@Hà Hựu
Điểm đồng tình là trong bài
viết tác giả Nguyễn Văn Do cũng muốn thể hiện tinh thần yêu nước, đề cao cảnh
giác với các âm mưu thủ đoạn của thế lực bên ngoài gặm nhấm biển đảo, bờ cõi nước
ta, lo lắng lãnh đạo Đảng và Nhà nước chèo lái sao để bảo vệ chủ quyền quốc gia,
bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, bài viết của
Nguyễn Văn Do có nhiều điểm mà người đọc không thể đồng tình. Trước hết, Nguyễn
Văn Do lo chiến tranh đến nơi, mất nước đến nơi rồi. Chịu khó suy nghĩ lắng sâu
một chút thì sẽ nhận ra rằng kiểu tư duy ấy là đánh giá quá cao thế lực xâm
lược, đánh giá quá thấp nhân dân ta. Tính toán tương quan lực lượng để bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhân dân ta, dân tộc ta đã từng có kinh
nghiệm, có truyền thống lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, lấy nhân nghĩa thắng
hung tàn, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa, đặc biệt ngày nay có yếu tố thời đại đứng về phía chúng ta, đông
đảo các nước và nhân loại tiến bộ ủng hộ chúng ta. Kẻ xâm lược xảo quyệt, ngang
ngược, song còn phải kể đến mưu kế và đối sách của ta. Kế sách hàng đầu của chúng
ta là giữ gìn hòa bình, là giữ gìn ổn định, mà hòa bình ổn định không chỉ cần
với nước ta mà khách quan cũng cần cho cả thế lực bên ngoài, hơn nữa là xu thế
của cả cộng đồng quốc tế. Dù sao thì luật pháp quốc tế vẫn là một vũ khí đấu
tranh quan trọng, vẫn luôn luôn đồng hành với công bằng
và chính nghĩa.
Trong bài viết, Nguyễn Văn Do
đã coi con đường duy nhất để tránh họa mất nước là liên minh quân sự với Mỹ,
Nhật. Đành rằng chúng ta trân trọng và quý trọng thái độ khách quan, đúng đắn
của Mỹ, Nhật cũng như cộng đồng quốc tế đối với vấn đề Biển Đông, đối với chủ
quyền biển đảo của nước ta, song đặt ra vấn đề liên minh quân sự với nước này
để chống nước kia lúc này là không phù hợp với đường lối đối ngoại, hội nhập quốc
tế của nước ta. đường lối và chính sách đối ngoại hiện nay của nước ta là đa
phương hóa, đa dạng hóa. chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững chủ
quyền quốc gia về biển đảo bằng phương pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc
tế.
Còn như "dạy" Đảng
Cộng sản Việt Nam phải vì dân tộc, vì Tổ quốc, phải từ bỏ CNXH, thì thật nực
cười, đó là một quan điểm đứng trên mây trên gió, quá xa lạ với thực tiễn và lý
luận. Nguyễn Văn Do cố tình quên rằng ĐCSVN ra đời là đáp ứng nhu cầu giải
phóng dân tộc đúng đắn và chính ĐCSVN chỉ ra đường lối trước làm cách mạng tư
sản dân quyền (tức cách mạng dân tộc dân chủ) sau làm cách mạng vô sản (tức cách
mạng XHCN). Không phải ai khác mà chính là ĐCSVN đã tổ chức và lãnh đạo cuộc cách
mạng tháng 8 năm 1945, thực hiện độc lập dân tộc. Chính ĐCSVN tổ chức và lãnh
đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập của nước nhà.
Chính ĐCSVN tổ chức và lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, giải phóng miền Nam, thực hiện trọn vẹn độc lập, thống nhất nước nhà.
Trong cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ người cộng sản luôn luôn đi đầu,chịu
đựng hy sinh cùng nhân dân, cùng dân tộc. Tất cả những giai đoạn lịch sử hiện đại đó của nước nhà há chẳng phải ĐCSVN vì dân tộc vì Tổ
quốc hay sao? Tác giả Nguyễn Văn Do đem đối lập ĐCSVN với dân tộc với Tổ quốc,
là mưu đồ xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, là xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử hiện đại nước nhà.
ĐCSVN đã lãnh đạo công cuộc giải
phóng dân tộc, thực hiện và bảo vệ nền độc lập tự chủ thì tất yếu nước nhà tiến
lên CNXH chứ không thể là những chế độ xã hội khác. Và, con đường XHCN là thực
tiễn lịch sử, là logic phát triển của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Dĩ nhiên, chúng ta ra sức xây dựng, tìm kiếm dần dầm những hình thức, những phương
pháp sáng tỏ về chế độ XHCN vô cùng mới mẻ đó.
Khuyên Đảng mở rộng dân chủ,
từng bước đa nguyên chính trị" là thái độ mỵ dân và đầy kích động. Tác giả
Nguyễn Văn Do quên rằng chính ĐCSVN đề ra đường lối xây dựng nước Việt Nam
"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh", coi xây dựng và phát triển dân chủ vừa là mục tiêu vừa lừa động lực
xây dựng nước nhà. Thực chất công cuộc đổi mới trên lĩnh vực chính trị trên 30
năm qua ở nước ta là tăng cường sinh hoạt dân chủ trong xã hội. Hãy quan sát sinh
hoạt của Quốc hội, theo dõi các hoạt động của bảo vệ… thì không thể không nhận
ra không khí cởi mở, dân chủ trong sinh hoạt xã hội của nước ta. ĐCSVN cũng
đang đổi mới nhiều về phương thức lãnh đạo, thể hiện lãnh đạo một cách dân chủ đối
với xã hội và Nhà nước. Thực tiễn thế giới và nước ta đều chứng tỏ không phải
cứ chế độ đa đảng là dân chủ và ổn định xã hội, không phải cứ chế độ một đảng
là mất dân chủ và mất ổn định xã hội. Cần nhận thức sâu sắc rằng từ cuối năm
1988 thì tất yếu lịch sử nước ta bước vào chế độ một đảng duy nhất cầm quyền, không
có nhu cầu đa đảng. Những vi phạm dân chủ trong một bộ phận cơ quan Đảng và Nhà
nước ta hiện nay không phải là bản chất chế độ xã hội, không phải là bản chất
của chế độ nhất nguyên chính trị, tuy rằng về thực tiễn chúng ta phải nghiêm khắc
sửa chữa, chỉnh đốn.
10-8-2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét