-------
1. "Diễn biến hoà bình" là một bộ phân
trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của các thế lực thù địch với phương
thức hành động tổng lực, phức hợp, rộng lớn chống các những xã hội chủ nghĩa và
phong trào độc lập dân tộc. Diễn biến hoà bình được tiến hành trên mọi lĩnh
chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, xã hội bằng mọi biện pháp, trong đó nổi
bật là theo cách từ bên ngoài gây ảnh
hưởng, thúc đẩy, kích thích hoạt động của các nhân tố đối lập, ngược
chiều, phản diện ở bên trong; gián tiếp làm cho chúng dần dần lấn át, vượt trội
và đè bẹp các nhân tố xã hội chủ nghĩa tại đây; cuối cùng gây nên sự chuyển hoá
dường như là "tự thân" của bản chất thể chế và toàn bộ hệ thống xã
hội. Chiến lược "diễn biến hoà bình" sử dụng biện pháp chiến lược
"phi quân sự" là chủ yếu, nhưng sẽ kết hợp bạo loạn lật đổ, can thiệp
vũ trang, kể cả xâm lược khi có điều kiện thời cơ.
Trong toàn bộ hệ thống kế hoạch "diễn biến
hoà bình", "diễn biến hoà bình" trên phương tiện thông tin đại
chúng là một bộ phần quan trọng trong cuộc chống phá ta về tư tưởng nói chung.
Có thể nói đây là vũ khí lợi hại nhất vì nó thẩm thấu từ từ, lặng lẽ, tiến tới
triệt tiêu hoàn toàn một chế độ xã hội mà hàng trăm tỷ USD đã không làm được.
Trong những năm vừa qua, từ bên ngoài lãnh thổ nước ta đã có hơn 60 đài phát
thanh truyền hình có chương trình tiếng Việt, hơn 600 tờ báo, tạp chí, bản tin
bằng tiếng Việt xuất bản ở nước ngoài, trong đó có không ít thông tin chống phá
nước ta.
Do tính chất đặc biệt nguy hại của thủ đoạn
"diễn biến hoà bình" trên các phương tiện thông tin đại chúng, chống
"diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực này là một bộ phận hợp thành quan
trọng trong toàn bộ hệ thống công tác chống""diễn biến hoà bình"
nói chung và hoạt động chống "diễn biến hoà bình" về tư tưởng nói
riêng.
2. Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống "diễn
biến hoà bình", hệ thống thông tin đại chúng của chúng ta thời gian qua đã
có những đóng góp tích cực thể hiện trên những mặt sau:
Một là, thường xuyên và kịp
thời phản bác lại những luận điệu xuyên tạc bóp méo, vu cáo của kẻ địch, kịp
thời vạch trần động cơ, ý đồ đen tối đằng sau các sự kiện. Có nhiều báo, tạp
chí mà đặc biệt là báo Nhân dân, Quân đội nhân dân đã duy trì thường xuyên mục:
Thế giới - Vấn đề, sự kiện, là các mục
thể hiện rõ tính đấu tranh của báo chí nước ta.
Hai là, cách thể hiện có sự
năng động, sáng tạo, lý luận khá sắc bén, cách viết sinh động dễ đi vào lòng
người.
Theo chức năng và nhiệm vụ của mình, các cơ quan
báo chí đều có những cách làm riêng để chống trả những luận điệu và những việc
làm sai trái. Báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài
Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Cộng sản là những cơ quan báo chí quan trọng nhất
tham gia nhiệm vụ này với nhiều bài chuyên luận sâu sắc giải quyết khá tốt về
mặt lý luận của vấn để nhiều bài bình luận đạt được độ sắc bén về cách nhìn và
lập luận.
Ba là, bước đầu thể hiện tính
chủ động, tích cực.
Tính chiến đấu của báo chí ta chống lại âm mưu,
"diễn biến hoà bình" ngày càng rõ hơn, thể hiện ở nhiều mức độ khác
nhau từ thụ động phản bác luận điểm, vạch trần âm mưu đằng sau sau các sự kiện
vừa xảy ra, đến chủ động tấn công chính ngay các khuyết tật của xã hội tư sản;
từ thụ động đối phó với từng chỉ trích từ bên ngoài đến chủ động trình bày
chính diện quan điểm của Đảng, Nhà nước
ta một cách có hệ thống trên những vấn đề lớn như tự do, dân chủ, nhân
quyền, sở hữu, kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa...
Bốn là, thực hiện tốt phương châm kết hợp
"chống" và "xây", chống quyết liệt và xây tích cực.
Đấu tranh chống "diễn biến hoà bình"
không chỉ là thụ động phản bác những luận điệu xuyên tạc, bóp méo, vu cáo bịa
đặt của địch, mà điều quan trọng là khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; là xây dựng cách nhìn, quan điểm đúng đắn
cho đông đảo quần chúng, đặc biệt là cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, bởi đây là
đối tượng quan trọng hàng đầu của âm mưu "diễn biến hoà bình".
Mặc dù đã có sự chuẩn bị nghiêm túc, có sự nhất
quán và quyết tâm cao, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc đấu
tranh chống "diễn biến hoà bình" trên các phương tiện thông tin đại
chúng, nhưng hoạt động này của chúng ta còn nhiều mặt hạn chế, còn bộc lộ những
khuyết nhược điểm. Đó là:
- Thứ nhất, để chống "diễn
biến hoà bình" có hiệu quả trên báo chí nói riêng cũng như trên mặt trận
tư tưởng - văn hoá nói chung, còn nhiều vấn đề lý luận, quan điểm cơ bản chúng
ta chưa nghiên cứu thật sâu, chưa làm sáng tỏ, nhất là những nhận thức đúng đắn
về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay, lý luận về chủ nghĩa xã hội,
về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Báo chí cũng chưa tạo ta được
một cách chắc chắn để "miễn dịch" đối với các thông tin trái chiều về
những vấn đề trên.
- Thứ hai, trong những năm qua,
mặc dù đã có sự chỉ đạo tập trung và có sự phối kết hợp giữa các lực lượng
thông tin đại chúng trong việc chống "diễn biến hoà bình", nhưng sự
tham gia của các cơ quan báo chí chưa thật mạnh mẽ, chưa đồng đều. Có những cơ
quan báo chí thuộc các ngành, đoàn thể, phát hành với số lượng lớn, song còn ít
tham gia cuộc đấu tranh này. Ngay ở những cơ quan báo chí lớn, mặc dù vẫn coi
việc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" là công
việc thường xuyên, nhưng thực tế là vẫn chưa tập trung một cách đúng mức về sức
lực và trí tuệ cho nhiệm vụ đó.
- Thứ ba, các bài báo, tác phẩm
báo chí tham gia đấu tranh vẫn thiếu chủ động, chưa thật sắc bén, tính thuyết
phục chưa cao; nhiều khi bị động, dấy lên từng đợt rồi lại lắng xuống; đôi khi
nặng về khía cạnh chính trị, thời sự trực tiếp, thiếu cơ bản và hệ thống.
- Thứ tư, trong khi sự phản bác
còn có phần chưa mạnh mẽ, thì hoạt động báo chí đôi khi lại có sơ hở. Đúng là
tệ quan liêu, tham nhũng, buôn lậu, tiêu cực xã hội còn rất nghiêm trọng, chúng
ta phải kiên quyết đấu tranh, nhưng do thiếu thận trọng, hoặc do chưa hiểu thấu
đáo vấn đề mà đã đưa ra những điều không đúng sự thật, có khi vô tình tiết lộ
bí mật, cung cấp chứng cớ để các thế lực bên ngoài chống ta.
- Thứ năm, chưa có sự đầu tư đúng
mức cho việc nghiên cứu cơ bản về cả lý luận và nghiệp vụ đối với các nhà báo
và các cán bộ quản lý báo chí; chưa có sự quan tâm, tăng cường thích đáng về
phương tiện, chính sách chế độ đối với những người trực tiếp tham gia vào công
việc này.
3. Đấu tranh chống hoạt động phá hoại tư tưởng
thông qua báo chí là một cuộc đấu tranh gay go và không kém phần ác liệt, nhưng
nếu chúng ta tổ chức tốt công tác phòng ngừa, giữ vững bên trong, đồng thời
tích cực và chủ động giáng trả mọi âm mưu, luận điệu thù địch bất cứ từ đâu đến,
thì nhất định sẽ làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình" của
chúng. Trên cơ sở nắm vững phương hướng và chủ trương của Đảng, Nhà nước ,
chúng ta cần tiến hành những giải pháp đồng bộ, cụ thể cho hoạt động của các phương
tiện thông tin đại chúng.
a) Xác định rõ những nội đung cần tập trung đấu
tranh.
Có thể nêu một số nội dung cơ bản trên một số
lĩnh vực như sau:
- Về chính trị tư tưởng:
Hệ thống thông tin đại chungs của chúng ta phải
làm rõ những vấn đề sau: Khẳng định những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác -
Lênin. Khẳng định và làm rõ chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam ; sự lựa chọn con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là đúng đắn; khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết để cách mạng Việt Nam thành
công; làm rõ cơ sở khoa học của các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về đoàn kết dân tộc, về dân chủ, về nhân
quyền, về hệ thống chính trị, Nhà nước
của dân, do dân và vì dân; làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng trong
sự nghiệp đổi mới, các nghị quyết, văn kiện của Trung ương; những thành tựu và
tồn tại cũng như bài học kinh nghiệm của 30 năm đổi mới vừa qua...
- Trên lĩnh vực kinh tế.
Mục tiêu "diễn biến hoà bình" của các
thế lực thù địch là lợi dụng sự đổi mới, mở cửa của chúng ta để tấn công vào
định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích xu hướng thị trường tự do và tư nhân
hoá tràn lan, tách rời sự quản lý của Nhà nước , từng bước làm cho nền kinh tế
nước ta lệ thuộc vào nước ngoài.Vì thế, báo chí phải là những kênh thông tin đa
dạng, nhiều chiều, với phạm vi thông tin rộng, lượng thông tin lớn và kịp thời,
góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Một mặt, tuyên truyền đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống; mặt khác, là kênh thông tin phản ánh các vấn
đề thực tiễn sinh động đang diễn ra, tổng kết thực tiễn để bổ sung lý luận,
kiểm tra sự đúng đắn của đường lối,chính sách. điều đó cũng tức là đưa cuộc
sống vào đường lối, chính sách của Đảng.
- Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội.
Văn hoá - xã hội là nền tảng tinh thần của xã
hội, là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, đồng thời là mục tiêu cao cả của chủ
nghĩa xã hội. Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng và
phát huy nhân tố con người, xây dựng xã hội mới và con người mới. Đây là một
lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm gắn với tư tưởng, tình cảm, tâm tư của
con người. Hệ thống báo chí, một mặt kịp thời ngăn chặn các âm mưu, thủ đoạn
xuyên tạc, bôi nhọ của kẻ thù; mặt khác quan trọng hơn là phải biết khai thác,
giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, làm cho truyền thống ấy được
hoà nhập và nâng cao trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo
ra động lực mạnh cho sự phát triển đất nước.
b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng,
nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước với hệ thống báo chí.
Báo chí phải đặt dưới sự lãnh đoạ của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước và hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật,là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính
trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủa
nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước...
Đây là định hướng rất cơ bản của Đảng đối với
hoạt động báo chí trong cuộc đấu tranh chống "diễn biến hoà bình"
trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. Quán triệt và thực hiện
nghiêm túc vấn đề này cũng chính là một giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của
cuộc đấu tranh. Báo chí nước ta đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng - một đảng
được vũ trang bằng lý luận cách mạng và khoa học, sẽ đưa báo chí đổi mới và
phát triển đúng hướng; đưa cuộc đấu tranh chống "diễn biến hoà bình"
đi đến thắng lợi.
c) Tăng cường sức chiến đấu trên cơ sở phát
triển và hoàn thiện hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xây dựng môt hệ thống truyền thông đại chúng
phong phú, đa dạng. Hệ thống này phải bảo đảm đủ sức mạnh và khả năng để đáp
ứng một cách tích cực nhất các nhu cầu được thông tin ngày càng tăng lên của
nhân dân. Không những thế, truyền thông đại chúng còn phải có đủ khả năng và
sức mạnh tham gia vào hoạt động giao lưu thông tin quốc tế. Nó phải có khả năng
tiếp nhận, xử lý và tung vào dòng giao lưu thông tin truyền thông quốc tế một
lượng thông tin đủ lớn, đủ mạnh để tạo ra một tiếng nói công bằng, tăng cường
hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước, phát huy và bảo vệ những lợi ích
kinh tế, định hướng chính trị, những giá trị văn hoá của dân tộc, quốc gia và
chế độ.
- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, bảo đảm
phát huy tính hiệu quả cao của các phương tiện thông tin đại chúng. Đổi mới
nhanh trang - thiết bị kỹ thuật thông tin để có thể hoà nhập vào tình độ kỹ
thuật thông tin thế giới, phát huy hiệu quả cao của các phương tiện thông tin đại
chúng. Vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải mạnh dạn đầu tư, đón trước sự phát
triển như vũ bão của kỹ thuật điện tử trong thời đại ngày nay.
d) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công
tác thông tin đại chúng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các chiến sĩ xung kích
trên mặt trận đấu tranh chống "diễn biến hoà bình".
Giải pháp có ý nghĩa quyết định là xây dựng,
tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thông tin đại chúng từ những
người lãnh đạo đến các chuyên gia, người làm báo cũng như các nhân viên kỹ
thuật nghiệp vụ. Rút cục lại, cán bộ là
yếu tố đầu tiên và cuối cùng chi phối khuynh hướng, chất lượng, khả năng tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ hoạt động thông tin đại chúng. Xây dựng đội ngũ cán
bộ cần được thực hiện trên các mặt sau:
- Nang cao bản lĩnh chính trị, mài sắc ý chí
chiến đấu bảo vệ lý tưởng xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Không ai có thể phủ
nhận rằng, đại đa số những người làm công tác thông tin đại chúng ở nước ta
hiện nay là những người tâm huyết với dân tộc, tin theo Đảng, theo cách mạng và
chiến đấu để thực hiện lý tưởng cách mạng. Song bên cạnh đó, phải nói rằng tinh
thàn đấu tranh của đội ngũ đó chưa đồng đều. Những yếu kém của một số cán bộ
báo chí đã hạn chế hiệu quả của cuộc đấu tranh chống "diễn biến hoà
bình" qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi vậy, một mặt chúng ta
cần phát huy mạnh mặt ưu điểm, củng cố vững chắc trận địa đấu tranh. Mặt khác,
phải gấp rút và kiên quyết sửa chữa những mặt yếu kém.
- Nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp
vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông đại chúng. Cùng với ý chí, lòng
dũng cảm, hiệu quả của cuộc đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" còn
phụ thuộc phấn lớn vào tài trí của đội ngũ cán bộ. Tài trí thể hiện ở chỗ đấu tranh thắng lợi trên mặt trận chính
trị, vạch rõ bản chất, thủ đoạn của kẻ thù, nhưng không làm phương hại đến
chính sách đối ngoại thêm bạn bớt thù, mở cửa hội nhập. Muốn vậy, đội ngũ cán
bộ cần thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn,
nghiệp vụ phục vụ cho cuộc đấu trí này. Trước hết, đội ngũ của chúng ta cần
được trang bị một cách đầy đủ, vững chắc lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như thông suốt đường lối chính sách của Đảng. Chúng
ta coi đây là cuộc đấu tranh quan điểm nhằm làm sáng tỏ tính đúng đắn của chủ
nghĩa Mác - Lê nin và Tương tưởng Hồ Chí Minh, của con đường xã hội chủ nghĩa
mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Trau dồi ngoại ngữ và các kiến thức
khác cũng là công việc cần thiết để tiếp cận mạng thông tin, nắm bắt và xử lý
thông tin một cách nhanh nhạy, chính xác.
- Tổ chức lực lượng chuyên sâu trong nghiên cứu
và tuyên truyền. Đấu tranh thông qua các sản phẩm của thông tin đại chúng là
công việc thường xuyên. Bởi vậy, phải có lực lượng chuyên sâu tập trung công sức
để thực hiện công việc này, tránh tình trạng "ăn đong", bị động. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc phân tích, lý giải có cơ sở khoa học, có
sức thuyết phục trong những chiến dịch tập trung phản kích các âm mưu của kẻ
thù. Do vậy, đào tạo những nhà báo chuyên sâu và có chính sách khuyến khích học
tập, khuyến khích sự tiếp cận với xu hướng đổi mới thông tin của thế giới, là
một việc làm cần thiết vừa cho trước mắt vừa cho lâu dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét