Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Những lời xằng bậy của Nguyễn Lộc Yên




@Trung Thành
Mấy ngày gần đây trên các trang mạng xã hội xuất hiện bài viết "Sau Đại hội Đảng XII, xem xét liên hệ Việt - Tàu thế nào?" cư dân mạng bàn tán nhiều về nội dung bài viết đề cập. Tiếp nhận thông tin, tôi háo hức tìm đọc để thỏa mãn sự tò mò của bản thân và muốn biết cụ thể trong bài viết đó nói gì?... Nhưng thực tình, càng đọc thì mới thấy sự phi lý, nhố nhăng, không có cơ sở khoa học, thiếu khách quan, chắp vá thông tin, đặc biệt tác giả đã mượn câu nói của Tổng Bí Thư  Nguyễn Phú Trọng dùng "mánh lới" cắt tỉa để nói xấu, bịa đặt như thể đúng rồi.
Trong rất nhiều nội dung hỗn độn, chắp vá của tác giả đề cập, tôi trích dẫn một vài ý trong bài viết để trao đổi cùng Nguyễn Lộc Yên và độc giả bạn đọc hiểu rõ thực chất vấn đề. Nguyễn Lộc Yên sằng bậy cho rằng "Than ôi, ông Trọng biết rằng: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?” mà vẫn “phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin”, “vững bước đi lên CNXH” là sao?! Ông lại đẩy dân tộc Việt Nam chúng tôi xuống hố không đáy phải không ông?!". Một câu hỏi đặt ra là có đúng như vậy không?. Trước hết nói đến Nguyễn Lộc Yên, dường như việc xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ lãnh dạo Đảng, Nhà nước đã trở thành "kỹ năng " có tính chuyên nghiệp cao, ăn sâu vào "máu" và bản chất thường ngày của y. Chắc có lẽ không bịa đặt, không xuyên tạc làm cho y bứt rứt "khó ở" nên y càng lên cơn "khùng điên" bới móc "chuyện người khác" để hòng chữa căn bệnh nan y này.
Thưa với tác giả rằng, từ thực tiễn công cuộc đổi mới trong 30 năm qua, có giai đoạn, thời điểm Đảng ta cũng phạm phải những sai lầm, khuyết điểm. Nhưng những sai lầm khuyết điểm đó đều xuất phát từ việc Đảng nhận thức và vận dụng không đúng với tinh thần và bản chất của học thuyết Mác-Lênin, chứ không phải học thuyết đó vốn có sai lầm. Điều này đã được công khai thừa nhận ở Đại hội VI, được khẳng định tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011) chứ không phải như ông nghĩ "... đã nhận ra sai lầm và quyết định thay đổi đường lối, gọi là “đổi mới”, thực chất là từ bỏ một phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta “bao giờ cũng lấy thực tiễn của cách mạng Việt Nam, lấy hiện thực sinh động của xã hội Việt Nam làm điểm xuất phát trong việc vận dụng những nguyên lý của CN M-L” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV) chứ không bao giờ từ bỏ CN M-L, minh chứng và thể hiện điều đó rất rõ trong Luận cương và Cương lĩnh của Đảng ta: "Luận cương chính trị năm 1930 "...Đảng ta là đội tiên phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa  Mác - Lê-nin làm gốc". Tiếp đến Cương lĩnh (1991) xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trong đó khẳng định "Đảng lấy CN M-L, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động". Và gần đây Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định "Đảng lấy CN M-L, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động". Do đó, trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta càng phải trở về với CN M-L, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách trung thành và sáng tạo trong tình hình mới. Những minh chứng trên đây là không thể phủ nhận.
Trong 86 năm của tiến trình cách mạng, ĐCSVN luôn xác định vai trò to lớn của CN M-L. Từ thực tiễn của CMVN cho thấy khi nào đoàn kết thì thắng lợi, chia rẽ là thất bại. Chính vì vậy trong quá trình lãnh đạo CMVN, Đảng luôn đấu tranh chống lại tư tưởng và hành động cực đoan, chia rẽ, bè phái, phiến diện. Xác định chia rẽ, bè phái là một trong những tội nặng nhất, là một nguy cơ phá hoại tổ chức đảng... một dẫn chứng cụ thể thấy rõ điều đó, trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng đã rút ra bài học quan trọng “không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công” (Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.13, tr.120). Đảng cũng khẳng định, phát huy sức mạng đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam... Vì vậy khi đánh giá CN M-L, cần nghiên cứu kỹ để phân biệt được những giá trị bền vững của những nguyên lý cơ bản của nó với một số luận điểm cụ thể của Mác, Ăngghen, Lênin đúng trong thời đại của ông, nhưng đã bị lịch sử vượt qua trong điều kiện mới của thời đại, cụ thể hơn không được lẫn lộn CN M-L với những nhận thức sai hoặc nửa vời và làm trái với CN M-L của những người lãnh đạo của đảng này, hay đảng khác, ở nước xã hội chủ nghĩa này hay nước xã hội chủ nghĩa khác trước kia hay hiện nay để quy chụp cho nó là thiếu khách quan, thiếu biện chứng khoa học. Hơn thế nữa cần phân biệt CN M-L với quan điểm của chủ nghĩa xét lại, cơ hội giả danh mácxít, cố tình xuyên tạc, vu khống CN M-L để dẫn đến bác bỏ CN M-L theo chủ đích của mình.
Hơn thế tác giả lại than rằng "Để bênh vực một “chủ nghĩa Mác-Lênin” cho Tàu cộng và Việt cộng, mà chính cái nôi cộng sản tại Liên Xô, kể cả các nước Đông Âu đã vứt cái “chủ nghĩa cộng sản không tưởng” vào sọt rác vào từ lâu". Thực chất chủ đích của tác giả muốn nói tới mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trước đây, thực tế có đúng như vậy không? hay chỉ là những suy nghĩ hàm hồ. Những dẫn chứng ở trên đã phần nào bác bỏ những suy nghĩ thiếu căn cứ khoa học, nói theo kiểu "nói lấy được" của tác giả... Thực chất với công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 30 năm qua, Đảng ta đã nhận ra và từ bỏ "Mô hình XHCN Xô Viết", một mô hình có nhiều khuyết tật dựa trên cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, phủ nhận kinh tế thị trường, triệt tiêu nhiều động lực phát triển... Đảng ta đã thẳng thắn tự phê bình sai lầm giáo điều trong việc áp dụng mô hình đó, để từ đó tìm hướng đi phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Để thực hiện đường lối đổi mới, quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xây dựng mô hình CNXH Việt Nam, điều này đã được thể hiện cụ thể trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng đã xác định 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 8 phương hướng cơ bản và 8 mối quan hệ cần nắm vững là sự khái quát lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Theo quan điểm của Đảng ta xác định, lý luận đó  cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bổ xung và phát triển để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cách mạng trong giai đoạn mới, điều này Đảng ta đang tiếp tục làm và được cụ thể trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, những dẫn chứng kể trên là đủ cơ sở để bác bỏ luôn suy nghĩ của ông cho rằng "con đường đi lên CNXH là cái mà ta vừa đi vừa mò mẫm, có hướng nào nhất định đâu..." là hoàn toàn phiến diện, thiếu căn cứ khoa học, nói theo kiểu "nói lấy được"  ... Mặt khác chúng ta thấy, ngay trong nội tại Liên Xô, nhiều nhà lãnh đạo đã thừa nhận, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của sự sụp đổ bắt nguồn từ chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại trong đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức của đảng cầm quyền, cùng sự phản bội của một số người lãnh đạo cao nhất ở đó đối với những nguyên tắc cơ bản của CN M-L. Ở nước nga hiện nay, sau khi Liên xô đổ vỡ, dư luận và các nhà nghiên cứu, học giả Nga đã bình tĩnh xem xét lại quá trình vận dụng lý luận mácxít về CNXH, chỉ rõ sai lầm từ việc vận dụng mô hình máy móc, giáo điều sau Lênin: CNXH kiểu xôviết - CNXH kiểu Stalin. Do vậy, đây là sự sụp đổ của một mô hình CNXH cụ thể, chứ không thể đánh đồng như tác giả Nguyễn Lộc Yên và một số người lầm tưởng đối với con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn "Độc lập dân tộc gắn liền CNXH"./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét