Có lẽ không hoàn toàn đúng, nhất là vào thời điểm truyền thông phương tây đang "ôm chân các đại gia". Bóp méo sự thật hoặc chỉ truyền tải một nửa sự thật là cách mà giới truyền thông phương tây rất chú trọng.
Ai cũng biết thời gian qua Hungary và các nước khác trong EU cơm không lành, canh không ngọt, nhất là khi chính quyền ông Orbán không chấp nhận nhiều việc từ EU đưa ra. Kiểm duyệt truyền thông, thái độ thân Nga đã khiến cho ông trở thành cái gai trong mắt của giới diều hâu EU.
Trong vụ việc đoàn tỵ nạn đang đổ dồn về châu Âu, có những sự kiện xảy ra thật sự đáng đau lòng nhưng cũng không hiếm sự kiện là giả tạo và đây là một vụ đó minh chứng cho việc làm của họ. Trong video trên youtube có thể thấy rõ:
Một người phụ nữ người Syria bế con nhỏ vừa khóc vừa nói bằng tiếng Anh "Ở bên ấy Baschar Assad rất dã man, giết hết tất cả mọi người! Chúng tôi tới đây vì nghĩ ở đây mọi người đều tốt."
Chị ta bế đứa con đứng dậy và vẫn tiếp tục khóc và lẩm bẩm mấy câu. Anh chồng nhìn dáng khỏe mạnh ôm cả hai mẹ con đè xuống đường ray xe lửa sau đó cảnh sát Hungary vào can ngăn, không hề đàn áp, không đánh đập.
Video:
Bức ảnh người chồng ôm vợ đang bế con nhỏ nằm trên đường ray, trước mặt là cảnh sát sau đó lan truyền đi nhanh chóng trên khắp các phương tiện truyền thông nhằm chĩa mũi dùi vào Hungary. Cho rằng chính quyền cũng như cảnh sát Hungary đối xử vô nhân đạo, đánh đập người tỵ nạn. Tuy nhiên video được công bố sau đó cho thấy toàn bộ sự thật như trên. Trong tất cả các kênh TV cũng như báo chí phương tây cho tới giờ phút này chỉ có duy nhất một kênh đăng tin cải chính đó là kênh SRF của Thụy Sĩ. Ngoài những bản tin tiếng Đức cũng còn rất nhiều bản tin các thứ tiếng khác ví dụ tiếng Anh mà các bạn có thể tìm kiếm trên google.
- Bài báo này chú thích dưới hình ảnh là "Người tỵ nạn bám chặt vào đường ray xe lửa để phản đối"
http://www.bild.de/
- Ví dụ bài báo này sử dụng ảnh đó và giật tít "Người tỵ nạn tự vệ trước cảnh sát Hungary". Nội dung cho rằng cảnh sát bắt người tỵ nạn vào trại, lôi họ khỏi đường ray và người tỵ nạn quyết bám đường ray tới cùng.
http://www.zeit.de/
- Bài báo này thì sử dụng hình ảnh anh chồng do phản ứng quá mức nên bị cảnh sát còng tay chú thích rằng cảnh sát đàn áp người tỵ nạn.
http://www.mopo.de/
- Ví dụ đây là trong chương trình Tagesschau của ARD, đài truyền hình nhà nước cũng sử dụng hình ảnh đó và nội dung tương tự. Tuy nhiên vì sao kênh truyền hình mà không sử dụng toàn bộ đoạn video có lẽ không phải là điều ai cũng hiểu.
http://www.tagesschau.de/
STi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét