Vừa qua, BNG Hoa Kỳ
đã có bản Báo cáo phúc trình nhân quyền toàn cầu 2015, ngay sau đó Người phát
ngôn Cao ủy Liên hợp quốc ra tuyên bố về tình hình nhân quyền ở VN. Nội dung của
Báo cáo phúc trình và Tuyên bố nói trên chứa đựng những thông tin không đúng sự
thật, thiếu khách quan, phán ánh sai lệch tình hình nhân quyền ở VN hiện nay.
Thực tế cho thấy,
chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước VN là luôn tôn trọng và thúc đẩy các
quyền cơ bản của người dân và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Qua đó,
không ngừng đảm bảo và cải thiện quyền con người, quyền công dân trong xã hội.
Điều này, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Vì vậy, việc Báo cáo
phúc trình nhân quyền toàn cầu của BNG Mỹ cho rằng “VN không có tiến bộ về nhân
quyền; VN vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do của công dân…” và thông báo ngày
13-5-2016 của ông Rupert Colville - Người phát ngôn của Cao ủy Liên hợp quốc về
nhân quyền, là không chính xác, thiếu khách quan, không được kiểm chứng, mang đầy
định kiến, với mục đích xấu.
Ai cũng biết, Điều
30 của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người đã xác định rõ: “Quyền con
người của những người khác cần được tôn trọng chứ không chỉ khoan dung. Quyền
con người không được sử dụng để vi phạm quyền của người khác”. Như vậy, quyền
con người, quyền công dân luôn gắn chặt chẽ với nhau, việc thực hiện các quyền
con người trong mỗi quốc gia bao giờ cũng gắn liền với trách nhiệm công dân, chịu
một sự giới hạn nhất định. Vì thế, những thế lực, những người chỉ nhấn mạnh các
khoản về “quyền” mà cố tình lờ đi các khoản đính kèm về “nghĩa vụ” phải tuân thủ
các giới hạn nhất định đều chẳng có mục đích tốt. Cùng với đó, Điều 18, khoản 3
của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị nói về quyền tự do tôn giáo
đã xác định: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn
bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo
vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những
quyền và tự do cơ bản của người khác”. Còn về quyền tự do ngôn luận, Điều 19,
khoản 3 của Công ước này cũng nhấn mạnh: “Việc thực hiện những quyền quy định tại
khoản 2 của Điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt”. Theo đó,
việc thực hiện quyên tự do tôn giáo, tự do ngôn luật nhất thiết phải được quy định
bằng luật pháp, nhằm: “a/ Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b/ Bảo
vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hay đạo đức của công
chúng”. Vì thế, mọi quốc gia có chủ quyền trên thế giới nói chung, cũng như VN
nói riêng đều thực hiện những biện pháp chống lại hành vi lạm dụng quyền tự do
cá nhân để vi phạm pháp luật, đe dọa lợi ích cộng đồng. Những biện pháp đó được
quy định trong luật pháp. Việc vừa qua VN xử lý các đối tượng gây rối, làm mất
an ninh, trật tự, an toàn xã hội (kể cả cá nhân theo tôn giáo hoặc không theo
tôn giáo nào) theo quy định của luật pháp là việc làm đúng theo thông lệ và
tuân thủ các luật quốc tế về bảo đảm nhân quyền. Một trong những vụ việc điển
hình là, nhân vụ cá chết chưa rỗ nguyên nhân ở các tỉnh: Hà Tình, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thưa Thiên-Huế, các phần tử chống đối và tổ chức khủng bố Việt Tân
đã khích động, tổ chức những phần tử bất hảo, những người thiếu,… để tụ tập
đông người, gây rối, kích động bạo loạn
làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội,… Chúng còn ra lời kêu gọi tổ chức
“cách mạng cá” nhằm lật đổ chính quyền! Trên thực tế, qua điều tra của cơ quan
chức năng, các tổ chức, đối tượng chống cộng, cơ hội,… ở trong và ngoài nước liên
kết chặt chẽ với nhau để tổ chức xúi giục người dân biểu tình, trong đó những
người có tiền án, tiền sự; chuẩn bị hậu cần, hung khí, hướng dẫn chế tạo bom
xăng; dùng tiền thuê người tham gia; sử dụng mạng xã hội để kích động hành vi
chống đối, thậm chí chống lại các lực lượng tham gia giữ gìn trật tự trị an,
v.v. Vì vậy, những biện pháp mà Nhà nước VN tiến hành để nhằm đảm bảo trật tự
giao thông, an ninh, an toàn cho người dân, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em
là cần thiết, phù hợp với luật pháp VN, chuẩn mực quốc tế. Chính phủ VN khẳng định,
những hành vi kích động bạo lực, bài ngoại, gây rối trật tự ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân cần phải ngăn chặn theo quy định luật pháp, vì lợi ích của mọi
người dân.
Thời gian qua, việc
thực thi quyền con người ở VN đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, vững chắc. Hiến
pháp nước CHXHCN VN (năm 2013) đã dành hẳn Chương II, với 36 điều để hiến định
về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân; trong đó, hiến định đầy đủ các
quyền và tự do của con người về dân sự, chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa
theo các công ước quốc tế về quyền con người mà VN tham gia. Việc sửa đổi Bộ luật
Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Căn cước công dân, Luật Thi hành tạm giữ, tạm
giam, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Báo chí,… vừa qua, hay triển khai hàng chục dự án luật, pháp lệnh cần
sửa đổi, xây dựng mới để bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến
pháp năm 2013. Cùng với đó, Chính phủ VN đã thực thi nhiều chủ trương, chính
sách nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, trong đó có những
chính sách ưu tiên dành cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, nhất là trẻ em và
đồng bào dân tộc thiểu số. VN đã hoàn thành sớm nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ (MDGs), nhất là về xóa đói giảm nghèo (với tỷ lệ hộ nghèo từ 58,1% năm
1993 xuống còn 4,5% năm 2015) được quốc tế ca ngợi, và trở thành một mẫu hình về
chăm sóc, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trên thế giới. Trong điều kiện
còn nhiều khó khăn, ở VN không một chương trình an sinh xã hội nào bị cắt giảm;
ngược lại, trong giai đoạn 2011 - 2015, Chính phủ vẫn dành 364.000 tỷ đồng để
xóa đói giảm nghèo; 136 nghìn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để thực hiện các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Tháng 9-2015,
Chính phủ đã ban hành Chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3
tháng với mức tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học tùy đối tượng là những người
khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo hay thuộc hộ cận
nghèo, v.v. Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các
dân tộc thiểu số VN đến năm 2020”; trong đó, tập trung ưu tiên phát triển văn
hóa các dân tộc thiểu số rất ít người. Điều đó cho thấy quyết tâm rất cao của
Chính phủ VN trong việc chăm lo đến cuộc sống của người dân không chỉ dừng lại ở
chủ trương mà được thể hiện ra bằng hành động thực tế. Chả thế mà bà
Vích-to-ri-a Qua-qua, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN (nay là Phó
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới) đã phát biểu rằng: “Các chỉ số phúc lợi xã hội hiện
nay (của VN) cao hơn phần lớn các nước có cùng mức thu nhập, và thậm chí cả một
số nước có thu nhập cao hơn”.
Cùng với đó, VN đã đạt
được những thành tựu không thể phủ nhận trong thực hiện quyền tự do báo chí và
tự do tôn giáo. Báo chí ở VN không bị kiểm duyệt và có vai trò rất quan trọng
trong phản biện các chủ trương, chính sách của các cấp chính quyền, nhất là
trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực. Luật Báo chí (sửa đổi) được kỳ họp
thứ 11 Quốc hội khóa XIII thông qua tháng 4-2016 đã dành hẳn Chương II với 04
điều quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
của công dân. Công dân có quyền: sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin
báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết
với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in; góp ý
kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của
Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và thành viên của
các cơ quan, tổ chức đó. Đến nay, cả nước có trên 850 cơ quan báo chí, với
trên 18.000 nhà báo được cấp thẻ, khoảng trên 5.000 phóng viên đang làm việc tại
các cơ quan báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo. Ở VN đã có 105
báo, tạp chí điện tử, 248 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo
chí được cấp phép; người dân được tiếp cận 183 kênh phát thanh, truyền hình quảng
bá, 75 kênh truyền hình trả tiền; trong đó, có nhiều kênh truyền hình nước
ngoài; tỷ lệ người dân người sử dụng in-tơ-nét cũng đạt mức 52% dân số, cao hơn
mức trung bình của khu vực châu Á (38,8%) và của thế giới (45%). Để đảm bảo quyền
tự do thông tin trên in-tơ-nét, Việc Chính phủ VN ban hành Nghị định 72/NĐ-CP (những
người không có thiện chí thường dẫn Nghị định này làm bằng chứng để tố cáo VN
vi phạm quyền tự do báo chí, tự do thông tin, tự do in-tơ-nét) là việc làm phù
hợp với quy định pháp luật xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Ví dụ,
như: năm 2014, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ban hành Luật kiểm soát in-tơ-nét, là nhằm:
“…bảo đảm an toàn cho chính người dân, giúp cho môi trường in-tơ-nét an toàn
hơn, tự do hơn”, hay, năm 2014, Thủ tướng Thái Lan ủng hộ quyết định của Bộ
Truyền thông và Thông tin Thái Lan khi ra lệnh cấm trang mạng của tổ chức Theo
dõi nhân quyền (HRW), vì: “Nếu tự do có nghĩa là tất cả mọi người cùng được quyền
viết bậy bạ và thóa mạ người khác, thì Thái-lan sẽ không tồn tại được”.
Về tự do tín ngưỡng
và tôn giáo, thì hiện nay ở VN có đến 95% người dân có đời sống tín ngưỡng. Số
tôn giáo, tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp giấy
chứng nhận hoạt động đã tăng từ 6 tôn giáo và 15 tổ chức tôn giáo vào năm 2006
lên tương ứng là 14 và 38 vào năm 2015. Số tín đồ các tôn giáo cũng tăng từ 15%
lên gần 30% số dân cả nước. Hiện nay, cả nước có 83.000 chức sắc, 250.000 chức
việc; 46 cơ sở học viện, viện, trường đào tạo chức sắc với gần 8.000 học viên;
25.000 cơ sở thờ tự; 12 tờ báo, tạp chí và hàng trăm website. Các hoạt động tôn
giáo đều được thực hiện tự do theo đúng hiến chương, điều lệ, giáo lý, giáo luật
của các tôn giáo.
Những thực tế nói trên là không thể bác bỏ; đồng
thời, cho thấy những thông tin trong Báo cáo phúc trình nhân quyền hằng năm của
BNG Mỹ và lời phát ngôn của ông Rupert Colville về tình hình nhân quyền ở VN là
thiếu căn cứ khách quan, vô giá trị, thậm chí mang dụng ý xấu, khuyến kích việc
vi phạm quyền con người, quyền công dân và cần bác bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét