Cuộc biểu tình với
khẩu hiệu “Xuống đường vì môi trường” vào chủ nhật 8 tháng 5 năm 2016 tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh được xem là lớn nhất trong thời gian qua, với hơn
4 ngàn người tham gia. Họ yêu cầu chính quyền làm rõ thủ phạm làm cá chết hàng
loạt tại miền Trung, về nghi vấn nhà máy Formosa có phải là nguyên nhân gây
cá chết hay không… Chung quanh cuộc biểu tình này, trên các phương tiện truyền
thông đăng tải nhiều thông tin, với những ý kiến trái chiều cần được xem xét,
thẩm định làm rõ.
1. Theo các tổ chức “xã hội dân sự”, các “nhà dân chủ”:
- Cho rằng, đây là cuộc biểu tình ôn hòa và không có bất cứ
hành vi bạo động nào.
- Tuy nhiên, về mặt chính quyền, thay vì giữ trật tự cho
người biểu tình thì lại tổ chức cài người vào bên trong đám đông nhằm chỉ điểm,
đàn áp, thậm chí bắt bớ, đánh đập những
người biểu tình mà họ cho là cầm đầu hay
tỏ ra hăng hái nhất. Những người này mặc thường phục được hỗ trợ bởi các lực
lượng đông đảo mặc thường phục màu xanh lá, được biết là lực lượng thanh niên xung phong được
tập hợp để chống người biểu tình.
Bức xúc trước hành động “đàn áp” trên, nhóm luật sư Liên danh
công lý đã viết thư ngỏ gửi ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy và ông Nguyễn
Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để phản đối việc
“đàn áp” nêu trên, đồng thời nhấn mạnh tới quyền biểu tình của người dân được
quy định tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013…
Bức thư đã được loan tải rộng rãi trong cộng đồng, đặc biệt
trên mạng xã hội, với thông điệp yêu cầu lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là phải
tôn trọng quyền biểu tình, quyền được bày tỏ thái độ của người dân trước các
vấn đề xã hội của đất nước; phản đối tình trạng sử dụng bạo lực đối với người dân khi họ biểu tình ôn hòa.
2. Theo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương:
- Lợi dụng vấn đề cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung,
tổ chức khủng bố Việt Tân đã móc nối các đối tượng chống đối ở trong và ngoài
nước, kích động tụ tập gây rối nơi công cộng với danh nghĩa bảo vệ môi trường. Chúng đã chỉ đạo thành lập
các nhóm hỗ trợ cho những người tham gia tụ tập gây rối, như những nhóm chuẩn
bị nước, bánh mì, phát tiền cho người tham gia, khi đúng thời gian ấn định thì
những người tụ tập đều đứng dậy, ra khẩu hiệu...
- Mục đích của tổ chức khủng bố Việt Tân là muốn gây rối
an ninh trật tự, phá hoại cuộc bầu cử và sâu xa hơn là lật đổ chế độ. Việt Tân
muốn tạo ra một sự kiện để kích động các cuộc tụ tập thành một cuộc bạo loạn.
Theo Công an TP.HCM, trong cuộc tụ tập gây rối ngày 8-5, một
số đối tượng chống đối đã có hành vi quá khích, chuẩn bị các phương tiện chống
đối, trong đó có cả hơi cay. Đã có 4 trật tự viên thanh niên xung phong bị
thương. Nguy
hiểm hơn, trên mạng xã hội đã xuất hiện thông tin kêu gọi truy tìm nơi ở của
các cán bộ công an, lực lượng thanh niên xung phong tham gia giữ trật tự để uy
hiếp tinh thần, đe dọa lực lượng này, với các mức tiền thưởng cho từng hành vi
uy hiếp. Đã có một trật tự viên bị đánh tại nhà, đập phá đồ đạc, công an đang
điều tra làm rõ.
- Về thông tin, hình ảnh, clip về cô Hoàng Mỹ Uyên (có nick
Facebook là Ubee Crazee) có những va chạm với lực lượng giữ gìn trật tự dẫn đến
xây xát ở chân và mặt khi cô Uyên đang cùng con gái nhỏ tham gia đoàn biểu tình
tại quận 1. Đại
diện công an TP.HCM cho biết đang điều tra, tìm hiểu, làm rõ sự thật và xử lý
theo pháp luật.
3. Việc Văn phòng Cao ủy về nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR)
ngày 13/5/2016 đăng tải tuyên bố của ông Rupert, người phát ngôn OHCHR bày tỏ “lo ngại về tình trạng
bạo lực gia tăng nhằm vào người tham gia biểu tình liên quan đến vụ cá chết
hàng loạt chưa rõ nguyên nhân ở Việt Nam” là phản ứng vội vã, rất đáng tiếc bởi
thông tin một chiều, không chính xác, thiếu khách quan. Việt Nam mong muốn, đề
nghị Văn phòng Cao ủy về nhân quyền Liên hợp quốc xem xét, thẩm định làm rõ
thông tinnày, không để ảnh hưởng đến mối quan hệ và uy tín của các tổ chức của
Liên hợp quốc với Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét