Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Thực tình ông còn là đảng viên đâu mà “Thông báo từ bỏ đảng”




 Tôi và “ông Nguyễn Đình Cống” cùng chập tuổi “xưa nay hiếm”, với độ tuổi này đã cùng dân tộc được chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm của đất nước. Cho nên người dân đất Việt không mong muốn gì hơn khi đang được hưởng trọn niềm vui và hạnh phúc từ những thành quả cách mạng mà Đảng và Bác Hồ mang lại cho dân tộc. Niềm vui ấy lại được nhân lên gấp bội, ai ai cũng hồ hởi, phấn khởi khôn ngôi trước sự kiện tổ chức thành công Đại hội XII của Đảng, càng vững tin tiếp tục cùng với Đảng tiến bước trên con đường đã lựa chọn để xây dựng phát triển và bảo vệ vững chắc tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa...

Trước tiên, nói về việc Nguyễn Đình Cống “Thông báo từ bỏ Đảng”?

Phải nói rằng, tôi và Nguyễn Đình Cống có những điểm cùng, nhưng lại có những điểm khác biệt cơ bản. Cùng ở đây là cùng tuổi, cùng là giáo viên, cùng hạnh phúc được sinh ra trên đất nước VN thân yêu này. Nhưng khác ở đây chính là ở chỗ, ông là Giáo sư còn tôi là một công dân bình thường, nhưng quan trọng hơn là sự khác biệt về quan điểm, nhận thức chính trị ở mỗi người. Tôi thì đơn giản luôn trân trọng những gì mà Bác Hồ và Đảng ta dày công xây dựng, phấn đấu mang lại nền độc lập cho dân tộc; cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phức cho nhân dân và Đảng đang cùng toàn dân phấn đấu không mệt mỏi, nhất là thực hiện công cuộc đổi mới đất nước hơn 30 năm qua để có được thành quả như hôm nay, đất nước ổn định chính trị, kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, quốc phòng, an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được quan tâm, nhiều chỉ tiêu thiên niên kỷ hoàn thành sớm được Liên hợp quốc ghi nhận đánh giá cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của đất nước ngày một nâng cao... đây chính là chân lý khách quan không thể phủ nhận. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng chúng ta còn nhiều hạn chế, yếu kém ở mặt này, mặt khác để nhân dân còn băn khăn, lo lắng, đất nước ta còn thua kém một số nước trọng khu vực... Nhưng chúng ta cũng nhận thấy sự trân trọng tiếp thu sửa chữa trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thẳng thắn nhận khuyết điểm; cùng với đó Đảng đã nghiêm túc kiểm điểm trong trong các kỳ đại hội và lần này đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào báo cáo chính trị được thông qua tại Đại hội XII của Đảng. Như vậy Đảng không né tránh, không bao biện những thiếu sót mà còn nghiêm túc tiếp thu, sủa chữa. Vậy đây có phải là đổi mới trong quá trình chỉnh đốn Đảng và phát huy dân chủ trong nhân dân hay không?. Đọc nhiều bài viết gần đây của ông tôi thấy tuy ông là người học cao, biết rộng, nhưng những thông tin trong các bài viết của ông chưa thể hiện đầy đủ hai mặt hiện thực cuộc sống của đất nước; những thành tựu của đất nước tôi điểm qua ở trên ông ít quan tâm đưa vào bài viết, có thể khẳng định "chủ đích" của ông là bỏ qua hoặc lờ đi và coi đó như một điều hiển nhiên không cần quan tâm. Với cái nhìn thiếu khác quan, phiến diện, thiếu tính căn bản như vậy liệu có đúng không?, liệu có xứng danh là nhà khoa học không?. Hơn thế, ông tập trung xoáy sâu, cường điệu hóa, cho mình là người hiểu biết hơn người để bình luận, “thêm bớt”có chủ ý vào những khuyếm khuyết từ việc này, việc kia, sự kiện này, sự kiện khác làm cho người đọc khi tiếp nhận thông tin chỉ thấy xã hội VN như đang bị màn đêm che phủ khó thoát ra vùng sáng vậy. Để rồi cái chủ đích cuối cùng của ông chính là xáo bỏ CN M-L mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn để làm nền tảng tư tưởng của Đảng. Như vậy ông còn là đảng viện nữa hay không?... Thật tiếc, giá như Ông vẫn khí tiết, trung kiên đồng hành cùng dân tộc như ngày nào, không có những tư tưởng đối lập với đường lối, quan điểm của Đảng ta thì hay biết mấy để phần cuối đời hưởng trọn niềm vui tuổi già cùng gia đình, con cháu...
Vấn đề thứ hai, trong nhiều bài viết đăng trên các trang mạng xã hội và gần đây với bài viết có tựa đề “Thông báo từ bỏ đảng” ông lại tiếp tục hô hào “Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức Đảng góp ý kiến về việc từ bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy vọng đại hội sẽ có chuyển biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH 12 vẫn kiên trì CNML và đường lối chính trị cũ”. Đúng là trong suy nghĩ của ông đã trở thành bản chất “phản bội Đảng, tiếp tay bán nước, hại dân” đã ngấm vào xương cốt và đã trở thành bệnh nan y khó chữa. Theo tôi cụ thể căn nguyên ở đây chính là ông không có cái nhìn phiến diện, ngụy biện theo hình thức một chiều như là đúng rồi nhằm đánh lừa dư luận thiếu thông tin, ít hiểu biết. Đáng buồn hơn, cũng giống như ông, điều đáng tiếc hiện nay có không ít người, kể cả một số cán bộ, đảng viên, đã ngộ nhận vào những quan điểm sai trái, xuyên tạc CN M-L mà một nhóm người thường đang làm, dẫn đến phủ nhận chủ nghĩa ấy, từ sự dao động về tư tưởng, để tích cực nói theo và tiếp tay cho những phần tử chống đối trong và ngoài nước chống phá đất nước ta. Thưa với ông rằng, một thực tế cho thấy CN M-L ngày nay vẫn là học thuyết tiên tiến của loài người, Không chỉ những người mácxít thừa nhận, điển hình như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.289)... Hơn thế nữa, ngay cả một số học giả nổi tiếng tư sản cũng thừa nhận, như: Giắccơ đêriđa, nhà triết học nổi tiếng người Pháp coi Mác không chỉ là nhà tư tưởng của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI, ông khẳng định nhân loại không thể thiếu Mác được. Chương trình Thời đại trên sóng phát thanh radio 4 của đài BBC tại Anh tổ chức thăm dò với 3 vạn phiếu phát ra. Kết quả số 20 triết gia vĩ đại đưa vào để lựa chon, C. Mác được chọn là triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay bởi những cống hiến khoa học suất sắc của ông đối với nhân loại. Đặc biệt hơn đầu năm 2011, trường Đại học Tổng hợp Yale, một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã lựa chọn xuất bản cuốn sách Tại sao Mác đúng? của Terry Eagleton- Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Lancaste (Vương quốc Anh) gây nhiều chú ý của công luận. Trong đó, ông vẫn khẳng định tính đúng đắn của những quan điểm của Mác trong điều kiện thế giới mới hiện nay, ông phản bác ý kiến cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết và không còn nhắc đến nữa”. Bình luận về cuốn sách này, tờ Financial Times ra ngày 27-5-2011 cho rằng, tác giả cuốn sách xứng đáng là ứng cử viên giải Nobel kinh tế vì đã “làm sống lại Mác” và khẳng định rằng “cách tiếp cận của Mác là cách xem xét tốt nhất đối với chủ nghĩa tư bản”(http:/triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/truong-phai-triet-học/chu-nghia-marx/tai-sao-marx-dung)...Như vậy có thể khẳng định rằng học thuyết M-L không cung cấp một lối tư duy giáo điều, đầy mâu thuẫn, làm rối loạn chuẩn mực như ông mà một số người gán cho nó, mà ngược lại, đó là sản phẩm của sự kế thừa và phát triển sáng tạo những thành tựu tư tưởng của loài người cả về khoa học tự nhiên và xã hội. Một dẫn chứng nữa càng chứng tỏ Đảng và nhân dân ta kiên định CN M-L là hoàn toàn đúng đắn. Vì trong 85 năm qua, nhất là 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta thu được những thành tựu đáng phấn khỏi và tự hào, đó là: Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, an ninh, quốc phòng được giữ vững, đối ngoại được mở rộng, đời sống của nhân dân được nâng cao...tuy vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm nhưng Đảng ta đã chỉ rõ và có sự đóng góp trí tuệ của các tầng lớp nhân dân đối với Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng để khắc phục sửa chữa, vượt qua khó khăn, thách thức xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Ấn tượng hơn, năm 2015 Đảng ta đã có những giải pháp, quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, được nhân dan ủng hộ nên đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và tự hào, tăng trưởng đạt 6,68% (tính đến 15/12/2015, cả nước có 2.013 dự án FDI được cấp phép mới và 814 dự án tăng thêm vốn với tổng số vốn đạt 22,76 tỷ USD. Trong đó, vốn FDI thực hiện năm nay đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014). Ký hiệp định thương mại tự do với 58 nước, nhất là ký 3 hiệp định thương mại FTA thế hệ mới TPP, ÁÂu, EU và được đánh giá là nước có nền kinh tế mở nhất, tích cực nhất trong khu vực. Trong diễn đàn đa phương chúng ta không chỉ tham gia mà tích cực tham gia, có tiếng nói đóng góp vào mực tiêu chung của nhân loại, khẳng định vị thế của VN ngày càng cao trên trường quốc tế. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc tổ chức ở Hoa Kỳ, VN được đánh giá là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo (43 triệu người thoát nghèo trong vòng 15 năm trở lại đây) thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Năm 2015 công tác đối ngoại được đẩy mạnh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tới thăm các nước trong khu vực, thế giới, trong đó có các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ôtxâylia,... đặc biệt là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa kỳ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ, đây là sự thừa nhận thể chế chính trị của VN, chính thức bình thường hóa trên mọi phương diện; trong mạn đàm với Tổng thống Mỹ Ôbama, Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng khẳng định “quá khứ không thể thay đổi được, nhưng tương lai thuộc về trách nhiệm của chúng ta”. Các chuyến thăm góp phần rất quan trọng, rất thực chất để giải quyết các vấn đề tồn tại lịch sử, hóa giải khó khăn những khó khăn, bế tắc, khai thông nhiều vấn đề để phát triển và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc VN XHCN.

 

 Quyết Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét