Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Cần có góc nhìn đa chiều khi đánh giá một vấn đề!


@Hữu Hà
Vin vào những biến đổi phức tạp của tình hình thế giới, những vấn đề xã hội đang nổi lên ở VN hiện nay có một số người cho rằng, nền tảng tư tưởng của Đảng CSVN là CN Mác- Lênin và mô hình CNXH vẫn đang áp dụng ở VN là sai lầm nên dẫn đến đường lối, chính sách đề ra để phát triển đất nước đều sai lầm. Điều đó có đúng không?!
Muốn trả lời câu hỏi này phải quay ngược lại thời điểm năm 1858, khi Pháp xâm lược VN. Sau đó xuất hiện rất nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp để giành độc lập cho dân tộc nhưng đều thất bại. Tuy những thất bại này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có một điểm chung là tổ chức đấu tranh trên nền tảng hệ tư tưởng phi mác-xít. Cho đến năm 1930, ĐCSVN ra đời với nền tảng, cương lĩnh được dựa trên CN Mác - Lênin được áp dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở VN cùng với nhân dân đấu tranh và giành được độc lập dân tộc, khai sinh ra nước VN Dân chủ cộng hòa, chấm dứt gần trăm năm đô hộ của thực dân Pháp, mở đầu một chương mới trong lịch sử dân tộc.
Như vậy, ngay từ khi mới thành lập , với những thành công đạt được, đặc biệt là lãnh đạo các cuộc đấu tranh đánh thắng quân đội Pháp, Mỹ,  giành độc lập, thống nhất đất nước, Đảng đã thể hiện khả năng lãnh đạo và thông qua đó, có thể thấy, hệ tư tưởng Mác - Lê nin và mục tiêu xây dựng CNXH mà VN theo đuổi là đúng đắn hay sai lầm !
Và từ năm 1930 đến nay VN vẫn kiên trì, nhất quán lấy CN Mác - Lênin làm nòng cốt hệ tư tưởng, lấy mô hình XHCN làm mục tiêu đấu tranh chống ngoại xâm và phấn đấu, xây dựng đất nước và đã đạt được thành công về kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị. Những thành công này đã tạo sự ổn định cho VN, tạo nên vị thế của VN trên trường quốc tế.
- Về kinh tế: sự tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2012 đã giúp nâng cao đời sống của người VN ở tất cả các nhóm KTXH,…, đời sống của hầu hết mọi người dân VN đều đã có cải thiện đáng kể trong giai đoạn từ 2010-2012, kể cả khi mà mức tăng trưởng tổng thể ở mức khiêm tốn hơn so với trước đây…. Cần ghi nhận rằng đời sống của người dân tộc thiểu số đã có cải thiện đáng kể qua thời gian. Cùng với đó, VN đã có thành công trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo (theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2013)
- Về xã hội cũng có bước tiến đáng kể: Trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ có những chỉ tiêu mà VN đạt được trước thời hạn; chỉ số bất bình đẳng giới ở VN là 0,299, xếp hạng 48 trên thế giới; đã hoàn thành phổ cập giáo dục và tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở; đang tiếp tục xây dựng một xã hội công bằng hơn với trọng tâm là phục vụ lợi ích của những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội như người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và người khuyết tật; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị; nền dân chủ XHCN được xác lập; nhà nước pháp quyền XHCN đang hình thành; người dân được tham dự vào các hoạt động của đời sống KTXH; có quan hệ hợp tác, phát triển với nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới và là thành viên quan trọng của nhiều tổ chức, hiệp hội quốc tế.
Những thành công của VN đạt được cũng là những thành công của ĐCSVN với tư cách Đảng lãnh đạo. Những thành công đó có được nhờ bản lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo, định hướng phát triển đất nước của ĐCS, nhờ hệ tư tưởng Mác - Lênin, mô hình XHCN mà Đảng theo đuổi. Đó chính là hệ tư tưởng, mô hình phát triển luôn lấy lợi ích của toàn thể nhân dân, lợi ích dân tộc làm mục tiêu hướng tới, chứ không chỉ là đảng của một giai tầng nào, hay lấy lợi ích của một tầng lớp nào làm mục tiêu hướng tới, như nhiều đảng chính trị trên thế giới hiện nay đang thực hiện.
Những thành công đó không chỉ từ do chính bản thân ĐCSVN, mà còn là sự "hợp tác", "sát cánh" của toàn thể nhân dân VN với Đảng trong quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc VN XHCN ở bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào. Điều đó không chỉ thể hiện ở niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, mà quan trọng không kém, là sự nỗ lực của chính bản thân mỗi người VN trong mỗi hành vi trong cuộc sống của mình: trong lao động, học tập, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, - đó chính là việc tuân thủ kỷ luật, pháp luật; có lòng tự hào, tự tôn dân tộc; ý thức tự chủ,…- nhằm xây dựng một đất nước VN "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".
Vì vậy, khi kết luận một vấn đề, đặc biệt một vấn đề có tầm vóc quốc gia như hệ tư tưởng, mô hình phát triển đất nước thông qua những đánh giá về sự phát triển VN cần phải có góc nhìn đa chiều. Tính đa chiều này, một mặt, cần được xem xét từ xuất phát điểm của VN khi tiến tới mục tiêu xây dựng CNXH, cần xem xét bối cảnh VN vừa xây dựng đất nước vừa phải đấu tranh thống nhất đất nước và cả bối cảnh quốc tế. Mặt khác, cũng cần có sự đối chiếu so sánh với các nước trên thế giới và cuối cùng, so sánh, đối chiếu với những giá trị tốt đẹp mà nhân loại tiến bộ đang hướng tới. Từ đó, mới thấy được sự thành công và trên cơ sở đó, mới thấy được vai trò của ĐCS với tư cách đảng lãnh đạo và mô hình CNXH mà VN hướng tới là đúng đắn hay sai lầm !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét