Sự mong muốn
và hành động của mỗi người trong xã hội là khác nhau, nhưng quan trong hơn mong
muốn và hành động ấy phải xuất phát từ cái chung, nhất là vì mọi người, vì quốc
gia, dân tộc. Và cuộc đời luôn công bằng với những ai có niềm tin và sự nỗ lực
cố gắng của bản thân cùng với toàn xã hội vươn tới đích thành công đúng như câu
ngạn ngữ “Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự
tin", lại càng chẳng làm được gì khi làm trái với lương tâm, danh dự và
cao hơn thế còn làm những chuyện đi ngược lại lợi ích của cả một dân tộc… Đáng
buồn hơn, trong mấy ngày gần đây trên các trang mạng xã hội xuất hiện bài viết
của tác giả Trần Quang Thành với tựa đề “Tẩy chay trò hề bầu cử là tinh thần bất tuân
dân sự”. Qua đọc bài viết và từ nhìn nhận hiện thực cuộc sống của xã hội
ta hiện nay, xin trao đổi với tác giả đôi dòng suy tư để thấy rõ thực chất vấn
đề.
Trước hết,
trong vô số thông tin cóp nhặt và bị “thêm bớt” theo dụng ý của cá nhân, tôi
quan tâm nhất đến nội dung tác giả cho rằng
“Dù có quảng bá ồn ào trên các phương tiên thông tin đại chúng và nhiều hình thức
khác, nhưng các cuộc bầu cử dưới chế độ độc tài toàn trị cũng không thể che dấu
được đó là trò chơi dân chủ giả hiệu, là lừa bịp”. Có đúng như vậy không?.
Xin thưa rằng hoàn toàn không phải như vậy. Tôi có thể khẳng định rằng, thực ra
đây là một nhầm lẫn đáng tiếc của Trần Quang Thành và một số người, nếu không
muốn nói đó là sự áp đặt, họ mặc nhiên coi những giá trị phương Tây là giá trị
chung của toàn nhân loại! Hễ ở đâu, có ai đó làm điều gì trái ý là họ lập tức
lên giọng phán xét đó là “chà đạp dân chủ, vi phạm nhân quyền”. Họ làm ngơ hoặc
vờ như không biết rằng, làm sao có thể tách nhân quyền ra khỏi các điều kiện lịch
sử, địa lý, văn hóa, trình độ phát triển của các quốc gia, dân tộc. Vậy có phải
là dân chủ, nhân quyền đích thực không?, khi có sự can thiệt thô bạo của dân chủ
kiểu phương Tây vào các nước Bắc Phi, Trung Đông, nhất là ở Xyria để rồi tạo
thành làn sóng di cư của người dân các nước này sang châu Âu,... hay khi một
công dân Mỹ tới Xinh-ga-po vẽ bậy lên tường, bị luật pháp nước này phạt 50 roi,
lại bị phía Mỹ nhìn nhận như là “một sự vi phạm nhân quyền”, còn phía Xinh-ga-po
lại khẳng định nếu không xử phạt anh ta mới là vi phạm nhân quyền của người
khác... Thưa với tác giả rằng, dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước. Chúng ta đã và đang từng bước hoàn
thiện nền dân chủ, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Điều gì
đã giúp cho Nhà nước ta vượt qua thử thách cam go, tình thế hiểm nghèo “ngàn
cân treo sợi tóc” trong các cuộc kháng chiến cứu nước trước đây cũng như ở thời
điểm sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhiều cuộc “bão tố” do
các cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra? Một trong những nhân tố quan trọng nhất là
sự gắn bó máu thịt của toàn dân ta với Đảng, với Nhà nước của mình. Đó là Nhà
nước do chính nhân dân gây dựng nên và Nhà nước đó lại phục vụ chính nhân dân.
Đó chính là căn nguyên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 86 năm qua,
nhất là 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới là do Đảng ta đã kế thừa và phát huy
cao độ bài học lấy dân làm gốc đã được cha ông đúc kết từ nghìn xưa, như: Nguyễn
Trãi từng viết: “Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới
không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”… Chúng ta xác lập cơ chế
đúng đắn Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Mọi hoạt động của
Nhà nước đều nhằm mục đích cao nhất là vì quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân.
Đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược phát triển là sự xác định
dứt khoát của Đảng và Nhà nước ta. Mọi công việc của Đảng đều có sự tham gia của
toàn dân. Một minh chứng rõ ràng hơn nữa, đó là các cuộc bầu cử ở Việt Nam luôn
bảo đảm quyền, nghĩa vụ công dân, bảo đảm tính Đảng, tính dân chủ; được tổ chức
quy củ, chặt chẽ, đúng luật; đại biểu được bầu phát huy được vai trò, sứ mệnh của
mình... Tiêu biểu như bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIII (2011) có số cử
tri tham gia bỏ phiếu đạt 99,51%. Cơ cấu đại biểu thay đổi tích cực: tỷ lệ đại
biểu nữ trong Quốc hội khá cao (chiếm 24,4%); đại biểu dưới 40 tuổi 12,2%,
đại biểu trẻ nhất: 25 tuổi; trình độ đại biểu tăng cao (đại học: 52,6%,
trên đại học: 45,6%); đại biểu tự ứng cử 0,8%; đại biểu chuyên
trách ở Trung ương 18,2%; đại biểu chuyên trách ở địa phương 12,6%; đại biểu
tham gia Quốc hội lần đầu 66,6%; đại biểu không phải đảng viên: 8,4%; đại
biểu dân tộc thiểu số 15,6%; đại biểu tôn giáo 1,2%. Trong số 15 đại biểu tự ứng
cử, 4 người trúng cử, tăng 3 so với khóa XII. Mặt
khác, hãy xem chính người Mỹ nói về nước Mỹ, một nước thực hiện chế độ đa đảng,
thực chất là thế nào?. Họ nói rằng, nước Mỹ là một nước “tự do” người dân tự do
biểu tình, chửi bới, báo chí tự do phanh phui những chuyện nhạy cảm, xuyên tạc,
bôi xấu lẫn nhau vì sự cạnh tranh của các đảng phái này, nhằm hạ uy tín của đảng
phái kia. Nhưng điều đó không phải là bản chất thực sự của dân chủ. Giáo sư trường
Đại học bang Indiana, Paul Mishler cho thấy rõ thực chất vấn đề: “Mọi đói
nghèo, thất nghiệp, thất học... đều do lỗi của hệ thống, lỗi từ chủ nghĩa tư bản
Mỹ gây ra”; “Nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng, đó là
đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ”. Bất cứ một nền dân
chủ nào, cũng đều nhằm đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị, cầm quyền.
Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản
chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào. Bản thân nền dân chủ tư sản,
dù có được tô vẽ như thế nào chăng nữa, thì nền dân chủ đó vẫn là nền dân chủ của
giai cấp tư sản, nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với
xã hội và người lao động.
Thực
tế ở nước ta cho thấy, dân chủ được thể hiện, tăng cường và có cơ chế để đảm
bảo thực hiện trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, hệ thống pháp luật, tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Về chính trị, dân chủ thể hiện ở việc
Đảng Cộng sản Việt Nam là đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và dân
tộc, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều vì dân;
công việc của Đảng được coi là công việc của toàn dân. Dân chủ thể hiện rõ nét
qua các quy định được nêu nhất quán trong các bản hiến pháp: “Nhà nước CHXHCN
Việt Nam
là nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Quyền lực nhà nước thuộc về toàn dân, chứ
không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào. Nhân dân thực
hiện quyền dân chủ của mình qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân
có quyền tố cáo, khiếu nại các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và được cơ
quan có thẩm quyền giải quyết. Rõ ràng, gần gũi và sống động nhất về dân chủ
trong chính trị ở thời điểm hiện nay là việc góp ý cho Văn kiện đại hội Đảng
các cấp, Văn kiện Đại hội XII của Đảng với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân
dân. Đảng tôn trọng tối đa mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, kể cả các ý kiến
phản biện mang tính xây dựng. Quyền của người dân còn được thể hiện qua các cơ
quan đại diện như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể... Mọi vấn đề thiết yếu đều được đưa ra bàn thảo trước khi quyết định.
Trên diễn đàn Quốc hội qua các kỳ họp đã diễn ra rất sôi nổi bằng các ý kiến thảo
luận của đại biểu Quốc hội. Đặc biệt từ nhiều năm nay, các phiên chất vấn của
Quốc hội đều được truyền hình trực tiếp để toàn dân theo dõi, giám sát. Rất ít
quốc gia trên thế giới, ngay cả một số nước phương Tây cũng không làm được việc
này. Nếu không là một đất nước dân chủ, tôn trọng quyền dân chủ, đất nước của
nhân dân thì không thể có những sinh hoạt dân chủ như vậy. Cụ thể hơn nữa, Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều
chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp Việt Nam
2013 có hẳn một chương về nhân quyền với những điều luật cụ thể, rõ ràng, phù
hợp với thực tiễn đời sống chính trị - xã hội Việt Nam. Về hiến định là như
vậy, còn trên thực tế, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam không còn là giấc mơ xa mà đang
hiển hiện trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, cũng còn bộc hộ một số
hạn chế như: Việc quy định và áp dụng các quy định về tiêu chuẩn đại biểu và cơ
cấu đại biểu bảo đảm sự hài hòa giữa yêu cầu về tiêu chuẩn đại biểu với yêu cầu
về cơ cấu, thành phần đại biểu. Cần ưu tiên đề cao tiêu chuẩn đại biểu trước
rồi mới tính đến yêu cầu bảo đảm cơ cấu, thành phần sau. Có như vậy, người đại
biểu mới thể hiện tốt được chức năng của mình, không phụ lòng mong đợi,
kỳ vọng của cử tri… Phấn đấu cho dân chủ, nhân quyền là quá trình liên tục.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội chính là nền tảng cơ bản tạo ra điều kiện
và khả năng khách quan cho việc thực hiện ngày một tốt hơn dân chủ và nhân
quyền. Nhận thức được rằng đất nước còn nhiều khó khăn, người dân ở nhiều nơi
còn nghèo khổ; không ít nơi vẫn còn có tình trạng bất công, vi phạm dân chủ
nghiêm trọng, Đảng và Nhà nước đang rất nỗ lực để tăng cường, phát huy dân chủ,
cố gắng làm mọi điều có thể để nhân dân được hưởng những giá trị vật chất và
tinh thần ngày càng tiến bộ hơn. Do đó trong Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV
và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp lần này đang có sự điều chỉnh tích cực để
khắc phục những hạn chế ấy
Với
những dẫn chứng cụ thể và những nhìn nhận đánh giá trên đây có thể khẳng định
chắc chắn rằng, dân chủ đã, đang và sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ trong đời
sống xã hội Việt Nam.
Sự phát huy dân chủ đã được cụ thể hóa trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng và
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và hội đồng nhân dân các cấp lần này. Do
đó, những toan tính, ý đồ xấu của một số người, trong đó có tác giả Trần Quang
Thành đang hô hào rằng “Thái độ của người
tự ứng cử: Hãy liên kết với nhau để hình thành lực lượng (hay tổ chức xã hội
dân sự) mang tên "Ứng cử vì dân chủ", cùng ra một tuyên bố ứng cử
chung. Điều này không khó, vì chỉ cần khẳng định trước quốc dân những gì mà xưa
nay đảng CS độc tài đã chối bỏ, chà đạp hay hạn chế cách nghiệt ngã. Người ta
đã thấy trên mạng một trang Facebook có tên “Vận động Ứng
cử Đại biểu Quốc hội 2016”” nhất định sẽ bị hiện thực cuộc sống
vượt qua và đủ cơ sở để bác bỏ những giọng điệu sai trái ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét