Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Sự thật đâu phải như ông Đào Tiến Thi nghĩ?



@Thành Công

Đọc bài viết của ông trên mạng xã hội với tiêu đề "Đâu là nguy cơ thực sự với dân tộc và ĐCSVN?". Xem ra những nội dung trong bài viết gây cho tôi trăn trở và suy nghĩ... Lần theo địa chỉ trong bài viết, tôi mới biết được ông là ai và là người thế nào?. Thực tình tôi không phải là người thích nói chuyện người khác, mong ông thông cảm và lượng thứ cho..., tuy chúng ta ở hai cương vị khác nhau nhưng tôi, ông cùng được sinh ra trên mảnh đất hình chữ (S), thừa hưởng dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, hơn thế chúng ta đang được thừa hưởng những thành quả cách mạng do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo mang lại cho dân tộc trong 86 năm, nhất là công cuộc đổi mới đất nước trong 30 năm qua... Nhưng thật tiếc, giá như Ông vẫn khí tiết, trung kiên như ngày nào, không có những tư tưởng đối lập với đường lối, quan điểm của Đảng ta thì hay biết mấy để phần cuối đời hưởng trọn niềm vui tuổi già cùng gia đình, con cháu, nhất là vui chung cùng với các tầng lớp nhân dân về sự thành công của Đại hội XII của Đảng và chào đón tết cổ truyền dân tộc Bính Thân năm 2016 đầy đủ và trọn vẹn thì hay biết mấy. Đọc nội dung bài viết của ông và xuất phát từ hiện thực đời sống xã hội của đất nước trong những năm qua và đặc biệt là năm 2015 thì  thấy rất rõ sự phát triển của đất nước. Vì vậy tôi xin được trao đổi với ông đôi dòng suy nghĩ  và chia sẻ cùng mọi người để thấy rõ đúng - sai...

Trước hết, trao đổi về việc ông cho rằng "Mô hình XHCN của Liên Xô mà ta sao chép... đã phá sản. Từ khi Liên Xô sụp đổ thì con đường đi lên CNXH là cái mà ta vừa đi vừa mò mẫm, có hướng nào nhất định đâu...". Xin thưa rằng, đâu phải như vậy, nếu mỗi chúng ta có cái nhìn khách quan, công tâm đầy đủ, không méo mó thì thấy rất rõ. Tôi xin được dẫn chứng cụ thể: Thực chất với công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 30 năm qua, Đảng ta đã nhận ra và từ bỏ "Mô hình XHCN Xô Viết", một mô hình có nhiều khuyết tật dựa trên cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, phủ nhận kinh tế thị trường, triệt tiêu nhiều động lực phát triển... Đảng ta đã thẳng thắn tự phê bình sai lầm giáo điều trong việc áp dụng mô hình đó, để từ đó tìm hướng đi phù hợp với điều kiện thực tiễn của VN. Để thực hiện đường lối đổi mới, quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xây dựng mô hình CNXH VN, điều này đã được thể hiện cụ thể trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng đã xác định 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa VN, 8 phương hướng cơ bản và 8 mối quan hệ cần nắm vững là sự khái quát lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Theo quan điểm của Đảng ta xác định, lý luận đó  cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bổ xung và phát triển để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cách mạng trong giai đoạn mới, điều này Đảng ta đang tiếp tục làm và được cụ thể trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, những dẫn chứng kể trên là đủ cơ sở để bác bỏ luôn suy nghĩ của ông cho rằng "con đường đi lên CNXH là cái mà ta vừa đi vừa mò mẫm, có hướng nào nhất định đâu..." là hoàn toàn phiến diện, thiếu căn cứ khoa học, nói theo kiểu "nói lấy được"  ... Mặt khác chúng ta thấy, ngay trong nội tại Liên Xô, nhiều nhà lãnh đạo đã thừa nhận, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của sự sụp đổ bắt nguồn từ chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại trong đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức của đảng cầm quyền, cùng sự phản bội của một số người lãnh đạo cao nhất ở đó đối với những nguyên tắc cơ bản của CN M-L. Ở nước nga hiện nay, sau khi Liên xô đổ vỡ, dư luận và các nhà nghiên cứu, học giả Nga đã bình tĩnh xem xét lại quá trình vận dụng lý luận mácxít về CNXH, chỉ rõ sai lầm từ việc vận dụng mô hình máy móc, giáo điều sau Lênin: CNXH kiểu xôviết - CNXH kiểu Stalin. Do vậy, đây là sự sụp đổ của một mô hình CNXH cụ thể, chứ không thể đánh đồng như ông và một số người lầm tưởng đối với mô hình XHCN ở VN ta xây dựng, luôn được bổ sung để phù hợp với hiện thực cuộc sống. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, với hạt nhân lý luận là phép biện chứng duy vật, C. Mác không cho rằng học thuyết của mình là “nhất thành bất biến”, mà luôn đòi hỏi phải được bổ sung phát triển và việc vận dụng phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo đó, kiên định không phải là bảo thủ, là áp dụng một cách máy móc, giáo điều theo câu, chữ  trong các tác phẩm của các nhà kinh điển, mà đòi hỏi mỗi đảng từ sự phân tích tình hình cụ thể để vận dụng và phát triển những nguyên lý cơ bản của CN M-L cho phù hợp với từng hoàn cảnh của mỗi dân tộc, trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Điều này không phải chúng ta ngụy biện mà được minh chứng bởi phát biểu của các học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới khi nghiên cứu, đánh giá về CN M-L, như: Giắccơ Đêriđa, triết gia hiện đại có uy tín ở Mỹ và Pháp đã kêu gọi nhân loại hãy “trở về với Mác”, rằng nhân loại “không có tương lai nếu không có Mác, nếu không có các di sản của Mác” (Giắccơ Đêriđa: Những bóng ma của Mác, Nxb. CTQG, HN, 1994, tr.16). Ngay cả Brêdinxki, tác giả cuốn sách “Thất bại lớn - sự hưng vong của chủ nghĩa cộng sản thế kỷ XX”, mặc dù rất thù ghét chủ nghĩa Mác, cũng phải thừa nhận chủ nghĩa Mác vẫn là một vũ khí sắc bén để nhân thức và cải tạo thế giới đương đại, khi viết rằng “Đối với những phần tử trí thức giàu năng lực phân tích giám định, thì phần lý luận chủ nghĩa Mác đã cung cấp cho họ chiếc chìa khóa để hiểu biết lịch sử nhân loại, là một phương pháp phân tích đánh giá xã hội, phân tích nguyên nhân những biến động chính trị, là một lý luận chặt chẽ khám phá những bí mật của đời sống kinh tế, và một loạt những kiến giải vì nhân tố động cơ xã hội. Khái niệm về phép biện chứng lịch sử xem chừng là phương pháp giá trị nhất để xử lý các mâu thuẫn hiện thực” (Lưu Đình Á: Hãy cảnh giác cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng, Nxb. CTQG, HN, 1994, tr.129)... Nhiều nhà triết gia, sử gia, kinh tế... nhận đinh, đánh giá về tính yêu việt của chủ nghĩa Mác và tầm quan trọng của nó trong thế giới đương đại của thế kỷ XXI. Cùng với đó, rất nhiều người trong các giai tầng xã hội lại tìm đọc Mác. Tư bản luận trở thành sách bán chạy ở ngay trong lòng các nước tư bản, theo Giám đốc nhà xuất bản Berlin Kari-Dietz (nơi giữ bản quyền tác phẩm của C. Mác: Tư bản luận bán ra trong tháng 10-2008 tăng gấp 3 lần so với năm 2005, đông nhất là độc giả trẻ. Ở Italia, Nhà xuất bản Niuton Comtơn cũng bán được 5000 bộ tư bản; ở Nhật bản, truyện tranh chuyển thể từ tư bản luận bán được 6000 bản chỉ trong 2 tuần đầu tháng 12-2008. Vậy tại sao có hiện tượng đó?, nhà sử học người Anh Êrích Hôxbon đã nói rằng “Chính là những người tư bản, chứ không phải ai khác, đã tái phát hiện Mác” và việc quay trở lại đọc Mác có nghĩa là thế giới cần phải nghiên cứu học thuyết của ông về chủ nghĩa tư bản, và về vị trí học thuyết đó trong sự phát triển của xã hội loài người”... Nhiều nhà khoa học thuộc các trường phái, quốc gia khác nhau trên thế giới cũng tập trung nghiên cứu, bình luận về Mác. Đặc biệt hơn đầu năm 2011, trường Đại học Tổng hợp Yale, một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã lựa chọn xuất bản cuốn sách Tại sao Mác đúng? của Terry Eagleton- Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Lancaste (Vương quốc Anh) gây nhiều chú ý của công luận.

Một vấn đề nữa ông cho rằng "Về nguy cơ “diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch”, phải nói đây là điều hết sức sai lầm và ngày càng tỏ ra sai lầm, ấy thế mà nó lại được nhấn mạnh trong Báo cáo chính trị. Bởi “thế lực thù địch” là một khái niệm mơ hồ, không rõ thực thể, vì thế, nó luôn bị lợi dụng để ám chỉ những nhân sỹ, trí thức (cả trong và ngoài nước) đang nỗ lực cho một nước VN độc lập, dân chủ, một nước VN hoà vào dòng chảy chung của thế giới văn minh". Tại sao không? Đảng ta xác định đây là một nguy cơ là hoàn toàn đúng đắn, vì Đảng ta đã xác dịnh rõ ràng, phân biệt rõ đối tác, đối tượng... để lường hết mọi hậu họa cho đất nước, dân tộc; tránh biểu hiện mù mờ, không phân biệt rõ địch, ta ... như ông và một số người lầm tưởng, hơn thế lại còn phụ họa, làm những việc mất hết đạo lý của một con người đối với dân tộc đang cưu mang, đùm bọc, che chở mình. Chính ông và những người còn suy nghĩu phiến diện và mơ hồ như vậy cần tỉnh táo "tự răn mình", đặt câu hỏi xem mình đã đóng góp được gì cho đất nước, hay chỉ làm rối thêm tình hình, vô hình dùng tiếp tay cho các thế lực thù địch chống lại chính dân tộc mình. Thực tiễn cho thấy, trong những ngày gần đây, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động tập trung chống phá Đại hội XII của Đảng với nhiều bài viết bóp méo, thổi phồng, bịa đặt, nhào nặn, lan truyền những thông tin, luận điệu sai tái hòng gây tâm lý hoang mang, hoài nghi của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Kêu gọi từ bỏ CN M-L, phá vỡ mối quan hệ biện chứng giữa TT HCM với CN M-L, phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Phủ nhận CN M-L, TT HCM; đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở VN; đòi thay đổi chế độ chính trị, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang. Chúng tập trung xuyên tạc đường lối, quan điểm trong các dự thảo Văn kiện Đại hội của Đảng; bóp méo, xuyên tạc cho rằng, với đường lối, quan điểm trong các dự thảo này thì dân tộc VN sẽ tiếp tục "lạc hậu ngày càng xa hơn" so với các nước trong khu vực và trên thế giới; tình trạng tham nhũng, lãng phí, mất dân chủ, vi phạm nhân quyền, tình trạng suy đồi đạo lý trong xã hội sẽ tiếp tục nghiêm trọng. Đặc biệt hơn chúng xoáy sâu về nhân sự Đại hội XII, nhất là các chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội để từ đó tung ra nhiều bài viết với mục đích tuyên truyền xuyên tạc về tình hình nội bộ của Đảng nhằm phá hoại sự thành công của Đại hội XII. Cụ thể, chúng tung ra các luận điệu vu cáo, bình luận thâm độc như là một cuộc “đấu đá”, “tranh giành quyền lực tàn bạo”, “bất chấp mọi thủ đoạn” giữa các “phe phái” (“phe thân Tàu”, “phe thân Mỹ”, “phe cấp tiến”, “phe bảo thủ”). Với thủ đoạn rất nham hiểm, sử dụng thông tin thật giả lẫn lộn, bịa đặt, chúng vu cáo một số đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Xin thưa rằng đâu chỉ dừng lại ở đó, mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta không bao giờ thay đổi với những âm mưu, thủ đoạn mới, nhất là thông qua "diễn biến hòa bình" để thúc đẩy quá trình "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (biểu hiện của ông cũng là một dẫn chứng) từ bên trong nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của CN M-L, TT HCM trong đời sống tinh thần của xã hội VN; đồng thời xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN; truyền bá hệ tư tưởng phản động; xuyên tạc, hạ thấp, phủ nhận để đi tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với cách mạng VN, làm sụp đổ chế độ XHCN ở VN. Như Vậy những dẫn chứng trên đây chính là nguy cơ “diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch” mà Đảng ta xác định là hoàn toàn đúng đắn, chứ không như ông và một số người đang mơ hồ lầm tưởng và bịa đặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét