Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

TỪ CHUYỆN MỘT VIỆT KIỀU MỸ TUYÊN BỐ TỪ BỎ 'ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"


Một Việt kiều Mỹ có tên facebook “Khánh Đặng” từng tích cực tham gia các hoạt động “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam”, tham gia nhiều cuộc biểu tình của các nhóm Cờ vàng ở San Jose, Mỹ... bỗng tuyên bố trên trang cá nhân “không muốn nói đến chính trị nữa”. Tuyên bố thu hút khá nhiều người chia sẻ, cũng như sự bàn luận trên mạng Internet.
Nói về lý do dẫn dắt mình tham gia vào các hoạt động “đấu tranh dân chủ”, ông này trải lòng “Đấu tranh dân chủ cho Việt Nam là một việc làm hết sức có ý nghĩa, đáng trân trọng và nên làm. Chúng ta nên nói lên sự thật, phê phán những mặt trái của xã hội, hay những việc làm nào mà có thể gây nên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và sự an nguy của cả một dân tộc”.
Nhưng thực tế thì sau một thời gian trải nghiệm, đây là nguyên nhân khiến ông này vỡ mộng: “Nhiều người đấu tranh cho dân chủ lại dùng những thủ đoạn dơ bẩn như photoshop hình, tung tin sai sự thật, lừa tình, lừa tiền. Hay lắm lúc tự họ phe nhóm khen tặng lẫn nhau đến trơ trẽn. Nếu ai có phản bác lại ý kiến, họ xoá comment hay block nick lại ngay.
Nếu một ai trong bọn họ bị ai đó vạch mặt những sai lầm, họ vội nhảy vào bênh vực và đả kích lại người lên tiếng. Mặc dù bọn họ đều biết những việc làm sai trái này”. Ông nghiệm ra sự thật trớ trêu rồi ngao ngán: “Nhiều khi đọc xong vài bài viết của các nhà dân chủ, cứ tưởng như là cộng sản sắp sụp đổ đến nơi rồi…
Xin hỏi, nghĩ như thế nào mà các vị muốn đưa một bạn trẻ ở trong nước bị đi tù vì dám treo cờ VNCH (Việt Nam Cộng hoà) lên làm Đệ Tam Cộng Hoà? Nghĩ như thế nào mà các vị so sánh hai người nữ ở hải ngoại về Việt Nam bị bắt bớ vài ngày, ngang hàng như hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị”…
Ở Mỹ, rất nhiều Việt kiều từng nổi tiếng “chống cộng cực đoan” như nhà báo Nguyễn Phương Hùng (ông chủ trang “KBCHN.net”), bà Trưởng ban biên tập Đài Tiếng Quê hương Phùng Tuệ Châu… đã trở thành cầu nối, khuyên bảo những người từng lầm lạc chống phá quê hương như họ trở về đất nước, nhìn thực tế những gì “cộng sản” làm để đối chiếu với những thông tin họ đang bị tiêm nhiễm một chiều ở Mỹ.
Hiểu thực tế này, ở trong nước, một nhóm doanh nhân đã lập ra “Hội ủng hộ các nhà báo hải ngoại yêu nước” (nay đổi tên thành “Trái tim Việt”) trên facebook chuyên mời gọi, hỗ trợ cho các nhà báo “chống cộng cực đoan” ở Mỹ, châu Âu về Việt Nam để chứng kiến hiện thực đất nước, góp phần xây dựng được một “cộng đồng” các nhà báo hải ngoại yêu nước.
Vậy nên, trên một số trang mạng chống phá cực đoan ở Mỹ, châu Âu ngày càng dài những bảng tên Việt kiều, trí thức hải ngoại bị liệt vào danh sách “Những người từng về cộng tác với cộng sản Việt Nam” do các nhóm kiểu như “Nhóm thân hữu TinParis.net” lập ra.
Nhưng cho đến nay nhiều nhóm “chống cộng cực đoan” đã từ bỏ việc cập nhật và “khủng bố” bằng mạng Internet những Việt kiều này vì quá dài, quá nhiều, không thể thống kê nổi.
Đáp lại những chất vấn từ những người bạn facebook về hậu quả lời chia sẻ của ông Việt kiều Mỹ trên mạng Internet rằng “đã chà đạp lên sự hy sinh quý báu của những nhà đấu tranh chân chính khác”, ông này chia sẻ thêm “không thể đem sự dối trá để đi giành lại chân lý và lẽ phải được.
Với lại, khi tuổi trẻ họ phát hiện ra sự thật không phải như những gì mà những người đấu tranh dân chủ cuội đó làm, thì kết quả cũng tan tành mây khói mà thôi”.
Tuyên bố của Việt kiều trên không ngờ nhanh chóng nhận được chia sẻ, ủng hộ đông đảo trên mạng. Một nhóm facebook trong nước từng tham gia vào “phong trào dân chủ” giờ đây đã chuyển thành nhóm “tẩy chay dân chủ” sau khi chứng kiến những “hành xử nhơ bẩn, đê tiện và bầy đàn” của đồng bọn từng chung lý tưởng.
Nhóm facebook này bị đám “đấu tranh dân chủ” chụp mũ là “dư luận viên cao cấp” – tức những người khoác áo “chống cộng” nhưng lại chống phá cả “phong trào dân chủ” theo cách thức “đẳng cấp” hơn các “dư luận viên” thông thường là công khai phản bác luận điệu sai trái, bịa đặt của các “nhà dân chủ”.
Các cụ đã nói, giấy không bọc được lửa. Những kẻ khoác áo, nhân danh “đấu tranh dân chủ” nhưng lại bất chấp mọi thủ đoạn xuyên tạc, dựng chuyện, vu cáo… để hòng tuyên truyền chống Nhà nước, chống Đảng Cộng sản Việt Nam, chống “Việt Cộng” và lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin vào guồng gian dối đó thì dù có cố che mắt dư luận đến đâu, áo vẽ cũng không che được sự thật đê tiện.
Đến khi họ tận mắt chứng kiến, nhận ra chân tướng của những kẻ “bán trời không văn tự” thì chính họ phần nào tỉnh ngộ và lại trở thành những người tố cáo, vạch mặt bọn chúng quyết liệt nhất.
Đúng là, có rúc vào chăn mới thấy rận rệp của những kẻ tự xưng “đấu tranh dân chủ” thực sự thế nào!
Nguồn: Internet

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Đối thoại về chính sách tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam!

Ngày 19-12-2016, tại TP HCM, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các tổ chức tôn giáo. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành đã lắng nghe, trao đổi về những vấn đề mà chức sắc cao cấp của các tổ chức tôn giáo quan tâm.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng đã được các cơ quan liên quan triển khai nghiêm túc, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vào tháng 11-2016 với nhiều điểm mới, tiến bộ... Thủ tướng nhấn mạnh “Chúng ta đều là người Việt Nam, đều là con cháu Hồng Lạc, chúng ta cần có trách nhiệm chung với dân tộc, cùng chung tay xây dựng đất nước”… Các vị chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của nhà nước cùng giải quyết những khó khăn, vướng mắc với tinh thần xây dựng, thiện chí, khách quan, thượng tôn pháp luật và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Đại diện các tổ chức tôn giáo đánh giá cao Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vừa được Quốc hội thông qua và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để luật sớm đi vào đời sống. Một số chức sắc tôn giáo bày tỏ mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các chức sắc tôn giáo tại hội nghị vào ngày 19-12 Ảnh: Chinhphu.vn
Đối với kiến nghị của các chức sắc tôn giáo về việc Chính phủ có văn bản hướng dẫn sát với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tránh rơi vào cơ chế xin - cho, Thủ tướng nhìn nhận đây là ý kiến xác đáng. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn.
Trước phản ánh về tình trạng căng thẳng ở một số địa phương thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng không chấp nhận hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Đảng, nhà nước, nhân dân cũng như đồng bào có đạo biết rất rõ ai có thái độ xây dựng, ai có thái độ thiếu xây dựng trước các sự việc của đất nước. Đảng và nhà nước luôn quan tâm tới nhu cầu văn hóa tâm linh của đồng bào có đạo, trong đó có đồng bào có đạo ở nước ngoài.
Trước đó, sáng 04-10-2016, phát biểu tại Đại hội lần thứ 13 Hội đồng Giám mục Việt Nam Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói: “Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, cũng như lãnh đạo TP.HCM, tôi xin kính chúc Tổng Giám mục Phaolo Bùi Văn Đọc, các cụ Tổng Giám mục, các Uỷ ban tổ chức thành công Đại hội. Kính mong các cụ có sức khoẻ, hoàn thành tốt phụng sự Thiên Chúa, làm cho mỗi một địa bàn, ở đâu có đồng bào công giáo thì ở đó có cuộc sống bình yên, ở đâu có đồng bào công giáo thì ở đó có kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển”. Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân cam kết rằng bất cứ các vấn đề gì mà các cụ thấy mình nói mà chưa tới chính quyền tại chỗ, nói mà chưa tới Chính phủ thì chúng tôi xin nhận làm người nghe và khẳng định rằng tiếng nói của các cụ sẽ đến được tất cả các vị trí, giúp cho Công giáo phát triển”.
Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Tổng Giám mục đã nói lời cám ơn những lời chúc hết sức tốt đẹp của Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân cũng như MTTQ TƯ đã dành cho đồng bào Công giáo, cũng như các tôn giáo nói chung.
Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Hiện nay, Nhà nước đã công nhận 39 tổ chức thuộc 14 tôn giáo, với khoảng 24,3 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, gần 53.000 chức sắc, 133.700 chức việc, 27.900 cơ sở thờ tự. Việc tăng cường đối thoại nêu trên, khẳng định rõ chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được đồng bào có đạo và không có đạo hưởng ứng. Nhà nước Việt Nam chỉ trừng trị những cá nhân và tổ chức vi phạm pháp luật, lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng để chống phá Đảng và Nhà nước.
Ngày 20-12-2016

Nguyễn Thư