Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Ngắm Hoàng Sa trên những bản đồ cổ thế kỷ 16

Những bản đồ Việt Nam cổ do các học giả phương Tây thể hiện là minh chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa ngay từ thế kỷ XVI.
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam vẽ lại năm 1741.
Nhiều bản đồ do Việt Nam và quốc tế vẽ từ thế kỷ XV-XVIII khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đã được nhà nước Việt Nam cai quản thường xuyên và ổn định kể từ thời nhà Nguyễn.
Bản đồ livro da marinharia
Bản đồ này vẽ hết sức phong phú, rất nhiều chi tiết, nhất là tại vùng Trung bộ. Tại Bắc Bộ cũng có nhiều chi tiết, nhất là sông Hồng. Đặc biệt, trên phần đất liền, ngoài địa danh rất đáng lưu ý là mũi Varella còn có bờ biển Costa da Pracel, ở đối diện với Pulocanton (Cù Lao Ré) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi.
Bản đồ livro da marinharia – fm Pinto 1560.
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ Nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía Nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.
Bản đồ của Van – Langren năm 1595
Bản đồ của Van - Langren (người Hà Lan) vẽ năm 1595.
Bản đồ này vẽ hết sức phong phú, rất nhiều chi tiết, nhất là tại vùng Trung bộ. Tại Bắc Bộ cũng có nhiều chi tiết, nhất là sông Hồng. Đặc biệt, trên phần đất liền, ngoài địa danh rất đáng lưu ý là mũi Varella còn có bờ biển Costa da Pracel, ở đối diện với Pulocanton (Cù Lao Ré) thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi.
Bản đồ hàng hải châu Âu
Bản đồ hàng hải châu Âu (thế kỷ XVI - XVII) thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như hình cờ đuôi nheo.
 Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613.
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ Nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía Nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.
Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645
Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645.
Trong bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645, quần đảo Frael (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong)….
Bản đồ Đông Dương năm 1735
Bản đồ Đông Dương do Danvilleen vẽ năm 1735.
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam năm 1741
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam vẽ lại năm 1741.
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741. Bản sao chép của Dumoutier, có chữ quốc ngữ, bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa.
Hồng Đức bản đồ năm 1774
Hồng Đức bản đồ năm 1774.
Đây là bản đồ vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18, từ Đồng Hới đến biên giới Cao Miên, do Đoàn Quận công Bùi Thế Đạt vẽ dâng lên Chúa Trịnh năm 1774 để phục vụ chiến dịch Nam tiến năm 1775. Trên bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.
Bản đồ năm 1776
Bản đồ năm 1776.
Đây là một trong những bản đồ trong sách “Phủ biên tạp lục” do Lê Quý Đôn (1726-1784), một nhà bác học Việt Nam, biên soạn năm 1776. Lê Quý Đôn mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa, Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này.
Bản đồ châu Á thế kỷ XVII
Bản đồ châu Á thế kỷ XVII.
Bản đồ châu Á thế kỷ XVII do Công ty Đông Ấn Hà Lan (V.O.C) ấn hành. Khu vực Hoàng Sa được thể hiện trên các tuyến đường giao thương quốc tế lúc bấy giờ đã được người phương Tây coi là vị trí chiến lược trọng yếu.
An Nam đại quốc họa đồ năm 1838.
Đặc biệt, tấm bản đồ mang tên An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latinh, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel seu Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.
An Nam đại quốc họa đồ năm 1838.
Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng khẳng định: Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa – Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (Giao Chỉ gần Chi na, chỉ tên nước ta).
(BKTO)

3 nhận xét:

  1. Những tấm bản đồ cổ thêm một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể chối cãi và là những bằng chứng xác thực nhất chứng tỏ cho mọi người biết rằng từ xa xưa, Hoàng Sa, Trường Sa đã là của Việt Nam chúng ta. Đây quả là những tư liệu lịch sử quý giá, hi vọng cùng với những chứng cứ hùng hồn khác, Việt Nam chúng ta sẽ chiến thắng trong những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông hiện nay.

    Trả lờiXóa
  2. Những bản đồ này càng chứng tỏ cho thế giới biết về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với 2 quần đảo HS và TS. Chúng ta cần công bố rộng rãi không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế để bạn bè khắp thế giới biết rõ hơn sự thật về chủ quyền 2 quần đảo của chúng ta

    Trả lờiXóa
  3. Những chứng cứ pháp lý tuyệt vời. Hi vọng đây sẽ là những bằng chứng quan trọng khẳng định với thế giới chủ quyền với 2 quần đảo HS và TS của chúng ta

    Trả lờiXóa