Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Vài trao đổi với tác giả Nguyễn Đan Thanh về bài viết: “Đảng cộng sản - Một tổ chức tội phạm!”



@ Hòa Bình

Tôi là một cựu chiến binh, từng tham gia chiến trường miền Nam, đã xuất ngũ, hiện nay làm bảo vệ cho một khu chung cư ở Hà Nội. Cậu con trai mới tốt nghiệp đại học, vừa đi làm, nhận được tháng lương đầu tiên, nên biếu cái điện thoại có sim 3G để tôi tiện vào mạng internet đọc báo. Làm bảo vệ, hàng ngày tiếp xúc với nhiều người ra vào, tôi nghe người ta bàn tán một số chuyện về tình hình đất nước, về Đảng và Bác Hồ. Khen cũng nhiều mà chê cũng có. Còn bản thân tôi, nhiều lúc đọc báo, xem ti vi thấy chuyện cán bộ, đảng viên vi phạm tiêu cực, nhất là hiện tượng suy thoái trong một bộ phận cán bộ, đảng viên như hiện nay, có lúc tôi cũng rất buồn. Nhưng về Bác Hồ thì tôi hoàn toàn ngưỡng mộ, cả nhân cách và những việc mà Bác đã làm cho đất nước ta.
Ngoài đọc các bài viết “chính thống” về Đảng, về Bác Hồ, thi thoảng tôi cũng đọc một số bài gọi là “trái chiều” để ngẫm với thực tiễn xem sao. Cái mà tôi gọi “trái chiều” ở đây là ý nói những bài viết có tính phản biện lại, chỉ ra điểm tồn tại, yếu kém của Đảng để Đảng kịp thời sửa chữa. Qua đọc báo mạng internet, tôi thấy có rất nhiều bài phản biện về Đảng và Bác Hồ nhưng không phải bài nào cũng có tính xây dựng. Thậm chí, có những bài viết nói sai sự thật, cố ý xuyên tạc lịch sử dân tộc, về Đảng và bôi nhọ Bác Hồ. Như bài viết “Đảng cộng sản - Một tổ chức tội phạm!” của tác giả Nguyễn Đan Thanh (Danlambao) là một ví dụ.
Thực ra, tôi không phải là người cố chấp, cũng không có dính líu về chính trị, lại nghỉ sinh hoạt đảng từ mấy năm nay và cũng không có hơi đâu mà viết bài tranh luận với Nguyễn Đan Thanh - một người mà tôi không hề biết làm gì ở đâu. Nhưng ngẫm lại lịch sử của Đảng mà tôi biết, ngẫm lại công lao của người đi trước cho đất nước có hòa bình hôm nay, trong đó có một phần xương máu của tôi và đồng đội tôi, nên tôi phải viết ra suy nghĩ của mình, có thể tác giả Nguyễn Đan Thanh không đọc được bài viết này của tôi.
Trước hết, tôi thấy tác giả Nguyễn Đan Thanh đã dày công nghiêm cứu, đọc tài liệu, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và lịch sử Đảng cùng tiểu sử Hồ Chí Minh; quan tâm nhất định về tình hình đất nước và cuộc sống của nhân dân. Nhưng tôi thấy tác giả đã nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn lịch sử, lẫn lộn giữa công và tội, giữa chính nghĩa với phi nghĩa, giữa bản chất với hiện tượng, nên đã phủ định hoặc cố tình phủ định hết mọi đóng góp của Đảng cho cách mạng Việt Nam; không những phủ đinh hết công lao của Bác Hồ mà còn xuyên tạc sự thật, cố tình gán ghép, bộc lộ ý đồ không trong sáng. Bởi thế, Nguyễn Đan Thanh mới viết: Chưa kể sự kỳ thị lý lịch ba đời làm thui chột nhân tài, kể cả con cháu quan chức cộng sản cũng không muốn về nước, dù là về để tiếp nối sự nghiệp độc tài do cha ông chúng để lại, sau khi đã hoàn thành tín chỉ du học. Đó là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước, dẫn đến làn sóng tỵ nạn chính trị - kinh tế kéo dài từ sau Hiệp Định Genève 1954, cho đến tận ngày nay vẫn chưa chấm dứt việc người dân chạy trốn chế độ cộng sản”. 
Điều thứ hai, nếu là viết bài để bày tỏ nỗi lòng của một người có có tinh thần xây dựng, có hiểu biết lịch sử dân tộc, biết đúng biết sai thì có lẽ không dùng những từ ngữ mà tôi cho là có phần “thô tục theo kiểu xã hội đen” thể hiện ngay từ đầu đề bài viết. Hơn thế, tác giả hình như cũng chưa phân biệt được đâu là việc vì nước vì dân, đâu là việc hằn học cá nhân nên mới cho rằng: “Tên đứng đầu tổ chức tội phạm, toàn quyền quyết định nhận hoặc sa thải đàn em… Nguyễn Phú Trọng không ngần ngại triệt hạ đồng chí, đồng đảng, đồng bọn một thời tay bắt mặt cười trong các kỳ đại hội đảng. Điển hình như trường hợp Nguyễn Tấn Dũng và đàn em. Gần đây là Trịnh Xuân ThanhDù là người dân ít hiểu biết nhất thì cũng đều tán đồng với việc xử lý kỷ luật Trịnh Xuân Thanh. Nhưng không rõ là Nguyễn Đan Thanh có nhận thức thế nào mà lại cho đó là việc triệt hạ đồng chí?
Điều thứ ba, càng đọc bài viết của Nguyễn Đan Thanh, tôi càng thấy y không hiểu gì về Bác Hồ và cương lĩnh của Đảng (hoặc cố tình không hiểu để xuyên tạc sự thật). Đảng ra đời gắn với công lao của Bác Hồ. Sau khi Đảng ra đời đã lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền trong Cách mạng tháng 8-1945 và thắng lợi trong các cuộc kháng chiến sau đó, nhất là thành công của 30 năm đổi mới đất nước. Thế mà tác giả Nguyễn Đan Thanh lại viết là: “Hồ và thuộc hạ lộ nguyên hình là những tên cộng sản, thừa sai của khối cộng sản quốc tế, thực hiện mưu đồ bành trướng, nhuộm đỏ Đông dương bằng CNCS”. “Cương lĩnh đảng cộng sản là do Hồ Chí Minh sao chép từ cương lĩnh đảng cộng sản Liên xô… Truyền thống ngàn đời chống ngoại xâm của dân tộc VN bị Hồ vứt bỏ... Bản chất của Hồ là tên cộng sản vong bản”. “Băng đảng cộng sản ngày nay, có thể nói đó là di sản của Hồ Chí Minh... Băng đảng cộng sản là hiện thân của tội ác, không phải đảng phái chính trị. Nó là một tổ chức tội phạm mạo danh cách mạng”.
Sao lại viết như vậy được. Đảng cũng có thể có sai sót như mỗi con người vậy. Công là công và tội là tội. Không thể đánh đồng và không thể vì động cơ nào đó mà bôi nhọ cá nhân, tổ chức nào cả. Cũng như tôi viết bài này, tôi chỉ trao đổi vài ý kiến với Nguyễn Đan Thanh về bài viết của y chứ không thể đánh giá y là người phản động hay này khác. Ai cũng là con người, nhưng chủ yếu hơn nhau ở chỗ nghiêng nhiều về “phần con” hay “phần người”.
Ai cũng có cội nguồn dân tộc và tổ tiên mà mỗi con người là một điểm trong đó. Mỗi khi con người ta không nhận ra đâu là công, đâu là tội thì dễ tạo ra “vết đen” trong sợi dây lịch sử và dễ rơi vào tội vong ân bội nghĩa với dân tộc, tổ tiên.

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Đúng là miệng lưỡi không xương...




                                                           @  Tùng Dương
Cuộc đời cũng có cơ duyên nào đó, để tôi trở về quê hương bản quán. Tôi nhớ hơn 10 năm rồi lúc đó tôi là sinh viên năm cuối của một trường đại học trên đất Mỹ, không phải tôi là học sinh từ Việt Nam qua, gia đình tôi sang đây từ sau năm 1975… Thú thực nghe người lớn kể tôi không hình dung ra nổi đất nước Việt Nam lúc đó thế nào, dù là người Việt nhưng thời đó tôi không có cảm tình lắm bởi Việt Nam có chế độ Cộng sản. Nhưng rồi cái duyên thực thụ tới, tôi gặp Đức một học sinh từ VN qua, phải thừa nhận bạn ấy là người cực kỳ thông minh, nhanh nhẹn, khả năng học tập thì khỏi phải bàn, Đức luôn là người dẫn đầu lớp, bản chất thật hiền lành và luôn giúp đỡ người khác. Tôi thực sự nể phục và rồi chúng tôi thân nhau lúc nào không biết. Ban đầu Đức đến nhà chơi hình như ba má không vui cho lắm nhưng dần già với khả năng và những gì Đức thể hiện đã gây được cảm tình và yêu quý của những người trong gia đình. Những câu chuyện Đức kể về gia đình, người thân, quê hương, phong tục tập quán VN gây cho sự tò mò ... Trong tâm niệm lúc đó tôi muốn một lần trở về VN xem thực hư thế nào. Rồi một cơ duyên nữa lại đến, lần này chính là kết quả học tập và khả năng nói tiếng việt nên tôi được tuyển vào một tập đoàn lớn có văn phòng đại diện ở VN, tôi được chọn làm việc ở đó. Ước mong trở thành hiện thực bởi không chỉ một lần trở về mà bây giờ tôi đang làm việc ở VN. Qua những năm tháng ở đây tôi thực sự nhận được đâu mới thực sự là quê hương, ở đây chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người, dường như không có khoảng cách vậy và cuộc sống ở nơi đây thật yên bình và hạnh phúc… Nhưng thưa các bạn độc giả và những người con xa xứ. Thực tình khi đọc bài viết của tác giả Bùi Quang Vơm (Danlambao) với tiêu đề như một lời khẳng định “Chuyến đi thất bại của ông Phúc”.
Khi đọc tiêu đề bài viết những độc giả chưa biết Vơm là ai? Thì cũng khó hòng phân biệt được Vơm có phải là người trong cuộc hay không, hay chỉ là “nghe hơi nồi chõ”, thóc mách bàn chuyện người khác vậy. Thực ra đối với tôi không lạ gì Vơm, bởi đây là nhân vật “nổi tiếng” chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Vơm luôn có những bài viết tạo mâu thuẫn, gây bất ổn chính trị, an ninh xã hội ở Việt Nam nên tôi cũng không lạ gì bản chất của con người này. Với tư cách là một kiều bào đang sinh sống và làm việc trên quê hương tôi muốn trao đổi đôi dòng suy nghĩ của chính mình để cùng độc giả bạn đọc gần xa có cái nhìn khách quan công tâm. Chúng ta đều thấy, Thủ Tướng Nguyễn Xuân phúc thăm Mỹ là theo lời mời của Chính phủ Mỹ, chứ đâu phải như Vơm tưởng tượng ra. Tất cả nội dung chuyến thăm đâu cần phải thông báo hết, vậy nên việc đưa tin của báo giới trong và ngoài nước cũng phải lựa chọn thông tin sao cho phù hợp mà vẫn phản ánh được mục đích chuyến thăm. Ấy vậy Vơm vẫn xiên xẹo đủ đằng và bằng những lời lẽ đầy ẩn ý Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu”. Đúng là đáng mặt anh tài trong ngụy tạo, từ không thành có, thực thực hư hư như đúng rồi, Vơm còn cho rằng Ông Phúc nhìn thấy TPP, cũng như nhìn thấy trong kết cấu của xã hội Mỹ có những chỗ dựa và những động lực cần thiết cho những cải cách thể chế mà ông cùng với chính phủ của ông đang phải mạo hiểm cả sự nghiệp”.
Thưa với Vơm rằng trong quan hệ đối ngoại song phương, các chuyến thăm viếng lẫn nhau giữa các nguyên thủ nhằm tạo lập băng giao giữa hai nước để cùng nhau hợp tác phát triển, cùng có lợi. Không ai là không nghĩ tới cái lợi cho quốc gia dân tộc mình. Đối với Việt Nam ta, dù là Thủ tướng hay lãnh đạo Đảng, nhà nước khác đại diện cho dân tộc đều phải tuân thủ sự nhất quán trước sau như một của Việt Nam là muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới. Phải luôn nhớ quốc gia dân tộc là trên hết chứ đâu phải như Vơm phịa chuyện. Vơm cứ coi như Vơm là Thủ tướng vậy. Kết quả chuyến thăm hơn ai hết chỉ có thủ tưởng và đoàn công tác của Chính phủ VN mới là những người hiểu rõ nhất. Không biết nên “dựa cột mà nghe”, càng nói càng thấy rõ sự phi lý đến bỉ ổi của Vơm. Tự làm, tự nghĩ nhưng lại đổ vấy cho người khác để khẳng định cái gọi là cải cách thể chế chính trị trong chính phủ. Mập mờ đánh lận con đen trong hư cấu nhằm vớt vát cái sai trái của mình mà thốt ra rằng “Mặc dù vậy, dù kết quả của chuyến đi sẽ không có gì đáng kể nếu tính tới các con số, thậm chí có thể bị coi là một thất bại, nhưng ông Phúc chắc chắn nhận được thông điệp từ phía những người bạn Mỹ, và cũng sẽ chắc chắn rằng, tổng thống Trump cũng như các chính trị gia Mỹ có thể đã hình dung được bàn cờ chính trị Việt Nam đang đứng trước những triển vọng và những thử thách gì”. Bình luận, phân tích kiểu như Vơm với chủ đích cá nhân thô thiển đến như vậy chỉ có những người nhẹ dạ, cả tin thiếu hiểu biết và những đồng đảng như ngươi mới chia sẻ và hùa theo, còn những người dân và Việt kiều như chúng tôi đang chăm chỉ làm ăn tạo lập cuộc sống cho chính mình và góp phần xây dựng đất nước đâu cần những thứ đó, chung tôi mong ở sự bang giao ấy để hai nước cùng phát triển.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Đôi điều chia sẻ



                          @ Thanh Trúc

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo khó, gia đình đông anh em, ngay từ nhỏ tôi đã ước mơ được trở thành cô giáo. Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi đã thi vào trường Sư phạm, rồi trở về quê làm giáo viên trường làng và xây dựng gia đình. Cuộc sống cứ yên bình như thế trôi đi, như chính vùng quê yêu dấu nơi đây. Quê tôi giờ đây đã đổi thay nhiều lắm, người dân không còn vất vả, lam lũ như xưa. Những căn nhà lợp bằng tranh tre, nứa lá, giờ đã thay bằng mái ngói đỏ tươi và những căn nhà mái bằng cao tầng. Tôi vui vì quê mình đổi thay và phát triển! Tôi yêu nghề dạy học mà mình đã lựa chọn và không quá bận tâm đến chuyện chính trị và những điều lớn lao. Thế nhưng, vô tình tôi đọc được bài viết của tác giả Bùi Quang Vơm đăng trên Dân làm báo, với tiêu đề “Trận huyết chiến cuối cùng”, với tư cách là một công dân Việt Nam bình thường, tôi được xin trao đổi vài điều cùng tác giả và bạn đọc.
Đúng là khi xã hội phát triển, nhất là khi đất nước ta đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thì điều tất yếu sẽ kéo theo nhiều tác động và ảnh hưởng, trong đó có cả những mặt tích cực và tiêu cực. Ở cái độ tuổi gần nửa đời người, không còn bồng bột để mà có những suy nghĩ nông nổi, với những trải nghiệm của cuộc sống và từng chứng kiến sự đổi thay của đất nước, tôi hiểu rằng có được cuộc sống và những điều kiện như hiện nay là do đâu? Nếu làm một phép so sánh và nhìn lại những gì đã qua, chắc hẳn mọi người đều dễ dàng nhận thấy rằng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên, sung túc, đủ đầy hơn xưa rất nhiều. Công bằng mà nói thì người dân bây giờ được thụ hưởng rất nhiều giá trị cả về vật chất và tinh thần, mà minh chứng rõ nhất là ở chính quê hương tôi. Thành quả ấy là do đâu? Mọi thứ đều không tự nhiên dễ dàng mà có, mà phải do sự cố gắng nỗ lực của chính những người dân, nhưng hơn hết là nhờ có chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và chính sách phát luật của Nhà nước đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân dân.
Thưa tác giả Bùi Quang Vơm, tôi không biết ông là ai và hiện ông đang làm gì, trong tổ chức nào? Nhưng nếu là một người Việt Nam chân chính, có nhận thức đầy đủ và cái nhìn toàn diện, thì chắc rằng không thể có những suy diễn và phát ngôn theo kiểu “kỳ lạ” đến như vậy! Cái gì mà gọi là “trận huyết chiến cuối cùng”? Cái gì là quyết định kiểm tra giám sát tài sản này là quyết định tuyên chiến của “khối chuyên trách” chống lại “khối chính phủ”, cũng tức là đảng chống lại chính quyền, là “lãnh đạo” chống lại “quản lý”? Nghe cái cách ông đặt vấn đề và lý giải, thì một người bình thường nhất cũng thấy rõ ràng là “có dụng ý” và “mục đích” ở trong đó! Đành rằng, trong thực tế xã hội hiện nay, tệ tham nhũng, lãng phí đang là một vấn đề nóng mà dư luận và tất cả mọi người đều rất quan tâm. Bản thân tôi, với tất cả tình cảm và trách nhiệm của một người công dân đối với đất nước luôn mong mỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, từ Trung ương, đến địa phương phải làm nghiêm, làm mạnh để có thể ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ vấn nạn này; đặc biệt là phải xử lý thật nghiêm minh với những người vi phạm.
Tôi cũng được biết, vừa qua, Bộ chính trị và Ban bí thư ban hành quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (dự kiến khoảng 1.000 người), đặc biệt là việc khẳng định “không có vùng cấm” trong kiểm tra, giám sát. Việc kiểm tra, giám sát đâu phải bây giờ mới làm, mà đó là công việc thường xuyên của Đảng và của các cấp, các ngành. Thế nhưng, việc ban hành quy định lần này của Trung ương thể hiện sự quyết tâm và tính tiên phong của Đảng, mục đích là để kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Việc làm đó của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của cử tri và nhân dân cả nước.
Thưa ông Bùi Quang Vơm, trong bài viết của mình, ông nói rằng đây là “trận huyết chiến cuối cùng”, là quyết định tuyên chiến của “khối chuyên trách” chống lại “khối chính phủ”, cũng tức là đảng chống lại chính quyền, là “lãnh đạo” chống lại “quản lý”; “giải giáp uy lực của khối chính quyền, từ đó thu gom quyền lực vào trong tay khối chuyên trách, gọi là tập trung quyền kiểm soát quyền lực vào tay đảng; “dạy cho khối chính quyền một bài học”, từ đó xác lập chế độ “tái phân phối” theo nguyên tắc điều hòa giữa hai khối, nhằm giải quyết mâu thuẫn lợi ích đang ở mức đã thành đối kháng giữa hai khối”. Vậy xin hỏi ông căn cứ vào đâu để mà đưa ra “cái luận điệu” phi lý ấy? Nếu như ông không hiểu hay “cố tình” không hiểu thì tôi xin nói để ông biết rằng: trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng CSVN luôn thực hiện quan điểm nhất quán: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Và điều quan trọng nhất là mọi hành động của Đảng, mục đích của Đảng đều hướng đến và mang lại lợi ích cho nhân dân, nhằm mục đích phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Trong hệ thống chính trị, Đảng là một bộ phận hợp thành cùng với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Đảng giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị nhưng không đứng trên, hay đứng ngoài hệ thống chính trị, mà gắn bó với những thiết chế trong hệ thống đó. Và trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng luôn coi việc lãnh đạo, xây dựng, kiện toàn Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, để phục vụ lợi ích của nhân dân, với phương châm: tất cả mọi cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước là “đầy tớ, công bộc” của Nhân dân. Đảng đã lãnh đạo Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật, đề ra và thực hiện có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, bảo đảm an ninh, quốc phòng, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế; phát huy quyền làm chủ, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Như vậy, xét về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước là sự tác động qua lại, trong đó Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật và chính sách để quản lý đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng và Nhà nước đều hướng đến mục tiêu chung, mục tiêu cuối cùng là bảo đảm và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì sự nghiệp phát triển và hội nhập của đất nước.
Bởi vậy, không thể có chuyện “đảng chống lại chính quyền”, “lãnh đạo” chống lại “quản lý” hay “tập trung quyền kiểm soát quyền lực vào tay đảng; “dạy cho khối chính quyền một bài học” như cái cách mà ông nói và lại càng không thể có chuyện “nhằm giải quyết mâu thuẫn lợi ích đang ở mức đã thành đối kháng giữa hai khối”.
Là một công dân Việt Nam, tôi luôn có một niềm tin vững vàng vào chân lý,  tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng CSVN, tin vào sự quản lý, điều hành của Nhà nước XHCN Việt Nam. Cuộc sống của Nhân dân ta ngày hôm nay, những thành quả mà chúng ta có được như hôm nay chính là nhờ có Đảng soi đường, chỉ lối và  có Nhà nước quản lý, điều hành; tất cả vì mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, phát triển bền vững, để xứng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tôi cũng tin rằng, những người Việt Nam chân chính đã, đang và sẽ luôn tin tưởng vào Đảng, vào Nhà nước XHCN Việt Nam, như niềm tin sắt đá không bao giờ thay đổi vào Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Thay cho lời kết, tôi xin nhắn gửi tới ông Bùi Quang Vơm rằng: hãy nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, khách quan; đừng “tô vẽ” “xuyên tạc” hay “thổi phổng” theo kiểu cực đoan với “dụng ý” không có gì tốt đẹp. Và  dù cho ông có dùng những luận điệu gì đi chăng nữa thì những người dân Việt Nam yêu nước sẽ không bao giờ tin vào những điều ông nói.