Tròn bốn mươi năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam kết
thúc thắng lợi, những người Mỹ tiến bộ thấy điều gì? Nước Mỹ vẫn bị chia
rẽ bởi thất bại cay đắng nhất trong lịch sử của họ ở một xứ sở Châu Á
nhỏ bé xa xôi ra sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Looking Back at the Vietnam War" của tác giả Andy Piascik.
Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam
Mùa xuân năm nay đánh dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ít
nhất thì đó cũng là cái được gọi ở Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Nam. Ở Việt
Nam, họ gọi là chiến tranh chống Mỹ để phân biệt giai đoạn Hoa Kỳ tham
chiến với những giai đoạn mà những kẻ xâm lược và thực dân khác tham
chiến – đáng kể nhất là Trung Quốc, Pháp, và Nhật Bản.
Sự kiện này được đánh dấu bởi hàng loạt các bình luận, hồi tưởng và
những gì được coi là lịch sử của truyền thông doanh nghiệp. Lầu Năm Góc
đã gióng chuông với một câu chuyện kỳ khôi đăng trên website của họ gợi
lại sự tuyên truyền mà họ thêu dệt trong thời kỳ chiến tranh: chủ nghĩa
đế quốc Hoa Kỳ là tốt, Việt Nam là xấu. Trong ghi nhận tích cực hơn, các
nhóm hòa bình và cựu chiến binh khắp đất nước đã tổ chức các sự kiện,
những người khác cố gắng thúc đẩy các phân tích về sự khủng khiếp của
cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, bóng ma đã ám ảnh Việt Nam cho tới tận ngày
nay.
Một quan điểm hỗn hợp hợp là cuộc chiến tranh vẫn lơ lửng phía trên đất
nước của chúng ta như một đám mây. Nhiều thập kỷ trước đây, các bình
luận viên của truyền thông chính thống thường xuyên đề cập tới hội
chứng Việt Nam, điều mà cho đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 vẫn còn
khiến chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ e ngại mở rộng. Các tinh hoa truyền thông
đã đề cập tới sự miễn cưỡng của tầng lớp chính trị trong việc tham
chiến với nỗi sợ hãi sẽ sa lầy tại “một Việt Nam khác”. Song hội chứng
Việt Nam thật sự là vùng vịnh trong ý kiến của giới thượng lưu và công
chúng về cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, đó mới là điều mà họ không sẵn sàng
công khai.
Nói một cách ngắn gọn, Hoa Kỳ đã cực kỳ khó khăn để giành được sự ủng hộ
đáng kể của công chúng cho các cuộc chiến tranh của họ kể từ chiến
tranh Việt Nam. Ví dụ, suốt thập kỷ 1980 Hoa Kỳ đã vô vọng tìm kiếm cách
áp đặt ý chí của họ đối với Nicaragua, El Salvador và Guatemala, chỉ
cần kể ba cái tên, tạo điều kiện thuận lợi cho các quân đội tay sai để
giúp tầng lớp quý tộc địa chủ chống lại người dân của những quốc gia đó.
Nếu không có sự phản đối của công chúng thì quân đội Hoa Kỳ đã tham
chiến ở Trung Mỹ vào năm 1980. Do Hoa Kỳ không có khả năng đưa quân đội
đến nên kiểu tắm máu mà Hoa Kỳ gây ra ở Lào, Việt Nam và Campuchia đã
không xảy ra ở Trung Mỹ. Một trong những kết quả là phong trào nhân dân
và các lực lượng cách mạng đã có khả năng tổ chức đấu tranh, tới mức mà
người du kích cách mạng thời đó là tổng thống hiện nay ở El Salvado và
lãnh đạo lâu dài của Sandinista, Daniel Ortega, lại một lần nữa là tổng
thống của Nicaragua.
Đấy là chưa kể tới những con số kinh hoàng về chết chóc và sự tàn phá
khôn lường đối với những quốc gia đó; Hoa Kỳ đã quyết định phá hủy các
kinh nghiệm cách mạng ở Nicaragua, một nỗ lực hầu như đã thành công.
Điềm xấu hơn nữa, sau khi địa ngục của khủng bố quân sự những năm 1980
qua đi, Guatemala vẫn tiếp tục nằm trong tay của tầng lớp thượng lưu
giàu có gắn bó chặt chẽ với Hoa Kỳ và là một trong những xã hội phân
tầng, áp bức nhất ở Bán cầu.
Nhưng thiệt hại gây ra ở Trung Mỹ không thể so sánh với những gì đã diễn
ra ở Đông Dương và đó là do một phần không nhỏ những nỗ lực của hàng
triệu người Mỹ hàng ngày. Không giống với Đông Dương, tình đoàn kết với
người dân Trung Mỹ đã bắt đầu sớm và tha thiết. Ở Nicaragua, họ đã sớm
bắt đầu sau khi Hoa Kỳ chống lại cuộc nổi dậy nhân dân để lật đổ chế độ
độc tài khắc nghiệt Somoza vào năm 1979. Ở El Salvado, tình đoàn kết
xuất hiện sau vụ ám sát tổng giám mục Oscar Romero của phe khủng bố bán
quân sự vào năm 1980 và phát triển lớn hơn trong 10 năm tiếp theo. Sự
đoàn kết bao gồm biểu tình, tọa kháng, hội thảo, viện trợ y tế, các dự
án thành phố chị em, được các bác sĩ, thợ điện, và các lao động có tay
nghề khác hưởng ứng, cũng như tạo ra các nơi ẩn náu, thường là ở nhà
thờ, cho người dân tránh khỏi bạo lực của Hoa Kỳ.
Sự phản đối một cách rời rạc cuộc xâm lược ở Đông Dương tại Hoa Kỳ, trái
lại, bùng lên vào năm 1963 và 1964 nhưng vẫn rất nhỏ bé và tách biệt.
Những gì chúng ta biết là phong trào phản chiến không sâu sắc cho đến
năm 1965, hơn một thập kỷ sau khi Hoa Kỳ dựng lên chế độ tay sai khát
máu Ngô Đình Diệm ở miền nam của Việt Nam, và tròn bốn năm sau khi tổng
thống Kenedy khởi đầu sự leo thang chính yếu.
Gần đây hơn, Hoa Kỳ đã xâm lược Irag và Afghanistan, như đã viết, đang
dự tính gửi quân đội đến đâu đó ở Trung Đông. Cũng như ở Đông Dương, nỗ
lực ở Iraq và Afghanistan đã thất bại thảm hại. Do sử dụng quy mô lớn
lực lượng quân sự áp đảo nên Hoa Kỳ đã trở thành một kẻ hạ đẳng quốc tế -
được sợ hãi nhưng cực kỳ bị cô lập. Một lần nữa, tổ chức trong nước đã
đóng góp đáng kể vào sự cô lập đó. Không cần phải can đảm nhiều và quan
trọng là thừa nhận cả hai bởi vì sử dụng sức mạnh lớn hơn gây ra đau
khổ, cũng như những gì mà một cuộc chiến tranh đế quốc tác động tới công
chúng. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm, đối với cả bản thân
chúng ta cũng như đối với những người phải chịu đựng đau khổ của những
trận ném bom dưới danh nghĩa chúng ta, chúng ta cần phải hiểu điều đó.
Đấu tranh với lịch sử chính thống và bị xuyên tạc về Việt Nam có thể
giúp chúng ta trong những nỗ lực ấy và việc này đòi hỏi phải tóm lược
những điều căn bản theo tinh thần đẫ nêu. Một trong những quan điểm
xuyên tạc lịch sử được thêu dệt trong các bình luận mới đây là chiến
tranh được bắt đầu vào tháng 2 năm 1965 khi Bắc Việt và quân đội Hoa Kỳ
đụng độ lần đầu tiên, kết quả, họ khẳng định (dĩ nhiên) là cuộc tấn công
vô cớ của Bắc Việt. Người ta không biết phải cười hay khóc về sự ngớ
ngẩn của khẳng định ấy, hàng chục ngàn – có lẽ là hàng trăm ngàn – người
Việt Nam đã chết trong tay Hoa Kỳ vào lúc đó thế mà cuộc chiến tranh
vẫn chưa bắt đầu, nhưng đó là sự thiếu trung thực và theo đuôi quyền lực
thường thấy trong văn hóa chính trị Hoa Kỳ.
Thời điểm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu phụ thuộc vào việc
ai đó quyết định cuộc chiến tranh bắt đầu nhưng năm 1945 là thời điểm
phù hợp để nắm bắt được những gì diễn ra trong 30 năm sau đó. Đó là mùa
hè của cái năm mà lực lượng cách mạng Việt Nam tập hợp quanh Việt Minh
đánh bại Nhật Bản, đội quân đế quốc đã xâm lược đất nước của họ bốn năm
trước đó. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới phải chịu đựng những
tổn hại khủng khiếp dưới sự áp bức của chủ nghĩa phát xít và quân phiệt
trong Thế Chiến thứ II, người Việt Nam nhận ra rằng chiến thắng của họ
là bình mình của ngày mới, Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh, lãnh đạo Việt
Minh, đã đọc bản tuyên ngôn được lấy cảm hứng rõ ràng từ Tuyên Ngôn Độc
Lập của Hoa Kỳ (nhiều phần được trích dẫn nguyên văn) tại một cuộc
mít-ting lớn ở Việt Nam, điều đó cũng trực tiếp truyền tải tới
Washington và người dân khắp thế giới.
Đó là lúc Hoa Kỳ quyết định từ chối lời đề nghị của Hồ và bắt tay với
thực dân đã cai trị Việt Nam trong một thời gian dài, là người Pháp. Hầu
hết chính quyền thuộc địa và quân đội Pháp đã bỏ chạy khi Nhật Bản xâm
lược Việt Nam; những người Pháp còn ở lại thì cộng tác với người Nhật.
Mặc dù vậy với sự khôn ngoan đặc biệt của họ, Pháp quyết định họ có
quyền tái thuộc địa Việt Nam, điều mà họ đã làm, với sự ủng hộ then chốt
về vũ khí, tiền và ngoại giao của Hoa Kỳ. Người Việt Nam, không có gì
ngạc nhiên, không dễ chịu với việc bị xâm lược lần nữa và phản kháng như
họ đã chống lại thực dân và xâm lược trong nhiều thế kỷ.
Pháp gây ra bạo lực khủng khiếp trong một cố gắng thất bại, việc tái xâm
lược kéo dài chín năm, khiến Hoa Kỳ bực dọc ngày càng nhiều hơn về
gánh nặng chiến tranh. Khi người Việt Nam giành chiến thắng chung cuộc
bằng việc đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ vào năm 1954, một lần nữa họ lại
có khả năng giành được độc lập. Mặc dù điều đó không diễn ra. Bị chia
rẽ về Việt Nam, Hoa Kỳ, các đế quốc phương Tây khác và Soviet làm trung
gian trong Hiệp Định Geneva, một cuộc bầu cử quốc gia thống nhất Việt
Nam sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Sự phân chia quốc gia thành miền
Bắc, nơi có lực lượng cách mạng chiến thắng hoàn toàn, và miền Nam,
ngoại trừ Sài Gòn và khu vực lân cận, nằm trong sự kiểm soát của Việt
Minh, bị người Việt Nam coi là một mánh khóe của đế quốc Hoa Kỳ để câu
giờ và sự phản bội của Liên Bang Soviet.
Mặc dù không tin rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng hiệp định nhưng người Việt Nam
có ít sự lựa chọn để đi tiếp. Sự lo ngại của họ đã được chứng minh ngay
lập tức, khi Hoa Kỳ cho thấy rõ rằng Hiệp Định Geneva chẳng là gì ngoài
mảnh giấy lộn có thể xé bỏ thành hàng triệu mảnh nhỏ vô dụng. Kể từ khi
Washington biết rằng Hồ sẽ thắng áp đảo trong cuộc bầu cử thì không có
bất cứ cuộc bầu cử nào được tổ chức. Cũng như hàng tá trường hợp khác
trong hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ chống lại dân chủ để phục vụ cho việc xâm
lược. Bầu cử là tốt đẹp chỉ khi người mà họ chọn được thắng cử; nếu
người khác thắng cử thì kết quả sẽ là súng máy.
Vào năm 1954, Hoa Kỳ đặt hy vọng vào Ngô Đình Diệm, một kẻ lưu vong sống
trong trường dòng ở New Jersey của giám mục phản động Francis Cardinal
Spellman, và dựng ông ta lên làm nhà độc tài của cái được gọi là Miền
Nam Việt Nam. Suốt 9 năm Diệm nắm quyền, Hoa Kỳ đã chấp nhận cho ông ta
tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố chống lại người dân miền Nam. Kháng
chiến tiếp tục và thậm chí còn phát triển, đó là lúc Hoa Kỳ chuyển sự
chú ý khu vực của họ sang nước láng giềng Lào, nơi cũng có lực lượng
kháng chiến mạnh chống lại chế độ độc tài do Hoa Kỳ hậu thuẫn.
Mặc dù vậy, mọi thứ thay đổi dưới thời chính quyền Kenedy, khi Hoa Kỳ mở
rộng cuộc xâm lược ở Việt Nam và kháng chiến phát triển nhanh chóng.
Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng lãnh đạo kháng chiến, đó là nhóm kế nhiệm
Việt Minh và được biết đến dưới cái tên Pháp là NLF, nhưng họ liên kết
rộng rãi với các bộ phận trong xã hội Việt Nam, đáng chú ý là một số lớn
các tu sĩ đạo Phật.
Mặc dù Kenedy thường xuyên được mô tả là khao khát hòa bình ở Việt Nam,
những người sáng tác chuyện thần thoại Camelot khẳng định rằng nếu ông
ta không thực hiện thì sẽ không bị ám sát, sự thật cay đắng cho thấy
điều trái ngược. Vào những lúc có thể đạt được hòa bình hoặc giảm leo
thang thì Kenedy lựa chọn điều ngược lại: bằng việc ném bom dồn dập,
bằng việc sử dụng rộng rãi bom na-pam và vũ khí hóa học, bằng việc tổ
chức ấp chiến lược (một giai đoạn lớn, ấp chiến lược; một dạng giống như
Auschwitz trốn khỏi quê nhà), và cuối cũng là bằng việc triển khai bộ
binh.
Mặc dù là bạo chúa, Diệm tỏ ra là một bạo chúa có chút lương tri, vào
năm 1963 khi đã mệt mỏi về cuộc chiến tranh chia rẽ đất nước, ông ta đã
đơn phương đàm phán hòa bình với NLF và đàm phán thống nhất với miền
Bắc. Đó là quyết định định mệnh, Washington nhanh chóng ra lệnh loại bỏ
ông ta, Diệm bị ám sát chỉ ba tuần trước khi Kenedy bị giết. (Đó là kết
quả của những sự kiện mà Malcom X vĩ đại đã mô tả là “gà về chuồng”,
thúc giục sự đoạn tuyệt của ông với Quốc Gia Hồi Giáo).
Người kế nhiệm Kennedy, Lyndon Johnson, chỉ cần 9 tháng tại vị để ngụy
tạo sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964, một bước ngoặt khác ở Việt
Nam.
Cùng lúc đó, Johnson, được một số người (có lẽ là cả ông ta) đề cử giải
Hòa Bình, đã cảnh báo quốc gia rằng Barry Goldwater, đối thủ của ông ta
trong cuộc bầu cử tổng thống cùng năm, là một kẻ gây chiến cực kỳ nguy
hiểm. Bối cảnh đó đã tạo ra khoảnh khắc đáng nhớ nhất của chiến dịch
tranh cử, một quảng cáo truyền hình phát đi hình ảnh một bé gái đếm từng
cánh hoa bị ngắt ra khỏi bông hoa liên tưởng tới việc đếm lùi của ngày
tận thế.
Khi mà ông ta chắc chắn được tái cử và với sự kiện Vịnh Bắc Bộ làm lá
chắn, Johnson mở rộng xâm lược vào đầu năm 1965 ra khắp Việt Nam bằng
chiến dịch ném bom hàng loạt ở miền Bắc (đồng thời sự phá hủy hàng loạt
của Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn ở miền Nam). Thêm vào đó, Johnson ra lệnh xâm
lược Cộng Hòa Dominica vào cuối năm để lật đổ nhà cải cách ôn hòa Juan
Bosch và cung cấp sự hỗ trợ đáng kể về vũ khí, tiền, ngoại giao cho cuộc
đảo chính đẫm máu ở Indonesia nhằm đưa tên đồ tể Suharto lên cầm quyền.
Ít nhất 500.000 người đã bị giết hại trong cuộc đảo chính và những rối
loạn sau đó; Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, nói chung mù lòa trước những tội ác
của Hoa Kỳ và tay sai đã đưa ra con số 1.5 triệu người. Ứng cử viên Hòa
Bình, thật đó.
Chuyện đó kéo dài 3 năm ở Việt Nam, leo thang kiểu âm dương và kháng
chiến dâng cao, cho đến Tổng Tấn Công Tết vào tháng giêng năm 1968.
Trước Tết, Hoa Kỳ hầu như đã lẩn tránh với sự dối trá về tiến triển của
cuộc chiến, mặc dù phong trào phản chiến đâm chồi. Sau Tết, chiến thắng
được hứa hẹn rõ ràng là ảo tưởng và ngụy tạo. Cho đến lúc này, Tết vẫn
là khúc xương khó gặm đối với những người ủng hộ cuồng nhiệt nhất của
chiến tranh, những người khẳng định Hoa Kỳ có khả năng đánh bại những
người nổi dậy, chỉ là bị truyền thông chống chiến tranh và chính khách
Cộng Hòa phá hoại.
Trên thực tế, Tổng Tấn Công Tết theo chiến lược của NLF không bao giờ
lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến được hiểu theo cách truyền thống. Đó
là chiến dịch đánh và rút với mục đích tạo ra thiệt hại lớn, đúng như
vậy, ban đầu được thiết kế để thể hiện cho đối thủ và những người khác
thấy lực lượng của họ là ghê ghớm và ý chí của con người là không thể
khuất phục. Nói ngắn gọn, mục tiêu không phải là thắng trận đánh Tết;
mục tiêu là cho những người hoài nghi thấy rằng Hoa Kỳ không thể thắng.
Tôi nhớ lại nhiều năm trước đây có một người già Việt Nam, có thể đã
chứng kiến cái chết và sự phá hủy như những người khác sống vào thời đó,
nói một vài lời về thời gian Tết (tôi trích dẫn): Chúng ta có thể thanh toán ngay lập tức hoặc chúng ta có thể thanh toán trong một ngàn năm nữa. Điều đó phụ thuộc vào người Mỹ.
Một nhóm bị thuyết phục sau Tết rằng người Việt Nam đúng trong đánh giá
của họ là cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ. Như mọi khi, quan điểm của họ,
không giống quan điểm phổ biến, bị chính sách và các chính khách quốc
gia tác động, là chắc chắn và hướng tới dài hạn. Điều mà họ thấy là phí
tổn kinh tế khổng lồ, sự quan tâm tới Đông Dương tốt hơn là được đặt vào
các đối thủ cạnh tranh toàn cầu trong việc mở rộng thị trường, quân đội
ngày càng trở nên e ngại chiến đấu và nổi loạn mở rộng trong nước từ
việc phong tỏa các trường đại học tới các điểm trọng yếu về sản xuất,
đáng chú ý nhất là Phong Trào Công Đoàn Cách Mạng đang tràn vào ngành
công nghiệp ô tô.
Động thái đầu tiên của tầng lớp thượng lưu kinh doanh là đẩy Johnson qua
một bên để ủng hộ Eugene McCarthy và Robert Kennedy. Kennedy là một
Chiến Binh Lạnh từ lâu hồi tưởng lại những ngày hợp tác với Joe McCarthy
và Roy Cohn, người có kế hoạch về Việt Nam, rất giống với anh trai của
ông ta, đã kỳ vọng chiến thắng trước và sau đó là hòa bình. Trong khi
đó, McCarthy không có liên hệ với phong trào phản chiến trước hay sau
sáu tháng nỗ lực mang tính cơ hội của ông ta để kiếm vị trí ứng cử viên
Hòa Bình, cuộc bầu cử năm 1968 đóng vai trò như một ví dụ về sự cách
biệt giữa người cai trị và bị cai trị: đa số dân chúng đòi hỏi ngưng
chiến ngay lập tức phải lựa chọn giữa hai ứng cử viên đều muốn tiếp tục
chiến tranh.
Việt Nam hóa chiến tranh của Richard Nixon – đẩy gánh nặng chiến tranh
sang quân đội miền Nam Việt Nam – như hành động sai lầm cuối cùng của
Washington. Sự giết chóc tiếp tục và chiến tranh được mở rộng sang Lào
và Campuchia nhưng Hoa Kỳ vẫn không thể thắng. Trước khi kết thúc vào
năm 1973, Hoa Kỳ lừa dối một lần nữa, Nixon vi phạm mọi điều khoản của
Hiệp Định Hòa Bình Paris trước khi văn bản kịp ráo mực. Cho đến khi lực
lượng cách mạng chiếm được Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ
đã can dự vào Việt Nam 30 năm.
Danh mục những cuốn sách phi thường về Việt Nam rất dài và mới chỉ được
đề cập gần đây bởi học giả Christian Appy, một trong số các tác giả, đã
thu thập nghiêm túc quan điểm của giai cấp lao động về chiến tranh và sự
phản kháng trong nước đối với chiến tranh. Đó là cú đòn mới nhất đối
với lịch sử chính thống, do tầng lớp thống trị vẫn cho rằng phong trào
phản chiến chỉ là ngoại lệ được tạo thành bởi các sinh viên đại học da
trắng đặc quyền. Trên thực tế, số lượng đông đảo công nhân và những
người cùng khổ đã tham gia phản đối cuộc xâm lược của Hoa Kỳ từ đầu cho
đến cuối và không phải bởi vì con cái của giai cấp lao động phải đi
chiến đấu ở xa. Trái lại, đa số những người phản đối tự nguyện của giai
cấp lao động và các cựu chiến binh mới trở về từ chiến trường nhưng cũng
phản đối chiến tranh đã đóng vai trò quyết định tại mặt trận quê nhà.
Dường như mọi người Mỹ hiểu biết một chút về chiến tranh đều biết rằng
có 55.000 lính Mỹ đã chết ở chiến trường Việt Nam. Mặc dù vậy, chỉ một
số phần trăm rất nhỏ biết về con số chính xác những người Đông Dương đã
bị giết hại khi họ được hỏi. Noam Chomsky đã viết về một khảo sát cho
thấy người ta thường trả lời là có 200.000 người bị giết hại và liên
tưởng điều đó với việc người ta tin rằng có 300.000 người Do Thái bị sát
hại trong Holocaust, mặc dù trong cả hai trường hợp thì con số thực tế
gấp 20 lần. Sự hiểu lầm tai hại ấy đã cho thấy sự hiệu quả của tầng lớp
trí thức trong việc tuyên truyền một cách tự giác, bóp méo sự thật về
chiến tranh – những người phải chịu đau khổ, những người phải chết,
những người là nhầm người.
Thậm chí con số được chấp nhận phổ biến nhất là 4 triệu người Đông Dương
đã chết, có vẻ thấp, cũng thực sự bi thảm, mặc dù sự thật dường như sẽ
không bao giờ được biết. Những kẻ được trang bị tốt nhất để tạo ra sự
quyết định đó chính là những kẻ phát động chiến tranh hoặc có lợi ích
lớn trong việc che giấu sự thật. Như một vị tướng Hoa Kỳ phát biểu trong
một thảm họa mới đây đã nhấn mạnh: “Chúng tôi không đếm xác.” Không,
không bao giờ, khi người chết là nạn nhân của bạo lực Hoa Kỳ.
Những hậu quả mà người Việt Nam phải gánh chịu về chất độc màu da cam và
rối loạn sau chấn thương cũng hoàn toàn bị lờ đi. Hãy lấy sự đau khổ
khủng khiếp mà binh lính Hoa Kỳ phải chịu đựng và nhân chúng lên 10.000
lần hay hơn nữa, chúng ta sẽ thấy mức độ tàn phá đối với người Việt Nam.
Thêm vào đó, Việt Nam và phần còn lại của Đông Dương (lịch sử chính
thống nói chung đã bỏ qua các cuộc chiến tranh ở Lào và Campuchia) đầy
những bom đạn chưa nổ, thường xuyên gây ra chết chóc và thương tật cho
tận tới ngày nay. Việt Nam và Lào có thể thoát khỏi thảm họa thiếu đói
nhưng Campuchia thì không, điều không có gì lạ lùng ở một đất nước nhỏ
mà lãnh thổ của họ bị bom đưa về thời đồ đá. Sự phá hủy ở quy mô khủng
khiếp kết hợp với lệnh cấm vận tàn bạo do Hoa Kỳ áp đặt sau chiến tranh
thực sự đã khiến hàng trăm ngàn người chết đói. Đó là sự thật không mấy
dễ chịu; việc lên án những tội lỗi của Khmer Đỏ ở Campuchia sau tháng 4
năm 1975 thì dễ dàng hơn nhiều.
Mặc dù vậy, cả Việt Nam lẫn Lào đều không phải gánh chịu các thảm họa
sau chiến tranh như Campuchia, cuộc chiến tàn phá đến mức có thể nói
rằng Hoa Kỳ đã thắng theo nghĩa chặn đứng con đường phát triển của những
nước này (giống như Nicaragua vào những năm 1980). Hoa Kỳ cho rằng tất
cả những xã hội đặt con người lên cao hơn lợi nhuận là mối đe dọa, nhất
là khi họ ở phía Nam địa cầu. Đó là cách duy nhất để hiểu hơn 50 năm
chiến tranh khủng bố chống lại Cuba, hiện nay là sự gây gổ với Venezuela
hay việc tiếp diễn chiến tranh ở Đông Dương vào những năm 1970 ngay cả
khi Hoa Kỳ biết rằng họ không thể thắng. Một phần lớn là do quy mô phá
hoại, Việt Nam ngày nay đã hội nhập vào kinh tế toàn cầu với những di
sản tiêu cực, đầy những xưởng mồ hôi, đầu tư phiêu lưu và sự chênh lệch
về của cải và quyền lực.
Thảo luận về Việt Nam trong giới học thuật rất khó khăn; Hoa Kỳ hiện
đang điên cuồng khắp toàn cầu và bóp méo lịch sử để tạo sự ủng hộ cho
cuộc chiến tranh tiếp theo. Do sự bất đồng sâu sắc giữa những kẻ cai trị
và những người bị cai trị về xâm lược của Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy Hoa
Kỳ lao vào cuộc xâm lược thứ hai ở Iraq năm 2003, phá hủy Lybia, ủng hộ
tân phát xít hiếu chiến ở Ukraina, đe dọa Venezuela và tham gia vào cuộc
chiến tranh tay sai được tạo ra để phá hủy Syria, tất cả những điều đó
bất chấp sự phản đối của đa số công chúng trong mọi cuộc khảo sát. Đơn
giản, điều đó có nghĩa là chúng ta phải làm tốt hơn nữa việc xây dựng
phong trào phản chiến, chống đế quốc để hướng tới một ngày mà chúng ta
có thể sống một cách hòa thuận nhất định với những người khác trên thế
giới.
Andy Piascik is a long-time activist and award-winning author who
writes for Z, Counterpunch and many other publications and websites. He
can be reached at andypiascik@yahoo.com.
http://cunom.blogspot.com/2015/04/nhin-lai-cuoc-chien-tranh-viet-nam.html?utm_source=BP_recent
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét