Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Tự do tôn giáo Việt Nam dưới góc nhìn của người nước ngoài…!

Bộ Ngoại giao Mỹ
Ngày 10/8/2016, Bộ Ngoại giao Mỹ ra “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2015”, phần nói về Việt Nam, mặc dù có ghi nhận một số điều chỉnh so với các báo cáo trước đây, song báo cáo vẫn tiếp tục đưa ra một số đánh giá, như cho rằng Việt Nam đối xử bạo lực, giam giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại, từ chối đăng ký hoặc cấp phép cho một số nhóm tôn giáo; cản trở hoạt động của các nhóm tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục, y tế…; các quy định về quản lý tôn giáo của Việt Nam cho phép hạn chế tự do tôn giáo và nhà chức trách Việt Nam tiếp tục cản trở hoạt động của các nhóm tôn giáo không đăng ký…
Toà thánh Vatican
Trong buổi hội kiến Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, ngày 23/11/2016, Giáo hoàng Francis hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cho đây là dịp để Việt Nam và Tòa thánh tăng cường hiểu biết lẫn nhau, qua đó thúc đẩy quan hệ hai bên. Nhắc lại ấn tượng tốt đẹp về các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam những năm qua (đặc biệt là trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cách đây 2 năm, Giáo hoàng Francis đã ghi nhận chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đạt nhiều kết quả; các hoạt động ngày càng sôi động với các Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam cùng việc tổ chức  những ngày lễ trọng của Công giáo, như Lễ hội hành hương La Vang, Đại hội Giới trẻ Công giáo...); Giáo hoàng Francis bày tỏ tình cảm yêu mến Việt Nam và khẳng định, Tòa thánh đánh giá cao các thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; đặc biệt hoan nghênh việc Việt Nam lấy ý kiến xã hội rộng rãi trước khi thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo.


Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp kiến Giáo hoàng Francis. Ảnh: TTXVN

Giáo hoàng Francis và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao các đóng góp tích cực của cộng đồng Công giáo Việt Nam thời gian qua; nhất trí đánh giá quan hệ Tòa thánh Vatican và Việt Nam đã có bước tiến triển tích cực, thể hiện qua các cuộc tiếp xúc cấp cao những năm gần đây, cũng như việc hai bên duy trì đối thoại thông qua cơ chế Nhóm Công tác hỗn hợp (cuộc họp gần đây nhất là từ ngày 24 tới 26-10-2016 giữa Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Toà thánh Vatican Antoine Cannilleri). Đồng thời nhấn mạnh việc Giáo hội Công giáo Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, sống tốt đời đẹp đạo giáo dân tốt là công dân tốt; thống nhất duy trì đối thoại, tiếp xúc giữa hai bên.
Nhà báo Pavel Herman
Trong bài viết gần đây đăng trên báo điện tử Parlamentnilisty.cz của Cộng hòa Séc, nhà báo Pavel Herman đánh giá rằng Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại lâu đời trong lịch sử của dân tộc. Ước tính, hiện nay, 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, với khoảng 24 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số. Các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam dù khác nhau về nguồn gốc, phương châm hành đạo nhưng không xung đột mà lại có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng với nhau, phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Theo tác giả Herman, mặc dù đức tin, giáo lý của người dân Việt Nam theo các tôn giáo khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa và luôn đồng hành cùng dân tộc cả trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Tác giả Herman cho rằng sự phát triển của văn hóa Việt Nam có đóng góp của tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo... Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, Việt Nam được ví như "bảo tàng tôn giáo" của thế giới. Sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc.
Lời bình
Tự do tôn giáo ở Việt Nam dưới góc nhìn của người nước ngoài với một vài dẫn dụ điển hình nêu trên, cho thấy mảng tỏa sáng là bao trùm, còn mảng tối, nếu có, chỉ như ngọn đèn dầu trước gió.
Ngày 25-11-2016

Nguyễn Minh

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Chuyện phiếm như thật từ bài viết của Nguyễn Thanh Giang


@ Trung Kiên
Trước hết tôi muốn nói một điều, trong mỗi chúng ta, hễ là người Việt Nam ai cũng có thể biết, một đất nước mà hơn hai phần ba lịch sử của mình phải đối mặt với chiến tranh lại chính là dân tộc yêu chuộng hoà bình hơn ai hết! Dân tộc Việt Nam vốn yêu chuộng sự yên ả, hoà bình; chiến tranh đối với chúng ta là điều bất đắc dĩ. Chúng ta chỉ đứng lên chống lại sự xâm lăng của kẻ thù khi không còn con đường nào khác để giữ gìn hoà bình cho đất nước mình. Tinh thần yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của dân tộc ta thực chất cũng bắt nguồn từ truyền thống yêu thương con người. Bởi hơn ai hết, mọi người đều hiểu rằng chiến tranh luôn đi liền với khổ đau. Dù máu của ta hay của địch phải đổ xuống là điều không mong muốn của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn nêu cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn giữ quan hệ hoà hiếu, thân thiện với những quốc gia, dân tộc đã từng xâm lược, thống trị mình với tinh thần làm bạn với tất cả các dân tộc khác và không gây thù oán với một ai. Ngày nay, để đảm bảo hoà bình vĩnh viễn ở Việt Nam và giữ hoà khí với các nước, chính phủ và nhân dân Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình. Đường lối đối ngoại Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và cùng phát triển thịnh vượng.
Hơn thế, đạo lý sống thuỷ chung, trọng tình, trọng nghĩa của dân tộc Việt Nam thể hiện ở chỗ “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, hàng xóm “tối lửa, tắt đèn” có nhau. Đó là lối sống cao đẹp luôn giữ trọn phẩm hạnh trong mọi hoàn cảnh “chết vinh còn hơn sống nhục”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, “giấy rách phải giữ lấy lề, mà những “bông sen Việt Nam”, “cây tre Việt Nam” chính là biểu tượng cho nhân cách, tâm hồn thanh tao đó. Biểu hiện cao nhất trong các giá trị làm người chính là lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì hạnh phúc của đồng bào ta hôm nay và mai sau. Có lẽ vì vậy mà chủ nghĩa nhân văn Việt Nam luôn đồng nghĩa với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Và chủ nghĩa yêu nước ấy đã trở thành một giá trị bền vững và cao quý trong chủ nghĩa nhân văn của dân tộc ta. Ngày nay trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá về nhiều mặt, chúng ta cần thiết phải giữ gìn những giá trị nhân văn tốt đẹp mà tổ tiên đã để lại. Bởi lẽ, ngoài mặt tích cực, quá trình toàn cầu hoá chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn phức tạp, trong đó ẩn chứa những nguy cơ có thể làm phát triển phiến diện con người. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, khi cá nhân và lợi ích cá nhân được đề cao, thậm chí phát triển thái quá thành chủ nghĩa cá nhân cực đoan... Vì vậy, đáng trách cho những con người không hiểu đạo lý bình dị đó, giã tâm làm những chuyên thất đức, bán rẻ danh dự, phẩm giá tiếp tay những kẻ mưu mô xâm hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc mình. Họ viết bài xuyên tạc, cổ xúy cho những việc làm sai trái vi phạm pháp luật, kêu gọi người dân xuống đường tuần hành biểu tình, mưu mô phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, gây mất ổn định xã hội, phủ nhận lịch sử. Họ tự cho mình cái quyền đứng trên nhân dân, đứng trên đạo lý con người để phán xét, để xuyên tạc và vu cáo hiện thực cuộc sống hôm nay. Việc làm nhơ bẩn của họ khiến toàn dân bất bình, phẫn nộ. Chính họ là những kẻ có tâm địa hẹp hòi, dửng dưng lạc lõng, lợi dụng tình hình căng thẳng trên biển đông, nhất là sau phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) vụ kiện “Đường lưỡi bò” của Philippines đối với Trung Quốc để viết bài tuyên truyền xuyên tạc đường lối đối ngoại và quan điểm giải quyết tình hình căng thẳng trên biển Đông của Đảng, Nhà nước ta, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, thậm chí họ còn cản trở, phá hoại cuộc sống bình yên, sự ổn định, phát triển của đất nước. Lợi dụng vụ việc đó, trên các trang mạng xã hội họ tung ra hàng trăm bài viết với các dụng ý khác nhau nhằm nói xấu chế độ, phá hoại lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, trong số đó phải kể đến bài viết của Nguyễn Thanh Giang với tựa đề “Như vậy có phải là ‘Tự trói tay’ nạp mạng dân tộc mình cho bọn đại hán?”. Tiếp nhận thông tin bài viết gây cho tôi sự tò mò, nhưng khi đọc vào nội dung bài viết mới thấy sự phi lý bịa đặt đến vô lối, có tính sắp đặt được nhào nặn tinh vi theo dụng ý cá nhân để phán như đúng rồi “Thực hiện chủ trương mở toang cửa cho bạn “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng” của Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc được mặc nhiên đón rước vào lập các căn cứ địa ở Tây Nguyên, Vũng Áng, Đình Vũ …. Chủ trương mở toang cửa đối vời Trung Quốc tạo điều kiện cho họ thắng thầu đa số các dự án lớn để không chỉ trục lợi về mặt kinh tế mà còn ém quân được ở khắp nơi trong lành thổ Việt Nam. Không có đèn xanh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì Bí thư tỉnh ủy Võ Kim Cự làm sao có thể ưu tiên ưu đãi cho Forrmosa đến thế” được ngụy tạo bởi con người “có nghề” biến báo. Nếu ai thiếu thông tin thì dễ bị lầm tưởng dẫn đến ngộ nhận từ nhưng lời “đường mật” ấy... nhưng tác giả lại quên mất một điều mà đáng ra phải nhớ ở chỗ, thông tin viết ra phải xuất phát từ đâu? Do ai viết? mới là quan trọng. Vậy nên tác giả Nguyễn Thanh Giang là ai? thì phần đông cư dân mạng đều đã rõ, bởi một nhẽ y là con người chỉ nghĩ đến cái tôi cao cả, tiếp tay cho các phần tử xấu phá hoại sự bình yên của quê hương, đất nước... Vậy nên đâu phải Nguyễn Thanh Giang thương xót cho nỗi khổ của người dân, không dừng lại ở đó, y đã từng kêu gọi người dân xuống đường tuần hành “vì môi trường biển”, bây giờ lại ngụy tạo bằng những lời lẽ xằng bậy trong bài viết này. Thực ra Nguyễn Thanh Giang đang núp bóng để lôi kéo, kích động người dân nhẹ dạ, cả tin tham gia tụ tập, nhưng mọi người có lường trước được đâu, đằng sau sự hô hào ấy, y muốn lợi dụng lòng yêu nước của mọi người cho mục đích của mình nhằm đòi yêu sách chính trị, chống phá Nhà nước, phục vụ cho những toan tính lợi ích cá nhân được bao bọc bởi cái vỏ “vì biển đảo”, nhưng thực chất phục vụ cho mưu đồ đen tối của Nguyễn Thanh Giang và một số phần tử xấu đang hướng tới, đó là gây mất ổn định an ninh chính trị, tạo ra hình ảnh xấu của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài đang và sẽ có ý định làm ăn với Việt Nam... Việc người dân bày tỏ nguyện vọng của mình với Đảng, Nhà nước, các cơ quan có trách nhiệm là hoàn toàn chính đáng nhưng phải tuân thủ pháp luật, không thể rêu rao xằng bậy như vậy được; những ai lợi dụng sự quan tâm của người dân để phục vụ cho các ý đồ đen tối của mình thì đó chính là sự xâm hại bất chính, nhất định sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng.
Đối với mỗi chúng ta một cuộc đời là để làm biết bao nhiêu điều, để học tập, lao động, phấn đấu cho sự nghiệp, cho tình yêu, cho gia đình và trên hết là cho Tổ quốc thân yêu. Vâng có thể còn những âu lo, còn những khó khăn, còn những yếu kém, thách thức còn nhiều nhưng tình yêu, niềm tự hào và nỗi lo sẽ biến thành sức mạnh khi mỗi chúng ta sẵn sàng hành động với những việc làm thiết thực xuất phát từ tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc thân yêu. Đây chính là lẽ sồng, là niềm tin để tất cả chúng ta hãy tỉnh táo nhìn nhận đúng - sai, cùng bắt đầu hành trình bảo vệ biển đảo của Tổ quốc sao cho thiết thực và hiệu quả.

VỢ BA SÀM TỐ BỐ CON MAI DŨNG ĂN CHẶN TIỀN CỦA DÂN DƯƠNG NỘI



Bố con Mai Dũng bị tố ăn chặn tiền hỗ trợ của Việt kiều Đức gửi cho dân Dương Nội Loa Phường Bà Lê Thị Minh Hà vợ Ba Sàm cho nhiều người biết, bà đang rất hối hận về việc đã nhiều lần làm cầu nối môi giới cho cộng đồng người Việt ở Đức quyên góp tiền hỗ trợ giới đấu tranh zân chủ và zân oan trong nước nhiều lần, nhiều lượt thông qua bố con Mai Dũng – Mai Phương Thảo, giờ không biết ăn nói ra sao với họ.

Tiêu biểu trong đó có có khoản viện trợ hàng chục triệu làm nhà văn hóa, làm nơi sinh hoạt chung cho zân oan Dương Nội mà cả năm nay vẫn biệt vô âm tín.

Không chỉ có tiền từ cộng đồng Việt kiều ở Đức mà còn nhiều nơi khác đổ tiền hàng trăm triệu cho dự án nhà văn hóa này cũng đều rơi vào cảnh như bà Hà và các Việt kiều Đức, không biết “tố” bố con Mai Dũng bằng cách nào để đòi “công bằng” cho số tiền đã gửi đi mà không rõ đã “đi đâu về đâu”!?!

Tuy nhiên đau hơn cả là bà Hà gặp phải bố con nhà lưu manh, xã hội đen. Cứ mỗi bận nghe phong phanh bà Hà thắc mắc, than thở về số tiền viên trợ của bà con người Đức “đi đâu về đâu” là bị Dũng Mai triệu cô con gái Mai Phương Thảo đến lấp liếm, loanh quanh vụ việc này, thậm chí chúng còn thách thức, thậm chí vu cho là bà Hà vu cáo, đặt điều với bố con Thảo- Mai…Thật là đau hơn Thị Kính!

Xem ra cuộc đấu tố, vạch mặt bố con Mai Dũng chẳng đi đến đâu, cho dù các chứng cứ mười mười. Thậm chí có nhà zân chủ tự quay clip chửi đồng bọn không gửi tiền cho Dũng Mai mà đòi minh bạch là “vô văn hóa”.

Một nhà nhân quyền học là Phạm Lê Vương Các đem tiêu chuẩn “nhân quyền” ra kết án đồng bọn “tổng sỉ vả” Dũng Mai là vi phạm nghiêm trọng pháp luật và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Còn phần lớn thi than thở ngập trời, buồn, nản, sao không “thỏa hiệp” được với nhau, sao vạch áo cho người xem lưng….thì xem ra bố con Dũng Mai vẫn hiên nganh như tùng , như bách bất chấp cơn uất nghẹn đến bất lực của đồng bọn, bởi đơn giản, chúng không thể đem bố con Dũng Mai ra tòa vì “chúa chết trạng cũng băng hà” mà thôi, bố con Dũng Mai có cả rổ chứng cứ kéo cả đám cùng tù mọt gông

Đề nghị ghi rõ Link nguồn: http://www.trelangblog.com/2016/11/vo-ba-sam-to-bo-con-mai-dung-chan-tien.html

VIỆC DỠ BỎ CẤM VÂN VŨ KHÍ ĐỂ CHỐNG AI ?


Duy Văn
chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barak Obama từ 23 đến 25/5 đã để lại nhiều ấn tượng. Những bình luận sau chuyến đi trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều nội dung và nhiều chiều. Một trong những bình luận này là vấn đề Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Riêng trên các trang mạng xã hội thì những bình luận về chủ đề này thật muôn hình muôn vẻ. Chỉ có điều những bình luận nào nói được đúng sự thật khách quan, không suy diễn, không gây ra những bức xúc trong xã hội cũng như gây ra những sự ngộ nhận về các quan hệ của Việt Nam với các nước.
Một số bình luận cho rằng, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam (sau đây trong bài gọi tắt là dỡ bỏ cấm vận) là "món quà" đối với Việt Nam. Thực ra, việc dỡ bỏ cấm vận là nhu cầu cả hai bên. Kể từ khi Việt Nam - Hoa Kỳ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, quan hệ hai nước có những bước phát triển mới. Hai bên đều mong muốn quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả, trong đó có lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Vì vậy việc dỡ bỏ cấm vận là bước đi tiếp tục của quan hệ hai nước. Dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương chính là dỡ bỏ hàng rào cuối cùng giữa hai nước để quan hệ đối tác toàn diện được thực hiện đầy đủ, hoàn toàn bình thường. Ai đó muốn hình tượng hóa sự kiện đó như là món quà thì cũng có thể nói đó là món quà mà hai bên đều nhận được. Dỡ bỏ cấm vận còn đáp ứng với chính sách "xoay trục" của Hoa Kỳ sang châu Á - Thái Bình Dương, trong đó ASEAN là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược đối với chính sách xoay trục của Hoa Kỳ. Có thể nói, dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam là bước đi có tính đột phá trong việc thực hiện chính sách "xoay trục" của Hoa Kỳ sang châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam không phải là con đường một chiều.
Một số bình luận "phê phán" Hoa Kỳ về điều mà họ gọi là "không ép Việt Nam thực thi nhân quyền trước khi dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Nói cách khác là họ đòi hỏi phải gắn việc dỡ bỏ cấm vận với cái mà họ gọi là "vấn đề nhân quyền ở Việt Nam". Thậm chí họ còn cho là Hoa Kỳ sai lầm khi dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Vậy sự thực việc này là thế nào? Bản thân việc Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam là câu trả lời cho những bình luận nói trên. Không ai có thể phủ nhận nhân quyền đã ngày càng được Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh. Việc Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là một minh chứng. Với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực, có trách nhiệm trong việc thực thi nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới cũng như thực thi nhân quyền ở Việt Nam. Hiến pháp mới năm 2013 của Việt Nam đã dành một phần tương xứng về quyền con người. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn về thiên tai, về biến đổi khí hậu, song những vấn đề về đời sống nhân dân, an sinh xã hội, các quyền lợi về việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc người tàn tật, các chương trình xóa đói giảm nghèo… đều được thể hiện trong những chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hoạt động của các cơ quan dân cử đã có nhiều đổi mới theo hướng ngày càng dân chủ hóa như bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn ...đã có tác dụng tích cực trong sinh hoạt chính trị của người dân. Những vấn đề được nêu trên chính là thể hiện quyền con người trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội v.v… Đương nhiên không thể không thừa nhận rằng việc thực thi nhân quyền của các quốc gia trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng chưa phải đã được giải quyết đầy đủ. Ngoài tính phổ quát, nhân quyền còn có tính đặc thù ở mỗi quốc gia vì các quốc gia có những hoàn cảnh lịch sử, trình độ phát triển kinh tế, ý thức xã hội... khác nhau. Ở Việt Nam, vấn đề nhân quyền trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề, thậm chí không ít vấn đề bức xúc mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thừa nhận và đang từng bước giải quyết thể hiện trong các chủ trương, chính sách, pháp luật, trong xây dựng chỉnh đốn Đảng, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, trong việc phát huy vai trò làm chủ của nhân dân v.v… Việc gắn vấn đề dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với cái gọi là vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì quả là khập khiễng, tựa như câu tục ngữ Việt Nam "Râu ông nọ cắm cằm bà kia".
Cũng có bình luận cho rằng việc Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam nhằm liên kết với Việt Nam chống Trung Quốc đang gây sức ép về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Về phía Hoa Kỳ, trong dịp đi thăm Việt Nam, Tổng thống Barak Obama cho biết, việc Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam không liên quan đến Trung Quốc. Về phía Việt Nam, chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam là giữ vững độc lập tự chủ đồng thời đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước, là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Hiện đại hóa lực lượng quốc phòng là nhu cầu của mọi quốc gia. Việc Việt Nam tăng cường sức mạnh của mình không ngoài mục đích tự vệ, tự bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Do khả năng chế tạo vũ khí có hạn nên Việt Nam đã phải mua trang thiết bị quân sự của nhiều quốc gia để trang bị cho lực lượng quốc phòng của mình với mục đích phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc, chưa bao giờ sử dụng vũ khí để gây hấn với các nước khác. Vì vậy việc mua trang thiết bị quân sự sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam cũng không ngoài mục đích như nói trên, hoàn toàn không có cái gọi là nhằm chống lại Trung Quốc. Những bình luận theo hướng này không chỉ trái với sự thật mà còn gây chia rẽ giữa các quốc gia, trái với bản chất chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.
Đối với Trung Quốc ,đó là một nước lớn ,là 1 trong 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Trung Quốc lại là nước láng giềng của Việt Nam,có mối quan hệ truyền thống về lịch sử,văn hoá với Việt Nam. Ngày nay Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc chiếm tỉ trọng hàng đầu về nhập khẩu của Việt Nam. Với vị thế của Trung Quốc cũng như quan hệ Việt. Nam-Trung Quốc như nói trên thì làm sao có thể nói Việt Nam phải "thoát Trung", càng không thể nói Việt Nam khi cần tăng cường trang thiết bị hiện đại sau thời điểm Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam là để chống Trung Quốc .
Nếu muốn nói Việt Nam chống gì thì có thể nói trước hết Việt Nam chống lại những gì đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới ,chống lại những gì làm tổn hại đến tình hữu nghị giữa các dân tộc,chống lại những gì xâm phạm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chắc rằng những điều Việt Nam chống như nói trên không phải chỉ riêng của Việt Nam.

Các nhân chứng vụ ‘linh mục vô cớ đánh người’ ở An Hòa lên tiếng!




Liên quan đến vụ việc vô cớ đánh người, gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 12/11/2016 trên đoạn đường tỉnh lộ 537B đoạn qua địa bàn xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, các nhân chứng đã lên tiếng nhằm làm sáng tỏ hơn sự việc…

Em Nguyễn Văn Lực:  “Em chỉ tập búng tay thôi, không làm gì cả”
“Vào khoảng tầm  trưa ngày 12/11/2016, sau khi tan học em đang trên đường về nhà với một người bạn. Bạn chở còn em ngồi sau xe đạp vừa nói chuyện vừa tập bật búng tay. Lúc đó, em đi bên mép đường song song với một chiếc xe ô tô màu đen. Em chỉ tập búng tay thôi, không làm gì cả. Bỗng nhiên xe dừng lại, người lái xe xuống tát, đấm em tới tấp, vừa đánh vừa nói “mất dạy”. Em xin lỗi nhưng ông ấy còn định nắm cổ áo em lôi đi. Sau đó, có ông Lai đến can và nói: “đánh con nít là không đúng, học trò có lỗi thì giao cho thầy cô giáo”. Một lúc sau có thầy Tịnh (giáo viên trường tiểu học An Hòa- PV) đi đến, người lái xe giao em cho Thầy Tịnh. Em không biết đó là cha Nam (linh mục Đặng Hữu Nam – PV). Lúc bị đánh vừa đau vừa sợ nên em khóc. Khi đó mới tan trường nên có rất đông người kéo đến xem, giờ em vẫn thấy ù tai trái vì bị tát vào đầu. Em phải nghỉ học hai ngày để đi bệnh viện khám, giờ em vẫn còn rất sợ, sợ đi học lại bị đánh…”
Ông Hoàng Văn Trịnh – Chủ tịch Hội CCB xã An Hòa: “Hành động của linh mục Nam là không chấp nhận được”
   “Tôi là người chứng kiến từ đầu đến cuối sự việc, lúc đó khoảng 10h30 phút ngày 12/11/2016, tôi đang ngồi với nhân viên đánh máy trong quán photocoppy gần UBND xã An Hòa thì nghe tiếng quát rất to: Thằng kia, mày đứng lại, mày đứng lại. Tôi quay ra nhìn thấy một chiếc ô tô đen màu đen đậu kít lại, anh lái xe cùng với 2 người nữa bước xuống (là một thanh niên mặc áo sọc và một phụ nữ). Lái xe là người to khỏe, nét mặt hùng hùng hổ hổ. Lúc đó cậu bé đội mũ lưỡi trai đi bên này đường, anh lái xe nhảy xuống túm cậu bé cứ thế đánh dúi dụi. Người lái xe còn định nắm cổ áo lôi cậu bé lên xe, đúng lúc đó anh Lai (bác sỹ Hồ Vĩnh Lai – Trạm trưởng trạm Y tế xã An Hòa) đi tới can: “Tại sao anh là người lớn lại đánh trẻ con?”. Sau đó tôi chạy ra cùng rất đông người dân và học sinh. Một lúc sau có thầy Tịnh – giáo viên cấp 1 đi tới, anh Lai nói: “Đây có thầy đây, học trò thì giao cho thầy”. Khi đó tôi hỏi mọi người và biết đó là linh mục Nam, tôi nói: các anh không đậu xe ở đây được, đề nghị lái xe đi chỗ khác không gây ách tắc, cản trở giao thông. Sau đó linh mục Nam lái xe đi lên phía trước…
Là một người dân, tôi thấy cháu bé đúng sai thế nào chưa biết, nhưng hành động của linh mục Nam là không chấp nhận được. Nếu cháu bé có hành động ném đá làm vỡ kính xe hoặc đi qua đường va chạm vào xe khiến lái xe có hành động bức xúc bột phát còn có thể thông cảm, đằng này cháu bé không hề động vào xe. Đó là hành động của một người thiếu văn hóa và nhân cách. Người dân bình thường cũng không bao giờ hành động như thế, là linh mục lại càng không nên. Nếu không có người can ngăn chắc cháu học sinh còn bị đánh nữa. Không chỉ tôi mà nhiều người khác đã chứng kiến sự việc trên. Người dân chúng tôi rất bức xúc trước hành vi bạo lực, có tính chất côn đồ với trẻ em, đề nghị các cấp chính quyền chấn chỉnh bởi Luật bảo vệ trẻ em đã quy định rất rõ  về quyền trẻ em và trong xã hội văn minh này không thể chấp nhận những hành vi như thế. Còn đối với trường hợp của anh Lai, việc anh ấy vào can ngăn Linh mục đánh trẻ em là đúng. Hành động của anh Lai tôi thật đáng trân trọng…”.

Thầy Vũ Duy Tịnh – Giáo viên Trường tiểu học An Hòa: “Hành động đánh học sinh của linh mục Nam là không đúng”.
“Sự việc diễn ra trong khoảng 10h30h – 11h kém 20 phút ngày 12/11/2016, trường tôi có họp kiểm điểm cuối năm, sau đó đi liên hoan, tôi đi qua đó thì chứng kiến Linh mục Nam nắm cổ áo cậu học sinh ở góc gần nhà photocopy sau đó lôi ra xe nói là sẽ đưa về xứ (không chỉ có tôi mà những người có mặt trong quán photocopy đều chứng kiến sự việc). Bác sỹ Lai cũng đang đứng đó. Lúc tôi và nhiều người đi đến nói với Linh mục Nam: “Anh đánh con nít là không được”. Ông Lai chỉ vào tôi nói to: “Đây là thầy, học trò có gì giao cho thầy”.  Linh mục Nam hỏi tôi: “Anh là thầy à?”. Tôi trả lời: “Tôi là thầy đây”. Linh mục Nam nói tiếp: “Rứa thì giao cho anh”. Tôi lôi cậu học trò ra hỏi vì sao em lại bị đánh? Cậu học trò nói: “em chỉ búng tay cho kêu thế này thôi”. Tôi có nói: “Từ rày làm thế là không được mô nha, rút kinh nghiệm”. Sau đó tôi bảo  em học sinh đó về nhà. Tôi còn nhớ cậu học trò đó người nhỏ gầy, vẻ rụt rè, nếu mà láu cá hoặc cố tình trêu chọc thì em chạy đi, Linh mục Nam làm sao đánh được em. Thực tế bản thân em ấy cũng bất ngờ không hiểu lý do chi. Nói chung tôi thấy hành động đánh học sinh của Linh mục Nam là không đúng…”.
 Ông Hồ Vĩnh Lai:   “Nói chuyện có tình có lý mà tôi suýt mất mạng”
“Vào khoảng 10h30 phút ngày 12/11/2016, tôi đang trên đường đi xuống nhà con gái, khi đi đến gần UBND xã An Hòa đoạn qua quán photocopy nhà thầy Sáu thì thấy một chiếc xe ô tô màu đen dừng lại, một người cao to mặc áo xanh nhảy xuống tát một cháu học sinh, túm cổ áo đánh vào đầu. Thấy sự việc diễn ra ngay trước mắt, tôi dừng xe máy, đi đến nói: “Sự việc đúng sai mô nỏ biết nhưng anh là người lớn, bậc cha, bậc chú mà đập đứa con nít ri là không được, tôi là người đi đường tôi cũng nỏ biết hắn (em Nguyễn Văn Lực – PV) là đứa mô cả nhưng tôi đề nghị anh dừng lại”.
Lúc đó ông ấy nói: “Nó láo thì tôi đập, tôi đập xong đưa về cho bố mẹ nó”. Tôi nói : “Anh làm thế không được, nếu anh cảm thấy mình đúng nó sai, tôi đề nghị anh đưa vào ủy ban nhờ chính quyền giải quyết”. Ông ấy bảo: “Tôi không việc gì phải vào ủy ban, ông không biết tôi là ai đâu?”. Lúc đó tôi hoàn toàn không biết đó là linh mục Nam. Sau đó ông ấy bỏ lên xe và lái lên phía trước một đoạn đến trước quán nhà ông Tràng thì dừng ở đó. Khi linh mục Nam bỏ đi, tôi quay lại hỏi đứa con nít: “Cháu mần chi mà để cho người ta đánh?”. Nó trả lời: “Cháu không làm gì cả, cháu đi học về chỉ bật tay thôi”. Lúc đó từ trong quán photocoppy bên đường có ông Trịnh là Chủ tịch hội CCB chạy ra nói với tôi: “Cha Nam đó ông Lai ạ”. Khi biết đó là cha Nam, tôi chủ động đi từ chỗ xảy ra sự việc đến nơi xe cha Nam đậu ở quán ông Tràng. Đến nơi tôi bắt tay tự giới thiệu là bác sỹ Lai – Trạm trưởng trạm y tế, sự việc vừa xảy ra cũng ngoài ý muốn, có gì thì thông cảm với nhau. Sau đó một lúc có đám đông chạy lên từng đoàn hô “đập chết cha hấn đi”. Tôi còn nghe có tiếng một số người hỏi “kẻ đó là ai?”. Có người nói “bác sỹ Lai”. thế là họ xông vào đánh tôi túi bụi. Tôi định chạy vào quán, nhưng sợ một là họ sẽ phá nhà ông Tràng, hai là dân kéo lên đông càng nguy hiểm, nên tôi chạy ra đằng sau hồi quán nhà ông Tràng trèo lên bờ tường rào cao gần 2m tính chạy vòng ra thoát thân. Nhưng khi tôi nhảy trên bờ tường xuống thì trượt chân ngã. Liền đó khoảng hơn 10 thanh niên với gậy, tuýp sắt nhảy vào đánh. Tôi gượng dậy leo qua bờ tường của trường cấp 1 xem có thầy cô đang dạy cứu mình không nhưng không thấy ai. Tôi nhảy xuống, họ xông vào đánh tiếp. Máu trong mồm tôi túa ra (sau này bác sỹ bảo vì đứt động mạch má) nhưng họ vẫn dẫm đạp lên người tôi. Lúc đó, con gái tôi nhảy tường vào van xin: “Các anh tha cho bố tôi, bố tôi chết rồi”. Mấy người kia bảo ông ấy chết rồi nên bỏ đi. Con gái bồng tôi ra đường, nhờ người chở tôi xuống nhà chú Khánh y sỹ, nhân viên trong trạm y tế xã sơ cứu rồi đón xe ta xi chở tôi đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu. Y sỹ Khánh sơ cứu, chèn vết thương trên mặt ngăn máu chảy rồi đưa ra xe ta xi chở tôi đi bệnh viện nhưng cũng phải đi đường vòng chứ không dám đi đường 537B. Đó là toàn bộ nội dung sự việc.
Chỉ là thấy cháu bé bị đánh và vào can là chuyện bình thường nên làm, tôi cũng nói chuyện rất ôn hòa có tình có lý thế mà suýt mất mạng. Nếu tôi nhìn thấy sự việc vô lý đó nhưng vẫn đánh xe đi luôn thì sẽ không bị đánh, nhưng cháu bé sẽ ra sao? Đáng nói là, sau khi tôi bị đánh hai ngày có những đối tượng thường xuyên gọi điện có ý đe dọa bảo tôi đừng có kiện cáo nên quay đầu vào bờ, phải giữ lấy tóc. Có người còn tự xưng là nhà từ thiện gọi điện bảo tôi: “Anh cố gắng nghe tôi, một ngày gần đây tôi sẽ gặp anh, tôi sẽ tạo điều kiện chỉ có lợi cho anh…”
Tôi đề nghị chính quyền vào cuộc, giải quyết đến nơi đến chốn sự việc linh mục Nam đánh trẻ con và nhóm giáo dân đánh bác sỹ. Đơn đề nghị giám định thương tích tôi đã viết và cũng đã làm việc với cơ quan pháp luật. Thời gian gần đây ở xã An Hòa đã xảy ra nhiều vụ việc phức tạp, người dân rất bất bình, họ nói bây giờ là ông Lai – bác sỹ, mai sẽ là những ai sẽ bị đánh?…”
Báo Nghệ An sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này…
Nhóm phóng viên Báo Nghệ An

THƯ GỬI ÔNG BỘ TRƯỞNG TRƯƠNG MINH TUẤN





Thư gửi ông Bộ trưởng 4T Kính thưa ông Nhận thông tin ông xử 50 tờ báo vì đưa thông tin sai trong vụ "nước mắm" tôi muốn viết thư cho ông. Báo chí đã thể hiện sự xuống cấp về văn hóa và đạo đức nghề nghiệp tệ hại nhất trong 10 năm trở lại đây (kể từ khi có Nghị quyết TW5 khóa X về tư tưởng, lý luận và báo chí). Mười năm trước, Nghị quyết Trung ương 5, khóa X (2007) đã chỉ rõ những yếu kém của báo chí: "Trong hoạt động báo chí, một số yếu kém, khuyết điểm được nhắc nhở nhiều lần nhưng chậm khắc phục, có mặt, có lúc, có nơi còn trầm trọng hơn. Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng tăng. Các cơ quan báo chí quan trọng của Đảng, Nhà nước chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền không cao, chưa chi phối, làm chủ thông tin và định hướng được dư luận xã hội. Công tác chỉ đạo, quản lí báo chí còn nhiều hạn chế. Hệ thống đài phát thanh, truyền hình phát triển thiếu quy hoạch, gây lãng phí, tốn kém lớn". Về phương diện quản lý nhà nước, từ ngày làm Bộ trưởng, ông cũng đã phạt tiền, tước thẻ nhà báo, cách chức, thuyên chuyển Tổng biên tập, đình chỉ tờ báo rất ráo, nhưng như muối bỏ bể. Mới hôm qua đây thôi, sau vụ ông Liên bóp méo sự thật về vụ "điều giáo viên đi tiếp khách" thì báo Người đưa tin lại viết bài về "Thuyết phục chồng ngủ với cô bạn thân". Vì sao vậy? Tôi cho rằng, những biện pháp vừa rồi chỉ là những biện pháp trị bệnh theo triệu chứng chứ chưa phải là từ căn nguyên. Mới đây ông Bộ trưởng cũng đã có bài viết rất hay chẩn bệnh về "diễn biến và tự diễn biến" của báo chí song bốc thuốc vẫn chưa đủ liều. Vậy căn nguyên trọng bệnh của báo chí là gì: Thứ nhất, Một sản phẩm báo chí đến tay bạn đọc bao giờ cũng phải đi qua quy trình: Thu thập thông tin; viết bài; biên tập; in ấn; phát hành. Trong dây chuyền vận hành đó có 2 khâu cốt tử là biên tập và viết bài. Bài vở kém cũng không qua được nếu biên tập giỏi. Vậy biên tập, đến lượt nó lại quan trọng hơn. Mỗi tờ báo đều có đội ngũ Biên tập viên, đứng đầu là Tổng biên tập. Khi tờ báo đã lên khuôn, khâu kiểm duyệt cuối cùng là của Tổng biên tập. Rào dậu kín mít vậy, sao vẫn có những sản phẩm báo "lá cải", thậm chí là "lá ngón" bày bán cho đọc giả? Có 2 căn nguyên cần xét lại: Điều kiện bổ nhiệm TBT và động cơ TBT. Điều kiện bổ nhiệm TBT hiện nay có 2 tiêu chí quyết định là phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, được cụ thể hóa là đảng viên, cao cấp chính trị. Và về chuyên môn nghề nghiệp 3 năm làm báo, bằng đại học chuyên ngành. Chúng ta có hơn 17 vạn nhà báo được cấp thẻ, nhiều người tài lắm, nên xem lại tiêu chuẩn bổ nhiệm TBT, BTV đã đúng chưa. Nếu chỗ nào chưa đúng thì thay thế đi cho đúng tiêu chí người tài. TBT không tài thì vẫn bị những nhà báo là "nhà cáo" qua mặt, chết oan. Động cơ làm báo lá cải, lá ngón là do áp lực tồn tại và tham lam. Trong bối cảnh cạnh tranh thị phần, tự trang trải kinh phí, nuôi đội ngũ lao động, một số TBT đã "nhắm mắt đưa chân". Họ bỏ qua tôn chỉ, mục đích mà chạy theo lợi nhuận. Cốt làm sao để bán được nhiều báo, đăng được nhiều quảng cáo nên tiêu chí câu khách, giật gân được đẩy lên hàng đầu từ lựa chon thông tin đến giật tít, đặt chỗ cho bài. Ăn khách trở nên ưu tiên hạng nhất mà bất chấp những húy kị, những hệ lụy về sau. Thứ hai, Báo hay, nhiều bạn đọc thì phải có phóng viên giỏi, đội ngũ đông đảo. Nhiều tờ báo đã trả lương hậu hĩnh để "chiêu hiền đãi sỹ", xây dựng đội ngũ cộng tác viên hùng hậu. Tuy nhiên, do quản lý kém, do bị đưa đẩy theo dòng lợi ích nên đã tạo nên những "kiêu binh", những "cáo già", những "con sâu" trong hàng ngũ phóng viên, cộng tác viên. Chưa bao giờ "quyền lực thứ tư" được lạm dụng như bây giờ. Doanh nghiệp sợ nhà báo như sợ cọp, tiền đi đêm như lũ ngầm mỗi khi sơ suất phạm lỗi. Nguy cơ mất thương hiệu, mất thị phần, thậm chí là vỡ nợ, ngồi tù chỉ vì một bài báo là có thật. Nhà báo đi lại nghênh ngang, ăn nói rổn rảng, lộng ngôn. Chưa bao giờ nhà báo "nhà cáo" giàu như bây giờ, rủng rỉnh tiền trong tài khoản, nhà lầu, xe hơi, ăn chơi mút mùa mà chẳng nhọc lòng, khổ công. Khối nhà báo đã vào tù, bị tước thẻ, bị phạt nhưng xem ra đấy mới chỉ là phường "trộm vặt". Các "nhà cáo" vẫn ngồi đâu đó trong bóng tối để tổ chức những trận hợp chiến như kiểu "nước mắm", "con ruồi" hạ bệ một thương hiệu để ngoạm những miếng lớn đã manh nha. Báo chí trở thành Báo hại. Thứ ba, Do thả nổi báo chí theo kiểu "trăm hoa đua nở" nên chỉ trong 10 năm báo chí mọc ra như nấm, trang chính, phụ trương, báo mạng rồi báo hình trở thành những "Tập đoàn" đa phương tiện. Rồi người người làm báo, nhà nhà làm báo trên mạng xã hội. Cạnh tranh thông tin quyết liệt đã làm bức tranh báo chí nham nhở. Đôi khi cảm thấy cơ quan quản lý bất lực. Nguy hiểm hơn, những luận điệu "tự do báo chí" vô chính phủ, "phi tuyên huấn hóa báo chí" được bơm thổi vào từ thế giới tự do đã làm một số tờ báo xa rời mục đích, tôn chỉ, xa rời lợi ích dân tộc, góp phần nhân bản cái xấu, cái ác. Thông tin chồng thông tin, bình luận vô căn cứ, vơ bèo vạt tép đã làm rối thông tin mất chức năng định hướng dư luận. Người đọc hoang mang không biết tìm tin chính thống ở đâu. Mạng xã hội lên ngôi lấn át chức năng báo chí. Nếu tôi là Bộ trưởng Bộ 4T Tôi sẽ quyết liệt triển khai "Đề án quy hoạch báo chí". Đấy là một bản quy hoạch tốt, có giá trị cho quản lý nhà nước về báo chí (xem thêm), cho cơ quan chủ quản và cho cả báo chí. Sẽ không còn việc phải chạy theo sự kiện, giương thượng phương bảo kiếm để trảm như vụ "nước mắm" vừa công bố. Không mủi lòng vì một số nhà báo kém cỏi phải chuyển nghề. Tôi sẽ xây dựng ngay bộ quy tắc ứng xử của nhà báo với mạng xã hội. Sẽ chẳng còn nhà báo 2 mặt. Sẽ chẳng còn nhà báo hù dọa người khác bằng mạng xã hội. Muốn nhanh thì cứ copy nguyên văn của BBC, CNN... sửa sang đôi chút cho phù hợp với Việt Nam. Chém gió vậy thôi vì tôi không đủ tài để làm bộ trưởng, mong ông bỏ qua. Nhưng tôi tin ông làm được. Nguồn: Mõ Làng

Đề nghị ghi rõ Link nguồn: http://www.trelangblog.com/2016/11/thu-gui-ong-bo-truong-truong-minh-tuan.html

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

chuyện từ thiện


1.
Trường hợp đang nóng là MC Phan Anh.
Điều không tin mang tính tích cực nhất của tôi với bạn ấy là, Phan Anh không (dám) tư túi trong thời điểm này.
Tôi cũng không tin vào thuyết âm mưu, có một nhóm hải ngoại dùng tiền để xây dựng hình ảnh cho "thủ tướng" Phan Anh. Xin lỗi các bạn, có mười mấy ngàn cho một hội Xuân người Việt, dân hải ngoại còn cãi nhau như mổ bò. Việt Tân cũng ko có nổi 100 ngàn cho PA đâu, vả lại, não các trùm Việt tân hiện nay không nghĩ "xa" được đến thế.
Nói cho hết, tôi chẳng tin gì sất vào TẤT CẢ CÁC CON SỐ do chính facebooker PA công bố.
Phán đoán của tôi, PA tin vào lời hứa của một hai đại gia nào đó và vội vã cộng dồn số tiền-hứa kia vào tiền quyên góp được thật. (Người đó là ai, h này ai cũng biết là ai).
Và thời điểm này, bạn ấy "cuống". Giữa công khai trả lời những thắc mắc hết sức hợp lý của các nhà hảo tâm và block họ, PA đã chọn cách làm thiếu đàng hoàng và thiếu minh bạch nhất.
2.
Các nhóm như Áo ấm biên cương, Vì ta cần nhau...đều có một hai người, lụi hụi bỏ tiền túi đi tiền trạm, khảo sát địa phương cần cụ thể gì rồi về mới phát động quyên góp.
Cẩn thận thế nhưng ko phải ko có chuyện. Nhóm xây cho các cháu được lớp học khang trang ấm áp, quay đi địa phương lấy lại làm...nhà văn hóa, ngậm bồ hòn làm ngọt chứ biết sao giờ. Chỗ khác, chạy vạy xin xỏ được tiền xong địa phương phím lại, (nghe đâu) năm sau có kinh phí làm trường, nếu có thiện nguyện xây, huyện cắt mất kinh phí. Biết giải trình thế nào với các mạnh thường quân, bởi khi xin tiền là xây trường trên thực tế lại chi dụng vào việc khác...
3.
Các ông các bà thuộc các Viện khoa học xã hội, Viện của chính bộ Lao xã, sao không thấy công bố một đề tài khoa học về từ thiện nhỉ.
Chí ít, sau đợt quyên góp bão lũ Hà Tĩnh, Quảng Bình vừa qua, Bộ Lao xã cũng làm cái tổng kết xem, khả năng huy động nguồn lực xã hội khi có thiên tai là bao nhiêu ? Hiệu quả tức thì và cụ thể của việc cứu trợ tự phát ấy đến đâu? Những tác động tích-tiêu cực đến địa phương của việc từ thiện? Phần việc cụ thể nào kêu gọi xã hội trợ giúp vì nhà nước không đủ sức...
Chỉ có dăm vài xã, khó gì ko thống kê được những điều ấy. Thậm chí làm được tất ở 63 huyện nghèo nhất nước.
Đầu tiên, nó giúp chỉ dẫn cho các nhóm hay cá nhân làm thiện nguyện sử dụng lòng trắc ẩn một cách thiết thực nhất, thứ nữa ngăn ngừa được những hành vi trục lợi-mỡ để miệng mèo, đẩy người đáng lẽ tốt vào thế gian tham.
Nó, cái bản nghiên cứu khoa học ấy, còn là một cách cách giữ gìn, bảo vệ những người tử tế.

BEO

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG CÒN ĐỦ TƯ CÁCH ĐỂ BÀN LUẬN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN KHÔNG?


Nguyễn Đình Cống là nhân vật mới nổi trong làng dân chủ rởm, xuất phát từ việc bị khai trừ khỏi Đảng do thoái hóa, biến chất về tư tưởng đạo đức, Nguyễn Đình Cống được các nhà dân chủ rởm ca tụng, câu móc thành công. Sau khi không còn được đứng trong hàng ngũ của Đảng, đối tượng này hoạt động khá tích cực vào các hoạt động phá hoại do các nhà dân chủ vẽ vời ra. Người ta vẫn thường thấy hình ảnh một ông già lẩm cẩm bị đám trẻ ranh tự xưng dân chủ dẫn dắt, chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động.
NGUYỀN ĐÌNH CỐNG CÒN ĐỦ TƯ CÁCH ĐỂ BÀN LUẬN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN KHÔNG?
Mới đây, sau khi Đảng Cộng sản công bố Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Nguyễn Đình Cống đã có bài phát biểu nhận xét về nội dung của bản Nghị quyết với những lời lẽ thiếu khách quan thường thấy ở các nhà dân chủ. Bản nghị quyết mà Đảng ta công bố lần này nhận được rất nhiều lời khen ngợi, ủng hộ vì đã nêu rõ được những hạn chế, thiếu sót và đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả hoạt động của từng Đảng bộ, Chi bộ cơ sửo trong thời gian tới.
Điểm nổi bật mà Nguyễn Đình Cống luôn miệng nhắc lại đó là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Nghị quyết. Vấn đề này như đánh trúng tim đen của đối tượng này vì chính Nguyễn Đình Cống bị khai trừ khỏi Đảng bởi tư tưởng tự diễn biến, tự chuyển hóa theo xu hướng tiêu cực, không vì lợi ích của cộng đồng, của dân tộc mà chạy theo chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Cũng giống như các nhà dân chủ rởm khác, Nguyễn Đình Cống luôn miện tự cho mình là vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích của người dân nhưng về bản chất thì đối tượng này đều hoạt động vì những lợi ích cá nhân hẹp hòi, không hề suy nghĩ đến lợi ích chung.
Nguyễn Đình Cống cho rằng bản Nghị quyết lần này có nội dung không mới, lặp lại nhiều so với bản Nghị quyết khóa trước, vẫn là tư tưởng đấu tranh với các cá nhân có tư tưởng tự diễn biến, thoái hóa trong nội bộ Đảng. Nếu là một người có học thức, có hiểu biết thì sẽ không có suy nghĩ thiển cận như này. Bất kỳ tổ chức nào cũng luôn có hoạt dộng đấu tranh, loại bỏ những thành phần tiêu cực, đi ngược lại với chủ trương, lợi ích của tổ chức. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, hoạt động dựa trên lợi ích của dân tộc Việt Nam, phát triển song hành cùng với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của Tổ quốc. Vì vậy, những tư tưởng thoái hóa, tự diễn biến theo xu hướng trái ngược lại với lợi ích của dân tộc thì đều bị khai trừ khỏi Đảng, điển hình nhất là đối với trường hợp của Nguyễn Đình Cống.
Với tư tưởng biến chất và đã bị khai trừ khỏi Đảng từ lâu thì Nguyễn Đình Cống không đủ tư cách, trình độ để đánh giá, nhận xét bản Nghị quyết Hội nghị trung ương 4 khóa XII đầy tâm huyết của Đảng ta. Những thành phần không xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản, lại luôn thực hiện nhiều hành động phá hoại đất nước bớt xàm ngôn, bớt chém gió lại. Nguyễn Đình Cống chỉ là con rối để mấy vị dân chủ lão làng dẫn dắt, chỉ đạo mà thôi.
Bản Nghị quyết Hội nghị trung ương 4 khóa XII của Đảng là bản nghị quyết được xây dựng bài bản, công phu, chứa đựng tâm huyết của cả một tập thể Đảng vững mạnh. Việc bị các đối tượng dân chủ rởm xuyên tạc, phá hoại là điều dễ hiểu bởi những thành phần này có tư tưởng đối lập với Đảng ta, không vì mục tiêu chung của toàn dân tộc nên với xuất hiện những thành phần như Nguyễn Đình Cống.
Công Lý
(Nguồn: Thanh niên Đồng Tháp -Kênh giải độc thông tin)