Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

KHÔNG NGĂN ĐƯỢC VIỆC NGA JTIẾN HÀNH KHÔNG KÍCH TẠI SYRIA, MỸ RA SỨC "KHẨU CHIẾN" ĐE DỌA NGA VỀ MỘT THẢM HỌA TẠI SYRIA


Tác giả: Chiềng Chạ
Ngay trước khi người Nga tiến hành không kích IS tại Syria sẽ không ai có thể tin rằng cùng với những cuộc chiến đấu thực địa trên lãnh thổ của Syria, đối thủ là IS thì Nga còn có thêm một cuộc chiến khác và tất nhiên họ cũng có thêm một đối thủ mới. Người viết đang nói đến cuộc "khẩu chiến" giữa một bên là các nhà lãnh đạo Nga, gồm Tổng thống Putin, ông Ngoại trưởng và bên kia là Tổng thống Mỹ Obama và quan chức của nước này.
Đã có những tín hiệu có thể nói là tương đối rõ rệt báo hiệu một thời khắc mới ảm đảm trong quan hệ giữa hai cường quốc này khi hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ xuất hiện tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc. Sự lạnh nhạt trong ánh nhìn, cử chỉ và những thái độ thiếu thân thiện trong các hoạt động chung, việc hai nhà lãnh đạo không có động thái gặp nhau bên lề các hội nghị như thường thấy đã thể hiện sự bất hoà, thậm chí là mâu thuẫn trầm trọng không thể dung hoà giữa hai nước.
Và đương nhiên nguyên nhân khiến mối quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục vào "mùa băng giá" không phải xuất phát từ vấn đề Ukraine, cho dù đến thời điểm hiện trong các Hội nghị có tính chất quốc tế Mỹ đã không từ bỏ bất cứ một cơ hội nào để thúc ép quốc tế lên án và yêu cầu Nga trả lại khu vực Crime cho Ukraine như trước khi nước này diễn ra cuộc nội chiến được cho là không nên xảy ra (bởi nó đã lấy của đất nước này quá nhiều thứ: Độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và sự ổn định mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng mơ ước; nền bóng đá từng được xếp hạng và nhiều năm tham gia Worlcup này cũng đã trở nên tắt lịm sau những biến cố chính trị vừa qua); đồng thời, Mỹ cũng không quên đổ trách nhiệm và cáo buộc Nga nhúng tay vào cuộc nội chiến và đẩy cuộc nội chiến này đi xa hơn cái quỹ đạo mà Chính phủ Ukraine hiện tại có thể kiểm soát được nhưng tiếc rằng tất cả chỉ diễn ra trên lời nói và với những khó khăn, với những ưu tiên có tính cấp bách hơn thì đã gần nửa năm nay, Ukraine vốn dĩ đã không còn là mối quan tâm quá lớn đối với họ. Một bằng chứng rất dễ nhận thấy là thay vì đưa ra những lời hứa hẹn và sẵn sàng đáp ứng những tiếng kêu cứu từ Ukraine thì hiện tại họ đã chọn giải pháp im lặng, ít đưa ra bình luận về vấn đề Ukraine hơn. Vả lại, riêng với vấn đề Ukraine dường như nước Mỹ đang phó mặc cho đồng minh của họ tại Châu Âu - Eu, một cách trốn tránh trách nhiệm sau những kịch bản do chính người Mỹ dàn dựng và thực hiện tại nước này.
Vấn đề hiện tại chỉ là Syria. Trên thực tế, Syria là một khu vực lãnh thổ thuộc khu vực Trung Đông chưa bao giờ người Mỹ có thể kiểm soát được mặc dù rất nhiều quốc gia xung quanh họ đã làm được điều họ muốn. Sự có mặt của người Nga kể từ sau thế chiến thứ 2 trở thành một lực cản thách thức và ảnh hưởng không nhỏ tới lộ trình thu phục Syria của người Mỹ. Tuy nhiên, dù không có quyền kiểm soát thực tế tại quốc gia Trung Đông, nơi sào huyệt của tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS này nhưng dường như người Mỹ đã quên mất điều đó. Đấy cũng là lí do họ đã không ngần ngại chỉ trích Nga khi nước này cung cấp, hỗ trợ vũ khí cho Chính phủ của Tổng thống Assad; gần đây nhất Mỹ cũng đã chủ động đặt vấn đề đề nghị Nga tham gia một phần trong liên minh do Mỹ đứng đầu để tấn công lại sào huyệt của IS, vậy nhưng trái lại với suy nghĩ của Mỹ, Nga đã thẳng thừng từ chối và đây có thể xem là cái cớ trực tiếp xảy ra cuộc "khẩu chiến" đi liền với việc Nga bắt đầu triển khai quân để tiến hành không kích các căn cứ của IS trên đất Syria.
Người Nga đã để ngoài tai những phát biểu của người Mỹ liên quan vấn đề Syria để tiếp tục một cuộc chiến mà họ được Chính phủ Syria mời tham dự. Tuy vậy, phải công nhận rằng trong cuộc chiến không tiếng súng này người Mỹ tỏ ra có sức mạnh không kém những cuộc chiến bằng bom đạn trước đó. Họ đã nhìn thấy một thứ nguy cơ đến với nước Nga trong lần tham chiến tại Syria này, theo đó người Mỹ vẫn rêu rao với thế giới rằng sở dĩ họ cần ông Assad ra đi trước khi tiến hành không kích và tấn công toàn diện lên IS là bởi ở Syria vẫn còn một bộ phận người nữa mà họ vừa không ủng hộ Chính phủ song họ cũng không liên quan gì IS. Cho nên, theo Mỹ rất có thể vì cố tình duy trì quyền lực của ông Assad và bảo vệ đến cùng Chính phủ Syria hiện tại thì Nga sẽ không ngần ngại tấn công luôn cả phe đối lập ôn hoà tại Syria. Và đúng như một thứ quy luật vốn tồn tại hữu hằng tại các quốc gia Trung Đông - việc thất bại và bị bỏ rơi sẽ nhanh chóng dẫn chủ thể đó đến gần với Chủ nghĩa khủng bố. Một khi họ liên quan Nga - Syria tấn công ngay lập tức sẽ có hai khả năng xảy ra, hoặc là họ sẽ phản kháng lại (tất nhiên ở phương án này họ chiến đấu hoàn toàn độc lập); hoặc là đáng ngại hơn khi họ tiến hành liên minh với IS để tấn công lại quân Chính phủ và người Nga. Chỉ ra hai khả năng này, người Mỹ đã kết luận: "Nga đang tạo ra thảm họa ở Syria"; "chiến dịch ném bom của Nga ở Syria "chỉ tăng thêm sức mạnh cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)"
Lí giải thêm về việc cho rằng Nga sẽ tạo nên thảm hoạ tại Syria và gia tăng sự phát triển của Chủ nghĩa khủng bố, người đứng đầu Nhà Trắng đã phát biểu trong một buổi họp báo: "Theo quan điểm của Nga, tất cả đều là khủng bố. Đó là một công thức tạo ra thảm họa". Ông này cũng cảnh báo thêm: "Nga đang chống lưng cho một chế độ bị phần lớn người dân Syria phản đối". Tuy nhiên, có hai lí do để nói rằng người Nga sẽ không gặp phải những điều mà người Mỹ đã chỉ ra ở kia và đương nhiên đó cũng là lí do tại sao dù đánh giá rất cao phân tích dự báo của tổng thống Obama nhưng thế giới vẫn có niềm tin nhất vào cuộc chiến chống khủng bố mà Nga đang tiến hành tại Syria.
Thứ nhất, dù nước Nga hiện tại đang phối hợp với Quân đội Syria để tiến hành không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS song cho đến thời điểm hiện tại những gì được công bố từ Quân đội Nga thì các mục tiêu liên quan Nga - Syria hướng tới vẫn đơn thuần là các căn cứ của IS:
"Chiến dịch không kích của Nga đã xóa sổ một sở chỉ huy của IS ở Hama, trung tâm liên lạc ở Aleppo cũng như một kho đạn, xưởng chế tạo bom và hàng loạt vũ khí của nhóm khủng bố này.
Ít nhất 107 chiến binh IS đã bị tiêu diệt, trong đó có 3 chỉ huy Mặt trận Nusra, một nhánh của al-Qaeda ở Syria, theo hãng tin RIA Novosti". (Theo Soha.vn).
Ở đây chưa có gì đảm bảo rằng sẽ không có bất cứ một sai lầm nào trong thực hiện việc không kích, ví dụ như việc nhầm lẫn mục tiêu dẫn đến không kích vào phe đối lập ôn hoà chống đối Chính phủ nhưng với người Nga và cả tổng thống Assad đều hiểu rằng để xảy ra những sai lầm như thế thì đồng nghĩa họ đang tự đánh mất vai trò của mình tại một lãnh thổ mà cả Nga và chính phủ Syria đang cần có nhau; thậm chí nếu điều đó xảy ra người Mỹ sẽ ngay lập tức nhân danh sai lầm của họ để mở một cuộc tấn công kiểu truy sát. Mặt khác, việc triển khai "hoạt động quân sự đầu tiên của Nga vượt ra ngoài ranh giới của Liên Xô kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc" khiến họ phải hết sức thận trọng nếu không muốn biến mình trở thành một thứ phát xít mới dưới con mắt của người Mỹ.
Thứ hai, không phải đến bây giờ IS mới bị tấn công bởi một lực lượng mà không thuộc Chính phủ Syria. Trước đó Mỹ đã tiến hành không kích IS mà không cần đến sự đồng ý hay sự phối hợp với Chính phủ Syria. 700 cuộc không kích đã xảy ra trong thời gian 1 năm, song liên minh do Mỹ đứng đầu vẫn không thể làm cho IS có dấu hiệu yếu đi chứ đừng nói chuyện tổ chức khủng bố này bị đánh bại. Việc liên minh do Mỹ đứng đầu thất bại tại Syria ngoài việc không có được sự phối hợp của Chính phủ Syria, Quân đội Syria thì khó để tìm ra được một nguyên nhân xác đáng hơn. Vậy nên, hãy khoan nghĩ đến việc xảy ra sai lầm dẫn đến làm cho đối phương, đối thủ mạnh hơn. Mục tiêu cao nhất và thiết yếu nhất vẫn là IS, phe đối lập ôn hoà chống đối Chính phủ tại Syria sẽ tự biết mình nên làm gì bởi suy cho cùng họ có thể mâu thuẫn, không đồng tình với đường lối lãnh đạo đất nước của Chính phủ do ông tổng thống Assad đứng đầu; nhưng về cơ bản IS mới là kẻ thù của chính họ. Họ cũng sẽ chẳng dại gì lên tiếng trong bối cảnh mà Nga đang có mặt tại Syria để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.
Nói như thế để thấy rằng, có thể sau các cảnh báo của Người Mỹ, người Nga sẽ nên cảm ơn họ. Người Mỹ đã tỏ ra hết sức tỉnh táo và khôn ngoan mỗi khi họ đứng ngoài, không tham gia vào các cuộc chiến như cách họ đã từng có mặt tại Y Rắc hay Afganistan, song hãy nên hiểu rằng với việc chứng kiến quá nhiều thất bại của Mỹ trong vài thập niên gần đây thì Nga sẽ tự biết làm gì để Syria không phải là nơi mà họ sẽ phải rút quân một cách không trống cũng không chiêng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét