@
Bắc Hà
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ
kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, sáng 18-5, ông Võ
Văn Thưởng (VVT) Trưởng ban Tuyên giáo TW cho biết: “Ban Tuyên giáo Trung ương
đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá
nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng
và pháp luật của Nhà nước”[1].
Ông còn nói: “Đây là vấn đề rất quan
trọng. Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển
của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ
xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành
chân lý…”[2].
Ngay sau ý kiến của ông VVT được các
phương tiện thông tin đại chúng đưa, nhiều hãng thông tấn, báo chí lớn, trong
đó có BBC, RFA, VOA,…đặc biệt trên các mạng “ngoài luồng”, các nhà “ khoa học”,
các “chiến sỹ đấu tranh cho dân chủ”, “nhân quyền” trong vài ngoài nước đã
comment, ầm ĩ :
-Đảng cộng sản Việt Nam đã thay đổi
quan điểm ( không đàn áp mà đối thoại với những người có quan điểm khác biệt về
quan điểm!
-Ông VVT “ Nói thiệt hay nói dỡn
vậy?
- “Đối thoại với Ai? Về những gì?”…
Vậy các nhà “khoa học”, các chiến sỹ
“dân chủ nhân quyền” mạng suy nghĩ về chuyện “Đối thoại” mà ông VVT nêu ra như
thế nào? Liệu đây có phải là cơ hội để các vị ấy được công khai truyền bá quan
điểm chống chế độ xã hội, chống Đảng cộng sản và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hay không?
Xem xét một số coment của những mấy
“ nhà khoa học”, nhà “ báo”, “ nhà dân chủ”, “ nhân quyền” tự phong, người đọc không khỏi thất vọng về tư duy và “tâm
huyết” của các vị ấy.
1.Không phủ nhận rằng trong những ý
kiến mà người viết bài này đã đọc có những suy nghĩ chân thành, chẳng hạn có
người cho rằng, phát biểu của ông Thưởng là một “thông điệp tốt” và có phần
“gây bất ngờ” đối với nhiều người. … “Ý
kiến của ông VVT “không phải là một sự đột phá mà là bước đi tiếp theo từ một
điều trong nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 của đảng cộng sản [3]hồi tháng 10 năm ngoái”. Có lẽ tác giả (nói trên) đã nhớ đến
phân tích nguyên nhân chủ quan ( của những hạn chế ) ghi trong nghị quyết TW4.
Đó là: “Công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận chưa có chiều sâu, không theo kịp tình hình thực tế… Việc
nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp thích ứng với nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời…”. Có người cho rằng, ý kiến của ông VVT thể hiện
thái độ “ thật sự cầu thị, lắng nghe ý kiến người dân” (của một cán bộ cấp cao
của Đảng cộng sản Việt Nam)
là “một dấu hiệu tốt”.
Đáng tiếc trong hầu hết các bài post
lên các trang mạng, bên cạnh những suy nghĩ chân thành người ta còn thấy những
cách hiểu sai lệch và ý đồ chính trị thâm độc, lợi dụng ý kiến của ông VVT:
-Có người như một đệ
tử của tuyết âm mưu cho rằng, “ đây có thể là một chiêu: dụ rắn ra khỏi
hang” như của Trung Quốc thời giữa những năm 1950 để đàn áp trí thức. Một
số khác cho rằng tuyên bố của ông Thưởng là một “trò đối phó”. Đây chỉ là “con
bài” đối thoại với các lực lượng chính trị đối lập có thể chỉ được sử dụng như một thứ hàng trang trí, hoặc như một nơi trú ẩn khi còn đường lùi cho cuộc
gặp ngày mai ( Ngày diễn ra đôi thoại nhân quyền Việt Nam- Hoa Kỳ,
23/5/2017).
-Có người thì “dũng
cảm”, không sợ An ninh, cho rằng “đây là thủ đoạn lươn lẹo vốn đã thành bản
tính của các nhà chỉ đạo chính sách của Đảng cộng sản?” Rồi họ phân tích- đây
chỉ là “tung tin để đánh làm mất hướng
phong trào đấu tranh của quần chúng”, đặc biệt là quần chúng công giáo khu
vực miền Trung đang có biểu hiện bất tuân dân sự, vô hiệu hoá quyền lực của
chính quyền, và có xu hướng tiến tới giành quyền? Từ kinh nghiệm đối thoại với
Đồng Tâm, nhà cầm quyền bắn tin đối thoại với những thành phần đứng sau phong
trào?…
Về “Chiến lược”- “Lộ
trình” đối thoại mấy “nhà khoa học”, chiến sỹ “ đấu tranh cho dân chủ”, “nhân
quyền” bảo nhau- Cần nêu một số vấn đề
trước, mục tiêu cuối cùng để sau. Tất nhiên mục tiêu cuối cùng để sau là nhằm
che đậy âm mưu ý đồ chính trị thâm độc,
xóa bỏ chế độ xã hội hiện hữu của họ. Theo họ những nội dung “đối thoại trước”
( không liên quan gì đến đa nguyên, đa đảng?) :
Thứ nhất phải giải quyết cơ bản ( thả hết),
nhanh chóng vấn đề tù nhân lương tâm…Thứ hai, hủy bỏ Thứ hai, tất cả những thủ
đoạn của an ninh lâu nay đối với anh em trí thức;…cuối cùng mới đến chuyện thể chế chính trị, tiến đến có thể là tôn
trọng đa nguyên chính trị… bãi bỏ Điều 4
trong Hiến pháp quy định đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước
và xã hội.”
Thiết nghĩ các “nhà
khoa học”, người “đấu tranh cho dân chủ”, “nhân quyền Việt Nam” đã cố ý hiểu sai hoặc đang “lái” ý kiến của
ông VVT sang quan điểm của mình, thậm chí người ta đã không quên xem đây là
một dịp để tuyên truyền cho quan điểm của mình.
Khái niệm đối thoại,
về mặt ngôn ngữ có vẻ là một khái niệm mới, song về bản chất không khác khái
niệm thảo luận, trao đổi thẳng thắn, trong sinh hoạt Đảng và các tổ chức chính
trị xã hội. Khái niệm đối thoại thống nhất với khái niệm “quyền tự do ngôn
luận, báo chí”. Các Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt là Hiến pháp 2013 đã
quy định về: “ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội
họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy
định.”(Điều 25, Chương II).
Luật báo chí 2016 cũng quy định: “Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân: 1. Phát
biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; 2. Tham gia ý kiến xây dựng và
thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các
tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các
tổ chức, cá nhân khác” (Điều 11). Những quy định tại Điều 11. Chương II nói
trên về bản chất cũng là “ đối thoại”, thậm chí còn hơn thế nữa, người dân có
quyền “khiếu nại, tố cáo” nếu có sự vị phạm quyền hợp pháp của mình.
Xin lưu ý các “ nhà khoa học”…rằng trong ý
kiến của ông VVT, còn có câu: “Cần có quy
định rõ ràng” để từng cấp từng ngành ... xác định rõ trách nhiệm của mình
và phương pháp trong trao đổi, đối thoại.” Thiết nghĩ những quy định mà Ban TW
đưa ra không thế đứng trên Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cương lĩnh cuả Đảng cộng sản Việt Nam. Nói cách
khác các cuộc đối thoại nhằm phát huy dân chủ XHCN- nền dân chủ dựa trên nguyên
tắc- xác định mục tiêu và con đường cách mạng là xã hội XHCN, dựa trên hệ tư
tưởng của Đảng và xã hội ta. Đó là Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và
vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là tiền đề cho các cuộc
đối thoại. Nói cách khác các cuộc đối thoại không thể vượt quan “làn ranh đỏ”
chính trị nói trên, vì đấy chính là lợi ích của Quốc gia, Dân tộc. Chủ đề các
cuộc đối thoại cũng thể bác bỏ các giá
trị của Dân tộc, trong đó có Thân thế, Sự nghiệp, Tư tưởng, Đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chí Minh; Thành quả vĩ đại các cuộc kháng chiến anh hùng bảo vệ Độc
lập, Tự do của Tổ quốc.
Và vì vậy, những kẻ đã có
“thành tích” chống cộng ở trong và ngoài nước, những kẻ đã công khai móc nối
với các lực lượng chống chế độ xã hội, Đảng cộng sản, Nhà nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam, những chủ nhân tài khoản các mạng “ngoài luồng”, các Website,
Facebook chống Đảng, Nhà nước Việt Nam…đừng mơ sẽ có cơ hội để tiếp tục phát
tán quan điểm thù địch của mình, thậm chí cả sự “sám hối” của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét