Đã qua rồi những ngày Tết cổ truyền
của dân tộc, tôi cũng như mọi người trở lại nhịp sống bình thường. Vẫn phong
tục truyền thống vào dịp Tết và đầu năm mới thường là thời điểm mọi người, mọi
nhà đoàn tụ, thực hiện các nghĩ lễ thờ cúng, tri ân tổ tiên, dòng tộc, thể hiện
lòng biết ơn đối với đấng sinh thành, tưởng nhớ người thân quá cố, đồng thời
bày tỏ sự tri ân đối với các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương
máu để đem lại cuộc sống ấm no cho bản thân, gia đình và dân tộc. Hoạt đồng thờ
cúng, tín ngưỡng cũng luôn được dân tộc gìn giữ và phát huy giá trị tinh thần
của con người trong mọi giai đoạn lịch sử, đã thể hiện nét đẹp văn hóa ngàn đời
nay của người dân Việt Nam, không chỉ người dân Việt mà hầu hết người dân trên
thế giới cũng cùng chung nét văn hóa đẹp đẽ đó.
Ấy vậy mà, hoạt động tín ngưỡng, đi
lễ đầu năm trong thời gian qua vẫn có những hiện tượng chưa phù hợp, một số hoạt
động bị thương mại hóa, nhiều lễ hội đã
bị biến tướng, xuất hiện những hình ảnh phản cảm, làm mai một đi ý nghĩa hoạt
động truyền thống văn hóa tốt đẹp này… Những hiện tượng đó đã được các
cấp chính quyền, địa phương có những
giải pháp quyết liệt để ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực, thiếu văn hóa trong tổ chức
hoạt động lễ hội cho người dân. Song, trên các trang mạng, nhất là mạng xã hội
vẫn có những bài viết phản ánh về các lễ hội, có tác giả không chỉ dừng lại ở
việc nêu hiện tượng, mà còn đưa quan điểm rất nặng nề, thiếu căn cứ thực tế, có
tác giả còn đưa vấn đề chính trị vào trong bài viết về hoạt động lễ hội nhằm
mục đích nói xấu chế độ, gây hoài nghi, mất niềm tin đối với người dân và cộng
đồng mạng.
Có lẽ điển hình nhất là bài “Ngày
đầu năm: Bàn chuyện cúng bái của dân và mồ mả của lãnh đạo CSVN” của tác giả Quê Hương trên trang Chân Trời
Mới, viết rằng: “Những ngày đầu năm là những ngày người dân Việt đổ đi khắp
chốn để cầu khấn lễ bái … Đảng biết mà không thể hoặc không làm gì để mọi việc
trở nên tốt đẹp hơn… Vấn đề là Đảng có lợi từ những hoạt động thờ cúng
mông muội ấy. Bởi họ thu được rất nhiều thuế và phí… các lãnh đạo Cộng sản cần
gì phải chăm chút cho mộ phần của mình (để thờ cúng) để làm gì…Nói như thế mới
thấy cái lăng của ông Hồ Chí Minh thật là khốn nạn…Và đã đến lúc phải phá bỏ
thứ Chủ Nghĩa Xã Hội điên rồ này cùng với Chủ Nghĩa Lăng Mộ cổ hủ, đã làm khổ
dân ta mấy chục năm qua!”.
Thực
tế mà nói, tôi không rõ tác giả là người thế nào nhưng khi đọc những thông tin
trong bài viết này tôi cho rằng tác giả Quê Hương đã nhìn nhận, đánh giá không
đúng về văn hóa tâm linh, thờ cúng theo truyền thống văn hóa của dân tộc Việt
Nam cũng như một số vấn đề liên quan đến chính sách đối với cán bộ cấp cao của
Đảng, nhà nước. Chúng ta cần phân tích ở nhiều khía cạnh, trong đó cần khách
quan, nhìn đúng vấn đề và có thể chia sẻ quan điểm của mình một cách đúng mức,
không nên lạm dụng một số tồn tại trong hoạt động văn hóa để đả phá cả một chế
độ và tình cảm, nguyện vọng của người dân.
Trước
hết nói về hoạt động lễ hội là truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta có hàng ngàn năm lịch sử, từ thời khai sinh, lập
địa. Lễ hội thể hiện lòng tri ân của nhân dân với truyền thống chung của dân
tộc, ôn lại lịch sử và ghi nhận công đức của các bậc tiền nhân đã có công dựng
nước và giữ nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.
Lễ hội ở Việt Nam còn mang truyền
thống đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, vùng miền, phản ánh những nét đẹp văn
hoá truyền thống của từng dân tộc, từng tôn giáo, mang tính nhân văn sâu sắc.
Lễ hội còn mang tính giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, lòng yêu nước, yêu
quê hương, lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết trong cả cộng đồng.
Đối
với mỗi người dân Việt Nam, trên khắp miền quê trong cả nước lễ hội đã trở
thành loại hình văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm
linh. Mỗi khi Tết đến, Xuân về, từ đô thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến
vùng núi cao, lễ hội được tổ chức để đón mừng năm mới, tưởng nhớ tổ tiên và
người có công với cộng đồng, và cũng là dịp để mọi người vui chơi, giải trí sau
một năm lao động, sản xuất vất vả. Đến Lễ chùa đầu năm là một nét văn hóa độc
đáo của người Việt, vậy nên bàn thân tôi cũng như nhiều người thường cho các
con đi cùng để các cháu hiểu biết thêm về văn hóa và truyền thống của dân tộc.
Song, quan trọng hơn cả, là đến những chốn linh thiêng mỗi người trong gia đình
tôi đều tìm được sự thư thái cho tâm hồn, thanh tịch trong chốn linh thiêng.
Mọi
người dân khi đến các lễ hội được tham gia hoạt động tâm linh có ý nghĩa, nhắc
nhở mọi người phải sống sao có tâm, có đức, cầu mong cho đất nước được bình an,
bản thân và gia đình được may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống; mọi người còn
được tham gia các trò chơi dân gian, giải trí, liên hoan văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao, giải toả tư tưởng, qua đó nhắc nhở mọi người sống phải có ý thức
trách nhiệm với quê hương và đất nước, đóng góp công sức xây dựng, trùng tu,
tôn tạo các di tích lịch sử, nơi thờ tự, công đức để xây dựng các công trình
văn hoá, xã hội, góp phần phát triển
kinh tế của địa phương, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và
bất hạnh. Vì vậy lễ hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục chính
trị, tư tưởng, xây dựng đạo đức lối sống của mỗi người dân.
Trên thực tế năm 2018, Chính
phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội,
nêu rõ nguyên tắc tổ chức lễ hội. Theo đó, việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục
truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý "Uống nước nhớ
nguồn",... Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù
hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản
chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện
nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo
của dân tộc Việt Nam,.. loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham
và các lợi ích cá nhân,... Nghị định quy định không lợi dụng việc tổ chức lễ
hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ
chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội; hạn chế sử dụng ngân
sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội;
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Rõ
ràng, công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước đã có sự chuyển biến tích
cực, góp phần giáo dục truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, đáp
ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Hiên nay, công tác quản lý và tổ chức lễ
hội Xuân Kỷ Hợi 2019 đang được thực hiện rất quyết liệt, hiệu quả, nhằm làm cho
các lễ hội diễn ra đảm bảo an toàn, tiết kiệm, văn minh, phù hợp với truyền
thống văn hóa của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của các địa
phương và nhu cầu của người dân các vùng miền, dân tộc, từ miền núi đến miền
xuôi....
Về
thông tin mà tác giả Quê Hương nêu rằng: “các lãnh đạo Cộng sản cần gì phải chăm chút
cho mộ phần của mình (để thờ cúng) để làm gì…Nói
như thế mới thấy cái lăng của ông Hồ Chí Minh thật là khốn nạn…Và đã đến lúc
phải phá bỏ thứ Chủ Nghĩa Xã Hội điên rồ này cùng với Chủ Nghĩa Lăng Mộ cổ hủ,
đã làm khổ dân ta mấy chục năm qua…”, tôi cho rằng trên thực tế mọi người ai cũng biết trong các hình thái
tín ngưỡng dân gian, thì thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền
mang tính phổ quát của người Việt Nam. Là người Việt Nam thì mọi người đều thờ
cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ khi khuất núi.
Thờ
cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt
trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo
nên bản sắc văn hóa Việt. Nó được ra đời và duy trì trong những điều kiện lịch
sử - xã hội nhất định, đã hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan
niệm tâm linh và một nền tảng kinh tế xã hội tư tưởng khá bền vững, được bảo
tồn qua suốt tiến trình lịch sử nhiều biến động. Điều này thể hiện đạo lý uống
nước nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh
thành, lúc họ đã qua đời cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện
trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với tổ tiên. Tôi cũng cho rằng
tác giả cũng vẫn đang duy trì hoạt động này, nếu là một người gốc Việt. Điều đó
cũng khẳng định rằng, các “lãnh đạo cộng sản” – như tác giả nói trên – cũng là
người Việt, thì đương nhiên cũng duy trì và thực hiện hoạt động văn hóa này,
không có gì lạ hoặc thái quá.
Còn
về nói về “… cái lăng của ông Hồ Chí
Minh…” thì năm 1969 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần trong điều kiện
nhân dân Việt Nam đang kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và Di chúc của Hồ Chủ
tịch là đề nghị được hỏa táng và “tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp sành.
Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam”. Tuy nhiên với
công lao to lớn của Người đối với đất nước và tình cảm thiêng liêng của Hồ Chủ
tịch đối với cả dân tộc, nhất là đối với đồng bào miền Nam đang ra sức chiến
đấu hy sinh để giành độc lập, và khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất
muốn vào Nam gặp đồng bào Miền Nam nhưng sức khỏe không cho phép. Xét thấy yêu
cầu cần thiết phải giữ thi thể của Hồ Chủ tịch để sau này đồng bào cả nước,
nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Người. Tuy
không đúng với Di chúc của Người, song cũng là do thể theo nguyện vọng và tình
cảm của nhân dân cả nước nên Đảng, Nhà nước Việt Nam đã quyết định giữ gìn lâu
dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đó Lăng của Người đã được xây dựng trang
nghiêm đối diện với hội trường Ba Đình lịch sử - nơi Người đã đọc bản Tuyên
ngôn độc lập và cũng là nơi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta làm lể truy điệu,
vĩnh biệt Người. Nhiều năm qua, người dân mọi miền Tổ quốc và bạn bè quốc tế đã
đến thăm viếng Người với tấm lòng thành kính, thiêng liêng và bày tỏ lòng biết
ơn công lao to lớn của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc.
Những
thông tin kể trên luôn đúng với thực tế mà mooic người dân như chúng tôi luôn
nghĩ và hành động từ tấm lòng mình đối với Bác Hồ. Vạy nên thông tin mà tác giả
Quê Hương nêu trong bài viết, tôi cho rằng tác giả đang kích động người đọc để
hướng đến việc “…phá bỏ thứ Chủ Nghĩa Xã
Hội điên rồ này cùng với Chủ Nghĩa Lăng Mộ cổ hủ, đã làm khổ dân ta mấy chục
năm qua…”. Ở đây phải khẳng định rằng, việc lựa chọn chế độ xã hội của Việt
Nam là do người dân Việt Nam quyết đinh, đâu phải do dân tộc khác, quốc gia
khác quyết định mà tác giả Quê Hương phải “hô khẩu hiệu”. Và rằng, “thứ chủ
nghĩa xã hội” và “Chủ nghĩa lăng mộ cố hủ” mà tác giả nêu ở trên đang làm cho
người dân Việt Nam đi đúng hướng đấy, thực tế cho thấy những năm qua Việt Nam
đã vượt qua không ít khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện
trên hầu hết các lĩnh vực. Năm 2018 tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục 7,08%,
là mức cao nhất trong 10 năm qua, quy mô nền kinh tế tăng, nợ công giảm. Môi
trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt. Năng suất, chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên một bước. Văn hóa - xã hội
có bước tiến bộ; giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, thể dục, thể thao đạt
được nhiều thành tích cao. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
đạt nhiều kết quả quan trọng. Ðời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; vị thế
và uy tín Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Tôi cảm nhận được niềm tự hào của
người dân về những thành tựu đạt được trong những năm qua. Hãy nhìn những con
đường rực màu cờ đỏ và tiếng hô vang “Việt Nam vô địch” mỗi khi đội bóng đá
quốc gia thi đấu xuất sắc trong năm 2018 trên các đấu trường châu lục thì càng
thấy rõ tinh thần và hào khí của cả dân tộc Việt, chứ đâu phải
“…khổ dân ta mấy chục năm qua” như thông tin mà tác giả Quê Hương đã nêu ở
trên.
Những điều tôi chia sẻ trên đây cũng hy vọng mọi
người có cái nhìn khách quan hơn về những vấn đề liên quan đến hoạt động văn
hóa lễ hội và tâm linh của đất nước mình, và tin tưởng vào Đảng, vào sự nghiệp
đổi mới của đất nước do nhân dân, dân tộc ta đã lựa chọn và đang ra sức cố gắng,
nỗ lực để có được những thành tựu mới. Cũng mong mọi người hãy tỉnh táo trước
những thông tin như trong bài viết của tác giả Quê Hương.
Trần Văn Thanh
Những năm gần đây số người tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bản địa năm sau cứ đông hơn năm trước. Điều này cho thấy một mặt của xã hội là đời sống người dân được nâng cao lên, kiểu phú quý sinh lễ nghĩa. Mặt khác, nó cho thấy cái bề dày văn hóa tinh thần của người Việt đúng là đáng nể.
Trả lờiXóaMột trong những biểu hiện rõ nhất của bề dày đó là với Phật giáo. Dù đây là tôn giáo ngoại nhập nhưng do có lịch sử xâm nhập lâu đời lại hòa nhập tuyêt đối với đời sống tinh thần bản địa nên gần như đã trở thành một tín ngưỡng - tôn giáo bản địa, thậm chí, sự hòa nhập tuyệt đối đến mức sinh ra những điều đối lập với những tư tưởng nguyên thủy của chính tôn giáo này. Có thể nói, người Việt đã biến Phật giáo thành một thứ tín ngưỡng dân gian của riêng mình, chính xác hơn, đó là quá trình đồng hóa. Điều đó chỉ cho thấy một thực tế là bản sắc của văn hóa tinh thần Việt Nam quá mạnh mà thôi.
Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để người dân tự do thực hiện tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Luật quy định rất rõ về điều đó. Theo đó thì mọi công dân Việt nam có quyền theo hoặc không theo 1 tôn giáo hay tín ngưỡng nào đó và đồng thời phải tôn trọng quyền đó của người khác. Không ngăn cản, cấm đoán, không xúc phạm, mỉa mai... Và quy định này thật sự rất văn minh.
Ấy thế mà trong những này này, khi các hoạt động tâm linh diễn ra rầm rộ trên khắp từ Bắc chí Nam thì thấy xuất hiện một số bài viết trên báo, trên Mạng xã hội dè bỉu, kỳ thị, thậm chí xúc phạm, mỉa mai việc thực hành tâm linh đó của người dân. Một số còn đá sang cả vấn đề chính trị, rằng đó là sự khủng hoảng niềm tin. Thật nực cười quá mức.
Những kẻ đó có thể do thiếu hiểu biết mà viết bài. Một số kẻ có thể đang thực hiện một mưu đồ khác là tấn công vào tín ngưỡng, tôn giáo bản địa để mục đích là làm nhạt đi bản sắc văn hóa, bản sắc tín ngưỡng, tinh thần của dân tộc. Mà một khi tín ngưỡng bản địa bị phai nhạt đi rồi, thì dân tộc chỉ còn là một thứ ký ức mà thôi! Nhưng mà ngày ấy thì vẫn còn xa lắm!