Nhiều ngày qua sau khi dự luật đặc
khu được đưa ra bàn thảo trên nghị trường Quốc hội, trên các phương tiện truyền
thông đã đưa tin về những vụ việc người dân một số địa phương tụ tập, quá khích
gây mất trật an ninh và còn kéo vào trụ sở cơ quan chính quyền đập phá tài sản,
đốt xe công vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Một số người vi phạm đã bị
chính quyền xử lý.
Tôi cho rằng
những việc trên lẽ ra không đáng để xảy ra nếu chúng ta cần bình tĩnh, cảnh
giác, biết phân tích và nắm thông tin một cách đầy đủ, đúng đắn. Cũng chỉ đơn
giản chúng ta đều là người dân bình thường, có lòng yêu nước, luôn tôn trọng và
giữ gìn truyền thống cha ông ta để lại, kiên quyết giữ vững độc lập chủ quyền
quốc gia, mong muốn mọi người dân và con cháu chúng ta sau này được sống trong
hòa bình, ấm no, hạnh phúc. Mọi người đều hiểu rằng suốt hàng nghìn năm bị
phong kiến phương bắc đô hộ, rồi thực dân đế quốc xâm lược, nhân dân ta cơ cực
lầm than. Chỉ khi có Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nhân dân ta mới có được cuộc sống như ngày
hôm nay. Điều đó cũng cho thấy tình cảm của mỗi chúng ta khi nghe những thông
tin liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến vận mệnh của đất nước thì đều thể
hiện sự quan tâm đặc biệt. Âu cũng là lẽ đương nhiên vì cả dân tộc Việt Nam chứ
không chỉ riêng ai đều nhận thức rõ giá trị của độc lập, tự chủ, không cho phép
bất kỳ ai xâm hại đến lợi ích quốc gia. Qua bao cuộc chiến tranh, chúng ta đã
đổ biết bao xương máu, hàng triệu người đã hy sinh để giành lại đất nước, mang
lại hòa bình, hiện nay vẫn còn hàng triệu người mang trên mình những nỗi đau di
chứng của chiến tranh, chưa nguôi ngoai đau thương, mất mát. Vì vậy thật dễ
hiểu vì sao người Việt ta giàu tình cảm, và cũng dễ đồng cảm trước những gì
liên quan đến lợi ích của dân tộc.
Vấn đề ở trên, đã được những phần
tử, thế lực chống phá hay nhằm vào để lợi dụng tình cảm của người dân nhằm kích
động, lôi kéo, nhất là khi xuất hiện những vấn đề mới, chủ trương lớn để phát
triển đất nước. Nhiều năm rồi, Đảng và nhà nước, quốc hội đưa ra nhiều quyết
sách, giúp cho kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày một
nâng cao, vị thế của đất nước ngày càng nâng cao, chúng ta làm bạn và hợp tác
với nhiều nước. Quốc tế đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn và tiềm năng đang
được phát huy trong đó có việc ổn định chính trị, an ninh, an toàn xã hội được
giữ vững. Vì vậy chúng ta mạnh dạn kêu gọi đầu tư để phát triển, theo đó cũng
cần môi trường đầu tư và các cơ chế chính sách phù hợp thì mới hiệu quả. Trong
suốt những năm qua nhiều mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất của
Việt Nam đã hình thành và thử nghiệm, nhưng chưa có mô hình nào thực sự điển
hình, có nơi đã không thành công, vì thế Đảng và nhà nước, Quốc hội mới đưa ra
dự luật đặc khu để thí điểm, trong đó có cả thể chế của đặc khu để thực nghiệm
và nếu thấy hiệu quả sẽ nhân rộng. Đây là giải pháp đột phá trong quá trình
phát triển đất nước. Trên thực tế thì chủ trương này đã được nghiên cứu từ
nhiều năm nay và được học tập từ nhiều mô hình đặc khu trong khu vực cũng như
trên thế giới, song khi đưa ra bàn luận trên nghị trường Quốc hội vẫn còn có
nhiều ý kiến chưa thống nhất, trong đó có vấn đề liên quan đến việc cho
thuê đất 99 năm, rồi việc cho quốc gia
nào thuê,… Dư luận xã hội cũng có nhiều, cả ý kiến đồng tình và không đòng
tình, nhiều ý kiến hiểu chưa đúng, chưa đủ… nên cho rằng dự luật chủ yếu ưu
tiên cho nước láng giềng Trung Quốc thuê đất, rồi lỡ bị mất đất,… Và từ đó
nhiều người bị kích động, lôi kéo và phản đối chủ trương của này, không những
thế một số người bị lợi dụng, mua chuộc xuống đường biểu tình gây rối, làm mất
đi hình ảnh đẹp của đất nước trong con mắt người nước ngoài và nhà đầu tư.
Trong khi dự
thảo đã được Quốc hội quyết định lùi thời gian vào kỳ họp sau để lấy ý kiến của
nhân dân và nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp thì vẫn còn xảy ra nhiều thông
tin trái chiều. Đơn cử như tác giả Phạm Chí Dũng có bài viết trên trang Chân Trời
Mới ngày 13/6/2018 đã nói: ““Suy giảm
niềm tin” vẫn còn là cách mô tả quá tô hồng. Trong thực tế, dân đã mất sạch
niềm tin vào chế độ trong rất nhiều vụ việc mà chính quyền chỉ hứa hẹn nhưng
không hề làm, hoặc thậm chí làm ngược lạị’…” Vụ Dự Luật Đặc khu cũng tương tự.
Bất chấp đề nghị của Chính phủ về hoãn dự luật này, rất nhiều người dân đã
không tin, không còn tin một chút nào, và họ vẫn giữ ý định xuống đường để hy
vọng bằng những bước chân rầm rập và cánh tay giương cao biểu ngữ phản đối,
‘luật bán nước’ sẽ bị hủy bỏ và do vậy nước sẽ không bị bán”.
Đúng là luận điệu xuyên tạc, bịa đặt
quá trắng trợn và nguy hiểm nếu chúng ta thiếu cảnh giác. Tôi không hiểu tác
giả phân tích thế nào, viện dẫn từ đâu song chẳng có cơ sở nào mà khẳng định điều
đó cả. Bởi vì thực tế đã có một số người đem tiền mua chuộc một số người dân,
do thiếu thông tin nên đã nghe theo và xuống đường tụ tập, quá khích đập phá,
ngăn chặn xe gây tắc đường. Trong khi đó, nếu là người có trách nhiệm với cộng
đồng, với nhân dân, và nếu yêu nước thực sự thì phải có cách hành xử khác, sao
lại kích động mọi người phá phách, đáng lẽ khuyên mọi người nên đưa ra ý kiến
hay kiến nghị với các cấp chính quyên, với Đảng, nhà nước, Quốc hội để xem xét
thêm chứ hành xử như vậy mà cho rằng thể hiện tình cảm với dân với nước liệu có
chấp nhận được không?. Tôi thấy nhiều người sau khi nhận tiền rồi đi tụ tập
biểu tình phá rối thì sau đó đều thấy có lỗi, ân hận vì đã thiếu suy nghĩ vì đã
làm một việc không đúng; mấy cậu thanh niên hùa theo đập phá đã biết mình bị
kích động lôi kéo nên trót lỡ vi phạm. Điều đó khẳng định là dân ta đâu có mất
lòng tin, đâu phải tự người dân phản đối chủ trương của Đảng, của nhà nước, mà
đây chính là âm mưu chống phá, là do những kẻ bất mãn, được các thế lực thù
địch mua chuộc để kích động gây rối trât tự an ninh và với những thủ đoạn tinh
vi, lợi dụng lòng tin của dân, lòng yêu nước của đồng bào để gây mâu thuẫn,
chia rẽ, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, việc làm và hình ảnh của đất nước. Nếu
chúng ta lơ là mất cảnh giác thì rất dễ bị rơi vào âm mưu của họ, khi thiếu sự
ổn định thì liệu các nước, các tập đoàn lớn có vào đầu tư làm ăn với ta nữa, và
nếu thế sẽ rất khó cho phát triển kinh tế.
Đất nước ta cùng các nước trên thế giới đang
bước vào thời kỳ mới, hội nhập quốc tế, chúng ta cần tranh thủ thời cơ, vượt
qua thách thức để đột phá, xây dựng đất nước, mạnh về kinh kế, vững về quốc
phòng an ninh, toàn dân chung sức, đồng lòng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trước
mắt đất nước chúng ta còn nhiều khó khăn, nhiều thế lực luôn tìm cách chống phá,
không muốn đất nước ta yên bình, song với truyền thống yêu nước của dân tộc, chúng
ta hết sức cảnh giác với những thông tin và luận điệu xuyên tạc, hãy tin tưởng
vào đường lối của Đảng, nhà nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước,
“lòng tin” sẽ giúp chúng ta chiến thắng mọi sự cám dỗ và xúi bẩy, tương lai của
Tổ quốc nằm trong tay ở mỗi chúng ta, hãy tĩnh táo và cân nhắc mọi điều trước
khi hành động.
Hoàng Trung Dũng
Khánh Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét