyên môn Đại học và lý luận chính trị trung - cao cấp). Cấp ủy là những người lãnh đạo, đương nhiên muốn lãnh đạo được thì phải có trình độ, có khả năng và phải hoạch định được ra đường lối, chủ trương, chính sách để lãnh đạo, chỉ đạo giúp địa phương phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Mà xin thưa, xã hội giờ đâu phải như trước kia, trình độ dân trí cao lắm, người dân hiểu biết nhiều, đừng tưởng rằng người dân chỉ là những người 15 cũng ư, mười tư cũng gật; lãnh đạo mà làm không ra gì thì nhân dân ý kiến ngay, lãnh đạo mà không gương mẫu thì nói nhan dân không nghe, lãnh đạo làm sai thì nhân dân không chịu để yên. Vậy nên không thể có chuyện: Đường lối đúng hay sai không cần biết, vì cả bộ máy của đảng có vô khối kẻ không biết và những kẻ biết đường lối đó là sai cũng sẽ chẳng ý kiến gì. Bởi thế việc cần đường lối, kế hoạch của một tổng bí thư miễn sao là có, không cần nó đúng hay sai” như lời của Thanhhieu Hieubui,xem ra thật vô lí.
Còn chuyện chống tham nhũng, thì không phải là chuyện bây giờ mới có, càng không phải là do Nguyễn Phú Trọng “phát kiến ra việc chống tham nhũng dưới chiêu bài xây dựng đảng, nói một cách nôm na là kiếm việc cho mình làm”. Nói như Thanhhieu Hieubui thì thật nưc cười.! Việc phòng, chống tham nhũng đã được Đảng nói đến từ lâu, và đến Đại hội VII (theo trí nhớ của tôi), Đảng ta đã xác định đây là một trong 4 nguy cơ đe dọa  sự sống còn của chế độ, đồng thời xác định đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng, phát triển đất nước. Rõ ràng Đảng ta đã nhìn nhận nguy cơ từ rất sớm, và cũng đã xác định biện pháp đấu tranh, phòng chống, từng bước chỉ đạo thực hiện. Nhưng phải nói rằng, từ khi Nguyễn Phú TRọng lên làm Tổng Bí thư thì công tác này được làm một cách bài bản hơn, ráo riết hơn và kiên quyết hơn. Đặt trong bối cảnh thực tế, nếu chúng ta không quyết tâm làm một cách nghiêm túc, nếu không kiên quyết thì sẽ không chỉ dừng lại ở nguy cơ nữa mà nghiêm trọng hơn là mất đi niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Và khi nhân dân đã không còn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng thì hãy thử tưởng tượng xem đất nước, xã hội sẽ ra sao? Vậy nên, hơn lúc nào và hơn bao giờ hết, lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải kiên quyết làm và làm cho đến nơi đến chốn, nhằm giữ gìn sự ổn định chính trị, trật tự xã hội và lấy lại niềm tin của nhân dân. Mấy năm gần đây, những vụ án tham nhũng lớn (vụ Dương Chí Dũng, Phạm công danh, Trầm bê, Bầu Kiên, và mới đây là vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh…) được Đảng chỉ đạo làm rõ xử lý nghiêm minh. Hầu hết nhân dân cả nước đều phấn khởi lắm và đồng tình ủng hộ quyết tâm của Đảng.  Thực tế, Đảng đã, đang và sẽ lấy lại được niềm tin của nhân dân. Nếu anh làm lãnh đạo mà không giữ được mình, dù vì bất cứ lí do gì nhưng khi đã vi phạm thì ắt phải chịu trách nhiệm và bị xử lý. Có như vậy mới giữ được kỷ cương, phép nước. Hiến pháp và pháp luật đã nêu rõ “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, vậy nên khi đã vi phạm thì bất kể anh là ai, giữ chức vụ gì thì cũng phải bị xử lý. Việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo làm nghiêm những vụ án tham nhũng lớn thì đó cũng là chuyện hết sức bình thường, cần  làm và phải làm. Không thể nói rằng Nguyễn Phú Trọng đang biến các đồng chí của mình thành những vật tế thần cho ngai vàng của Trọng”,Vì thế các đồng chí của Trọng lần lượt ra vành móng ngựa để tô điểm cho cái ngai vàng Trọng đang xây dựng cho mình” – lời của Thanhhieu Hieubui.
Xử lý như thế nào, mức hình phạt ra sao thì cũng phải căn cứ vào kết quả điều tra, các tài liệu trong hồ sơ, chứng cứ thu thập được và phải căn cứ vào Luật pháp quy định, chứ không thể thích làm, thích xử như thế nào cũng được. Toàn những chuyện hệ trọng, đâu phải chuyện chơi mà làm bừa.

Vài điều trao đổi với Tiếng dân Việt




                        

Làm người phải biết phân biệt đúng sai, phải trái, không thể cứ nói bừa, làm bừa, có ngày mang họa vào thân. Chắc các bạn sẽ thắc mắc không hiểu sao tôi nói vậy? Chả là thế này, khi vô tình đọc bài của Tiếng Dân Việt trên Danlambao với tựa đề “Người dân hãy giành lại quyền làm chủ của mình, vì nhà cầm quyền CS đã hết khả năng lãnh đạo. Tôi không biết người viết là ai, đại diện cho cá nhân hay tổ chức nào nhưng lại lấy bút danh danh Tiếng Dân Việt (TDV). Tôi chắc rằng đó không phải và không thể là tiếng nói đại diện cho người dân Việt Nam. Những điều TDV nói, tôi xin có vài điều trao đổi thế này:
TDV nói rằng “Đảng CS chỉ do cướp chính quyền mà được cầm quyền, coi dân như thù địch, và ngược lại, dân cũng coi những kẻ cầm quyền này như thù địch, vì sau khi cướp được chính quyền từ tay dân, nó cướp luôn cả quyền sống, quyền tự do của dân”. Có lẽ TDV nên học lại lịch sử Việt Nam. Ai cũng biết, đất nước ta đã phải trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, nhân dân ta phải vượt qua bao mồ hôi nước mắt, cả những hi sinh, mất mát để đứng lên chống lại kè thù xâm lược, từ phong kiến phương Bắc đến thực dân, đế quốc để giành lại độc lập tự do, giữ vững chủ quyền Tổ quốc. Điều đó, có lẽ không cần nói thì ai cũng biết, ai cũng hiểu. Lẽ tất nhiên, khi giành lại được chủ quyền thì nhân dân được tự do, và ngày nay chúng ta được sống trong môi trường hòa bình, được vui chơi, được học hành, được làm việc, được thụ hưởng những giá trị vật chất cũng như tinh thần. Vậy thử hỏi ai cướp mất quyền sống của mọi người, ai cấm mọi người được tự do? Lời của TDV nói ra chẳng phải là vô lí lắm hay sao?
Chẳng TDV nói ra những điều vô lí mà lại còn bày tỏ 1 mong muốn viển vông, ngược đời, muốn nhờ vào các nước khác để giúp dân tộc Việt nam được tự do “Chúng tôi rất muốn điều đó, muôn lòng như một, mong các bạn Mỹ và thế giới hãy giúp chúng tôi, vì tình nhân loại anh em, vì chúng ta cùng có người Cha chung là Thượng Đế”. Xin thưa, nếu TDV nói đó là mong muốn riêng cá nhân thì may ra còn có thể chấp nhận, nhưng tuyệt đối không được nhân danh “chúng tôi muốn” và càng không thể nói “muôn lòng như một”, bởi đây không phải là ý nguyện của nhiều người, càng không phải là mong muốn của dân tộc Việt Nam. Đành rằng, theo xu thế chung của thời đại, chúng ta cần mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, như vậy thì chúng ta càng có nhiều cơ hội để trao đổi, giao lưu hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng đó là mối quan hệ ngoại giao, hợp tác cùng phát triển. Chúng ta không thể dựa vào bất kì một nước nào đó để nhờ họ giữ hoặc giành lấy độc lập tự do cho đất nước ta, dân tộc ta. Đó là điều không tưởng, nếu không muốn nói đó là hoang đường. Muốn có độc lập tự do, muốn giữ được chủ quyền đất nước, không thể có cách nào khác là phải dựa vào chính sức mạnh và sự đoàn kết của dân tộc. Bài học từ xưa đến nay qua bao cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược đã chứng minh rất rõ. Vậy hà cớ gì TDV lại đi kêu gọi các nươcs khác vào giúp dân tộc ta để được tự do? Chúng ta đang có tự do, đang có chủ quyền, chi bằng hãy cùng nhau đoàn kết một lòng, cùng nhau gìn giữ sự độc lập tự do ấy, ý nghĩa hơn nhiều những mong muốn viển vông, những lời kêu gọi điên rồ kia.
Còn việc TDV cho rằng những vụ việc Đinh La Thăng, TRịnh Xuân Thanh… là do tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn “trừ khử”, “tiêu diệt” những người không cùng phe cánh. Tôi thì nghĩ thế này, nếu cán bộ công chức mà tham nhũng chính là lấy của công làm giàu cho cá nhân, gia đình, làm cho nguồn lực của đất nước bị suy yếu đi và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Bởi thế, bất cứ người dân nào cũng đều mong muốn có những người cán bộ tốt, liêm chính, công tâm, và chắc chắn họ luôn đồng tình, ủng hộ việc xử lý nghiêm minh những ai tham ô, tham nhũng. Không chỉ riêng vụ việc Đinh la Thăng, TRịnh Xuân Thanh mà còn rất nhiều vụ việc lớn khác mà thời gian qua được Đảng chỉ đạo điều tra làm rõ, xử lý đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của nhân dân. Có một thực tế là nhân dân rất phấn khởi và tin tưởng, kỳ vọng vào sự quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà đứng đầu là Tổng Bí thư. Muốn Đảng và cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh thì cần phải có sự quyết tâm, kiên quyết và xử lý nghiêm minh những ai sai phạm. Thế nên không thể nói việc Bộ Chính trị chỉ đạo xử lý những vụ việc đó là sự “tiêu diệt” hay “trừ khử” ai cả mà đó là việc cần làm và phải làm. Pháp luật Việt Nam đã nêu rõ, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, lẽ đương nhiên ai làm sai thì phải chịu hình phạt tùy vào tính chất và mức độ.
 Vài điều trao đổi với TDV và các bạn, mong rằng mỗi người trước khi nói gì thì nên suy nghĩ, cân nhắc cho kĩ nhé. Đừng tùy tiện nói bừa sẽ chẳng có ai tin.

Từ chuyện phụ huynh bắt giáo viên quỳ!




Mấy ngày nay dân tình, báo mạng xôn xao , bức xúc xung quanh câu chuyện phụ huynh bắt giáo viên trường Tiểu học Bình Chánh phải quỳ (lí do vì cô này đã phạt học sinh quỳ trên ghế). Việc tranh luận ai đúng, ai sai thì đã có các cơ quan, đoàn thể  làm rõ. Cá nhân tôi, cũng là 1 người có con đang ở lứa tuổi học sinh, tôi nghĩ thế này: Sống, làm việc ở đâu thì cũng phải có nội quy, quy chế. Việc giáo dục, rèn rũa học sinh là trách nhiệm của thầy cô,nhưng cũng là trách nhiệm của gia đình. Nhà trường, gia đình cần phải phối hợp với nhau để cùng giáo dục, dạy dỗ giúp trẻ trưởng thành, phát triển toàn diện. Tuy nhiên cần phải chọn phương pháp, cách thức cho phù hợp vừa đảm bảo tính giáo dục, đồng thời cũng phải đảm bảo tính nhân văn, mô phạm. Tôi rất chia sẻ với giáo viên khi 1 mình phải vừa dạy vừa quản lý mấy chục học sinh, mà mỗi cháu 1 tính cách khác nhau. Tôi cũng đồng tình với việc giáo viên phải nghiêm khắc để rèn rũa học sinh có ý thức, nề nếp, và tất nhiên khi học sinh vi phạm  thì phải có hình thức phạt, tùy theo tính chất, mức độ nhưng phải trong khuôn khổ cho phép và phải đúng quy định, quy chế của trường, của ngành. Dù thế nào thì việc cô giáo phạt học sinh quỳ trên ghế là không đúng, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý những đứa trẻ. Còn việc  phụ huynh thấy con mình bị cô giáo phạt quỳ, thì đến trường gây sức ép, buộc cô giao phải quỳ như con mình (trước mặt một số phụ huynh và giáo viên) thì lại càng không thể chấp nhận được. Ở đây không chỉ đơn thuần là việc giữa cá nhân với cá nhân,(cô phạt con tôi thì tôi phạt lại cô) mà nó là cách hành xử, ứng xử với nhau, là vấn đề văn hóa, hơn thế nữa việc phụ huynh bắt giáo viên quỳ còn là sự xúc phạm, hạ thấp  uy tín, danh dự của nhà giáo, và của ngành nói chung.
Từ câu chuyện này, người dân và báo chí cũng nói đến rất nhiều, khai thác ở nhiều khía canhj khác nhau, và vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về sự tổn thương của những đứa trẻ hay sự tổn thương của người làm thầy. Song dù nói gì đi nữa thì chúng ta cũng nên công tâm, khách quan để nhìn nhận, đánh giá. Tạm thời chưa bàn đến việc cô giáo bắt học sinh quỳ, lỗi sai của ai, đến mức nào. Nhưng việc phụ huynh đến trường gây sức ép, buộc giáo viên quỳ trước mặt mọi người là điều không thể chấp nhận bởi hành động đó đã làm mất đi  truyền thống “tôn sư, trọng đạo”  đối với người làm thầy, là sự xúc phạm uy tín, danh dự của nhà giáo. Song không thể vì 1 vụ việc cụ thể của 1 vài cá nhân cụ thể mà đánh giá và quy kết cả xã hội Đó là hình ảnh một xã hội băng hoại, một văn hóa suy đồi trầm trọng mà Gramsci gọi là "những hiện tượng quái dị" của một thời đại tranh tối tranh sáng” như lời của Từ Thức trong bài “Văn hóa quỳ” đăng trên Danlambao. Sự quy kết này là hoàn toàn vô lí .
Ngay sau khi sự việc xảy ra, các cấp chính quyền, đoàn thể đã có văn bản yêu cầu chỉ đạo làm rõ sự việc, xem xét đúng sai và báo cáo kịp thời lên cấp có  thẩm quyền. Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện báo cáo vụ việc. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo thành lập đoàn công tác làm việc với BGH nhà trường, Đảng ủy xã và những người liên quan để làm rõ vụ việc. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An đã yêu cầu nhà trường, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện tiến hành xác minh làm rõ, báo cáo cụ thể để Sở báo cáo Bộ. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục liên hệ trực tiếp với cơ sở để xác minh rõ thông tin và báo cáo nhanh về Bộ để từ đó có phương án xử lý kịp thời, với tinh thần đúng người, đúng việc; nếu giáo viên sai so với quy định của ngành thì sẽ có hình thức xử lý phù hợp; nhưng đồng thời cần bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp, bảo vệ danh dự, thanh danh nhà giáo. Được biết, Chi bộ đảng xã Nhựt Chánh đã họp, kiểm điểm, phân tích và biểu quyết khai trừ Đảng đối với ông Võ Hòa Thuận – người đã gây sức ép buộc cô giáo phài quỳ. Việc kết luận và hình thức xử lý cuối cùng như thế nào là thuộc các cấp có thẩm quyền và cơ quan chức năng. Nhưng ở đây rõ ràng là khi xảy ra vụ việc, các cấp, các ngành, cơ quan chức năng đã kịp thời vào cuộc, chỉ đạo xác minh làm rõ để đảm bảo đúng người, đúng việc, ai sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó, đảm bảo khách quan, công tâm, bảo vệ cái đúng. Ông Võ Hòa Thuận  là đảng viên hay có địa vị gì đi chăng nữa, nhưng  nếu sai phạm thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định. Và càng không thể có chuyện, là đảng viên thì muốn làm gì cũng được.  Như vậy những điều Từ Thức nói trên Danlambao: Chuyện một tên đảng viên quèn, ngang nhiên vào trường học, bắt cô giáo quỳ, … Nó điển hình cho não trạng của cả một tập đoàn thống trị. Họ nghĩ làm đảng viên là làm chủ dân, có toàn quyền ngồi trên đầu, trên cổ thiên hạ  Trong nội bộ Đảng, anh cao nhất ngồi trên đầu anh thấp hơn. Anh vừa vừa ngồi trên đầu anh thấp nhất. Và các anh cán bộ, đảng viên quèn hành hạ dân ngu cu đen. Thói quen đội trên, đạp dưới đã trở thành văn hóa” là hoàn toàn vô căn cứ.  Việc các cơ quan, đoàn thể đã vào cuộc để xác minh làm rõ đúng – sai giữa các bên là để bảo vệ cái đúng, lên án và xử lý hành vi sai phạm theo đúng quy định. Như vậy không thể nói theo kiểu “vơ đũa cả nắm” và quy kết một cách vô lí, cho đó là sự “vô cảm của cả một thế hệ” như lời của Từ Thức.


  

Ai bất bình thường?




                         
Cuộc sống lắm khi nhiều chuyện ngược đời. Có những kẻ trình độ thì thường thường bậc trung, hiểu biết thì có hạn nhưng lại luôn tỏ ra là mình giỏi giang hơn người khác. Và nhiều lúc kẻ say nhưng lại không bao giờ nhận là mình say… Là anh giáo làng về hưu, thời gian rảnh rỗi chẳng biết làm gì, ngoài việc đọc sách thì lại theo dõi tin tức, thời sự và suy ngẫm về cuộc đời. Khi đọc bài “Xã hội điên loạn” của Ng.Dân đăng trên Danlambao, anh giáo làng này xin có vài điều.
Không biết Ng.Dân kia học rộng, tài cao đến đâu, hiểu biết về lịch sử đến thế nào và dựa vào cái gì mà lại lớn tiếng nói rằng “Đảng CSVN từ xưa đến nay không bao giờ nhận có là sai sót. Thậm chí còn cao ngạo cho là: đĩnh cao trí tuệ, hơn hẳn mọi ngươi…”. Tôi nhớ không nhầm thì từ khi Đảng ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ở từng giai đoạn, qua các kỳ Đại Hội, Đảng đều nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm. Đặc biệt là tại Đại Hội VI, trong Báo cáo chính trị, Đảng đã thẳng thắn nhận sai lầm, khuyết điểm “… Nhưng việc đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước, đã có nhiều thiếu sót. Do đó, trong mười năm qua, đã phạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế… Tình trạng tập trung quan liêu còn nặng, đồng thời những hiện tượng vô tổ chức, vô kỷ luật cũng khá phổ biến. Việc chậm đổi mới cơ chế và bộ máy quản lý, việc điều hành không nhạy bén, là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới hành động không thống nhất từ trên xuống dưới…” (Báo cáo chính trị trình Đại Hội Đảng lần thứ VI, năm 1986). Cả những kỳ Đại hội sau này, hoặc trong những cuộc hội họp, Đảng cũng luôn thẳng thắn, nhìn vào thực tế để chỉ ra những hạn chế, thieu sót. Đại hội XII cũng đã  chỉ rõ: Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước; một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch… Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém, gây bức xúc xã hội… Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế… Dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ…Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước…Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục…” Ở đời, điều quan trọng không phải chỉ là nhận sai lầm, khuyết điểm, mà quan trọng hơn là đề ra giải pháp khắc phục sửa chữa. Là Đảng cầm quyền, lợi ích của dân tộc, chủ quyền của quốc gia, đời sống của nhân dân là điều quan trọng, vì thé mà khi nhận ra sai lầm khuyết điểm, Đảng đã mạnh dạn và kiên quyết thực hiện chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các mặt.  Như vậy, rõ ràng là Đảng đã có những bước đi, những cách làm phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ và hoàn cảnh. Tất nhiên trong quá trình thực hiện, có những giai đoạn hoàn cảnh điều kiện rất khó khăn, không tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm, song Đảng đã mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra và sửa đổi khắc phục. Vì thế, nói như Ng.Dân là hoàn toàn không đúng  sự thật.
Ông còn khẳng định rằng “đến bây giờ, 2018, dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, đất nước VN trở nên vô cùng lạc hậu (so với lân bang): Một dân tộc nghèo đói, một đất nước đang trước cảnh tan hoang”. Tôi không hiểu đầu óc, và nhận thức của ông này có bình thường hay không? E là đang rất “có vấn đề” nên nhìn không ra, thấu không tỏ. Hãy thử nhìn xem xã hội đã thay đổi ra sao so với những năm trước đây! Thay vì những căn nhà cũ kĩ, lụp xụp, những góc phố buồn hiu hắt là những phố phường đông đúc với ngôi nhà khang trang san sát, những chung cư cao tầng mọc lên khắp nơi. Và hãy thử nhìn ra đường phố xem mật độ ô tô, xe máy đi lại cứ nườm nượp, toàn những xe đẹp, xe sang. Rồi ngay như đời sống của nhân dân cũng khác xa so với trước, thay vì những bữa ăn đạm bạc là mâm cao, cỗ đầy, sơn hào hải vị phục vụ tận nơi. Và rồi công nghệ thì khỏi nói với sự phát triển vượt bậc, lớp trẻ bây giờ sài những điện thoại thông minh hạng nhất. Các thương hiệu lớn chuẩn bị ra hãng gì là giới trẻ Việt Nam lại đua nhau săn lùng và không tiếc chi tiền để sài. Rồi những máy móc thiết bị hiện đại đâu có thua kém gì các nước tiên tiến khác . TRẻ em Việt Nam tham dự các cuộc thi trên đấu trường quốc tế cũng mang về không ít huy chương … Vậy thử hỏi đó có phải là đất nước vô cùng lạc hậu, người dân vô cùng nghèo đói như ông Ng.Dân kia nói hay không?
Và rồi khi nói đến sự kiện U23 Việt Nam được vào bán kết, tất nhiên ai cũng vui mừng vì đội tuyển U23 đã làm nên kỳ tích. Điều đó là cảm xúc tự nhiên của con người. Việc người dân cổ vũ, chào đón các cầu thủ trở về cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên cũng có một số người, nhất là giới trẻ đã “quá khích” đua xe, hò hét trên đường phố, thậm chí có kẻ còn “thoát y” để thể hiện sự “khác người”, câu like. Nhưng đó chỉ là 1 vài cá nhân chứ không phải là tất cả. Chắc chắn rằng không có cơ quan đoàn thể hay trường học nào lại đi dạy dỗ, giáo dục hay ủng hộ những việc làm, những hành động không bình thường đó cả. Bởi vậy mà không thể quy chụp “Đó! Thành phần ưu tú của đảng, của con cháu bác Hồ - những hạt giống XHCN vun trồng, ung đúc. Từ trường học dạy dỗ, từ xã hội tạo nên” như lời của Ng.Dân được.
Vài lời nhắn gửi trước khi dừng bút: Khuyên mọi người khi biết rõ mười mươi điều gì thì hãy nói và đã nói thì phải nói sự thật, hãy ghi nhớ lời dạy của các cụ nhà ta “biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe” “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Nếu không biết rõ mà nói thì chỉ để cho người khác cười vào mặt; nếu nói sai, nói bậy chẳng may lỡ gặp người nóng tính thì có khi còn bị mang vạ vào thân. Và nếu nói xiên xẹo, nói lung tung thì bị người ta chửi là kẻ… “bất bình thường”.

Đầu Xuân bàn chuyện Tự do




                                                                      Hà Thành

Trước kia cứ mỗi khi Tết đến là người người, nhà nhà đều háo hức, tất bật chuẩn bị đủ thứ. Thích nhất vẫn là trẻ con vì Tết được mặc quần áo mới, được đi chơi, ăn nhiều bánh kẹo và vui nhất là được nhận lì xì. Bây giờ người ta cũng bớt đi sự háo hức mỗi khi Tết đến, xuân về, có lẽ vì nó đã trở nên bão hòa!? Thậm chí nhiều người còn sợ Tết vì suốt ngày phải nấu nướng, cơm nước rồi lại dọn dẹp. Trẻ con bây giờ cũng không còn háo hức Tết như ngày xưa, bởi thú vui của chúng giờ là những trò giải trí trên máy tính, điện thoại. Bây giờ nhiều gia đình được nghỉTết thì đi du lịch, về quê thăm họ hàng, anh em… Với tôi thì Tết cũng gần như những ngày thường, bởi là người tự do nên tôi thích đi đâu là đi, thích ăn, thích ngủ thế nào cũng là do tôi cả, nhiều khi hứng lên nửa đêm cũng rủ bạn bè đi café tán róc, hoặc 1 mình đi phượt đến những nơi sơn thủy hữu tình, lên vùng cao ngắm núi đá cheo leo, ngắm những bản làng lẫn trong sương mù huyền ảo, rồi đến tận những bản làng của đồng bào dân tộc tìm hiểu xem cuộc sống của họ ra sao... Cuộc sống của người tự do không bị bó buộc, không ai quản thúc, thật là tuyệt! Nói vậy thôi, không phải là tôi cổ súy cho lối sống độc thân đâu, kẻo lỡ các bác, các anh chị lại vào ném đá tôi nha. Ý của tôi là cuộc sống được tự do đi chơi, làm việc, mua sắm gì theo ý mình thì thật là thoải mái.
Nhân khi nói đến “Tự do”, tôi lại nhớ có đọc bài của Phạm Trần với tiêu đề Báo – Đảng và tiền. Ông này nói  rất nhiều về 2 chữ “Tự do”. Ông ta dẫn ra Điều 14 Hiến pháp 2013"Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng." và cho rằng Nhà nước mặc dù nói là đảm bảo quyền con người, quyền công dân nhưng thực chất là không cho nhân dân có quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận. Tôi không hiểu ông Phạm Trần này hiểu như thế nào về “Tự do” hay là “cố tình” nói thế để nhằm mục đích gì khác? Ông nói rằng Nhà nước không cho nhân dân quyền tự do, dân chủ,? Vậy xin hỏi ông 1 điều đơn giản: có ai ép buộc ông hôm nay phải ăn món này mà không đựơc ăn món kia, hôm nay ra đường phải mặc thế này, không được mặc thế kia? Có ai bắt ông chỉ được ở chỗ này mà không được ở chỗ khác? Hoặc như trong cuộc họp có ai cấm không cho ông nói hoặc nêu ý kiến cá nhân?... Tôi tin chắc 1 điều là không ai cấm ông những điều đó cả. Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn nơi ăn, chốn ở, đi lại, mua sắm, được quyền phát biểu ý kiến… Đó chẳng phải là đảm bảo quyền tự do của mọi người hay sao?
Còn việc ông nói rằng Đảng, Nhà nước viện lý do "quốc phòng" và "an ninh quốc gia" để “có quyền sử dụng tùy tiện để bảo vệ chế độ “xin cho”, có lợi nhà nước”. Tôi thì tôi cũng không hiểu lắm về Hiến pháp hay Luật lệ gì cả, vì cuộc sống của tôi chỉ biết đi đó đây, làm những điều mình thích. Nhưng tôi tin là không ai cấm đoán mọi người về quyền tự do, dân chủ, chỉ có điều cần hiểu rằng tự do không có nghĩa là ai thích làm gì thì làm, thích nói gì thì nói một cách tùy tiện, vô tổ chức. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những quy định, điều luật riêng. Không có quốc gia nào lại chấp nhận sự tự do vô tổ chức vì như thế thì xã hội sẽ rối loạn, mọi thứ sẽ bị đảo lộn, không còn tôn ti, trật tự gì cả. Đành rằng là mọi người có quyền tự do dân chủ nhưng cũng phải có khuôn khổ, giới hạn nhất định. Tôi tin chắc rằng, bất cứ là ai, nếu có ý kiến đóng góp mang tính xây dựng cho đơn vị, tập thể, cho đất nước, chế độ để tốt hơn thì chắc chắn đều được tôn trọng. Và hơn hết, đã là người Việt Nam thì phải sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Điều đó đã được quy định rõ. Vậy nên nếu anh chấp hành đúng mọi quy định của Nhà nước, pháp luật thì không ai xâm phamj đến quyền tự do dân chủ của anh. Như tôi đã nói ngay từ đầu, cuộc sống của tôi tự do, tự tại, là vì tôi không làm ảnh hưởng gì đến ai, tôi không vi phạm pháp luật của Nhà nước, thế nên không có ai cấm đoán hay o ép gì tôi. Nếu hiểu tự do theo lập luận của ông Phạm Trần thì thử hỏi giả sử rong gia đình ông, mà con cháu ông nó chửi bới, đánh đập, thậm chí là xỉ nhục và đuổi ông ra khỏi ngôi nhà mà chính tay ông xây dựng lên và nó cho rằng đấy là nó có quyền tự do được như thế thì ông có chấp nhận được hay không? Chắc chẳng có 1 ai chấp nhận được điều này! Vậy nên hãy thôi ảo tưởng về cái lý sự Tự do vô lí như ông nói đi!
Xuân đã về, cũng nhân bàn về “Tự do”, tôi  cũng xin nhắn nhủ với các bạn rằng: Hãy làm những gì mình muốn, đến những nơi mình thích, sống cuộc sống của mình, miễn sao những điều các bạn làm không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội. Nếu có thể và nếu có điều kiện, tâm huyết thì hãy làm những việc thiện nguyện, giúp đỡ những người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn, như thế sẽ tốt hơn nhiều, thay vì các bạn làm những điều vô ích. Sống ở trên đời hãy làm việc thiện, khi tâm sáng, trí sáng sẽ chỉ cho chúng ta hành động đúng và như vậy các bạn sẽ cảm thấy thực sự tự do, tự tại, cuộc sống an nhiên!

SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN





            PGS,TS Đàm Đức Vượng
Bùi Tín, một nhân vật lưu vong, bất đồng chính kiến, đã mất ngày 11-8-2018, thọ 91 tuổi, tại Pari, Pháp. Khi còn sống, ông ta viết nhiều bài, nói chuyện nhiều lần về Nguyễn Tất Thành - NAQ - Hồ Chí Minh. Sau khi ông ta mất, những cuốn băng ghi bài nói của ông ta vẫn còn phát lại nhiều lần trên một số trang mạng. Bùi Tín nói rằng, Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài không phải là tìm đường cứu nước, mà là chán chường trước cảnh nhà tan, cửa nát, người cha bị cách chức tri huyện, người mẹ mất sớm. Chỉ có trong thời gian NAQ ở Pari, Pháp, từ năm 1917 đến năm 1923 là yêu nước thật sự. Còn từ năm 1923 trở đi, NAQ sang Liên Xô, cũng có thể gọi là yêu nước, “nhưng yêu nước theo kiểu Quốc tế Cộng sản”, chứ không phải là người yêu nước chân chính. Sự ngộ nhận này của Bùi Tín đã làm cho một số người cả tin và tán thành với nhận định của ông ta.
Sự thật lịch sử như thế nào, chắc hẳn mọi người đã rõ. Đó là ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (NAQ - Hồ Chí Minh) bằng trái tim, khối óc và đôi bàn tay lao động, muốn đánh đuổi thực dân xâm lược, giải phóng đồng bào, bắt đầu vượt trùng dương sóng gió, đi ra nước ngoài, khảo sát tình hình, tìm tòi một con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Lúc bấy giờ, kinh tế thực dân xâm nhập, làm đảo lộn kinh tế trong nước. Giai cấp tư sản trong nước không ngóc đầu lên được. Giai cấp tiểu tư sản bắt đầu phá sản. Thuế má nặng nề, sưu dịch phiền phức… Tất cả những cái đó đã biến Việt Nam thành một địa ngục.
Năm 1908, lần đầu tiên, nông dân các tỉnh Trung bộ nổi dậy chống thuế. Họ đi tay không, không có khí giới. Họ chỉ yêu cầu giảm thuế. Để tỏ tình đoàn kết nhất trí, họ đều cắt tóc ngắn và gọi nhau là “bồng bào”.
Cụ Phan Châu Trinh (Phan Chu Trinh) mở trường học, bí mật truyền bá CN yêu nước. Vì vậy, cụ bị kết án tử hình, nhưng được Hội Nhân quyền Pari cứu.
Cụ Phan Bội Châu sang Nhật, sau sang Trung Quốc. Tại nước ngoài, cụ kêu gọi nhân dân Việt Nam vùng lên đánh đổ thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX có thể ví như con chim trúng thương rã cánh bị bầy diều hâu thi nhau rỉa rói. Nhân dân lao động lầm than, gày gò, rách rưới, đói khát, sống quằn quại dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Kẻ bóc lột ra sức bóc lột, người bị bóc lột cũng ra sức bị bóc lột. Nước mất, nhà tan!
Đó là tình trạng trong nước và ngoài nước, khi Nguyễn Tất Thành còn là một thanh niên mới lớn. Người sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân. “Lúc bấy giờ, anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”1. Người “muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”2. Đó là mục đích ra đi của Nguyễn Tất Thành. Và anh đã ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, chứ không phải như Búi Tín nói Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài với mục đích cá nhân.
Cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước trở thành bước rẽ ngoặt trong xu thế cứu nước mới của Nguyễn Tất Thành. Người xuống tàu biển Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), mở đầu cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước. Đầu tiên, Người sang Pháp, ở lại hải cảng Mácxây ít ngày, rồi đi vòng quanh châu Phi. Người làm bất cứ việc gì để sống và để đi, vì mục đích cứu nước, cứu dân.
Nguyễn Tất Thành khảo sát thực tế tại nhiều nước thuộc địa đã giúp cho Người nhìn rõ hơn, sát hơn bộ mặt thật của CN thực dân đi “khai hóa văn minh”. Người nhìn rõ cảnh áp bức giai cấp và áp bức dân tộc đè nặng lên các màu da; nhìn rõ “bằng xương bằng thịt” hình thái kinh tế tư bản CN; nhìn rõ bản chất tàn bạo của CN thực dân ở các nước thuộc địa; nhìn rõ tình cảnh lam lũ của những người lao động thuộc địa.
Rời châu Phi, Nguyễn Tất Thành vượt đại dương đến Mỹ, và từ đây, đi đến Luân Đôn, thủ đô nước Anh vào cuối năm 1913. Ngày 3-12-1917, Người từ nước Anh trở lại nước Pháp và lần đầu tiên tới Pari, thủ đô nước Pháp.       
Trong những ngày ở Pháp, vào năm 1919, Nguyễn Tất Thành lấy tên là NAQ, tiếp tục hoạt động yêu nước và cách mạng. CN yêu nước Việt Nam trong Người lúc này được đẩy lên một nấc thang mới, khi Người kêu gọi các dân tộc bị áp bức hãy vùng lên.
Một trong những công việc mà NAQ tiến hành ở Pari là giáo dục, huấn luyện, đào tạo người Việt Nam tại Pháp, đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng những người của các nước thuộc địa lúc ấy đang ở Pháp. Người căn dặn: “Nhớ làm nhiệm vụ của người dân mất nước”3. Người viết báo, viết văn và cùng với một số người có tâm huyết ra báo “Người cùng khổ” (Le Paria) tại Pari, nhằm giác ngộ lòng yêu nước cho đồng bào.
Tại Pari, vào năm 1920, NAQ được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin trình bày tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản. Ngoài văn kiện quan trọng này, Người còn nghiên cứu một số tác phẩm của C.Mác, trong đó có bộ “Tư bản”. Sau khi đọc Luận cương của V.I.Lênin, NAQ đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc mình. Luận cượng đã gợi mở cho Người một đường lối cứu nước mới. Đây là bước rẽ ngoặt về tư tưởng của Người: từ CN yêu nước đến CN Mác - Lênin. Từ đây, Người bước trên con đường đầy chông gai và thử thách.
Con đường Nguyễn Ái Quóc đi bao giờ cũng bắt đầu từ CN yêu nước. Cơ sở tư tưởng của Người trước lúc ra đi tìm đường cứu nước chính là CN yêu nước, và từ CN yêu nước, Người đã tìm ra con đường cứu nước theo kiểu mới.
NAQ là đảng viên Đảng Xã hội Pháp từ năm 1918 (có tài liệu viết năm 1919). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua (Tours), Pháp, từ ngày 25-12-1920 đến ngày 30-12-1930, thảo luận vấn đề có nên gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), hay ở lại Quốc tế II?. Với 3.208 phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III, chiếm đa số; 1022 phiếu đề nghị ở lại Quốc tế II, chiếm thiểu số. Đảng Xã hội Pháp tán thành gia nhập Quốc tế III. Bộ phận tiên tiến trong Đảng Xã hội Pháp (trong đó có NAQ) nhóm họp riêng để thành lập ra một tổ chức chính trị mới: ĐCS Pháp. Từ đây, Người trở thành đảng viên ĐCS Pháp và cũng là người cộng sản đầu tiên ở Đông Dương.
Năm 1921, tại Pari, Pháp, NAQ tham gia sáng lập “Hội Liên hiệp thuộc địa”. Người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội, làm Ủy viên Thường vụ và trở thành một trong những người lãnh đạo Hội. Hội là một tổ chức của những người yêu nước của các thuộc địa Pháp như Mađagátxca, Máctiních, Haiti, Angiêri, Đông Dương,… Hội là một hình thức mặt trận thống nhất của nhân dân các nước thuộc địa. Hội ra “Tuyên ngôn” do NAQ soạn thảo. Mục đích hoạt động của Hội là lãnh đạo nhân dân các nước thuộc địa vùng lên đấu tranh chống xâm lược thuộc địa, vì độc lâp, tự do của nhân dân các dân tộc bị áp bức. NAQ phát biểu: “Công cuộc giải phóng này, “chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”4.
Cũng tại Pari, ngoài việc tham gia sáng lập “Hội Liên hiệp thuộc địa”, NAQ còn tham gia vào việc thành lập “Ban Nghiên cứu thuộc địa” của ĐCS Pháp. Người đề nghị Ban Nghiên cứu thuộc địa phải có trách nhiệm giúp các nước thuộc địa trong việc tìm ra con đường giải phóng phù hợp và đi đến thắng lợi.
Sự hoạt động không biết mệt mỏi của NAQ ở Pari đã làm cho nhiều người cảm động và rất khâm phục. Ông Lêô Pônđét, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phôbua, Pari, nhận xét về NAQ: “Chỉ là một người thợ ảnh giản dị ở ngõ hẻm Côngpoanh, ông đã từng tham gia với chúng tôi trong những cuộc thảo luận náo nhiệt. Ngay những người cừu địch với ông, không ai không thán phục trí thông minh, tài năng và lòng thành thật của ông”5.
Đầu năm 1923, NAQ chủ trương xuất bản báo “Việt Nam hồn” bằng tiếng Việt nhằm giác ngộ lòng yêu nước, ý thức cách mạng cho Việt kiều đang sống ở Pháp lúc ấy và gửi về nước kêu gọi đồng bào nổi dậy đấu tranh đánh đổ chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Người cũng muốn thông qua báo “Người cùng khổ” và báo “Việt Nam hồn” để tuyên truyền, bồi dưỡng cho nhân dân Việt Nam (trong đó có Việt kiều ở Pháp) lòng yêu nước và lòng tự trọng, đấu tranh để giành lại nước. Trước cảnh nước mất, nhà tan, ở nơi đất khách quê người, NAQ đã làm hết sức mình vì nhân dân mình, đất nước thân yêu của mình.
Để tuyên truyền chính trị và tư tưởng cho nhân dân các nước thuộc địa, trong những ngày ở Pari, NAQ viết tác phẩm :Bản án chế độ thực dân Pháp”. Người lên án những tội ác của CN thực dân ở các nước thuộc địa trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Người vạch rõ, dưới ách thống trị của thực dân, cuộc sống của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa vô cùng cực khổ. Họ bị đế quốc, phong kiến phản động, tư sản áp bức, bóc lột bằng mọi hình thức, kể cả những hình thức dã man nhất như “thuế máu”. Thông qua tác phẩm, người kêu gọi nhân dân các dân tộc bị áp bức hãy vùng lên đấu tranh để tự giải phóng.
Ngoài tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, trong thời gian ở Pari, NAQ còn viết nhiều bài chính luận, truyện, ký, tố cáo chế độ thực dân và kêu gọi sự giải phòng nhân dân các nước thuộc địa, kêu gọi sự giải phóng cho nhân dân Việt Nam.
Có thể nói trong những ngày ở Pháp, NAQ đã đặt viên gạch nền móng đầu tiên cho một ý thức hệ mới và truyền bá ý thức hệ này cho lớp cán bộ cách mạng trẻ Việt Nam. Ý thức hệ này chính là vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, dân tộc gắn với giai cấp, độc lập dân tộc gắn với CN xã hội, dân tộc gắn với thời đại.
NAQ ở Pari từ năm 1917 đến năm 1923, thì tới Liên Xô. Trong những ngày ở Mátxcơva, Liên Xô, NAQ đã là một chiến sĩ cộng sản mang tầm vóc quốc tế. Người làm việc ở Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và tham gia các hoạt động của các đoàn thể trong Quốc tế Cộng sản. Người nói: “Tôi phải nói các đồng chí rằng, chúng tôi bị cai trị bởi một chế độ nô lệ”6.
Bùi Tín đánh giá trong những ngày ở Liên Xô, NAQ cũng có thể là một người yêu nước, nhưng yêu nước theo kiểu Quốc tế Cộng sản. Theo Bùi Tín, lòng yêu nước theo kiểu Quốc tế Cộng sản và lòng yêu nước theo truyền thống khác nhau hay sao? Bùi Tín đã nhầm. Thực ra, lòng yêu nước theo truyền thống và lòng yêu nước theo Quốc tế Cộng sản chỉ là một, không có kiểu yêu nước theo Quốc tế Cộng sản với tinh thần yêu nước truyền thống. CN yêu nước là tình cảm đặc sắc nhất, đã tồn tại trong lòng dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là ý thức của nhân dân lao động với dân tộc mình; thể hiện lòng trung thành của nhân dân lao động đối Tổ quốc của mình. Nhưng bởi vì Tổ quốc là một môi trường kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa, thay đổi theo lịch sử, cho nên CN yêu nước ở những thời đại khác nhau, cũng có những nội dung khác nhau, nó được quy định không phải bởi một tinh thần dân tộc hoặc chủng tộc thần bí nào đó như một số nhà tư tưởng tư sản quả quyết, mà bởi những điều kiện kinh tế - xã hội. CN yêu nước có ý nghĩa đặc biệt trong thời kỳ hình thành dân tộc, khi nó đã trở thành ngọn cờ đấu tranh chống lại tình cảm cát cứ phong kiến và áp bức dân tộc.
Sau Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924) họp, NAQ càng nóng lòng trở về phương Đông, rồi về Việt Nam. Người tâm sự với người bạn chí cốt tên là D.D.Manuinxki, rằng, tại Đông Dương chưa có ĐCS, cho nên Người muốn thành lập càng nhanh càng tốt một ĐCS tại Đông Dượng, vì đã có điều khách quan làm việc đó. Muốn vậy, phải nhanh chóng trở về phương Đông.
Bằng những nỗ lực hết sức của mình và được sự giúp đỡ của D.D.Manuinxki, cuối cùng, từ Liên Xô, NAQ cũng đã về được Quảng Châu vào ngày 11-11-1924. Quảng Châu là thủ phủ tỉnh Quảng Đông, một trung tâm cách mạng của miền Nam Trung Quốc.
Về Quảng Châu, NAQ tự xác định là tiến hành công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức (đặc biệt là việc đào tạo cán bộ), chuẩn bị điều kiện cần có và phải có để thành lập chính đảng cách mạng ở Việt Nam.
Những ngày ở Quảng Châu, NAQ tập trung thời gian vào việc huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam. Người mở lớp huấn luyện chính trị, tuyển chọn những thanh niên yêu nước Việt Nam sang học.
Cùng với việc tổ chức lớp học chính trị, vào tháng 5-1925, NAQ xúc tiến thành lập một tổ chức yêu nước cách mạng đầu tiên ở Việt Nam: “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (còn gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội - gọi tắt là Thanh niên).
NAQ rời Quảng Châu và trở lại Liên Xô lần thứ hai vào tháng 6-1927 với lý do là tránh quân đội Tưởng Giới Thạch đang lùng bắt Người. Tại Liên Xô, Người tiếp tục đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam bằng cách liên lạc với trong nước, cử những thanh niên ưu tú sang học tại Trường Đại học Phương Đông, Mátxcơva, Liên Xô. Trong số những người sang học lần này có Trần Phú, sau là Tổng Bí thư đầu tiên của ĐCS Đông Dương.
Ở Liên Xô, nhưng NAQ vẫn nóng lòng trở về Đông Dương để cùng nhân dân thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nguyện vọng chính đáng của Người đã được Quốc tế Cộng sản giải quyết.
Từ Liên Xô, NAQ đến Thái Lan, điểm nối tiếp trong cuộc hành trình về phương Đông. Vào một ngày của tháng 7-1928, NAQ đến Băng Cốc, thù đô nước Xiêm (Thái Lan) và gây dựng phong trào yêu nước trong Việt kiều ở đây. Từ Xiêm, Người đến Hương Cảng (Hồng Kông) vào ngày 23-12-1929 để chuẩn bị thành lập Đảng.
Hội nghị thành lập Đảng diễn ra tại một địa điểm ở đảo Cửu Long thuộc quần đảo Hương Cảng (Hồng Kông) từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930. Đây là Hội nghị hợp nhất giữa ba tổ chức cộng sản trong nước thành lập trước đó là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, do NAQ, Thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì. NAQ nhận xét:
“Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”7.     
Người tổng kết:
“CN Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập ĐCS Đông Dương vào đầu năm 1930”8.
Sau khi Đảng được thành lập, phong trào cách mạng Đông Dương rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn. Rất nhiều cán bộ được NAQ đào tạo đã bị địch bắt, giết, thì ngày 6-6-1931, Người bị nhà cầm quyền Anh bắt ở Hương Cảng và chiều ngày 22-1-1933, nhờ sự bố trí của luật sư Lôdơbi, Người đã trốn thoát khỏi Hồng Kông để trở lại Liên Xô lần thứ ba. Lần này, Người công tác và học tập tại Liên Xô từ năm 1933 đến năm 1938. Sau đó, Người lại trở lại Xiêm và đến năm 1941, NAQ trở về nước, chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941), ra Nghị quyết quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 13-8-1942, Người lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của những người Việt Nam ở đó. Nhưng chẳng may, Người đã bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam hơn một năm, bị giải tới, giải lui khắp 13 huyện và khoảng 30 nhà lao tỉnh Quảng Tây.
Ngày 10-9-1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do.
Ngày 20-9-1944, Hồ Chí Minh trở về Việt Nam, cùng với ĐCS Đông Dương lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tiến tới giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và thành lập nước VNDCCH (nay là nước CHXHCN Việt Nam).
Một trang sử mới lại bắt đầu…
Sự thật rành rành là thế, vậy mà Bùi Tín cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử về Hồ Chí Minh, cần phải phê phán.

Chú thích:
1. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 12.                                                                                                                                                                              
2. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, sđd, tr. 13.
3. Bùi Lâm: Gặp Bác ở Pari, in trong  sách “Bác Hồ”, Nxb Văn học, Hà Nội, 1960, tr. 47.
4  Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 1995, tập 2, tr. 128.
5. Lêô Pônđét: Chúng quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tuần báo Ici Paris, số 53, ngày 11,12-6-1946.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sdđ, 2000, tập 1, tr. 208.
7,8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sdđ, 2000, tập 10, tr.8.