Phải
thừa nhận là tác giả Âu Dương Thệ đã dày công, chịu
khó thu thập tư
liệu, cập nhật thông tin về tình hình chính trị, xã hội, kèm
theo dẫn chứng với hy vọng
làm cho bài viết của mình thêm sinh động và thuyết
phục. Với bài viết dài, có cấu trúc nhiều tiểu mục giống như một công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành (đặt vấn đề, nội dung trọng tâm và kết luận),
không chỉ cho thấy sự công phu của tác giả mà còn chứng tỏ là một người có trình độ học
vấn nhất định, có kỹ năng viết lách và có tư duy tương đối sắc sảo.
Nếu đem so sánh, e rằng khập khiểng vì tôi chỉ nhận mình là bậc trò của ÂDT.
Ở đây, tôi không dám thi
thố, cũng không dám bàn về tài
năng viết lách hay tranh luận về trình độ tri thức mà chỉ xin phép
đàm đạo, trao đổi đôi
điều băn khoăn của tôi về bài viết của ông. Nếu trong ý tứ,
diễn đạt của tôi còn vấn
đề gì chưa chưa
hoàn toàn khách quan, sáng rõ, hoặc
còn nhầm lẫn, chủ quan về nhận thức thì cũng rất mong bạn đọc
bỏ qua.
Trước hết, xin trao đổi với tác giả ÂDT về tiêu
đề bài viết: “Thói kiêu căng và độc tài của Nguyễn Phú Trọng đang đưa
VN càng lệ thuộc Bắc kinh và đẩy đảng CS phân hóa, tan rã nhanh hơn”. Ngay tiêu đề như vậy đã dễ làm cho bạn đọc hiểu nhầm về
tính tư tưởng và ý đồ không trong sáng của tác giả. Chắc chắn những người lâu nay bức
xúc với khuyết điểm của Đảng, đất nước và chế độ cộng sản sẽ cho rằng, tác giả bài viết đã nhìn nhận vấn
đề không có tính xây
dựng, hoặc tư thù cá nhân, hoặc cố tình nói theo một ý đồ
của ai đó. Bởi lẽ,
nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, những người có chính kiến bảo vệ chính
nghĩa, thực sự đau lòng, bức xúc với nạn tham nhũng, lãng phí, sự suy
thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên thời
gian qua thì đang rất phấn khởi, trân
trọng, đánh giá cao việc làm
thiết thực của ông Nguyễn Phú Trọng thời gian gần đây. Những quyết sách của ông Trọng
về chỉnh đốn Đảng, xây dựng đất nước, nhất là việc xử lý cán bộ tham nhũng,
tiêu cực đang cho chúng ta thấy rõ hiệu
quả, được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ. Trong
khi đó, tác giả Âu Dương Thệ
lại gọi đó là “Thói kiêu căng và độc tài”, hỏi rằng có khách quan
không?
Thứ hai, tôi
nghĩ, nếu tác giả Âu Dương Thệ thực sự có tính xây dựng, bảo vệ chính
nghĩa, phê phán thói hư tật xấu với mục đích làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn thì không nên
viết về ông Nguyễn Phú Trọng với lời lẽ thiếu khiêm nhã như trong bài viết của mình. Càng không nên đánh giá về “Tính khí, tư duy, động lực tâm lý và năng
lực lãnh đạo
của Nguyễn Phú Trọng”, mà nên nhìn nhận
khách quan để chỉ ra việc chưa làm được của ông Nguyễn Phú Trọng, nhất là trong lãnh đạo, điều hành đất nước với tư cách là người lãnh
đạo cao nhất của Đảng Cộng sản.
Tác giả cũng nên thận trọng khi đặt bút viết ra những
câu từ mà theo tôi là không xứng tầm với sự hiểu biết, năng lực vốn có của tác giả, dễ làm cho bạn đọc hiểu nhầm tác giả là người
cố ý
xuyên tạc, bôi nhọ, áp đặt theo
động
không trong sáng. VÍ dụ như tác giả đã viết:
“về mặt
tư duy và tâm lý Nguyễn Phú Trọng không chỉ giáo điều bảo thủ, mà còn giữ tâm lý như trẻ con”, “Niềm tin như con nít này
trong Nguyễn Phú Trọng là như thế!”… Tôi nghĩ, người có học,
có văn hóa thì khi nhận xét về ai đó, càng không thể dùng từ
ngữ thô thiển như vậy!
Ba là, hình như tác giả đang nhầm lẫn, hiểu chưa đúng về việc
làm của ông Nguyễn Phú Trọng thời gian gần đây, dẫn đến có ý bênh vực và cổ súy cho hành động chống phá hơn là hành động xây dựng. Vì thế tác giả mới viết về ông Trọng là người “kiêu căng độc tài đến thế vẫn chưa thỏa mãn!”; “Chẳng những đàn áp đảng
viên tiến bộ, bao nhiêu năm qua ông Trọng đã ra lệnh theo dõi, bắt giam hàng ngàn người dân chủ và đấu tranh cho nhân
quyền, chống tham nhũng và tố cáo chính sách đế quốc bành trướng của Bắc kinh”, “ông Trọng đã nhẫn tâm ra
những bản án rất hà khắc nhiều năm tù cả với phụ nữ còn con thơ và nhiều thanh niên, chuyên viên và
trí thức chỉ vì họ dám can đảm đứng lên tố cáo các chính sách sai lầm của ông!”. Theo tôi, nhìn nhận vấn đề như thế là không khách quan,
không phân biệt đâu là việc làm chân chính để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân với hành động phản loạn, làm xáo trộn xã hội chỉ vì ai đó mua chuộc, xúi dục.
Bốn là, việc chống
tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đang làm nức lòng nhân dân, được các tầng nhân dân ủng
hộ, đánh giá cao. chứ không phải như tác giả nhận định có tính chê bai, phủ nhận ý nghĩa của việc làm hợp lòng dân.
Những quyết sách thời gian qua của ông Trọng đã tạo nên “Xu thế cả xã hội chống tham nhũng”. Bằng
những kết quả thực tế có tính thuyết phục, dư luận hoàn toàn tin tưởng, dưới sự
lãnh đạo của
ông Trọng, không
một thủ đoạn xấu xa nào có thể ngăn cản hay che đậy được việc phơi bầy các hành
vi tham nhũng, tiêu cực ra ánh sáng.
Bởi vậy, tác giả cứ để ý mà xem, các bài
viết về chủ trương chống tham nhũng, xét xử các vụ án tiêu cực của ông Trọng thời
gian gần đây đều nhận được bình luận rất thiện chí của bạn đọc ở Việt Nam và nước
ngoài như ở Pháp, Canada, Úc, Mỹ rằng: hoan nghênh và cảm ơn Bác Trọng đã dũng cảm, kiên quyết chống
tham nhũng; rất vui mững Đảng Cộng sản có bác Trọng dám
nghĩ dám làm để vực lại tình hình tốt cho đất nước Việt Nam; rất came ơn Bác Trọng về việc
làm có ý nghĩa sống
còn của Đảng và chế độ, kính chúc bác có sức khỏe để tiếp tục
giúp ích cho dân cho nước; không phải tổng bí thư nào cũng có tinh thần kiên quyết,
dám nghĩ dám làm như bác Trọng, rất cảm ơn bác… Đại đa số
đánh giá như vậy, trong khi đó ÂDT lại nhận định với lời lẽ
hơi cực đoan, có tính chỉ trích cá nhân, cho
rằng ông Trọng là “Thủ phạm ra lệnh bắt giam tòng phạm!”,
“Tính khí ngạo mạn và tham nhũng quyền lực cho cá nhân của Nguyễn Phú Trọng đã vượt qua những người tiền nhiệm”; “Ông Trọng tin mình đang trở thành thánh nên coi thiên hạ chẳng ra
quái gì cả”; “tính khí độc tài và tự kiêu cùng
cực của ông Trọng, bất chấp luật pháp, thông lệ ngoại
giao quốc tế và danh dự dân tộc!”; “Ông cũng không phải là người chống tham nhũng thực sự, vì chính ông cổ xúy và bảo vệ cho các ổ tham nhũng, đó là chế độ
toàn trị”.
Năm là, về vấn đề quan hệ với
Trung Quốc, theo tôi thì tác giả đánh giá chưa khách quan, thiếu tính
lịch sử. Thực
tế mà nói, quan hệ với Trung Quốc là vấn đề rất lớn, lâu dài, có tính lịch sử và không thể từ bỏ láng giềng. Cho nên,
khi làm việc gì đó với Trung Quốc, cần thận trọng, tìm
giải pháp hài hòa để tránh xung đột bạo lực. Tôi chia sẻ cảm xúc của
tác giả cũng giống như nhiều người dân Việt Nam rất nôn nóng, thậm chí tức tối
khi thấy phía Trung Quốc có những hành động ngang ngược ở Biển
Đông thời gian qua. Nhưng, cứ nghĩ lại mà xem, mình là nước bé, yếu hơn họ nhiều mặt, nên không thể vỗ ngực, tung hô
và dùng bạo lực với họ được. Nếu để xẩy ra chiến tranh, chưa biết được cái gì nhưng ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân ta, kinh tế đất nước sa sút… Bởi vậy,
tôi tin chắc rằng, là người đứng đầu Đảng, ông Trọng cũng rất đau đầu nghĩ kế đối phó với Trung
Quốc để làm sao có lợi nhất với dân với nước ta,
tránh được chiến tranh. Chứ không phải như tác giả viết: “Nguyễn Phú Trọng lại cúi
đầu trước Bắc Kinh và nịnh bợ Tập Cận Bình”; “Nguyễn
Phú Trọng biết rất rõ tham vọng của Bắc Kinh, nhưng do tâm lý tự ti mặc cảm và muốn giữ quyền cho cá nhân, nên từ lâu đã chọn vai trò như một chư hầu, coi các người cầm đầu ĐCS Trung quốc như là thiên tử”.
Thiết nghĩ, phản biện xã hội là việc rất cần thiết, tự
phê bình và phê bình lẫn nhau để cùng tiến bộ càng cần thiết. Nhưng, nó phải khách
quan, có tính xây dựng, phản ánh đúng bản chất, không nên áp đặt chủ quan, thậm
chí lồng lợi ích cá nhân của mình để chỉ trích người khác.
Đỗ
Hà Bình
Rất đồng tình với tác giả bài viết này. Hình như Âu Dương Thệ đang có mục đích nào khác chứ không phải phê phán mang tính xây dựng. Âu Dương Thệ chỉ có nhăm nhăm nói xấu, bẻ cong, dùng bàn phím để làm thay đổi những việc làm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả bài viết đã có những phân tích rất rõ ràng, chi tiết những tình tiết có vấn đề về bài viết về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Âu Dương Thệ. Thế mới nói, trong cái xã hội thông tin tràn lan, rộng lớn trên mạng xã hội, nếu không tỉnh táo rất có thể sẽ bị "tẩy não" bởi những bài viết của Âu Dương Thệ, rất cần những người phản biện lại Âu Dương Thệ như tác giả, để ta hiểu rõ được tình hình sự thật. Phê bình và tự phê bình là cần thiết để tiến bộ nhưng phải đúng bản chất, mang tính xây dựng chứ không phải áp đặt chủ quan, nói xấu người khác, bôi xấu chế độ.
Trả lờiXóa