Thứ nhất, như đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề cập là hành vi bôi nhọ làm mất uy tín, xúc phạm danh dự “lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, đang ngày càng gia tăng. Điều này không hiếm thấy khi
vào các trang mạng “lề trái” bạn đọc có thể thấy rất nhiều, nên xin miễn dẫn
chứng.
Thứ
hai, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, rộng hơn là đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết
họ là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên có đầy đủ quyền
lợi và nghĩa vụ của công dân. Trên một bình diện khác, những người đứng đầu đại
diện cho một tổ chức nhất định từ địa phương đến ban, bộ, ngành ở Trung ương và
đại diện cho quốc gia - dân tộc mà danh dự, uy tín của các tổ chức, quốc gia -
dân tộc mà họ đại diện đều gắn liền với danh dự, uy tín của cá nhân người ấy.
Vì thế, hành vi bôi nhọ làm mất uy tín, xúc phạm danh dự “lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, cán bộ các cấp cần đưa vào luật là không phải để bảo
vệ cá nhân người đứng đầu mà là để bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức, quốc gia
- dân tộc mà họ đại diện. Đây là điểm khác với công dân khác, cần lưu ý.
Thực
tế cho thấy, tổng thống của một đất nước nào đó mà người ta bảo vệ không phải
bảo vệ cá nhân người đó mà bảo vệ danh dự, uy tín chức danh tổng thống của nước
đó. Vì thế, luật pháp của nước đó và của cộng đồng quốc tế đều phải tôn trọng.
Việt Nam
không phải ngoại lệ!
Với
hai lý do cơ bản trên cho thấy, ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Xuân là có cơ sở, cần phải hiểu cho đúng.
Vì thế, không đồng nhất ý kiến của đại
biểu Nguyễn Thị Xuân với việc đấu tranh với một số cán bộ, đảng
viên như bài viết cho là “không bôi cũng đã nhọ”. Về vấn đề này, để khẳng định ai đó “không bôi cũng đã nhọ” cần phải có sự điều tra, xác minh, kết luận;
chưa điều tra, xác minh mà đã kết luận là họ vi phạm pháp luật là võ đoán, là
mắc tội “bôi nhọ”. Nhận xét, đánh giá về một con người phải rất thận trọng là
vì thế. Hiện nay, Đảng, Nhà nước đang tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương
4 (khóa XI, XII) nhằm đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy của mình.
Những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng đều bị lên án
và khuyến khích báo chí, nhân dân tố cáo, đưa họ ra trước pháp luật. Những
trường hợp đó không phải người khác bôi nhọ họ mà tự họ làm nhọ mình, nhưng lại
che đậy tinh vi, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng để loại bỏ con sâu mọt
đó ra khỏi bộ máy, chứ có pháp luật nào bảo vệ đâu mà bạn Trân Văn “nhầm lẫn”.
Quá trình đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực do họ đang có chức quyền, nên
rất có thể người ta sử dụng chức quyền ấy vào bảo vệ việc làm sai của mình. Thế
là vi phạm chồng vi phạm. Điều đó đặt ra và đòi hỏi những người đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực phải bản lĩnh, không khuất phục trước quyền uy. Đồng thời,
không lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực để có hành vi bôi nhọ làm mất uy tín, xúc phạm danh dự của người khác, nhất là người đứng đầu tổ chức
nào đó. Vì như thế, chính người đi tố cáo đã vi phạm pháp luật. Cho nên, không
phải “Hiến pháp, luật pháp được soạn, ban hành, áp dụng với toàn dân, lãnh đạo là ngoại lệ” như bạn Trân Văn “nhầm lẫn”.@ Nguyễn Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét