Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Xuyên tạc, bịa đặt của Nguyễn Hữu Vinh đã trở thành vô lối




                                                                               @ Tiến Công

Trong những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội đang lan truyền bài viết của Nguyễn Hữu Vinh với tựu đề "Đại hội 12: Cuộc khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và trầm trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam". Khi đọc tiêu đề bài viết có thể đã hình dung được bức "biếm họa của Nguyễn Hữu Vinh" là thế nào?, bài viết ấy nhằm mực đích gì?, càng đọc lại càng thấy rõ sự trơ trẽn, hỗn láo của y trong cách viết và sự thể hiện nội dụng, y đã biến cái không thành có, thực - hư lẫn lộn nhằm đánh lừa dư luận thiếu thông tin, kém hiểu biết trong xã hội... những nội dung ấy gây cho tôi nhiều phản cảm, bực mình. Từ thực tiễn nhìn nhận khách quan về đời sống hiện thực của đất nước, với trách nhiệm là một công dân của đất Việt, tôi xin trao đổi với tác giả Nguyễn Khắc Vinh một số suy nghĩ của mình và chia sẻ với độc giả bạn đọc cùng suy ngẫm và nhìn nhận cho đúng, không để những thông tin bịa đặt ấy ảnh hưởng đến lòng tin của mỗi người...

Vấn đề thứ nhất, Nguyễn Hữu Vinh cho rằng "Chủ nghĩa Mác - Lênin được áp dụng một số nơi trên thế giới mà điển hình là ở Liên bang Xô Viết, qua một thời gian ngắn ngủi 74 năm, đã đưa đến sự sụp đổ không thể cưỡng lại không chỉ về lý luận mà cả hệ thống các nước Cộng sản". Câu hỏi đặt ra là thực chất có đúng như vậy không? hay chỉ là những lời bịa đặt, dựng chuyện vô lối, không có cái nhìn toàn diện, khách quan, nói theo kiểu "nói lấy được". Vậy thực chất vấn đề là thế nào? tôi xin trao đổi để Nguyễn Hữu Vinh thấy rõ vấn đề. Trong thực tiễn thời gian qua và hiện tại đã chứng minh khá rõ. Chủ nghĩa Mác – Lênin ngày nay vấn là học thuyết tiên tiến của loài người, điều đó không chỉ những người mácxít thừa nhận mà cả một số học giả tư sản cũng thừa nhận. Ví dụ, Giắccơ đêriđa, nhà triết học nổi tiếng người Pháp coi Mác không chỉ là nhà tư tưởng của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI, ông khẳng định nhân loại không thể thiếu Mác được. Chương trình Thời đại trên sóng phát thanh radio 4 của đài BBC tại Anh tổ chức thăm dò với 3 vạn phiếu phát ra. Kết quả số 20 triết gia vĩ đại đưa vào để lựa chon, C. Mác được chọn là triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay bởi những cống hiến khoa học suất sắc của ông... Thực chất với công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 30 năm qua, Đảng ta đã nhận ra và từ bỏ "Mô hình XHCN Xô Viết", một mô hình có nhiều khuyết tật dựa trên cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, phủ nhận kinh tế thị trường, triệt tiêu nhiều động lực phát triển... Đảng ta đã thẳng thắn tự phê bình sai lầm giáo điều trong việc áp dụng mô hình đó. Để thực hiện đường lối đổi mới, quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xây dựng mô hình CNXH Việt Nam, điều này đã được thể hiện cụ thể trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng đã xác định 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 8 phương hướng cơ bản và 8 mối quan hệ cần nắm vững là sự khái quát lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên cơ sở tình hình thực tiễn của đất nước hiện nay, một lần nữa lại được cụ thể hóa trong Văn kiện đã được thông qua tại Đại hội XII của Đảng. Theo quan điểm của Đảng ta xác định, lý luận đó cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bổ xung và phát triển để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cách mạng trong giai đoạn mới, điều này Đảng ta đang tiếp tục làm... Mặt khác chúng ta thấy, ngay trong nội tại Liên Xô, nhiều nhà lãnh đạo đã thừa nhận, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của sự sụp đổ bắt nguồn từ chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại trong đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức của đảng cầm quyền, cùng sự phản bội của một số người lãnh đạo cao nhất ở đó đối với những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ở nước nga hiện nay, sau khi Liên xô đổ vỡ, dư luận và các nhà nghiên cứu, học giả Nga đã bình tĩnh xem xét lại quá trình vận dụng lý luận mácxít về chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ sai lầm từ việc vận dụng mô hình máy móc, giáo điều sau Lênin: chủ nghĩa xã hội kiểu xôviết - chủ nghĩa xã hội kiểu Stalin. Do vậy, đây là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể, chứ không thể đánh đồng với "sự cáo chung của chủ nghĩa Mác -Lênin" như Nguyễn Hữu Vinh và một số người lầm tưởng. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, với hạt nhân lý luận là phép biện chứng duy vật, C. Mác không cho rằng học thuyết của mình là “nhất thành bất biến”, mà luôn đòi hỏi phải được bổ sung phát triển và việc vận dụng phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo đó, kiên định không phải là bảo thủ, là áp dụng một cách máy móc, giáo điều theo câu, chữ  trong các tác phẩm của các nhà kinh điển, mà đòi hỏi mỗi đảng từ sự phân tích tình hình cụ thể để vận dụng và phát triển những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với từng hoàn cảnh của mỗi dân tộc, trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Điều này không phải chúng ta ngụy biện mà được minh chứng bởi phát biểu của các học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới khi nghiên cứu, đánh giá về chủ nghĩa Mác - Lênin, như: Giắccơ Đêriđa, triết gia hiện đại có uy tín ở Mỹ và Pháp đã kêu gọi nhân loại hãy “trở về với Mác”, rằng nhân loại “không có tương lai nếu không có Mác, nếu không có các di sản của Mác” (Giắccơ Đêriđa: Những bóng ma của Mác, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.16). Ngay cả Brêdinxki, tác giả cuốn sách “Thất bại lớn - sự hưng vong của chủ nghĩa cộng sản thế kỷ XX”, mặc dù rất thù ghét chủ nghĩa Mác, cũng phải thừa nhận chủ nghĩa Mác vẫn là một vũ khí sắc bén để nhân thức và cải tạo thế giới đương đại, khi viết rằng “Đối với những phần tử trí thức giàu năng lực phân tích giám định, thì phần lý luận chủ nghĩa Mác đã cung cấp cho họ chiếc chìa khóa để hiểu biết lịch sử nhân loại, là một phương pháp phân tích đánh giá xã hội, phân tích nguyên nhân những biến động chính trị, là một lý luận chặt chẽ khám phá những bí mật của đời sống kinh tế, và một loạt những kiến giải vì nhân tố động cơ xã hội. Khái niệm về phép biện chứng lịch sử xem chừng là phương pháp giá trị nhất để xử lý các mâu thuẫn hiện thực” (Lưu Đình Á: Hãy cảnh giác cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.129)... Nhiều nhà triết gia, sử gia, kinh tế... nhận đinh, đánh giá về tính yêu việt của chủ nghĩa Mác và tầm quan trọng của nó trong thế giới đương đại của thế kỷ XXI. Cùng với đó, rất nhiều người trong các giai tầng xã hội lại tìm đọc Mác...
Vấn đề thứ hai, Nguyễn hữu Vinh lại cho rằng "khi cái gọi là "Chủ nghĩa Mark - Lênin", cái gốc không thể còn có chỗ đứng trong lịch sử thế giới, thì cái ngọn của nó là "Tư tưởng Hồ Chí Minh" làm sao có thể tồn tại khách quan". Những minh chứng kể trên đã hoàn toàn bác bỏ đánh giá sai lầm về chủ nghĩa Mác - Lênin. Do đó đối với Hồ Chí Minh, như một lẽ tất nhiên và tất yếu, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin đi theo con đường, lý tưởng mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch ra. Từ một người yêu nước, Hồ Chí Minh trở thành một người cộng sản. Điều đó khẳng định, chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những nguồn gốc quan trọng nhất sản sinh ra tư tưởng Hồ Chí Minh là cái cốt lõi nhất đem lại cho tư tưởng ấy tính cách mạng và khoa học. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một thể thống nhất, không thể tách rời. Tuy nhiên, không thể lấy tư tưởng Hồ Chí Minh để thay thế cho chủ nghĩa Mác - Lênin, bởi vì chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết có hệ thống, học thuyết "khung" bền vững, năng động, không ngừng được bổ sung, phát triển. Bản thân tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận tiếp nooistrong hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, sáng tạo và phát triển trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam và thời đại ngày nay (GS. Trần Nhâm: Chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết về sự phát triển và sáng tạo không ngừng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010). Bằng bản lĩnh, trí tuệ siêu việt, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã không áp dụng nguyên xi chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Người nhận thức sâu sắc rằng, "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.509-510), Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và giải quyết thành công nhiều vấn đề lớn, cơ bản, quan trọng của cách mạng Việt Nam. những đóng góp của Hồ Chí Minh đã góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Cùng với đó, thực tiễn lịch sử cho thấy, nhất là hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước ta, chủ nghĩa Mác - Lênin, tử tưởng Hồ Chí Minh đã được thử thách trong thực tiễn khắc nhiệt của cách mạng Việt Nam. Do đó, không có lý do gì có thể cản trở chúng ta tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tu tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới, mở của hội nhập để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét