Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Hãy chờ xem lời “tiên tri” của năm xích lô?

Đọc bài viết của tác giả Năm xích lô (Danlambao) với tự đề “Tấn công” gây cho tôi sự tò mò “phấn khích” muốn trao đổi cùng tác giả đôi dòng suy nghĩ về những vấn đề tác giả nêu. Trước hết, xin thưa rằng với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển của mình đều phải xử lý hai vấn đề đối nội và đối ngoại. Hai vấn đề này có mối quan hệ, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhất là trong kỷ nguyên Đại Việt, các vương triều Lý, Trần, Lê đã thực hiện chính sách ngoại giao hợp lý, mềm dẻo, nhằm ngăn ngừa và nhanh chóng kết thúc chiến tranh, duy trì hòa hiếu, giữ yên biên thùy, kiến tạo hòa bình, xây dựng đất nước. Tranh thủ sự hỗ trợ, ủng hộ của các quốc gia láng giềng trong tinh thần hòa hiếu, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại là hết sức cần thiết, nhất là đối với các nhà nước Tống, Nguyên, Minh ở phía bắc. Đối với họ, nước Đại Việt thi hành những chính sách hòa hiếu mềm dẻo nhưng kiên quyết trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đó là truyền thống và bản sắc độc đáo của nền ngoại giao Việt Nam đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hoà hiếu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân mà thay cường bạo!”; “Dập tắt muôn đời chiến tranh; Mở nền muôn thủa thái bình!”. Đó là những tư tưởng, triết lý vượt thời đại, mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị. Kế tục truyền thống ấy, trong thời đại ngày nay, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở vì hòa bình, hợp tác và phát triển, thực thi chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, từng bước hội nhập quốc tế đã được hình thành và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong từng thời kỳ cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Vậy nên thưa tác giả “đáng kính” rằng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong mấy ngày vừa qua cũng không nằm ngoài mục đích trên và cũng là điều bình thường trong một thế giới đại đồng như hiện nay. Không chỉ có Việt Nam mà các nước khác cũng làm như vậy, tất nhiên mỗi nước có những đường lối ngoại giao riêng vì mục đích của dân tộc mình.  Vậy nên khát khao hoà bình, và có lẽ không có dân tộc nào muốn có hoà bình lại phải trải qua mất mát, hy sinh to lớn như dân tộc Việt Nam! Nhưng chính giữ nước trong hoàn cảnh lịch sử ngàn năm ấy dạy chúng ta biết khoan dung, biết khép quá khứ, hướng tới tương lai, giữ gìn bình yên, độc lập, tự do cho dân tộc. Vậy mà cớ ao tác giả lại có cái nhìn thiển cận, nói lấy được đến như vậy, phải chăng tác giả đang làm rối thêm tình hình đang yên ổn của đất nước, hòng hướng lái người dân theo dụng ý của một nhóm người đang đi ngược lại lợi ích của dân tộc để viết ra những lời xằng bậy cho rằng“Chế độ cố gắng che đậy hành vi bán nước nhưng nhìn cách điều hành đối ngoại nhu nhược của đảng CSVN đủ thấy rõ đất nước sẽ đi về đâu nếu dân tộc VN (Việt Nam) chúng ta không có thái độ dứt khoát và chủ động để bảo vệ xương máu của tiền nhân. Vận mệnh đất nước ra sao tùy thuộc vào chúng ta! Vâng, chúng ta đây có tôi và bạn nếu còn mang ý thức dân tộc. Bạn có mạnh dạn nhận lãnh trách nhiệm trước tổ quốc Việt Nam?”. Thưa tác giả đi về đâu ư,  người dân ai cũng biết mình phải làm gì để bảo vệ cái thành quả mình đang thụ hưởng, đâu cần ai hướng lái, đâu cần đi về đâu theo những lời nói không có căn cứ như vậy. Có chăng là những ý kiến phiến diện, mang nặng thù hằn cá nhân, nửa vời mà phán rằng “Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư hiện nay của đảng CSVN, một tay sai trung thành tuyệt đối đã ký kết thêm những điều khoản như minh chứng cho mật ước Thành đô. Điều đó gây phẫn nộ cho người dân VN nhưng làm gì để phản đối thái độ bán nước của đảng CSVN khi chúng ta thụ động? Đây là lời trách không những cho chúng ta mà cả bản thân người viết. Chúng ta nên đi vào thực tế để nhận định và tìm phương thức phù hợp cho đất nước VN chúng ta dưới chế độ toàn trị của đảng CSVN”. Liệu có đúng như vậy không? thưa tác giả, có trách chính là tự trách những con người đang tự tách mình ra khỏi chiến tuyến cùng dân tộc, làm những điều bất lương mà chà đạp nên tất cả, không từ một ai, kể cả người đứng đầu Đảng, Nhà nước được nhân dân tôn kính. Còn dân tộc Việt Nam ư, luôn biết đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia, dân tộc với mục tiêu là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong sự kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ tạo dựng môi trường bang giao với các nước khác, nhất là các nước láng giềng, tạo tiền đề thuận lợi nhất cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà phải luôn ý thức sâu sắc và làm mọi việc có thể để đóng góp phần mình vào sự nghiệp chính nghĩa vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. kiên định về nguyên tắc, cơ động, linh hoạt về sách lược, “dĩ bất biến ứng vạn biến” là nét đẹp văn hóa truyền thống trong ngoại giao luôn được kế thừa phát huy trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Nỗ lực thúc đẩy hợp tác ngày một mở rộng trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và hợp tác bình đẳng đi đôi với việc đấu tranh bằng nhiều hình thức thích hợp đối với những việc làm xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, trái với xu thế hòa bình. Thấy cả mặt phải và mặt trái, mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế để tận dụng tối đa mặt tích cực, hạn chế đến mức cao nhất mặt tiêu cực. Tránh phiến diện, cực đoan, nhấn mạnh một chiều hoặc từ cực này nhẩy sang cực khác như chính tác giả và một số người đang lầm tưởng hòng gây nghi ngờ, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân với Đảng và Nhà nước ta.

Lòng tin không thể đánh đổi bằng những lời ngụy tạo

@Tiến Công
Thực ra tôi chưa viết bao giờ dù là một mẩu tin cho là có. Nhưng ở đời không ai có thể cưỡng lại những điều mắt thấy tai nghe về một vấn đề nào đó bị “ngụy tạo” trái với hiện thực cuộc sống. Đó cũng là nhẽ thường đối với người có lương tâm, phân biêt rõ cái đúng, cái sai... Không biết vô tình hay cố ý mà một số kênh truyền thông báo chí không thiện chí, nhất là các trang mạng xã hội, tạo thành cơn “bão mạng” trong mấy ngày qua về bài viết của tác giả Ngọc Ẩn (Danlambao) với tiêu đề “Tại sao tất cả lãnh tụ cộng sản đều phá tan hoang đất nước?”.Phải chăng đây là lời quy kết tội lỗi cho những con người đang chịu trách nhiệm chèo lái con thuyền Việt Nam trước biển lớn. Liệu có đúng như vậy không?. Với góc nhìn của một công dân về hiện thực cuộc sống hiện nay và những năm tháng đã qua tôi xin chia sẻ với tác giả đôi dòng suy nghĩ để mọi người có cái nhìn thực tế hơn.
Với tôi không biết tác giả là ai? Đang làm gì? ở đâu?. Nhưng có điều qua bài viết tôi khẳng định rằng tác giả giống như người nghiện Ma tuý đang bị mộng du nên có thể làm bất kể điều gì trái với luôn thường, đạo lý. Và tiền là thứ mà trong cơn mê, cơn say ấy nó kích thích lòng tham, bản ngã vị kỷ, bản năng của một kẻ chuyên làm tiền một cách chuyên nghiệp, khó có con nghiện nào sánh kịp. Thực ra con người như vậy còn đâu tỉnh táo trong suy nghĩ để phản ánh hiện thực cuộc sống, nói lấy được là đặc thù sẵn có của những con người này, mỉa mai, châm chọc, quy kết một cách trắng trợn trở thành thói quen thường ngày. Và đây tác giả cho rằng “Chúng ta đã thấy đấu tranh giai cấp giữa Hồ Chí Minh và Lê Duẫn, giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và TBT Nguyễn Phú Trọng. Giờ đây là đấu tranh giai cấp giữa TBT Trọng và Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành ủy Sài gòn Đinh La Thăng. Các chức vụ chóp bu do một nhóm nhỏ đảng viên bầu chọn vì thế chuyện kết bè, kết đảng, hối lộ, mua chuộc lá phiếu là chuyện đương nhiên. Sau khi các lãnh tụ ngồi vào ghế quyền lực thì họ tiếp tục bảo vệ cái ghế bằng cách đưa thân tộc vào các chức vụ dưới quyền của họ, chia quyền lợi cho bè đảng đã bầu họ lên”. Xin thưa rằng, thực tiễn 86 năm qua, nhất là 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Hơn ai hết, dân tộc Việt Nam luôn nhận thức được những gì Đảng Cộng sản Việt Nam và những lãnh tụ của đảng đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc như hôm nay. Trái với điều đó thử hỏi tác giả đã làm gì cho Tổ quốc, dân tộc hay chỉ làm những chuyện khuất tất, xằng bậy, dựng chuyện, lừa dối công luận bằng những lời lẽ đổ vấy cho người khác, nhất là những lãnh đạo tôn kính của dân tộc. Phải nhớ rằng cây còn có cội, sông đều có nguồn, huống chi là một con người. Viết bài xuyên tạc, cổ xúy cho những việc làm sai trái vi phạm pháp luật, mưu mô phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, gây mất ổn định xã hội, phủ nhận lịch sử và thành quả cách mạng là một việc không nên làm chút nào, huống chi lại còn hô hào kích động lòng người theo dụng ý xấu của mình, cần phải bị lên án mạnh mẽ.
Nhưng chưa hết, càng đọc thì mới thấy sự phi lý, nhố nhăng, không có cơ sở khoa học, thiếu khách quan, đặc biệt tác giả đã dùng "mánh lới" cắt tỉa, hư cấu. Phải chăng, việc xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trở thành "kỹ năng " chuyên nghiệp, ăn sâu vào "tâm thức" và mang bản chất vốn có của tác giả. Chắc có lẽ không bịa đặt, không xuyên tạc làm cho “cơn nghiện” trỗi đậy gây bứt rứt "khó ở" nên trong cơn mê sảng "khùng điên" ấy, bới móc "chuyện người khác" hòng thỏa mãn cơn say đang “dâng trào trong huyết quản” của tác giả. Đúng là “nhân nào quả nấy”, con người ấy đương nhiên sẽ sản sinh ra mớ thông tin chắp vá, sằng bậy, tư duy theo kiểu lấp liếm cho rằng “Tập đoàn Việt gian CSVN đã và đang phá hoại, xâu xé một đất nước VN tươi đẹp,... Những tên đồ tể từ thời HCM nhận súng đạn giết dân đến Nguyễn Phú Trọng nhận lệnh của TC đang diệt chủng dân Việt bằng thuốc độc của Tàu cộng. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc bao che TC đầu độc sông, hồ, biển, đất”. Đúng là hết thuốc chữa, thực tình đâu phải bất ngờ về những gì tác giả thể hiện trong bài viết, vì bản chất đích thực của con người tác giả ai mà chẳng biết. Một cá thể sống “đơn côi” lạc lõng trong dòng đời, chỉ biết sống cho riêng mình, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, luôn xung kích đi đầu trong viết bài chống phá Đảng, Nhà nước. Nhưng sự thật luôn là thước đo của chân lý, tôi tin tưởng rằng những điều giản dị ở Việt Nam là chăm lo cho "nước ta được độc lập, đồng bào ta được tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang được khẳng định. Đó là đạo lý, là lẽ sống giản dị, chân tình của người dân Việt Nam. Xin mỗi người hãy sống có lương tâm, có trách với bản thân, gia đình và xã hội, cao hơn là có trách nhiệm với tổ quốc, dân tộc, biết sống vì con người thì đừng làm những điều sai trái, phản dân, hại nước, cản trở sự tiến bộ của lịch sử. Phải chăng nên nhìn lại chính mình trước khi phán xét một điều gì đó.
Trước khi khép lại đôi dòng suy tư, tôi muốn nói một điều, là người Việt Nam chúng ta hãy vững tin, tỉnh táo trước những thông tin bịa đặt tráo trở của Ngọc Ẩn và một số đối tượng đang làm hiện nay. Lòng yêu của mỗi chúng ta cần được thể hiện cao độ bằng sức sáng tạo, bằng mỗi việc làm trên tinh thần vì dân tộc, vì cộng đồng. Thách thức phía trước, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo trong từng bước đi, từng hành động để góp sức cùng dân tộc đưa đất nước phát triển.

Ngoại trưởng Nga lên án thói đạo đức giả của Hoa Kỳ


"Như quí vị biết, nếu chúng ta nhắc tới việc lật đổ chính quyền, tiện thể tôi sẽ nhắc lại lời của một người khác có liên quan:
"Việc sử dụng bạo lực trong các cuộc biểu tình là việc không thể nào chấp nhận được. Đó là những hành vi phạm pháp và ai làm ra điều đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đốt nhà, đốt xe, phá hủy tài sản và gây nguy hiểm tới tính mạng người khác - Đó là những hành động mà không có gì có thể biện hộ được."

Các vị thử đoán xem, ai nói ra những điều đó?
Thưa các vị, đó chính là lời của ông Obama trong vụ hỗn loạn tại Ferguson.

Nhưng không có bất cứ ai ở phương tây dám nói ra những điều tương tự khi vụ việc Maidan ở Ukraina xảy ra. Không có bất kỳ ai! Mặc dù ở Maidan cũng đốt nhà, thậm chí thiêu chết người.

Tôi xin trích dẫn một câu nữa: "Hoa Kỳ lên án mọi hành động tìm cách cướp chính quyền thông qua bạo lực trái với hiến pháp và pháp luật."
Các vị có biết liên quan tới đâu? Tôi dám chắc các vị không bao giờ đoán ra được!
Đây là Hoa Kỳ nói về cuộc đảo chính hụt tại Gambia!

Thế còn ở Ukraina thì họ chẳng bao giờ đả động tới mà họ cho rằng vì nhân dân Ukraina căm ghét chính quyền nên đã đứng lên để làm một cuộc cách mạng dân chủ.
Chính vì thế khi chúng ta nói về các khía cạnh trong mối quan hệ quốc tế thì cần thiết phải dựa vào một tiêu chuẩn chung và có nguyên tắc. Hơn nữa chúng ta cần phải hiểu rõ, nếu vụ đảo chính này không chấp nhận được thì vụ đảo chính khác tương tự cũng không thể nào ngoại lệ".



*****************
Nguồn: RT

Ngoại trưởng Nga Sergei Lawrow, 21.01.2015

7 tháng tù - Án treo - Vì những bài viết trên mạng

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

TBN: Quay phim chụp ảnh cảnh sát có thể bị phạt tới 600.000 Euro.


Tây ban nha chính thức ra bộ luật mới trong đó có điều khoản cấm quay phim chụp ảnh cảnh sát. Các hành vi tham gia hoặc kêu gọi biểu tình, quay phim chụp ảnh những người cảnh sát đang làm nhiệm vụ bị qui vào tội "gây ảnh hưởng tới an ninh" có thể đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 600.000 Euro!

Cho tới nay các vụ kiện những người tham gia biểu tình đều bị tòa án từ chối tiếp đơn, (http://www.eldiario.es/politica/Gobierno-penalizara-protestas-niegan-castigar_0_196331200.html), lý do: Mọi công dân có quyền bày tỏ chính kiến của mình.

Với bộ luật mới này, mọi hành vi chống đối, tham gia biểu tình, quay phim chụp ảnh của bất cứ ai cũng sẽ bị trừng phạt mà không cần phải qua tòa án.

Một số mức phạt theo luật mới:
- Tham gia biểu tình phản đối việc cưỡng chế bị phạt từ 100 tới 600 Euro
- Nếu biểu tình biến thành bạo động, phạt tới 30.000 Euro
- Biểu tình trước các công sở vào buổi tối trước bầu cử là tội danh nặng  cũng như biểu tình trước các nhà máy điện nguyên tử.  phạt tới 600.000 Euro
- Chụp ảnh, quay phim cảnh sát và cho phát tán, in ấn công khai: phạt tới 30.000 Euro

http://politica.elpais.com/politica/2014/12/11/actualidad/1418305773_390197.html

LUẬT MỚI CỦA TÂY BAN NHA: XÚC PHẠM CHÍNH QUYỀN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CŨNG BỊ PHẠT



Bộ luật mới gây tranh cãi mà chính quyền Tây Ban Nha mới thông qua hạ viện (Bài lược dịch hôm trước: https://www.facebook.com/hoighetphandong/photos/a.453485668026069.95015.124739034234069/850070311700934/?type=1&relevant_count=1) một lần nữa gây ra làn sóng phản đối dữ dội từ các đảng cánh tả, đảng đối lập, các luật sư và các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền. Theo họ đây là cách chính quyền bóp nghẹt làn sóng phản đối của đại đa số dân chúng (vốn đang bất mãn với chính sách cắt giảm ngân sách, gây ảnh hưởng tới đời sống người dân nghèo) và hạn chế quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận, trái với hiến pháp của một nhà nước pháp quyền Tây Ban Nga. 
 
Một số trang tin của Đức đưa lại có dẫn về vài chi tiết trong bộ luật như ngăn cản việc thi hành cưỡng chế nhà ở có thể bị phạt từ 100 tới 1000 Euro, tức là những cuộc biểu tình không xin phép, không thông báo trước. Những ai tham gia có thể bị cảnh sát yêu cầu xuất trình giấy tờ và nếu cố tình không đưa sẽ bị phạt thêm 1000 Euro. 

 
Ai kêu gọi người khác tham gia những buổi biểu tình nhằm ngăn cản cưỡng chế trên mạng xã hội như Facebook, Twitter có thể bị phạt tới 1000 Euro. Nếu buổi biểu tình đó biến thành bạo động thì những người kêu gọi trên mạng xã hội kể trên có thể bị phạt tới 30.000 Euro. Không chấp hành việc trình giấy tờ tùy thân, cương quyết chống đối chỉ dẫn của cảnh sát có thể chịu hình phạt tương đương. 

 
Không chỉ vậy, chụp ảnh cảnh sát và đưa lên mạng xã hội sẽ bị phạt tới 1000 Euro. Viết những lời lẽ nhằm xúc phạm nhà nước có thể bị phạt tới 30.000 Euro. Những cuộc cắm trại biểu tình như hồi năm 2011 theo luật mới này có thể đối mặt với những hình phạt rất nặng. Thêm vào đó, bộ luật cho phép cảnh sát toàn quyền lưu trữ hồ sơ của người biểu tình, chống đối. Ba hình phạt nặng sẽ cộng lại thành một hình phạt rất nặng và theo đó có khả năng bị phạt tù giam 9 tháng, trường hợp nặng nhất có thể tới một năm. 

 
Những người vô gia cư ở Tây Ban Nha tương lai cũng sẽ phải chịu hình phạt tương đối nặng. Trường hợp có hành vi không tôn trọng nhân viên an ninh có thể bị phạt tới 600 Euro. Sử dụng hình của lực lượng an ninh mà không xin phép gây nguy hại tới an ninh của họ có thể bị phạt tới 30.000 Euro.


Với quyền lợi của người nhập cư vào Tây Ban Nha cũng bị luật mới này hạn chế tới mức tối đa. Theo đó cảnh sát biên phòng được phép trục xuất người tỵ nạn ngay khi vào đất Tây Ban Nha mà không cần phải qua tòa án. Điều này theo ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi không cho phép những người tỵ nạn có cơ hội đệ đơn tỵ nạn ở Tây Ban Nha. 

 
Điều đáng nói hơn cả, việc một chính quyền ở một nước được cho là pháp quyền như Tây Ban Nha, có thể tạo ra một bộ luật vi phạm quyền tự do dân chủ, bóp chết quyền tự do ngôn luận, chà đạp lên quyền biểu tình ôn hòa của công dân, đã vậy còn thông qua hạ viện với số phiếu áp đảo mà gần như không có bất cứ chính quyền nào ở trong EU cũng như Mỹ đả động tới. 
Tất nhiên, với đầu óc suy luận của các nhà dân chủ Việt Nam, luật ấy thông qua chỗ này nhưng còn phải qua chỗ kia. Thưa: Đảng PP nắm đa số ở mọi viện thì thông qua chỗ nào là việc hôm nay hay ngày mai. Vua chúa TBN ư? Thế kỷ 21 rồi, vua muốn giữ ngai thì ngậm miệng lại may ra mới yên thân. Can dự vào triều chính? Thời ấy đã qua lâu rồi!


********************************************
Chú thích: Cortes Generales là cơ quan quyền lực ở Tây Ban Nha tương tự quốc hội ở Việt Nam chia ra làm hai, một là Congreso de los Diputados, tương đương hạ viện và Senado, thượng viện. 
Ở thượng viện, nơi luật mới này chuẩn bị thông qua là các đại diện của các tỉnh, trung bình mỗi tỉnh có 4 người, trừ khu vực đảo và lãnh thổ ở hải ngoại. Số đại biểu sẽ tăng lên từng thập niên, tùy theo dân số, có nhiệm kỳ 4 năm và qua bầu cử gián tiếp. Thượng viện của TBN hiện nay bao gồm tổng cộng 266 đại biểu, trong đó đảng cầm quyền PP có 166 đại biểu, đảng PSOE có 66 đại biểu và các đảng còn lại có 34 đại biểu. 
*****************************************
Nguồn tham khảo thêm: 
- http://www.fr-online.de/politik/spanien-einschuechterung-fuer-die-sicherheit,1472596,29301338.html
- http://www.pravda-tv.com/2014/12/doppelte-standards-spanien-verschaerft-demonstrationsrecht/
- http://www.taz.de/!151039/

Karel Phung

Chuyện cũ đào lại: Diễn viên hài Dieudonné / Pháp bị bắt


Sau Charlie Hobdo, Pháp tăng cường kiểm duyệt báo chí. Bất kể ai chỉ trich đường lối của nhà nước, sử dụng từ ngữ nhằm vào lãnh đạo nhà nước Pháp có thể bị đối mặt với việc phải vào ngồi tù. Tự do sáng tác, hài ước, châm biếm,... tất cả đều sẽ bị kiểm duyệt chặt chẽ, không cho phép sử dụng nhằm để bôi bác xã hội. Chỉ cần những lời lẽ khó nghe đã đủ cho qui vào tội "ủng hộ chủ nghĩa khủng bố" và điều đó đã xảy ra với ông Dieudonné, một nghệ sĩ hài Pháp.
Dieudonné bị cảnh sát bắt
Khoảng 7 giờ sáng thứ 4, rất nhiều cảnh sát đã đột nhập vào nhà riêng sau đó khám xét và bắt ông Dieudonné ngay trước mặt của các con nhỏ của ông. Trong cùng ngày, trang web quenelplus.com của ông cũng không thể truy cập được với lỗi "Không thể kết nối".

Dieudonné M’bala M’bala - Một diễn viên hài và đồng thời là một người hoạt động chính trị người gốc Breton-Kamerun. Anh đã từng viết thư cho ông Bernard Cazeneuve, bộ trưởng bộ nội vụ Pháp và ca thán rằng, những người làm nghệ thuật như anh bị nhà nước Pháp kiểm duyệt quá chặt chẽ qua những hình thức như cấm diễn. Nhiều nước châu Âu còn thậm chí cấm nhập cảnh ví dụ như nước Anh.


Nội dung bức thư:

"Ngày hôm qua tất cả chúng ta đã cùng nhau diễu hành vì tự do và để chúng ta còn có thể còn tiếp tục xem những tiết mục hài ước để mà cười. Tất cả đại diện chính quyền bao gồm cả ông đều có mặt và cùng một mục tiêu.
Khi trở về tôi lại cảm thấy rất cô đơn. Hàng năm qua tôi trở thành mục tiêu của nhà nước và họ sử dụng tất cả các biện pháp nhằm vô hiệu hóa tôi. 


Bôi nhọ qua truyền thông, cấm trình diễn, kiểm tra thuế, tòa án, khám nhà, đơn kiện,... trong một thời gian ngắn bản thân tôi và gia đình đã trải qua 80 phiên tòa khác nhau.


Mặc dù vậy nhà nước vẫn chưa chịu dừng lại việc phá hủy cuộc đời tôi. Tám mươi phiên tòa.
Từ khoảng một năm qua tôi đã bị coi là kẻ thù lớn nhất của nhà nước Pháp bất kể là tôi chỉ muốn mua nụ cười hay cười về chính cái chết bởi vì chính cái chết đã cười về chúng ta như vụ Charlie là một ví dụ. 


Thời gian qua tôi mong muốn những người dưới quyền của ông chấm dứt nhưng bao nhiêu tuần trôi qua vẫn không có trả lời.
Thế nhưng khi tôi lên tiếng họ chẳng cần nghe cũng không muốn hiểu. Họ coi tôi là "Amedy Coulibaly" trong khi đó thực ra tôi cũng chỉ là Charlie. 
Họ chỉ quan tâm tới những điều gì tôi nói mà họ có thể bóp méo được để họ có cớ tiếp tục nổi giận. 
Thư ông bộ trưởng, tôi nghĩ rằng ông là người có thể nghe được lời tôi nói: Chúng ta chấm dứt đối đầu! 

Dieudonné M’bala M’bala"


-Karel Phung-



Kênh France 3 đưa tin, một học sinh Pháp 16 tuổi đã bị cảnh sát bắt đi sau khi công khai trên facebook một bức biếm họa ngụ ý "Charlie Hebdo là hàng rởm ....cũng không đỡ được đạn" để đáp trả bức biếm họa mà Charlie Hebdo mới xuất bản với lời bình "Kinh Coran là hàng rởm ....cũng không đỡ được đạn". 
Tất nhiên, nguyên văn tiếng Pháp hoặc dịch sang tiếng Việt có nhiều điểm khác biệt và nó có phần thô tục hơn. Nhưng vì đất có lề, quê có thói, có những thứ trong ngôn ngữ của người Pháp là bình thường nhưng của người Việt Nam ta thì thô thiển nên tôi không dịch nguyên văn theo từ. Tuy vậy xem đi xem lại, so sánh cả hai bức hình và đọc lời dịch của các bloger Đức cũng như sử dụng google translator, tôi cũng không thể nào phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy cậu bé 16 tuổi đang theo học Gymnasium (Trường dành cho học sinh khá và giỏi, khi tốt nghiệp sẽ vào thẳng đại học) có ý định kích động quần chúng hay ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. 
Việc học sinh 16 tuổi này bị bắt cho thấy nước Pháp quyết liệt với mọi đối tượng có ý kiến trái chiều và dường như giới bất đồng chính kiến ở Pháp sẽ phải đối mặt với những chính sách hà khắc nhất về quyền tự do ngôn luận.

Nguồn: http://france3-regions.francetvinfo.fr/pays-de-la-loire/2015/01/17/charlie-hebdo-nantes-un-adolescent-de-16-ans-poursuivi-pour-apologie-du-terrorisme-sur-facebook-634720.html

Tờ National Interest của Mỹ vừa cho biết, Washington cáo buộc Nga làm những điều mà chính mình cũng đang làm.
Mỹ làm tất đúng, người khác làm tất sai?
Tờ tạp chí “Lợi ích Dân tộc” (National Interest) của Mỹ vừa có bài viết cho biết, Hoa Kỳ đang cáo buộc Nga và các nước khác vì tội khiêu khích, mặc dù chính hành vi của họ cũng được gọi là khiêu khích.
Tác giả bài báo là ông Ted Galen Carpenter lấy ví dụ các tình huống Mỹ đang làm và so sánh chúng với Nga ở Syria và ở các nước Baltic, với Iran ở vùng Vịnh Ba Tư và với Trung Quốc ở Biển Đông.
Washington và các phương tiện truyền thông lên án Moscow can thiệp quân sự vào xung đột Syria, trong khi họ coi việc mình can dự vào đó giống như điều không thể tránh khỏi.
Mỹ tố cáo Nga can thiệp vào vấn đề Syria với danh nghĩa chống khủng bố lây lan sang Nga, trong khi đó, biên giới Mỹ còn xa hơn gấp bội. Syria chỉ cách biên giới phía nam của Liên bang Nga ít hơn 1.000 km, còn Mỹ thì ở cách xa nước này tới hàng vạn dặm.
Ở các nước Baltic, Mỹ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kép như vậy. Các nước vùng Baltic ở sát nách Nga, Moscow có mọi lý do để coi sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng lân cận lãnh thổ của Nga như một mối đe dọa. Nếu Nga cũng đưa quân đến một quốc gia cận kề Mỹ thì Nhà Trắng sẽ nghĩ sao?
Trong vùng Vịnh Ba Tư vào tháng 8, một tàu tuần tra nhỏ của Cộng hòa Hồi giáo Iran đã ngăn chặn và đi kèm tàu khu trục Mỹ. Nhà Trắng ngay lập tức gọi vụ việc là “một sự khiêu khích quái dị”. Trong khi đó, bất cứ nước nào cũng hành động tương tự khi có chiến hạm áp sát lãnh hải của mình.
Tác giả bài báo chỉ rõ rằng, suy nghĩ tự mãn của Hoa Kỳ: “Chúng tôi là người tốt, vì vậy tất cả mọi thứ chúng tôi làm, không thể là sai hoặc mang tính khiêu khích là ý nghĩ thiển cận và vô cùng nguy hiểm”.
Các chuyên gia nhận định rằng, chẳng có một tiêu chuẩn nào trên thế giới cho thấy cùng một sự việc mà người này làm là đúng mà người kia làm là sai, cũng giống như việc Mỹ có quyền làm tất cả, còn người khác không được phép làm, nếu làm là sai, nếu sai là bị trừng trị.
Ví dụ như trong quá khứ những chuyện Mỹ can thiệp vào nước này nước kia để thay đổi chế độ hoặc dung túng cho các quốc gia này, quốc gia khác ly khai, độc lập là chuyện không hiếm.
Những việc Mỹ thay đổi nhà lãnh đạo quốc gia theo tiêu chí “dân chủ hơn, tự do hơn” để tìm kiếm những người “biết vâng lời” cũng không phải là lạ. Thế nhưng, chính những nhà lãnh đạo đó, nếu về sau “đi chệch đường” là có thể biến ngay thành “độc tài, khát máu, phi dân chủ”.
Hoặc ví dụ như trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Kosovo đòi ly khai khỏi Serbia thì được Mỹ coi là những người đi tiên phong vì “Tự do, Dân chủ” và chỉ huy Liên quân NATO tấn công Serbia, bắt Tổng thống Slobodan Milosevic ra xét xử, còn hiện nay tình hình ở Ukraine, Gruzia thế nào thì chúng ta đã biết.
Ví dụ điển hình gần đây nhất là vừa qua, Mỹ đã liên tiếp cáo buộc Nga vô cớ can thiệp quân sự vào vấn đề Syria và đã năm lần bảy lượt ra “tối hậu thư” đối với Moscow, trong khi chính bản thân mình lại đang hết sức lộng hành ở Syria, không coi một quốc gia có chủ quyền ra gì.
Hôm 8/9, tờ Washington Post trích dẫn nguồn tin từ Washington cho biết, Mỹ đã hết kiên nhẫn đối với Nga và đưa ra “đề xuất cuối cùng” mang tính chất “tối hậu thư” cho Moscow về vấn đề Syria.
Washington Post cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra cho phía Nga đề xuất cuối cùng để đạt được thỏa thuận Syria và đang chờ quyết định của Moscow trong những ngày tới, rồi căn cứ vào đó sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề Syria.
Theo Washington Post, Washington đã chuyển đến đối tác Nga một thông điệp là họ đã cạn kiệt sự kiên nhẫn trong cố gắng để đạt được một nền hòa bình cho đất nước và nhân dân Syria.
Kế hoạch của Mỹ là kêu gọi các bên đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, chấm dứt các chuyến bay của không quân Syria và tiến hành chiến dịch không quân chung Nga-Mỹ chống các mục tiêu khủng bố, tờ báo Mỹ cho biết.
Nhà Trắng luôn nói là hết kiên nhẫn với Điện Kremlin nhưng họ có biết rằng, Nga và Syria cũng có ý nghĩ tương tự?
5 năm trước đây khi cuộc nội chiến chưa nổ ra, đời sống nhân dân Syria khá cao, đất nước luôn yên bình, nhưng từ khi Mỹ nêu cao khái niệm “Dân chủ”, xúi giục và hậu thuẫn các phe “đối lập ôn hòa” có vũ trang nổi lên tấn công quân chính phủ thì đất nước Syria mới loạn lạc như hiện nay.
_10150406
“Tiêu chuẩn dân chủ” của Mỹ ở Kosovo và Donbass khác hẳn nhau
Điều kiện tiên quyết của Mỹ là ông Assad phải “ra đi ngay lập tức” thì mới có hòa bình ở Syria. Tại sao lại không phải là việc Mỹ ngừng cung cấp tiền bạc và vũ khí cho phe đối lập ôn hòa? Tại sao lại không phải là việc các nhóm phiến quân đối lập phải buông súng để đổi lấy hòa bình cho nhân dân?
Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad chính thức nhờ Nga giúp đỡ trong cuộc chiến chống khủng bố, còn Mỹ là vị khách “không mời mà đến” vậy mà Mỹ cứ suốt ngày ra tối hậu thư cho Nga phải chấm dứt các hành động giúp đỡ chính quyền Syria là vì sao?
Tại sao Moscow không có quyền nói rằng, Nga đã “hết kiên nhẫn” đối với Washington. Liệu Điện Kremlin có được quyền ra “tối hậu thư” đòi Mỹ phải chấm dứt can thiệp vào Syria, ngừng hỗ trợ các nhóm khủng bố và phiến quân, đồng thời khuyên chúng giải giáp và thay đổi chế độ theo con đường bầu cử?
Nhà Trắng còn đòi không quân Syria phải chấm dứt các chuyến bay oanh tạc vào các vị trí khủng bố và đối lập, chỉ có Nga và Mỹ được phép “phối hợp tấn công khủng bố”.
Nhà của người ta, đất của người ta, ông Obama có quyền gì đưa quân, đưa máy bay trái phép vào Syria rồi ra điều kiện ngược với chính quyền hợp Hiến của nước sở tại? Thế nhưng Mỹ vẫn làm và ai can thiệp vào thì hãy coi chừng, đòn thù hội đồng lập tức giáng xuống đầu.
Trên đây là những ví dụ điển hình cho việc “cái gì Mỹ làm cũng là đúng, người khác làm chắc chắn là sai”, là sự thể hiện rõ ràng nhất của cái “tiêu chuẩn kép” đang được Washington trưng bày ở khắp nơi trên thế giới.
Huy Bình – DVO

Karl Marx - Rất phù hợp với thời đại nhưng nhiều hiểu lầm


25 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, chúng ta còn học được gì từ Marx? Giáo sư triết học Andreas Arndt trả lời cuộc phỏng vấn trên đài "Deutschlandradio Kultur" ngày 20 tháng 11 năm 2014, ngày triết học thế giới, cho rằng rất nhiều điều hiểu sai về Marx và giáo sư cũng tiết lộ vì sao quá nhiều người hiểu sai về Marx như vậy.

Dieter Kassel: Hôm nay là ngày triết học thế giới và sự trùng hợp ngẫu nhiên cũng là 25 năm 11 ngày về trước là thời điểm kết thúc của nhà nước cộng hòa dân chủ Đức. Tất cả những điều đó với chúng ta còn rất mới khi cuộc tưởng niệm mới diễn ra vào hôm cuối tuần vừa qua. Nhân sự trùng hợp này chúng ta sẽ không đề cập về nhà triết học nào khác mà sẽ nói về Karl Marx. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đàm thoại với giáo sư Andreas Arndt, hiện là giáo sư triết học của trường đại học Humboldt - Berlin. Xin chào giáo sư Arndt.

Andreas Arndt: Xin chào anh!

Dieter Kassel: Chúng ta cùng nhau đi về đề tài có liên quan tới những ngày này. Chúng ta có quan niệm khác đi về Marx so với 25 năm về trước?

Andreas Arndt: Chắc chắn rồi. Tuy vậy không phải do kết quả chính trị 25 năm về trước mà do thời gian nghiên cứu thêm đã giúp nhiều vấn đề sáng tỏ hơn.  Hiện nay như anh biết, bộ tác phẩm Marx - Engels toàn tập hiện đang được xuất bản với rất nhiều nội dung mới quan trọng. Cuốn "Tư bản luận" cùng với các bản thảo trước đó được xuất bản khiến cho chúng ta thấy rõ thông tin Friedrich Engels muốn chuyển tới, rất thông minh. Bên cạnh đó là các bản thảo của Marx cho thấy sự hình thành rõ của tác phẩm ra sao mà nếu tiếp cận chúng ta sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác.

Dieter Kassel: Hiện nay việc xuất bản cùng một lúc tất cả các tác phẩm khiến cho người ta đặt ra một câu hỏi: Ai còn quan tâm tới nó nữa? Các sinh viên của giáo sư họ phản ứng thế nào? Thế hệ đó là những người không có mối liên hệ nào, chưa từng trải qua giai đoạn tồn tại của chủ nghĩa xã hội. Họ tìm gì ở Marx?

Andreas Arndt: Mối quan tâm tới các tác phẩm đó đã từng tồn tại và mãi luôn như vậy. Tôi nói ví dụ như 25 năm trước trong trường đại học "Freien Universität Berlin" tôi từng có bài giảng về Marx, tức là vào đúng thời điểm đông Đức sụp đổ. Khi ấy có rất nhiều sinh viên từ đông Đức qua, đầu tiên chỉ là để biết người phương tây nghĩ gì về Marx.
Thời kỳ sau đó là thời Marx có vẻ không còn hợp thời và sinh viên gần như không quan tâm tới. Nhưng tới khi kinh tế lâm vào khủng hoảng thì mối quan tâm về Marx trở lại. Ví dụ như trong một khóa học tôi có giảng về cuốn thứ ba của Marx, nếu người đọc hiểu thì nội dung có thể giúp người ta hiểu rõ về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Kể từ khi khủng hoảng tài chính sinh viên quan tâm nhiều hơn tới Marx. Hàng ngày họ tới giảng đường với những bài báo của các tờ như Handelsblatt, Tagesspiegel,... và trao đổi, cái này đúng, cái kia không và quan điểm của Marx ra sao.
Mối quan tâm về Marx được khẳng định qua một sự kiện khác cách đây hai năm: Khi ấy trường đại học Humboldt đã tổ chức hội nghị quốc tế về Karl Marx lớn nhất. Người đứng ra tổ chức là đồng nghiệp của tôi, bà Rahel Jaeggi và hội trường không còn một chỗ nào trống tới mức người ta không thể vào được bên trong. Có thể nói người ta quan tâm tới Marx ngày một nhiều hơn, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Trong số những người đó, theo tôi nghĩ chỉ có khoảng 20% là những người đảng cánh tả cũ, còn lại là giới trẻ, quan tâm tới Marx.

Dieter Kassel: Sinh viên của ông mang tới những bài báo, ví dụ của Handelsblatt và họ muốn sử dụng triết học để giải thích những vấn đề đó. Giáo sư có bao giờ nói cho họ hiểu rõ rằng, sự kiện " Lehman Brothers" đã được Karl Marx cảnh báo chúng ta từ rất lâu?

Andreas Arndt:Liệu Marx có từng cảnh báo hay không là một câu hỏi. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện giờ theo tôi phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó là yếu tố tài chính, chính trị, phụ thuộc vào những điều gì đã được bỏ ra khỏi hiệp ước Bretton-Woods. Tuy vậy về căn bản dẫn tới quá trình đó có thể Marx đã từng nói qua và nếu ở góc độ những người có cái nhìn đơn giản nhất, tức là với những người cần phải cần phải nhắc lại rằng, tiền không bao giờ tự sinh ra tiền như Marx từng nói.
Tức là đồng tiền không thể nào tự nhiên sinh sôi nảy nở mà nó phải dựa vào những qui trình khác. Marx chính là người tìm cách làm rõ những qui trình đó. Và trong thời kỳ hiện nay khi ngành tài chính kinh tế gần như trở nên độc lập và dường như nó tách ra khỏi nền kinh tế, nơi được cho là làm ra lợi nhuận khiến cho nó chẳng còn liên quan gì với lĩnh vực sản xuất như khái niệm cổ điển trước kia.
Tôi nghĩ về sai lầm đó Marx có thể chỉ cho chúng ta thấy rõ nguy cơ phải đối diện khi sự độc lập của nó ngày càng thấy rõ. Trong cuốn thứ ba "Tư bản luận" của Marx chúng ta có thể tìm thấy những điều đó và cho thấy dường như những bài báo mà các sinh viên của tôi mang tới quả thực có mối liên hệ rõ ràng.

Dieter Kassel: Một điều thực tế trước khi kết thúc, theo lịch sử và kể cả ngày nay: Theo giáo sư ai là người hiểu sai những điều của Marx, cánh tả hay những người bảo thủ?

Andreas Arndt: Tôi nghĩ rằng tất cả các bên đều hiểu sai ý của Marx. Những người bảo thủ luôn tìm cách lặp lại những hiểu sai về Marx của cánh tả để người ta đánh giá về Marx khác đi. Về thực tế, trọng tâm Marx hướng tới là quyền tự do cá nhân - Điều mà cho tới nay vẫn chưa có ai hiểu được ý của Marx.

Cá nhân tôi cho rằng điều mà người ta hiểu sai nhiều nhất về Marx là họ không hề thấy toàn bộ mục tiêu của Marx chỉ nhằm mục đích duy nhất là trong điều kiện của cuộc sống hiện đại tạo ra một mô hình xã hội mới. Trong điều kiện cuộc sống hiện đại tức là thực tế mục tiêu của Marx nhắm tới chủ yếu là quyền tự do cá nhân, điều đã được thể hiện rõ trong “Tuyên ngôn cộng sản”.
Cách đây chưa lâu tôi có trò chuyện với một công dân cũ của DDR. Ông ấy nói với tôi rằng điều chúng ta hiểu sai về Marx là quyền tự do cá nhân bị đặt dưới tập thể. Chính vì thế chúng ta đã hiểu ngược lại nên cũng làm ngược lại. Nhưng ý của Marx hoàn toàn ngược lại, đó là quyền tự do cá nhân được đưa lên hàng đầu.
Ngoài ra còn một số điểm khác cần phải đề cập tới, ví dụ về khía cạnh kinh tế. Trong đó Marx muốn tìm ra một cấu trúc xã hội kiểm mới, theo tôi đó là xã hội hậu tư bản và mục tiêu là quyền sở hữu cá nhân. Ý của Marx ở đây đề cập tới xã hội hậu tư bản là quyền sở hữu cá nhân của người lao động trong sản phẩm họ tạo ra. Điều này có quá nhiều người hiểu lầm tới mức tai hại khiến họ luôn nghĩ rằng đó là sản phẩm tiêu dùng. Nói cho rõ là mỗi người lao động có những thứ như bàn chải đánh răng, xe hơi, tủ lạnh hoặc bất kể mặt hàng tiêu dùng nào khác, là những thứ mà Marx không hề đề cập tới. 
Karel Phung'blog

Một nửa sự thật khác về trại tập trung tại liên bang Nam Tư trên truyền thông phương tây


Trại tập trung - KZ (Viết tắt của tiếng Đức: Konzentrationslager)
Hôm trước tôi đã dịch bộ phim lột trần sự dối trá của bộ quốc phòng Đức cho việc tấn công liên bang Nam Tư vào năm 1999:

Và dưới đây là một trong những tấm hình được NATO, đặc biệt là Mỹ sử dụng cho việc tuyên truyền cho sự tồn tại của trại tập trung ở Kosovo nhằm lôi kéo sự ủng hộ của người dân cho cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Nhìn bức hình, nếu nó được đặt ở bìa tạp chí Times, bạn nghĩ sao? Và quả thật, truyền thông của Mỹ đã sử dụng nó để tuyên truyền với người dân Mỹ về điều đó với hiệu quả vô cùng lớn:
Chắc chắn có tới 99,99% người dân thường, có lẽ cả tôi và bạn vào thời điểm ấy đều cho rằng, đó là sự thật hiển nhiên!
Nhưng cho dù một bức hình có thể thay hàng ngàn lời nói thì bức hình này cũng chưa nói được tới được một nửa sự thật!
Sự thật khác: Bức hình được trích ra từ một video đoàn báo chí phương tây phỏng vấn đoàn người lánh nạn vì NATO không kích. Người được phỏng vấn trong video liên tục khẳng định sẽ trở về nhà sau khi tình hình yên ổn trở lại và không có gì khó khăn. Người đàn ông cởi trần nhìn ốm yếu ban đầu đứng mãi ở hàng sau, phóng viên gọi tới và muốn kéo sang bên này hàng rào. Anh ta tới trước hàng rào, nói vài câu rồi mặc chiếc áo cộc tay cầm ở tay phải lên người, chui qua hàng rào sang chỗ các phóng viên đứng.

Video được truyền thông sử dụng, cắt xén để tuyên truyền. Người thực hiện cuộc phỏng vấn là Penny Marshall, đạo diễn và nhà làm phim Mỹ. Người đàn ông trả lời bằng tiếng Anh có tên Mekmed:  https://www.youtube.com/watch?v=vXrM8A8akF8

Trích dẫn đoạn đối thoại:

Mekmed: Tôi tên là Mekmed
Penny Marshall: Vì sao các anh chạy tới đây? Việc gì đã xảy ra?
Mekmed: Tôi nghĩ rất im ắng ..... Chẳng có gì cả, chỉ là quá nóng
Penny Marshall: Các anh ngủ ở ngoài trời sao?
Mekmed:  Không, chúng tôi ngủ trong nhà
Penny Marshall: Họ đối xử với các anh có tệ lắm không?
Mekmed: Không, không, không, rất tốt
Penny Marshall: Rất tốt?
Mekmed: Không, không, đây là trại tỵ nạn, không phải trại tập trung
Penny Marshall: Các anh tới đây bằng gì?
Mekmed: Bằng xe buýt

Đám đông trở nên ồn ào khi phóng viên Penny Marshall đột nhiên yêu cầu người đàn ông ốm yếu cởi áo và đi ra phía trước. Hình ảnh trong video cho thấy rõ đoàn phóng viên ở bên trong một căn nhà có hàng rào và đoàn người đứng ở bên ngoài xem, có lẽ vì hiếu kỳ. Mekmed ở đoạn sau có nói rằng anh ta rất lạc quan và có thể sẽ trở về nhà trong vài ngày tới.

Tuy nhiên hình ảnh được cắt ra từ video ngày nay đang được sử dụng làm bằng chứng tại tòa án quốc tế Den Haag.
  Karel Phung

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Putin: Nền dân chủ phương tây không hề tồn tại!

(Trích đoạn cuộc phỏng vấn của truyền thông Pháp với ông Putin)

Putin: Tôi muốn nhắc lại thời kỳ đầu của chế độ thuộc địa tại châu Phi. Người châu Âu khi đó mang luật pháp và các qui định của họ tới áp dụng tại châu Phi. Khi đó người châu Âu gọi là "khai hóa văn minh" cho người châu Phi. Và tôi có cảm giác, "truyền thống khai hóa văn minh" của người châu Âu có từ đó. Chỉ có điều ngày nay người ta sử dụng từ khác, đó là "dân chủ hóa". Ngày nay người châu Âu luôn sẵn sàng "dân chủ hóa" nơi nào họ cảm thấy có thể chiếm giữ chắc chắn được. Trên thế giới này tồn tại rất nhiều nền văn minh cổ đại và  các nền văn hóa khác nhau đáng lý ra chúng ta nên tôn trọng!

Phóng viên Pháp: Ngài tin rằng mô hình dân chủ kiểu phương tây không thích hợp với nước Nga?

Putin:  Anh có thể cho tôi biết, mô hình dân chủ của phương tây là cái gì không? Ví dụ ở nước Pháp có mô hình dân chủ khác, ở Mỹ lại có mô hình dân chủ khác.

Một chính trị gia Pháp từng nói với tôi: Dù là bầu cử thượng viện, hạ viện hay tổng thống, ở Mỹ, nếu không có rất nhiều tiền thì đừng bao giờ nói tới việc tham gia ứng cử. Không có nhiều tiền trong túi thì cũng đừng nghĩ tới việc thắng cử. Dân chủ ở chỗ nào vậy các bạn? Nền dân chủ đó là của ai, cho ai? Dân chủ cho những người có rất nhiều tiền hay sao?

Tiếp theo là tại Mỹ theo chế độ tổng thống, ở Anh vẫn là chế độ quân chủ. Đó là tất cả những gì đại diện cho nền "dân chủ phương tây". À, vậy ra nền dân chủ phương tây thực chất không hề tồn tại và cũng không hề có một khuôn mẫu nhất định và nói đúng hơn: Nền dân chủ phương tây không hề tồn tại!

Tôi không lấy những ví dụ từ nước Pháp, vì đó là nơi tôi chuẩn bị tới thăm. Tôi lấy ví dụ anh bạn của tôi ở Anh, Tony Blair. Tôi tin rằng các anh phải thừa nhận với tôi, đảng của anh ấy đã thắng cử nhờ sự lãnh đạo của Tony Blair. Tức là người bầu cử tin tưởng vào đảng của anh ấy, vào chương trình của anh ấy và cả cá nhân anh ấy.   Đáng lý ra anh ấy và đảng anh ấy thắng cử thì anh ấy phải thành thủ tướng. Nhưng rồi những người sáng lập đảng cho anh ta rời khỏi chức vụ lãnh đạo đảng, đưa ông Braun vào thế chân. Tony Blair ra đi, Braun vào thế chân và bỗng dưng ông Braun thành thủ tướng Anh mà không cần qua bầu cử! Không cần phải bầu!

Như vậy là dân chủ hay sao? Vâng, đó là dân chủ, nhưng dân chủ thế nào thì các anh nhìn thấy rõ. Và cho dù nền dân chủ ấy tốt hay xấu thì đó vẫn là sự thật không  thay đổi.

Tôi cũng từng tranh luận rất nhiều với người Mỹ về dân chủ. Khi tôi đề cập tới việc bầu cử ở Mỹ, tôi hỏi vì sao một người được dân bầu nhiều hơn mà lại không trúng cử, thay vào đó là một người khác. Nước Mỹ có một hệ thống bầu cử rất khác biệt.

Rồi người Mỹ nói với tôi: Chúng tôi làm như vậy từ lâu và đã quen vậy rồi, đừng can thiệp vào việc đó của chúng tôi. Và rồi chúng tôi cũng chẳng nói gì thêm.

Vậy thì tại sao các vị muốn can thiệp vào việc đó của nước Nga? (Hỏi 2 nhà báo Pháp). Chúng tôi vẫn làm được tất cả mọi việc mà không cần tới các vị!


(http://karelphung.blogspot.com/2014/03/putin-nen-dan-chu-phuong-tay-khong-he.html)

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Lại chuyện gì nữa đây?




                                                     @ Công Lý
           

Những ngày đầu xuân không ai muốn nói chuyện không vui, mà chỉ mong muốn cầu chúc cho nhau trong năm mới thật nhiều may mắn, nhiều niềm vui và hạnh phúc. Trên mọi miền quê, sắc xuân đang tràn về mang nhiều niềm vui và hứa hẹn nhiều điều tốt lành đến từng nhà trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam... Nhưng sự thật thì không như chúng ta mong đợi, bởi lẽ một số người lại làm những việc trái với luân thừng đạo lý trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới để tranh thủ làm những chuyện đáng ra không nên làm, phải chăng điều đó đã trở thành bản chất của những con người như vậy. Trong mấy ngày đầu xuân lang thang trên mạng gặp không ít “chuyện bịa như thật”, đa dạng về chủ đề nhưng thiên về “chủng loại” châm chọc, nói lấy được theo dụng ý cá nhân. Nổi bật trong số đó, phải nói tới bài viết của tác giả Trần Thảo (Danlambao) với tựa đề “Hồ Chí Minh: Người yêu nước hay kẻ cơ hội”.
Thực tình tôi không biết tác giả bài viết là ai? Đang làm gì? Và sống ở đâu?, nhưng không phải tôi “nói xạo” mà qua đọc nội dụng bài viết cơ bản tôi đã phác họa được con người thực của Trần Thảo rồi. Bình thường chắc có lẽ trong cuộc sống, tâm tính tốt - xấu của mỗi người rất khó đoán định, chỉ khi tâm tính ấy bộc lộ ra bên ngoài bằng hành động, việc làm hàng ngày của mỗi người thì mới thấy rõ tâm can của con người đó... Cho nên sự bộc lộ của tác giả Trần Thảo qua bài viết của mình đã nói lên tất cả điều đó. Theo tôi “cái tài” của tác giả “chuyện gì” cũng có thể hư cấu như thật, không trừ một ai, không bỏ qua một thủ đoạn nào, thể hiện “đẳng cấp” của kẻ chuyên dựng chuyện, nói xấu người khác, phải chăng đây là tâm tính và là bản chất thực của con người tác giả. Tại sao tôi lại nói như vậy? xin thưa đến như Cụ Hồ Chí Minh mà Trần Thảo còn dám viết rằng Hồ Chí Minh nếu yêu nước đã không nướng cả triệu thanh niên nam nữ miền b́ắc , khiến họ sinh bắc tử nam, trong dã tâm xâm lược thôn tính miền nam Việt Nam. Công tích gì cho tập đoàn CSVN nói chung và HCM nói riêng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập nước nhà?”. Đúng là kẻ chuyên buôn chuyện, bán nước bọt để kiếm lời. Chắc có lẽ Trần Thảo không biết, không nghe, không đọc, không được “dạy” đến nơi đến chốn về lịch sử truyền thống của dân tộc, phải chăng “chữ thầy lại trả thầy” để cố tình quên và lờ đi. Xin thưa rằng với dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh là sự kết tinh những gì tốt đẹp, ưu tú nhất của trí tuệ và tư tưởng, tình cảm và đạo đức, nhân cách và lối sống của con người và dân tộc Việt Nam. Người tiêu biểu cho cốt cách và bản lĩnh của dân tộc, cho bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Tinh hoa của dân tộc, lương tâm và khí phách của thời đại đã được thể hiện chân thực và cảm động, trong sáng và đẹp đẽ, cao thượng và bất khuất qua con người, cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh không chỉ có dân tộc Việt Nam kính phục mà Người được thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, được toàn thế giới kính phục. Khi nhắc đến Người, họ biết tới Việt Nam và khi nhắc tới Việt Nam họ nhớ ngay tới Hồ Chí Minh. Tên Người được nhiều nơi trên thế giới đặt cho tên quảng trường, tên đường, công viên ở đất nước của họ. Những miền đất mà xa cách Việt Nam cả triệu cây số, thậm chí bên kia của trái đất. Bởi vì tư tưởng của Người là ngọn cờ cho các dân tộc nhiều nơi trên thế giới noi theo đặc biệt là các dân tộc thuộc địa, những nơi chịu cảnh áp bức, bóc lột từ thực dân, đế quốc...
Một điều đáng trân trọng nữa, không phải bất cứ ai hoạt động và sáng tạo trong lĩnh vực văn hoá đều là nhà văn hoá, mà chỉ được thừa nhận là nhà văn hoá nếu chủ thể hoạt động và sáng tạo đó vươn tới tầm cao của tri thức văn hoá, khoa học…ở thời đại, để từ đó sáng tạo ra những giá trị văn hoá đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nền văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh vượt lên trên những tiêu chí đó để xứng đáng là nhà văn hóa lớn của thế giới. Bởi thế, UNESCO đã đánh giá: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất của sự khẳng định dân tộc, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, sự đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng nghìn năm, và những lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Ấy vậy mà tác giả dám hàm hồ chì chiết, bịa đặt một cách lố bịch, nhố nhăng đến như vậy. Thử hỏi ai nghe, ai học được cái “nhân cách” sống đó của tác giả. Phải chăng đó là sự ngụy tạo, tát nước theo mưa, ăn tiền của những kẻ đang cố tình làm xấu đi hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phá hoại sự bình yên của dân tộc Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế.
Chưa dừng lại ở đó! trong bài viết của tác giả còn nhiều điều đáng phải lên án lắm. Tôi xin trích thêm để mọi người thấy rõ tâm địa, bản mặt của Trần Thảo là người thế nào. Trần Thảo than rằng Ôi Hồ Chí Minh, một kẻ cơ hội "vĩ đại", đã chết từ thời tám hoánh rồi, nhưng tượng của ông vẫn tràn ngập miếu đền, trường học, cơ quan, hình ảnh của ông vẫn là tấm bình phong cho lũ tay chân bám vào để thống trị dân tộc, gây ra những oan nghiệt, những sầu thảm, đau thương cho dân tộc Việt Nam này. Biết đến bao giờ?”. Thưa tác giả! Nên nhớ rằng, lòng tin và sự tôn kính của người dân đối với ai đó là không bao giờ có sự gượng ép, bắt buộc, là nhẽ thường ở đời, là sự tôn kính của cả dân tộc dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi chúng ta cũng phải hiểu rằng, thành tựu của đất nước có được như hôm nay có sự đóng góp của bao thế hệ, trong đó có các bậc tiền nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ta cũng biết rằng còn nhiều việc phải làm để khắc phục một số hạn chế, yếu kém mà các nhà lãnh đạo hôm nay đang cố gắng bằng những hành động cụ thể trong thời gian qua cùng với nhân dân cả nước đồng lòng đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, phát triển; đồng thời tạo nên tiếng nói, góp sức đấu tranh loại bỏ những thói hư tật xấu đang tồn tại trong xã hội đi ngược lại lợi ích của dân tộc như hành động của tác giả Trần Thảo và một số người đang làm nhằm phá hoại lòng tin yêu, kính trọng của nhân dân với Bác Hồ, hòng làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

NGHỊCH LÝ “ DÂN CHỦ”, “ NHÂN QUYỀN” Ở HOA KỲ





                                             @     Tiến Thành (từ Sài Gòn gửi cho BBC).

Không chỉ các nhà “dân chủ”, “nhân quyền” mạng Việt Nam, mà ngay cả các nhà “dân chủ”, “ nhân quyền” “xịn” ở Hoa Kỳ cũng bị shock khi theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 58, để bầu ra Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Và cho đến nay cú shock đó vẫn chưa qua khi cuộc chiến giữa Tổng thống Trump với thể chế Tam quyền phận lập vẫn đang tiếp diễn. Ngày 3/2, Thẩm phán James Robart ra Phán quyết ủng hộ đơn kiện của ông Bob Ferguson (Tổng chưởng lý Washington ) trong đó đề nghị bác bỏ các điều khoản chính của sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Trump. Phán quyết này theo Hiến pháp Hoa Kỳ lập tức có hiệu lực. Ông Robart nói việc tạm ngừng thực hiện sắc lệnh được áp dụng trên phạm vi toàn nước Mỹ. Giới báo chí bình luận rằng “Hiến pháp đã thắng thế. Không ai ở trên luật pháp, kể cả việc bác bỏ sắc lệnh của tổng thống”.
Theo dõi các cuộc tranh cử trên diễn đàn ở vào giai đoạn cuối của cuộc tranh cử, người dân và các thành viên của hai đảng chính trị truyền thống- Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa người ta không khỏi ngỡ ngàng để rồi đi đến thất vọng. Nhiều vấn đề người dân Hoa Kỳ quan tâm thì không thấy đâu. Nói cho đúng  thì được đề cập tới rất ít. Tất nhiên do sức ép của cử tri và do báo chí chắt lọc thì những vấn đề lớn của xã hội, quốc gia rút cuộc cũng được đề cập đến.
Những ai theo dõi cuộc bầu cử đều có thể thấy: Các cuộc tranh cử tay đôi giữa bà cựu ngoại trưởng, Hillary Clinton và ông Donald Trump...đã công kích vào nhau chủ yếu vào đời tư, thậm chí không cần lập luận hoặc chứng cứ gì. Chẳng hạn tại  cuộc tranh tranh cử ở bang North Carolina, ông Trump nói  rằng bà ngoại trưởng Hillary Clinton “không đủ năng lực điều hành đất nước vì...đã để ông Bill Clinton ngoại tình… Ông nói: “Nếu bạn không thể quản lý gia đình mình, bạn không thể điều hành Nhà Trắng”. Bà Hillary Clinton thì được nhiều cử tri “bằng xương, bằng thịt” sự có mặt của họ tại những cuộc tranh cử để ủng hộ Bà ngoại trưởng bằng cách tố cáo ông Trump đã có hành vi sàm sỡ chính mình...            
Về thể chế bầu cử, những ai đọc kết quả bầu cử cuối cùng không khỏi suy nghĩ về nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, công bằng và chính xác... có thật sự được bảo đảm trong cuộc bầu cử lần này không.
 Trong tổng số 538 phiếu “đại cử tri” ông Donald Trump giành được304, Bà ngoại trưởng giành được 227. Thế nhưng số phiếu phổ thông thì ngược lại Bà Ngoại trưởng lại bỏ xa ông Trump tới trên 2 triệu: Bà Hillary Clinton giành được 65.844.610 phiếu, trong khi ông Trump chỉ giành được 62.979.636 phiếu. Tuy nhiên đây là một câu chuyện dài về lịch sử thể chế bầu cử của đất nước được cho là đi đầu trong việc bảo về những nguyên tắc Tự do, Bình đẳng và khách quan công bằng. Gần đây nhiều công dân Hoa Kỳ cho rằng sự tồn tại khác biệt- giữa Đại cử tri với cử tri phổ thông đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng ở đất nước mà Chính phủ tự xem mình là “chuẩn mực” về nhân quyền của thế giới!
Không những thế, trong cuộc bầu cử này đã có nhiều nhân tố khác có thể đã làm sai lạc kết quả bầu cử. Chẳng hạn như các thông tin về kết quả điều tra xã hội học (được xem là đáng tin cậy trong nhiều sự kiện, thì nay ) trong cuộc bầu cử lần này đã làm sai lạc kết quả bầu cử. Báo chí đưa tin vì không ít người vì quá tin vào kết quả thăm dò dư luận xã hội thắng lợi đã nghiêng về bà cựu ngoại trưởng (từ  kết quả thăm dò nghiên về bà Ngoại trưởng quá lớn)  nên họ không cần đến hòm phiếu thì kết quả cũng không vì vậy mà thay đổi!
Chính ông Trump ngay trong cuộc bầu cử đã không dưới hai lần cho rằng truyền thông Hoa Kỳ là không công bằng, là tồi tệ (với ý nghĩa nó đã đánh lừa dư luận xã hội). Tác động từ Nga vào cuộc bầu cử không chỉ được giới chính trị trong nước Mỹ bình luận mà đã thật sự trở thành một cuộc chiến ngoại giáo  Nga-Mỹ. Ngày 09 tháng 12, Cơ quan tình báo Trung ương (CIA) đã ban hành một đánh giá gửi đến các nhà lập pháp tại Thượng viện Hoa Kỳ, nói rằng: một thực thể Nga đã hack Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC) và chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, ông John Podesta để giúp Donald Trump. Cục Điều tra Liên bang (FBJ) cũng đồng quan điểm. Tổng thống Barack Obama ra lệnh điều tra về vụ can thiệp này.  Liên quan tới việc cáo buộc Nga chịu trách nhiệm cho loạt tấn công mạng nhằm vào các tổ chức chính trị của Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống này, ngày 28-12, tổng thống Barack Obama phát lệnh trục xuất 35 nghi phạm Hoa Kỳ làm gián điệp ở Nga và áp lệnh trừng phạt với 4 quan chức cao cấp của hai cơ quan tình báo Nga. Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố đóng cửa hai cơ sở giải trí ở New York và Maryland, cho rằng chúng đã được sử dụng cho các hoạt động tình báo của Nga.
Về tâm trạng người dân, theo Richard Haas, Giám đốc tổ chức “think tanh” (Hội đồng về quan hệ ngoại quốc-Council on Foreign Relations): “tâm trạng đa số người dân tại nước Mỹ thời gian này là sự lo lắng bao trùm, nếu không muốn nói là sự tức giận tuyệt đối. Sự giận dữ nhằm vào Phố Wall, người Hồi Giáo, các hiệp định tự do thương mại, … Nhiều người sợ rằng việc làm của họ sẽ biến mất bởi sự cạnh tranh từ nước ngoài, hoặc được chuyển sang các nước khác”, đặc biệt là từ hành hóa Trung Quốc.
Sau khi nhậm chức, mệnh lệnh hành pháp (executive order) đầu tiên được ông Donald Trump ký (ngày 23-1- 2017 chỉ 2 ngày nhậm chức) với nội dung: Mỹ rút khỏi hiệp định thương mại TPP (có tầm vóc lịch sử, vốn đã kết thúc đàm phán dưới thời Tổng thống Obama). Tiếp đó ngày 28/1, ông Trump ký Sắc lệnh “Yêu cầu tạm thời không nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đồng thời cấm người nhập cư từ 7 quốc gia Hồi giáo” (bao gồm  Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Yemen và Syria) kể cả những người có thẻ xanh vào Mỹ.
Các phương tiện thông tin Hoa Kỳ, trong đó có nhiều hãng thông tấn báo chí lớn đã đưa ra những đánh giá, nói cho đúng hơn là những chỉ trích ông Trump về nhiều mặt, không chỉ về năng lực, nhân cách mà còn về quan điểm chính trị. Chẳng hạn  như hãng CNN đưa ra kết quả thăm dò dư luận rằng, trong số những người ủng hộ ông Trump “đa số là người da trắng”, “đàn ông nhiều hơn đàn bà”… Họ “đồng cảm với ông Trump về quan điểm kỳ thị chủng tộc với người nhập cư”...
Vậy suy đến cùng nguyên nhân nào khiến cho ông Trump thắng cử, trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của nhà tỷ phú bất động sản Trump, trong đó có cả những nghịch lý của nền dân chủ và nền báo chí Mỹ. Chẳng hạn:
Nhà tỷ phú Trump đã không chiều lòng giới tinh hoa mà “đánh trung” tâm lý (chỉ là tâm lý) của người lao động và ông đã dùng văn hóa của “chủ nghĩa dân túy” trong các cuộc vận động bầu cử. Trong nhiều cuộc tranh cử ông cảm thông với thực trạng, công dân Mỹ thiếu công ăn việc làm. Ông lục tìm quá khứ, chính sách của chính quyền cựu tổng thống Bill Clinton. Chẳng hạn ông  Bill Clinton đã thông qua Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA);  ông Trump lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà bà Clinton đã từng hậu thuẫn khi còn là ngoại trưởng Mỹ. Ông còn  thẳng thừng tuyên bố sẽ buộc Apple ngừng sản xuất iPhone ở Trung Quốc và đưa các nhà máy về Mỹ. Những lời lẽ này như “ mật ngọt rót vào tai” cử tri Mỹ!
Ông Trump đã đưa ra khẩu hiệu đánh đúng lòng tự trọng và chủ nghĩa dân tộc của cử tri:Đó là với khẩu hiệu “ Nước Mỹ trên hết”. Nếu như chính sách của những người tiền nhiệm một mặt xây bảo đảm sự phát triển kinh tế Hoa Kỳ của quốc gia bằng “bàn tay vô hình” (tự phát!) đồng thời dùng nguồn lực hạn hẹp của Hoa Kỳ để phát huy vai trò siêu cường toàn cầu, nói cách khác là bảo vệ “ giá trị mỹ”, bảo vệ đồng minh, can thiệp vào công việc của nước khác...thì nay ông Trump tuyên bố sẽ xem xét lại tất cả.
Thêm nữa, không thể không nói tới vai trò và tác động mang tính nghịch lý của truyền thông “dân chủ” ở quốc gia này. Giới tinh hoa truyền thông Hoa Kỳ nghĩ rằng, họ luôn và đã định hình dư luận nói chung, trong cuộc bầu cử lần thứ 58 nói riêng. Đó là ủng hộ cho Bà ngoại trưởng. Nhưng rút cuộc do người dân đã mất lòng tin đối với giới truyền thông- do người dân “chán ghét các phương tiện truyền thông hàng đầu” luôn “ đánh bóng” một ứng nào đó, “Họ không chú ý đến những thiếu sót của ông Trum,” (Jeff Steinberg biên tập viên Executive Intelligence Review nói với Sputnik). rút cuộc truyền thông Mỹ đã  đem lại lợi thế cho ông Trump.
Kết quả người tuyên bố “ nước Mỹ trên hết” là hình ảnh mà báo Đức đã đưa: Ông Trump- tay trái cầm gươm còn dính máu, tay phải thì cầm “ thủ cấp” của Nữ thần tự do với dòng chữ “ America first”! (xem Thời báo “Tạp chí Đức lên tiếng chuyện tranh biếm họa ông Trump chặt đầu tượng Nữ thần tự do” 06/02/2017 07:43:29).
Tóm lại cuộc bầu cử lần thứ 58 để lựa chọn Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ nói lên nhiều điều:

Đó là sự phơi bầy những mâu thuẫn và mặt trái của nền chính trị Mỹ. Có người còn nói- đây là một thất bại của nước Mỹ vì những quan điểm của ông Trump đang đi ngược với xu hướng toàn cầu hóa đồng thời hạ thấp vai trò của Hoa Kỳ trên chính trường quốc tế.
Tuy nhiên kết quả cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ vừa qua là một đáng tiếc cho công đồng quốc tế vì Hoa Kỳ đã và đang có những nỗ lực toàn cầu (tuy không phải là hoàn toàn đúng đắn) ngăn chặn sự xâm phạm nhiều quốc gia nhỏ yếu của siêu cường trong cuôc cạch tranh chính trị quyết liệt ở nhiều nơi (trong đó có khu vực đông Nan Á, có Việt Nam) bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật biển-UNCLOS.