Chiến Thắng
Trước tiên phải nói tôi và Giáo sư có những điểm cùng, nhưng lại có những điểm khác biệt cơ bản. Cùng ở đây là cùng tuổi, cùng hạnh phúc được sinh ra trên đất nước VN này. Nhưng khác ở đây chính là ở chỗ, ông là Giáo sư còn tôi là một công dân bình thường, nhưng quan trọng hơn là sự khác biệt về quan điểm, nhận thức chính trị ở mỗi người. Tôi thì đơn giản luôn trân trọng những gì Cụ Hồ và Đảng ta dày công phấn đấu mang lại nền độc lập cho dân tộc; cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phức cho nhân dân và Đảng đang cùng toàn dân phấn đấu không mệt mỏi, nhất là thực hiện công cuộc đổi mới đất nước trong 30 năm qua để có được thành quả như hôm nay, đất nước ổn định chính trị, kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, quốc phòng, an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được quan tâm, nhiều chỉ tiêu thiên niên kỷ hoàn thành sớm được Liên hợp quốc ghi nhận đánh giá cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của đất nước ngày một nâng cao... đây chính là chân lý khách quan không thể phủ nhận. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng chúng ta còn nhiều hạn chế, yếu kém ở mặt này, mặt khác để nhân dân còn băn khăn, lo lắng, đất nước ta còn thua kém một số nước trọng khu vực... Nhưng chúng ta cũng nhận thấy sự trân trọng tiếp thu sửa chữa trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thẳng thắn nhận khuyết điểm; cùng với đó Đảng đã nghiêm túc kiểm điểm trong trong các kỳ đại hội và lần này cũng đang xin ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng. Như vậy Đảng không né tránh, không bao biện những thiếu sót ấy. Vậy đây có phải là đổi mới chỉnh đốn Đảng và phát huy dân chủ trong nhân dân hay không?. Đọc nhiều bài viết gần đây của Giáo sư tôi thấy tuy ông là người học cao, biết rộng, nhưng những thông tin trong bài viết của ông chưa thể hiện đầy đủ hai mặt của hiện thực cuộc sống của đất nước; những thành tựu của đất nước tôi điểm qua ở trên ông ít quan tâm đưa vào bài viết, có thể nói "chủ đích" bỏ qua hoặc lờ đi và coi đó như một điều hiển nhiên không cần quan tâm. Với cái nhìn thiếu khác quan, phiến diện, thiếu tính căn bản như vậy liệu có đúng không?. Hơn thế ông tập trung xoáy sâu bình luận vào những khuyếm khuyết từ việc này, việc kia, sự kiện này, sự kiện khác làm cho người đọc khi tiếp nhận thông tin chỉ thấy xã hội VN như đang bị màn đêm che phủ khó thoát ra vùng sáng...
Tiếp đó, luận bàn về bài viết gần đây của Giáo sư với tựa đề "Góp ý kiến vào quá trình tiến đến Đại hội lần thứ XII của Đảng: Về CNXH". Đọc xong bài viết này, tôi thấy cần thỉnh cầu Giáo sư Tương lai đôi dòng suy nghĩ của mình từ nhìn nhận của bản thân và hiện thực cuộc sống đang diễn ra trên đất nước ta.
Vấn đề
thứ nhất: Giáo sư cho rằng "Từ bỏ mô hình xã hội chủ nghĩa" ở
VN. Theo tôi là phiến diện, không có căn cứ khoa học và thực tiễn...
Từ hiện thực cho thấy Mô hình CNXH hay loại hình CNXH là khái niệm chỉ các mô hình CNXH
khác nhau được tiến hành ở các nước khác nhau trên thế giới. Điều đó có nghĩa
là, các nước khi tiến hành xây dựng CNXH đều có hình thức, phương hướng và con
đường của riêng mình. Do có sự khác biệt giữa các nước về kinh tế, chính trị,
xã hội, văn hóa cho đến dân số, điều kiện tự nhiên,… nên mô hình CNXH ở các
nước, thậm chí ngay trong một nước nhưng ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau,
cũng có những hình thức khác nhau với những nét đặc trưng riêng. Mỗi nước xã
hội chủ nghĩa căn cứ vào điều kiện thực tế của đất nước mình mà đề ra mục tiêu
và phương thức phát triển khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể. Do đó căn cứ thực
tiễn của Đất nước để xác định mục tiêu cụ thể cho từng gia đoạn, đặc biệt gần
đây nhất là các Văn kiện của Đại hội XI, chúng ta có thể phác họa mô hình CNXH
của VN với những nội dung chủ yếu như sau: Thứ nhất, mục tiêu bao trùm
và thể hiện bản chất của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Thứ hai, mục tiêu đó được cụ thể hóa bằng những đặc
trưng cơ bản trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là: Do nhân dân làm chủ;
có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ và hợp tác với các nước trên
thế giới. Các đặc trưng đó thể hiện một cách toàn diện những nét căn bản nhất
các lĩnh vực khác nhau của một xã hội, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã
hội và đối ngoại. Những vấn đề ấy cần được tiếp tục tìm hiểu và làm sáng tỏ về
mặt lý luận và thực tiễn. Đây là một điều hết sức bình thường, bởi nhận thức là
một quá trình. Chính việc phát hiện những vấn đề mới nảy sinh và tìm cách giải
quyết chúng một cách thỏa đáng sẽ góp phần quan trọng vào việc định hình ngày
càng chính xác mô hình CNXH ở VN.
Bên cạnh đó, trong quan niệm của nhiều người, sự hiện thực hóa lý
luận thường được hiểu là quá trình lý luận dần dần được hình thành theo đúng
những gì mà nó đã được xây dựng, lý luận như thế nào thì hiện thực phải như thế
ấy. Điều này tất yếu dẫn đến một kiểu nhận thức cho rằng, khi hiện thực sụp đổ
thì nguyên nhân là do lý luận sai lầm, đây cũng là suy nghĩ của Giáo sư và một số
người trong xã hội hiện nay đang lầm tưởng. Bác bỏ kiểu nhận thức này,
đồng thời đưa ra sơ đồ hiện thực hóa lý luận liên kết mang tính chất tổng quát, thể hiện con
đường biện chứng trong việc hiện thực hóa lý luận trong thực tiễn, “sự thực mối
quan hệ giữa lý luận và hiện thực nảy sinh do kết quả áp dụng lý luận ấy vào
hoạt động thực tiễn không đơn giản như thế. Hiện thực này không phải là phiên
bản của lý luận. Giữa chúng bao giờ cũng có một khoảng cách do quá trình vận dụng lý luận vào từng
hoàn cảnh cụ thể tạo nên” (Trang 13,14 CNXH
từ lý luận đến thực tiễn - Những bài học kinh nghiệm chủ yếu- Nhà Xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003). Bên cạnh đó, lý luận được hiện thực hóa
phải trải qua rất nhiều khâu trung gian, trong mỗi khâu như vậy đòi hỏi phải có
sự tham gia, đóng góp của yếu tố cá nhân, của “sự sáng tạo của người hiện thực
hóa lý luận”, sự sáng tạo ấy chính là sự bổ sung vào lý luận, làm cho lý luận
ngày càng được cụ thể hơn, phù hợp hơn với từng hoàn cảnh cụ thể.
Còn việc những đặc trưng đó có trở thành hiện thực hay không là tùy
thuộc vào hoàn cảnh, vào điều kiện xây dựng CNXH của từng quốc gia, từng khu
vực. Chúng ta thấy rằng “các tác gia kinh điển không hề đề ra một con đường cụ
thể, bất di bất dịch để xây dựng CNXH mà mọi người nhất nhất phải tuân theo ở
mọi nơi, mọi lúc”, đó là điều cần được đặc biệt lưu ý trong quá trình vận dụng CN
M-L vào xây dựng CNXH trong từng hoàn cảnh cụ thể ở VN. Trên thực tế điều này
đảng ta đang thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện trong các kỳ đại hội tiếp theo
để mô hình xã hội chủ nghĩa càng sáng tỏ hơn chứ không như Giáo sư cho rằng "mục tiêu mà chúng ta, nói đúng hơn là
Đảng áp đặt cho cả dân tộc ta, cho toàn xã hội phải hướng tới một mục tiêu mù
mờ để ra sức xây dựng", Đâu phải mù mờ như giáo sư lầm tưởng mà đã được cụ thể hóa bằng những
đặc trưng cơ bản tôi đã chỉ ra ở trên. Một điều nữa không hợp với vị thế thanh
danh của một giáo sư ở chỗ ông dẫn lời Francois Godement (Theo Financial Times hôm 1.6.2015) nhận định rằng: ông Tập vừa muốn "hiện
đại hóa Nhà nước độc đảng" hay chính xác hơn là "tái
khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước".Theo ông, chủ
trương của Tập Cận Bình: "Chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, xã hội tiêu thụ
và một số biện pháp tự do hóa nền kinh tế, miễn là không đụng chạm đến Nhà nước
độc đảng". Đó là những nghịch lý của “CNXH mang màu sắc
Trung Quốc”. Từ nhận định của một
cá nhân người nước ngoài đăng trên tờ báo nước ngoài, thế mà ông đã vội vàng
chụp mũ cho Đảng ta Rằng "Xem ra những ai đó trong bộ máy quyền lực,
ngưỡng mộ cái mô hình XHCN này của Tập, đang cố áp đặt mô hình ấy vào nước ta
khi mà uy tín của Đảng trong dân, kể cả trong nhiều đảng viên hiểu rõ về thời
cuộc, đã xuống đến tận đáy". Thực lòng, nói câu này ông bỏ quá cho,
chỉ có bọn phản tặc hoặc kẻ tâm thần mới có suy nghĩ bệnh hoạn, điên loạn như
vậy!. Liệu ông còn xứng với cái danh "nhà khoa học" nữa hay không?,
hay chỉ để thỏa mãn sở thích và lợi ích tầm thường của cá nhân để tìm mọi cách "bác
đi" mô hình xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng.
Vấn đề thứ hai: Ông cho rằng cần "Từ bỏ cái gọi là CN M-L".
Trong một số bài viết trước đó ông đã thể hiện quan điểm này và đồng thời cho
rằng phải lấy "Tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động mới là đúng đắn". Nhưng từ thực tế lịch sử ra đời và phát triển của
ĐCSVN 85 năm qua đã chứng minh cho thấy, việc Đảng ta lấy CN M-L, tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là hoàn toàn đúng
đắn, phù hợp tính chất của thời đại mới và đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách
mạng VN. Vì sao như vậy?.
Xin thưa rằng! thực tế đã chỉ rõ: Từ lần gặp gỡ đầu tiên,
Luận cương của V.I.Lê-nin đã chinh phục hoàn toàn NAQ. Người đã thấy được cái
cần thiết cho dân tộc VN - con đường giải phóng dân tộc. NAQ đã tiếp nhận những
bài học sâu sắc từ V.I.Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười Nga. Bằng vốn kiến thức
lý luận và từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú của mình, NAQ là người
đầu tiên cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa không hoàn
toàn phụ thuộc vào cách mạng ở "chính quốc", nhân dân thuộc địa có
thể đứng lên tự giải phóng chính mình, cuộc cách mạng có thể thắng lợi trước ở
một nước thuộc địa. Những luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh đã giải quyết
đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân
chủ và CNXH trong quá trình phát triển của cách mạng VN dưới ánh sáng của CN
M-L. Chiến lược giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh được hiện thực hóa trong
đường lối của Đảng Cộng sản VN và đã thể hiện tính đúng đắn, hiệu quả bằng
thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945, giành độc lập dân tộc, kháng chiến
thắng lợi, thống nhất đất nước, đi lên CNXH.
Tiếp nhận
những bài học sâu sắc từ V.I. Lê-nin, nhưng NAQ - Hồ Chí Minh không sao chép
V.I.Lê-nin, mà Người tiếp thu cái tinh thần của chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh
coi CN M-L là cái cẩm nang thần kỳ nhưng Người cũng luôn nhấn mạnh rằng cần
phải vận dụng sáng tạo "cẩm nang thần kỳ" đó. Trả lời phỏng vấn báo
Nhân đạo (L'Humanite') vào ngày 15-7-1969, Người khẳng định: "Về phần
chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lê-nin, nhưng vận
dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế VN ngày nay, mà chúng tôi đã chiến
đấu và giành được những thắng lợi to lớn như đồng chí đã biết. Chúng tôi giành
được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng - mà không
chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lê-nin - chúng tôi giành được những
thắng lợi đó trước hết nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là CN M-L" (Hồ Chí Minh ,2011 - Toàn tập- Nxb CTQG, Hà
Nội, tập 15, tr 589 - 590). Người lại tiếp
tục khẳng định “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những
điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại. Lê-nin dạy chúng ta như
vậy”.
Từ những trao đổi và dẫn chứng ở trên, việc đem đối lập
tư tưởng Hồ Chí Minh với CN M-L để phủ
nhận CN M-L là rất sai lầm về quan điểm và phương pháp, về lịch sử và lôgic.
Bởi vì, về mặt lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn và được hình thành từ
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà
đỉnh cao là CN M-L thông qua hoạt động
trí tuệ và thực tiễn của Người. CN M-L chính là nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ
yếu nhất hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh là sự
vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú CN M-L trong thời đại mới. Như
vậy, về mặt lôgic, về bản chất, tư tưởng Hồ Chí
Minh thống nhất với CN M-L chứ không có sự đối lập với CN M-L như Giáo
sư Tương lai và một số người tưởng tượng ra. Vì vậy, không thể nhân danh đề cao
tư tưởng Hồ Chí Minh để hạ thấp, phủ nhận CN M-L, nói như vậy là nhắm mắt trước
thực tế, bất chấp lịch sử không khách quan.
Trong gai đoạn hiện nay, trước những đòi hỏi của
thực tiễn phát triển đất nước, trong bối cảnh thế giới đang biến đổi sâu sắc và
nhanh chóng, điều Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vẫn mang trong đó những ý
nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực. Do đó việc Đảng ta tiếp tục kiên định lấy CN M-L, tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là hoàn toàn đúng
đắn. Vì vậy, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 khẳng định: "Đảng
phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển CN M-L, tư tưởng Hồ Chí
Minh" trong giai đoạn mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét