Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Lại có thêm một kẻ hoang tưởng về chính trị




                                                                               @Tiến Thành
Vẫn một cách suy nghĩ hoang tưởng-bệnh hoạn về sự “ sụp đổ” chế độ xã hội hiện hữu người ta vẽ ra các kiểu kịch bản về tình hình nội bộ của Đảng và xã hội Việt Nam, nhất là về nhân sự. Gân đây Vũ Thạch ( VT) đã tung ra một “dự báo” ảo: sắp có đảo chính ở Việt Nam!
Tiêu đề giật gân này đã thu hút kha nhiều kẻ cùng “ý tưởng” Like! Kịch bản này khiến cho người ta nhớ đến trong dịp Đại hội XII đang diễn ra có kẻ đã tung lên mạng “ dự báo” sẽ có “ đảo chính” về thủ tục. Nội dung của kịch bản là: Các Hội nghị TW 11,12, 13, thậm chí 14 đã thông qua nhân sự chủ chốt của TW, Bộ Chính trị dựa tên Quy định 244…nhưng “ Đại hội sẽ có người giơ tay kiến nghị xóa bỏ Quyết định số 244 ( với nội dung “Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy”). Rút cuộc thì như mọi người đều thấy, Đại hội XII đã thành công tốt đẹp. Tất nhiên người ta chẳng thấy có đảo chính nào về thủ tục. Các quyền bầu cử, ứng cử của Đại biểu được tôn trong theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Kể cả những trường hợp cán bộ đã xin rút cũng phải thông qua biểu quyết bằng bỏ phiếu kín tại Đại hội, nếu qua nửa không cho rút thì vẫn có trong danh sách bầu cử!
Bây giờ thì VT lại tung ra bình luận: “ Cuộc sát phạt của phe thắng thế trong Đại Hội Đảng XII đối với cánh thua cuộc đã bắt đầu”. Và Y “ minh chứng” bằng kỳ họp Quốc hội XI, kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ XIII- “Để lột sạch quyền lực của đối phương”, các cố vấn của ông Trọng nghĩ ra một tiến trình thật rắc rối” nhằm: Thay ngay chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bằng chủ tịch mới Nguyễn Thị Kim Ngân… Kế đến là bãi nhiệm chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bầu Chủ tịch mới Trần Đại Quang; bãi nhiệm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cử thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc để Quốc hội XIII bỏ phiếu chấp thuận…Và khi có Quốc hội XIV (vào tháng 6/2016) thì các kết quả “ bầu bán” phải đúng như kết quả Hội nghị lần cuối của Quốc hội XIII. Thực tế cho thấy kịch bản này là hoàn toàn khả thi. Hơn nữa đã từng có tiền lệ. Chúng ta sẽ nói đến chuyện này sau.
Vậy những duyên cớ nào mà VT cho rằng sẽ có đảo chính? Mâu thuẫn là gì? thời điểm lúc nào? ngòi nổ ra sao? Tất nhiên VT không phải là chuyên gia thật mà chỉ là kẻ chém gió lăng nhăng. Vũ Thạch vẽ ra kịch bản, nhất là các mâu thuẫn chính trị giả dối bằng mấy nét ảo tưởng như sau:
“ Phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng đã hạ quyết tâm bằng mọi giá phải lôi ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi ghế Chủ tịch nước và Thủ tướng càng sớm càng tốt, và phải xong nội trong tháng 4/2016”. Ngược lại “ Phe ông Trương Tấn Sang và phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã hết tin và bất chấp các lời hứa, các khoản thương lượng, đặc biệt là chức tước dành cho con cái họ, từ phía ông Trọng. Cả 2 ông từ chối không viết đơn xin từ nhiệm.”  Đỉnh cao của mâu thuẫn theo VT là các chức vụ Chủ tịch nước Thủ Tướng cũ và mới cùng tồn tại (bởi nhiệm kỳ cũ đến tháng 5, 6/ 2016 gì đó) trong khi những vị trí này đã được “mặc định” ( từ kỳ họp Quốc hội XI)… không ai chịu ai (!). Và thời điểm “ bùng nổ có thể là khi Tổng thống Obama thăn Việt Nam (5/2016)(!). Vậy thực hư kịch bản này như thế nào? Mục tiêu của VT rút cuộc là gì?  
Trước hết, về công tác nhân sự trong Đảng.
Như thường lệ các chức vụ chủ chốt của Nhà nước trong thể chế Việt Nam đều do Đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị, giới thiệu để Quốc hội bỏ phiếu quyết định. Mặt khác nhiệm kỳ của Đại hội Đảng và nhiệm kỳ của Quốc hội gần như là song song. Nhân sự mà Đảng chuẩn bị cho Quốc hội bỏ phiếu quyết định cuối cùng trong kỳ Đại hội trước nhiệm kỳ của Quốc hội khóa mới. Tuy nhiên với uy tín và trách nhiệm của mình những nhân sự do Đảng giới thiệu đều được Quốc hội chấp nhận ( theo thủ tục bình thường- bằng cách bỏ phiếu kín). Công  việc này được Đại hội Đảng chuẩn bị theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đại hội Đảng. Việc thay thế các chức vụ chủ chốt của Nhà nước vào dịp Đại hội XII dựa trên những thủ tục và nguyên tắc của Đảng và Nhà nước. Chẳng hạn, theo nguyên tắc, các chức vụ quan trọng không được quá 2 nhiệm kỳ. Nhân sự của các chức vụ này phải đáp ứng về tuổi đời, về yêu cầu trẻ hóa…đó là chưa kể đến các tiêu chuẩn khác về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Không phải như VT bịa đặt ra, các chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội ( khóa XIII) đều đã có văn bản xin không tái nhiệm và Đại hội XII đã chấp nhận đề nghị của các Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII. Đồng thời Đại hội cũng đã xem xét thông qua các nhân sự thay thế. Đây là việc làm thông thường theo một quy trình bình thường trong Đảng. Việc VT bịa ra là đã có “các lời hứa”, “ các khoản thương lượng”, ( của phe thắng cuộc) chỉ là sự bịa đặt ác ý mà thôi.
Thức hai, về nhân sự Nhà nước.
Việc thay thế các chức vụ chủ chốt của Nhà nước trước kết thúc nhiệm kỳ không  trái với Hiến pháp và đã có tiền lệ. Chẳng hạn tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá 11 vào tháng 6/2006 chúng ta cũng đã kiện toàn các chức danh lãnh đạo của Nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội... nghĩa là Quốc hội đã thay thế các chức vụ này còn sớm hơn kỳ họp Quốc hội thứ XI hiện nay một năm.
Như thông tin rộng rãi về Đại hội Đảng 12, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 và Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới. Điều này có nghĩa việc bố trí nhân sự của Nhà nước đã được Đảng chuẩn bị chu đáo trong đó đã đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý đối với các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước. Hơn nữa sau Đại hội XII yêu cầu chung của Đảng và Nhà nước đều cần sớm kiện toàn, sắp xếp nhân sự đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng. Đây là một việc làm cần thiết.  Tất nhiên nhân sự do Đảng giới thiệu vẫn phải được Quốc hội xem xét bỏ phiểu quyết định theo luật là hoàn toàn bình thường.
Về việc nhân sự các chức danh chủ chốt của Nhà nước có cần thiết phải có đơn xin miễn nhiệm hay không? Câu trả lời như đã viết ở trên. Công tác nhân sự của Nhà nước do Đại hội Đảng chuẩn bị. Những quyết định của Đại hội Đảng là cơ sở chính trị quan trong nhất. Do đó không nhất thiết những trường hợp cán bộ của Đảng phải nộp đơn xin từ chức.
Nói tóm lại cái kịch bản sắp có “đảo chính” ở Việt Nam trong dịp chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 và thay đổi nhân sự chủ chốt của Nhà nước tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIII  chỉ là biểu hiện của căn bệnh hoang tưởng chính trị của những phần tử chống cộng cực đoan. Tuy nhiên cũng có thể đơn giản là trò câu View, câu Like trẻ con mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét