Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Mấy vấn đề cần trao đổi



@Chiến Thắng

Trong buổi gặp mặt đồng hương huyện nhà ở Hà Nội, tôi rất phấn khởi gặp lại ông bạn cùng học trường huyện cách đây hơn 60 năm. Chia tay nhau từ dạo ấy, mỗi người một ngả theo sự sắp đặt của đường đời, nay về già lại hội tụ ở đây thật là cơ duyên. Gặp nhau hàn huyên đủ thứ chuyện, nào là gia đình, công việc, cuộc sống hiện tại, thời sự chính trị đủ cả. Trong thượng vàng hạ cám mớ thông tin ấy, bạn tôi nói mấy ngày qua ông có đọc thông tin trên mạng không?..., trên mạng hiện nay xuất hiện nhiều bài viết xuyên tạc, bịa đặt chống phá Đại hội XII của Đảng nhiều lắm ông ơi, nhất là Bùi Tín có bài viết với tựa đề "Hãy sớm từ bỏ cái đuôi định hướng XHCN!" trong đó có nhiều vấn đề..., nghe tiêu đề bài viết đã gây cho tôi sự tò mò, không hiểu thực hư thế nào?... chia tay ông bạn và mọi người về nhà tôi tìm đọc bài viết ấy. Thực lòng sau khi đọc xong tôi thấy cần phải trao đổi cùng ông Bùi Tín một vài nội dung trong bài viết.

Trao đổi về việc ông cho rằng "từ bỏ dứt khoát CN M-L đã phá sản trên toàn thế giới, từ bỏ CNCS không tưởng, mơ hồ, từ bỏ chế độ độc đảng độc đoán...". Câu hỏi đặt ra là tại sao lại từ bỏ CN M-L?, ông đâu lý giải được, mà chỉ là những suy nghĩ hàm hồ, phiến diện, nói lấy được của một kẻ bán nước, hại dân như ông. Tôi xin dẫn chứng để chứng minh cho ông thấy rõ điều đó. Trước tiên phải khẳng định, CN M-L là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hóa nhân loại. CN M-L là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới khỏi nô dịch và bóc lột, khỏi đói nghèo và tha hóa về nhiều mặt, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình. Đồng thời bản chất khoa học và cách mạng của CN M-L còn thể hiện ở chỗ, đây là học thuyết mở. không cứng nhắc, bất biến, mà đòi hỏi luôn bổ sung, đổi mới, phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại. Nó đánh dấu sự phát triển trí tuệ của nhân loại trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Một minh chứng nữa cụ thể hơn, từ lần gặp gỡ đầu tiên, Luận cương của V.I.Lê-nin đã chinh phục hoàn toàn Nguyễn Ái Quốc. Tiếp nhận những bài học sâu sắc từ V.I. Lê-nin và Cách mạng Tháng Mười Nga, nhưng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không sao chép V.I.Lê-nin, mà Người tiếp thu cái tinh thần của chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cái cẩm nang thần kỳ nhưng Người cũng luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng sáng tạo "cẩm nang thần kỳ" đó. Trong cuốn Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc viết rằng, bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin. Về sau trong nhiều tác phẩm, bài diễn văn, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò của CN M-L và yêu cầu học tập, tu dưỡng và vận dụng sáng tạo CN M-L. Người coi CN M-L là “cái cẩm nang” thần kỳ, “kim chỉ nam” cho cách mạng Việt Nam. Người viết: “Đảng ta nhờ kết hợp được CN M-L với tình hình thực tế của nước ta, cho nên đã thu được nhiều thắng lợi trong công tác”; “Học tập CN M-L là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của CN M-L để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta”, “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về CN M-L để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp CN M-L mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11. tr. 97, 611, 92)... Để rồi khi trả lời phỏng vấn báo Nhân đạo (L'Humanite') vào ngày 15-7-1969, Người khẳng định: "Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lê-nin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được những thắng lợi to lớn như đồng chí đã biết. Chúng tôi giành được thắng lợi đó là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng - mà không chỉ nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Lê-nin - chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết nhờ cái vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lê-nin" (Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập- Nxb CTQG, Hà Nội, tập 15, tr 589 - 590)...

Minh chứng trên đây là những người mácxít thừa nhận. Nhưng đặc biệt hơn, ngay cả một số học giả tư sản cũng thừa nhận. Ví dụ, Giắccơ đêriđa, nhà triết học nổi tiếng người Pháp coi Mác không chỉ là nhà tư tưởng của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI, ông khẳng định nhân loại không thể thiếu Mác được. Chương trình Thời đại trên sóng phát thanh radio 4 của đài BBC tại Anh tổ chức thăm dò với 3 vạn phiếu phát ra. Kết quả số 20 triết gia vĩ đại đưa vào để lựa chon, C. Mác được chọn là triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay bởi những cống hiến khoa học suất sắc của ông. Giáo sư trường Đại học tổng hợp Lancatste (Vương quốc Anh) Terry Eagleton trong tác phẩm tại sao Mác đúng? Vẫn khẳng định tính đúng đắn của những quan điểm của Mác trong điều kiện thế giới hiện nay, ông phản bác ý kiến cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết và không còn nhắc đến nữa”. Chương trình Thời đại trên sóng phát thanh radio 4 của đài BBC tại Anh tổ chức thăm dò với 3 vạn phiếu phát ra. Kết quả số 20 triết gia vĩ đại đưa vào để lựa chon, C. Mác được chọn là triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay bởi những cống hiến khoa học suất sắc của ông đối với nhân loại. Đặc biệt hơn đầu năm 2011, trường Đại học Tổng hợp Yale, một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã lựa chọn xuất bản cuốn sách Tại sao Mác đúng? của Terry Eagleton- Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Lancaste (Vương quốc Anh) gây nhiều chú ý của công luận. Trong đó, ông vẫn khẳng định tính đúng đắn của những quan điểm của Mác trong điều kiện thế giới mới hiện nay, ông phản bác ý kiến cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết và không còn nhắc đến nữa”. Bình luận về cuốn sách này, tờ Financial Times ra ngày 27-5-2011 cho rằng, tác giả cuốn sách xứng đáng là ứng cử viên giải Nobel kinh tế vì đã “làm sống lại Mác” và khẳng định rằng “cách tiếp cận của Mác là cách xem xét tốt nhất đối với CNTB”(http:/triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/truong-phai-triet-học/chu-nghia-marx/tai-sao-marx-dung). Và mới đây, theo thăm dò của tờ Tạp chí Spiegel của Đức, C. Mác được ưa chuộng một cách ngạc nhiên - hơn 50% số người dân Đức nói rằng, "CNXH là một tư tưởng hay nhưng thực hành tồi"; và C. Mác trong giới trẻ còn nhận được sự đồng tình cao hơn nữa. Và, theo http://ww.guardian.co.uk/politics/jul/ 17/comment. theo bserverl, nhà tỷ phú đầu cơ chứng khoán G. Sôrốt viết: "C. Mác và Ph. Ăngghen đã cho một phân tích rất tốt về hệ thống tư bản từ cách đây 150 năm". Rồi, ngay tờ The Neu Yorker (Mỹ) cũng co rằng, các nhà kinh tế học hiện đại đang "bước theo dấu chân của C. Mác mà họ không biết"...
Một dẫn chứng nữa càng chứng tỏ Đảng và nhân dân ta kiên định CN M-L là hoàn toàn đúng đắn. Vì trong 85 năm qua, nhất là 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta thu được những thành tựu đáng phấn khỏi và tự hào, đó là: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, an ninh, quốc phòng được giữ vững, đối ngoại được mở rộng, đời sống của nhân dân được nâng cao...tuy vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm nhưng Đảng ta đã thẳng thắn kiểm điểm tự phê bình và tiếp tục kiên định CN M-L, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của nước ta để vạch ra đường lối chiến lược phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới được nêu trong Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Ấn tượng hơn, năm 2015 Đảng ta đã có những giải pháp, quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, được nhân dan ủng hộ nên đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và tự hào, tăng trưởng đạt 6,68% (tính đến 15/12/2015, cả nước có 2.013 dự án FDI được cấp phép mới và 814 dự án tăng thêm vốn với tổng số vốn đạt 22,76 tỷ USD. Trong đó, vốn FDI thực hiện năm nay đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014). Ký hiệp định thương mại tự do với 58 nước, nhất là ký 3 hiệp định thương mại FTA thế hệ mới TPP, Á Âu, EU và được đánh giá là nước có nền kinh tế mở nhất, tích cực nhất trong khu vực. Trong diễn đàn đa phương chúng ta không chỉ tham gia mà tích cực tham gia, có tiếng nói đóng góp vào mực tiêu chung của nhân loại, khẳng định vị thế của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc tổ chức ở Hoa Kỳ, Việt Nam được đánh giá là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo (43 triệu người thoát nghèo trong vòng 15 năm trở lại đây) thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.
Có thể khẳng định rằng CN M-L vẫn giữ nguyên ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong thế giới đương đại của chúng ta. Do đó, chính những người như ông đang cố tình thóa mạ và bôi nhọ CN M-L, cố tình không hiểu rằng, CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ không phải vì tư tưởng khoa học của học thuyết M-L không còn tính thời đại, mà là sự phá sản của một đường lối sai lầm, chẳng những sa vào quan liêu hóa, giáo điều, chủ quan, duy ý chí, bắt đầu từ sai lầm trong xây dựng đường lối lãnh đạo của đảng cầm quyền ở đó, do đi chệch khỏi CN M-L chân chính, mà còn là sự xét lại và phản bội CNXH khoa học. Vậy nên, những dẫn chứng kể trên là căn cứ khoa học và thực tiễn đầy đủ để bác bỏ giọng điệu sai lầm của ông cho rằng"từ bỏ dứt khoát CN M-L đã phá sản trên toàn thế giới, từ bỏ CNCS không tưởng, mơ hồ, từ bỏ chế độ độc đảng độc đoán...". Mặt khác, qua 30 năm đổi mới, Đảng ta đã hình thành được một hệ thống quan điểm lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta (Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.204-214), làm cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh, bền vững đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", góp phần bổ sung và phát triển sáng tạo CN M-L, nhất là đã được cụ thể hóa trong Văn kiện đã được Đại hội XII của Đảng thông qua. Vì vậy, những yếu tố đó là thực tiễn sinh động nhất để bác bỏ quan điểm sai lầm cố hữu, mơ hồ của ông cho rằng "Hãy sớm từ bỏ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa" đối với dân tộc VN là không thể chấp nhận được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét