Trước hết cần giải đáp câu hỏi này để quét sạch mọi tư tưởng mơ hồ, mọi ngộ nhận lệch lạc ấu trĩ và các ngụy biện lưu manh về luận điệu "năm 1973 Mỹ đã rút hết, như vậy miền Nam Việt Nam sau đó là hoàn toàn độc lập". Đây cũng là những luận điệu mà một số người cố dùng để biện bạch cho sự đòi hỏi phải ca ngợi, "tôn vinh", "tưởng nhớ", "tri ân" quân đội Sài Gòn, vực dậy phục dựng cái thây ma gọi là "Việt Nam Cộng hòa", cào bằng cạo phẳng mọi giá trị lịch sử.
Quân Mỹ rút đi có phải là dứt hẳn xâm lược hay không? Cuộc chiến từ năm 1973 có phải là "nội chiến Nam - Bắc" hay không?
Cũng như trước năm 1964, khi mà Mỹ chưa kéo gần 60 vạn đại quân vào trực tiếp chống Việt Nam, thì lúc đó có phải là "nội chiến" không? Đương nhiên là không! Vì trong bất kỳ giai đoạn nào từ năm 1954 tới 1975 thì Mỹ vẫn là người lãnh đạo cuộc chiến ở bên kia chiến tuyến. Đó là hai cuộc trường chinh liên tục, tiếp nối nhau từ chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong thời kỳ 1945-1954 và chống toàn Mỹ đến năm 1975.
Đó là sự thật thực tế chứ không phải là "giáo điều" gì hết. Tiền Mỹ, vũ khí Mỹ, sĩ quan Mỹ, không khác nhiều với thời Mỹ-Diệm. Ngụy quyền Sài Gòn từ Bảo Đại đến Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu thực chất là đứa con lai Pháp - Mỹ, hay chính xác cụ thể hơn, là đứa con đẻ của Pháp, là con nuôi của Mỹ. Không có Pháp thì ngụy quyền đã không ra đời ngay từ đầu. Không có Mỹ thì ngụy quyền không thể sinh tồn tiếp tục. Chỉ cần không có 1 trong các thứ tiền Mỹ, vũ khí Mỹ, hoặc sĩ quan Mỹ thì nó sụp đổ.
Miền Nam Việt Nam thời Mỹ-Diệm và thời Mỹ-Thiệu 1973-1975 khác nhau điểm nào? Chỉ có hai khác biệt: Các sĩ quan chỉ huy Mỹ thay đổi danh xưng từ "cố vấn quân sự" sang "tùy viên quân sự", và chuyển đổi từ chỉ huy chiến thuật trực tiếp trên sa trường sang chỉ đạo chiến lược ở hậu tuyến.
Trong giai đoạn 1973-1975, ngụy quân vẫn chiến đấu cho Mỹ, cho quyền lợi của Mỹ, theo sự chỉ đạo của Mỹ, theo ý chí của Mỹ, phục vụ cho chiến lược của Mỹ, và vẫn do Mỹ nuôi dưỡng. Mỹ buông ra là sụp đổ. Như vậy giai đoạn này là hệ thống thực dân mới (người bản xứ trực tiếp tham chiến, phụ trách công việc quản lý, người chủ đứng ngoài giám sát, kiểm soát, chi tiền, đỡ đầu và hưởng lợi). Giai đoạn 1964 đến 1973 là giai đoạn gần như hệ thống thực dân cũ, người Mỹ trực tiếp vào làm, quân Mỹ trực tiếp vào đánh.
Khái niệm "Mỹ rút" trong thời điểm năm 1973 phải được hiểu rõ "Mỹ" đây có nghĩa là "thực binh chiến đấu Mỹ", còn sự thống trị, cai trị thực dân mới, tầm ảnh hưởng bao trùm của chủ nghĩa thực dân mới, sự can thiệp vào Việt Nam, sự nuôi dưỡng chính quyền bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn đó. Bởi vì:
“Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ.” và “Từ trước đó, giới chức đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách điền địa, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của nhà nước hư cấu ‘Nam Việt Nam’ (fictive state). Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thật về những thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Hoa Kỳ đạt tới điểm khi chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không nhờ viện trợ Mỹ.“, đó là ghi chép thẳng thắn khách quan không úp mở của tiến sĩ James Carter, giáo sư sử học tại Đại học Drew (Mỹ) trong sách Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968, do NXB Đại học Cambridge (Anh) xuất bản năm 2008.
Đến mấy tháng đầu trong năm 1975, dù Mỹ đã cắt giảm mạnh viện trợ quân sự thì nó vẫn còn 700 triệu USD (tương đương với khoảng 4,6 tỷ USD ngày nay), nhưng người Mỹ đã bỏ chạy tán loạn, người "chạy" bằng trực thăng, kẻ thì chạy bộ, còn ngụy quân ném cờ ba que, quân phục và súng ống đầy đường phố, tháo chạy tán loạn theo Mỹ, bám càng trực thăng Mỹ, ngụy quyền sụp đổ nhanh chóng.
Ngày 18/4/1975, tổng thống Gerald Ford ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Việt Nam. Ngày 20/4/1975, Chính phủ Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức "tổng thống" và đưa lên cụ Trần Văn Hương, với hy vọng rằng có thể thuyết phục được Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ khẩn cấp để cứu nguy tay sai, tiếp tục cuộc chiến, bởi vì ông Thiệu lâu nay tuy được lòng Chính phủ Mỹ, nhưng không được lòng nhiều người trong Quốc hội Mỹ với tình trạng tham nhũng thối nát mà như ông Hương đã phải thú nhận: "Diệt hết tham nhũng thì lấy ai ra mà làm việc".
Tuy nhiên, đến ngày 23/4/1975, dù Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức nhưng Quốc hội Mỹ sau nhiều lần tranh luận đã quyết định không đổi ý, không viện trợ khẩn cấp, Chính phủ Mỹ đành tuyên bố chiến tranh kết thúc.
Ngày 30/4/1975, Graham Martin rời Việt Nam từ 4:58 sáng. 7 giờ sáng, những người lính cuối cùng của Mỹ bắt đầu rời khỏi Việt Nam. 7:53 sáng, chiếc trực thăng cuối cùng của quân đội Mỹ chở 10 người lính Thủy quân Lục chiến rời khỏi Việt Nam. Đến 11:30 trưa cùng ngày, ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh, ngụy quyền hoàn toàn sụp đổ, ngụy quân giải tán.
Mỹ là người có quyền hành, là người cáng đáng, phụ trách, chi tiền, lãnh đạo cuộc chiến 1954-1975 và hoàn toàn nuôi dưỡng ngụy quyền Sài Gòn từ đầu đến cuối. Mỹ chưa bao giờ bỏ rơi ngụy quyền, đến năm 1975 Mỹ vẫn bảo bọc, viện trợ quân sự và cả kinh tế cho ngụy quyền.
Ngày 21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu đã cho biết lý do "từ chức" trên đài truyền hình:
"Người Mỹ đánh giặc ở đây không đánh được, đi về. Đặt ra một cái chương trình Việt Nam hóa, chúng ta chấp nhận, rồi cũng không “Việt Nam hóa”. Không “Việt Nam hóa” rồi, hứa rằng Cộng Sản xâm phạm thì sẽ phản ứng, không phản ứng. Thì chỉ còn một cái chuyện tối thiểu là đưa đồ cho người ta đánh, mà không đưa. Thì thử hỏi cái đó là cái gì?
Thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo đối với một “đồng minh” đang chịu đau khổ triền miên. Trốn tránh trách nhiệm của một đại cường quốc.
Sở dĩ tôi từ chức hôm nay là bởi vì hôm nay, bên quốc hội Hoa Kỳ đưa vấn đề viện trợ ra mổ xẻ. Tôi nghĩ rằng hành động tôi từ chức hôm nay biết đâu ngày mai. Từ cái chỗ nó lên 300 nó lên 722 hay là lên 1 tỷ mấy. Rồi tới tấp cầu hàng không chở xe, tăng, đạn, pháo không còn ông Thiệu ở đây viện trợ, viện trợ, viện trợ. Tôi hi vọng như vậy.
Để coi thử, quốc hội Huê Kỳ có đồng ý. Tôi cũng hy vọng rằng trong tình thế quân sự căng thẳng tại quân khu 3, quân khu 4. Ông Thiệu đi rồi và ông tổng thống Hương thì biết đâu còn 3 – 4 ngày, còn 1 tuần thì cái chuyện đó có thể làm được.
Nếu tôi để ngày mai ngày mốt mà tôi mới từ chức, rồi Cộng Sản nó khởi sự tấn công thì e rằng nó đã quá trễ, lúc đó nó quá dở, trễ quá rồi làm hỏng được. Mà Huê Kỳ, quốc hội Huê Kỳ cứ viện trợ 350, “Trời phải sớm chút, này trễ quá rồi 350 không thể lên 722 được.” Không sớm hơn, cũng không trễ hơn.
Bởi vì tôi nghĩ rằng, cái thời gian tính từ hôm nay có thể thay đổi được cục diện quân sự tại chiến trường miền Nam."
Mời độc giả nghe lời Thiệu phát biểu. Nguồn: Đài tiếng nói nhân dân TPHCM - Ủy ban Nhân dân TPHCM
Do từ chức không tình nguyện dưới sức ép của chính phủ Mỹ và đang trong tâm trạng hoảng loạn nên nên ông ta nói có phần tối nghĩa và bất mãn trách móc Mỹ. Nhưng đọc kỹ thì vẫn có thể rút ra được hai nội dung: Việc từ chức là để chờ chực Quốc hội Mỹ thay đổi ý định, chấp thuận cho Chính phủ viện trợ khẩn cấp, cứu vãn tình thế. Và Mỹ đúng là có chương trình "Việt Nam hóa", nhưng chưa bao giờ có thực tế "Việt Nam hóa", chuyện "Việt Nam hóa" chưa bao giờ hoàn thành. Chính tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu đã vô tình lỡ lời, nói hớ thú nhận như vậy ngay trong diễn văn từ chức. Đây vốn là một cuộc chiến của Mỹ từ đầu chí cuối, từ năm 1954 tới ngày 30/4/1975.
Trước năm 1975, Mỹ chưa bao giờ thật sự rút khỏi Việt Nam hoàn toàn, quân nhân chiến đấu Mỹ rút năm 1973, tất cả cái khác ở lại. Nhà báo, nhà sử học người Mỹ Gabriel Kolko, tác giả cuốn sách Anatomy of a War: Vietnam, the United States, and the Modern Historical Experience (Giải phẫu một cuộc Chiến tranh: Việt Nam, Hoa Kỳ, và trải nghiệm lịch sử hiện đại) do NXB Pantheon Books New York, ấn hành năm 1985, cho biết sau khi hiệp định Paris 1973 được ký kết thì người Mỹ đã cam kết tiếp tục trợ cấp đầy đủ về kinh tế và quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; Mỹ còn công nhận chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là chính quyền "hợp pháp" duy nhất ở miền Nam Việt Nam; không thừa nhận chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và thành phần chính trị thứ ba, như đã thỏa thuận trong hiệp định Paris về Việt Nam. Như vậy, chính phủ Mỹ đã giành lấy quyền áp đặt và quyết định ai hợp pháp, ai không hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo nguồn của NXB Thông Tấn, Hà Nội, viện trợ quân sự tài khóa 1973-1974 của Mỹ dành cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là 1,26 tỷ USD theo giá thời đó, tương đương 6,74 tỷ USD ngày nay. Theo thống kê của chuyên gia kinh tế học Douglas C. Dacy trong sách Foreign Aid, War, and Economic Development: South Vietnam, 1955-1975 (Viện trợ nước ngoài, Chiến tranh, và Phát triển kinh tế: Nam Việt Nam, 1955-1975), do Đại học Cambridge (Anh) xuất bản năm 2005, ngay sau năm 1973 (sau khi hiệp định Paris 1973 được ký kết), đến năm 1974, bên cạnh duy trì viện trợ quân sự thì Hoa Kỳ đã tăng viện trợ kinh tế cho chính quyền Sài Gòn 23,8%. Chỉ đến năm 1975 mới cắt giảm mạnh viện trợ quân sự.
Tại sao phải nói nhiều phần trên? Là để hoàn toàn quét sạch luận điệu vô lý và sai sự thật của Mỹ-ngụy rằng Mỹ đã "rút hết" vào năm 1973 và từ năm 1973 đến 1975 là một cuộc chiến tranh khác, một cuộc "nội chiến Nam Bắc". Và của một số người ngỡ rằng năm 1973 Mỹ rút quân đội về nước thì sau đó Mỹ không thể trao Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974.
Chu Ân Lai, Richard Nixon, và các lãnh đạo hai nước Trung - Mỹ. |
Lãnh thổ Việt Nam trở thành món hàng đổi chác từ tay kẻ cướp nước đến tay kẻ cướp đảo
Năm 1970, CIA Mỹ cung cấp cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc nhiều tài liệu mật về sự mâu thuẫn sâu sắc giữa Trung Quốc và Liên Xô. Từ những hồ sơ này, các nhà phân tích CIA kết luận: Bất đồng Xô - Trung sẽ kéo dài. Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Henry Kissinger đã nhanh chóng chớp thời cơ để bắt đầu lộ trình phục hồi quan hệ với Trung Quốc. Bắt đầu từ những năm 1970, Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu "đi đêm" qua lại, mà điểm nhấn là chuyến thăm Bắc Kinh của tổng thống Nixon năm 1972, trong lần gặp gỡ này Nixon và mật đàm với Mao Trạch Đông về nhiều vấn đề, không những về quan hệ song phương, mà còn về quan hệ đa phương trên phạm vi toàn cầu và khu vực, đặt trọng tâm vào bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á, trong đó có trọng điểm Việt Nam.
Sau đó là nhiều cuộc mật đàm giữa ngoại trưởng Kissinger và thủ tướng Chu Ân Lai, chủ tịch Hoa Quốc Phong và các lãnh đạo Trung Quốc, như nhiều hồ sơ được bạch hóa về sau, cũng như các hồi ký của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon, ngoại trưởng Henry Kissinger và Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đã đề cập đến những vụ "đi đêm", mật đàm với Trung Quốc.
Mao Trạch Đông hội kiến với Richard Nixon năm 1972 |
Năm 1974, những vùng tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam đang nằm dưới ách thống trị thực dân mới và bị Mỹ sử dụng như một căn cứ quân sự khổng lồ của họ, và đang trong giai đoạn "thay màu da trên xác chết". "Thay màu da trên xác chết" là một câu tiếng Việt dịch phỏng ra từ nguyên văn câu nói của đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker, làm việc ở Việt Nam từ năm 1967 đến 1973, về chương trình Phi Mỹ hóa - Việt Nam hóa chiến tranh là: "Thay đổi màu xác chết" ("Changing the color of the corpses").
Khái niệm "thay màu da xác chết" này có ý nghĩa thực tế là "thay xác chết màu da trắng thành xác chết màu da vàng", tức là thay xác chết của lính Mỹ bằng xác chết của người Việt. Trong tác chiến quân sự, ngụy quân hoàn toàn đánh thay Mỹ. Những trận đánh trước năm 1973 giữa quân Mỹ và quân Việt trở thành những trận đánh giữa quân Việt với quân ngụy. Mỹ vẫn làm chủ trên thực tế.
Chiến lược này tương đồng với chiến lược Vàng hóa chiến tranh mà thực dân Pháp đã thực hiện từ năm 1949, dựng lên ngụy quyền, đưa Bảo Đại lên đứng đầu ngụy quyền, xây dựng và phát triển ngụy quân, biến các trận đánh giữa người da trắng với người da vàng trở thành các trận đánh giữa người da vàng với người da vàng. Pháp vẫn làm chủ trên thực tế.
Trước tình hình chiến trường càng lúc càng tiêu cực, bi quan, người Mỹ cho rằng khó giữ nổi miền Nam Việt Nam, sớm muộn gì cũng thua và mất miền Nam Việt Nam, nên họ đã thỏa thuận nhượng lại Hoàng Sa cho Trung Quốc để đổi lấy những lợi ích chính trị, kinh tế, và củng cố, thắt chặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hình thành thái cực Mỹ - Trung chống Việt - Xô. Đó là thời kỳ Trung - Xô chia rẽ và Trung - Mỹ thân thiện sau một thời gian làm lành qua "ngoại giao bóng bàn".
Trước hiện thực dư luận cả thế giới đang dõi mắt hướng về tình hình Việt Nam, Mỹ không có cách nào chuyển giao Hoàng Sa cho Trung Quốc một cách danh chính ngôn thuận. Giả sử Hoàng Sa có là bộ phận hành chính của Mỹ đi nữa thì Mỹ cũng không có cách nào làm thế, huống hồ gì Hoàng Sa lúc này chỉ là một bộ phận của thuộc địa kiểu mới chứ không phải là một bộ phận hành chính của Hoa Kỳ.
Do đó, Trung Quốc đã dùng vũ lực thụ đắc tây Hoàng Sa và sau đó sát nhập hành chính toàn bộ Hoàng Sa, và đây là hành động trái ngược với luật pháp quốc tế. Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc ngày 24/10/1970 đã nói rõ: “Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”. Do đó, lý luận một cách chính xác nhất thì sự sát nhập hành chính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, bởi hành động vũ lực này, đã không thể đem lại sự chính danh về pháp lý quốc tế cho họ đối với quần đảo Hoàng Sa với tư cách là một bộ phận của tỉnh Hải Nam, và khu vực này vẫn là một vùng tranh chấp, không phải thuộc lãnh thổ Trung Quốc một cách danh chính ngôn thuận.
Sau khi dàn xếp với Mỹ, hải quân Trung Quốc bất ngờ tấn công vào Hoàng Sa của Việt Nam vốn đang dưới thực quyền của Mỹ và dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn. Hải quân ngụy sau khi buộc phải tự vệ thì có lệnh phải triệt thoái sau khi Bộ tư lệnh hải quân ngụy liên lạc với Nguyễn Văn Thiệu sau khi Thiệu liên lạc với Tòa đại sứ Mỹ và các "cố vấn" Mỹ ở cơ quan "Tùy viên quân sự" (D.A.O.) tại Sài Gòn, sau đó họ đã vội vã triệt thoái và bỏ lại toàn bộ phía tây quần đảo Hoàng Sa. Các lực lượng hải quân và không quân quanh đó buộc phải án binh bất động. Hạm đội 7 của Mỹ đã không chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc.
Các cựu sĩ quan ngụy như Hà Văn Ngạc, Hồ Văn Kỳ Thoại có kể lại các câu chuyện trên, nhưng lại dùng các ngôn ngữ "chính trị", lập luận "huề vốn", trả lời phỏng vấn báo chí một cách vô thưởng vô phạt, nói quanh co để biện minh cho những tình tiết mờ ám đáng nghi phía sau trận thua to ở Hoàng Sa.
Trong sự kiện Hoàng Sa năm 1974, theo thống kê của Thời báo New York trong loạt bài về sự kiện này năm 1974 ngay sau khi sự kiện này xảy ra, thì quân đội Sài Gòn có 138 quân lính bị thương vong hoặc bị bắt sống, quân đội Trung Quốc có 18 quân lính thương vong.
Việc quân đội Sài Gòn có nhiều người thương vong và có nhiều người bị bắt sống cho thấy đã sau hải chiến Hoàng Sa còn có một "đảo chiến Hoàng Sa" giữa quân đồn trú với quân đổ bộ. Nếu là hải chiến trên biển thì khó có thể bắt sống được ai.
Câu hỏi được đặt ra ra quân đội Sài Gòn chiến đấu như thế nào mà khoảng cách thương vong của hai bên quá cách xa nhau như thế. Hải quân Trung Quốc e rằng không thể mạnh và thiện chiến tới như vậy. Còn binh lính Sài Gòn thì dù nhếch nhác, bệ rạc đến đâu cũng không thể chiến đấu tệ đến như vậy. Nghi vấn được đặt ra là liệu có một sự phản bội, "bán độ" nào đó hay không. Có phải tất cả những người đó đều bị quân Trung Quốc bắn, hay lại là một vụ nào đó tương tự vụ tàu HQ-16 bị HQ-5 "bắn lầm".
Có câu "đánh tớ phải nể mặt chủ", Trung Quốc đã an bài trước với Hoa Kỳ sau hậu trường, được Mỹ gật đầu, thì mới có thể ngang nhiên, công khai dùng vũ lực đánh thẳng vào quần đảo Hoàng Sa ngay trước mắt Hạm đội 7 của Mỹ như vậy. Lúc đó Trung Quốc không muốn và không dại gì làm mất lòng Mỹ trong khi quan hệ hai nước đang phục hồi và phát triển tốt đẹp. Mỹ vừa hợp tác, vừa lợi dụng Trung Quốc chủ yếu dùng Trung Quốc kiềm chế Liên Xô, và còn để chia rẽ cộng đồng các quốc gia xã hội chủ nghĩa trong khu vực này.
Bản chất quan hệ Mỹ - Trung trong sự kiện này đã có tiền lệ từ thời Pháp thuộc, khi thực dân Pháp đã lấy quần đảo Hoàng Sa làm vật trao đổi trong quan hệ với Trung Quốc như Pasquyer đã thú nhận trong thơ ngày 20/3/1930 gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa.
oOo
Không tính bọn khủng bố Việt Tân, "DLB", Bùi Tín, Nguyễn Hưng Quốc, là bọn đang nhận lương của nước ngoài để hoạt động chính trị chống Nhà nước Việt Nam, đó là tội danh phản bội Tổ quốc, tội nặng nhất trong luật pháp Việt Nam. Bọn đó cố ý xuyên tạc phá hoại thì không nói. Bọn tàn dư ngụy ba que thủ dâm tinh thần và chống cộng cực đoan thì tôi cũng không nói làm gì.
Tôi chỉ nhắn với Huy Đức và bạn nào vì không hiểu biết về bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, mà hùa theo đuôi những phần tử phản bội Tổ quốc nói trên, đi theo bọn chúng, bị bọn cơ hội chính trị đó lừa gạt và lợi dụng để tô vẽ hình ảnh cá nhân, chờ mai này chế độ sụp đổ chúng sẽ đi kiếm phiếu. Một số kẻ tiếm danh "nhân sĩ trí thức" trong nước cũng tô vẽ hình ảnh cá nhân nhằm mục đích cơ hội chính trị đó, họ xuyên tạc lịch sử kháng chiến chống Mỹ nhằm tìm kiếm "liên minh" với các thế lực tàn dư ngụy đang lưu vong tại Mỹ. Như vậy họ đã đặt cược, đặt tiền vào sự sụp đổ của Việt Nam, do đó họ mới tìm đủ mọi thủ đoạn, vừa nhu vừa cương, để gây hại cho Nhà nước Việt Nam.
Phía sau họ là những kẻ bảo trợ, trả tiền cho họ. Nói trả tiền không hề là vu cáo, mà đó là chuyện thực tế. Chưa nói đến các vấn đề tình báo nhạy cảm, chỉ nói đến lương tháng bình thường thì Bùi Tín đã được trả qua hình thức nhuận bút viết bài cho đủ thứ nguồn. Nguyễn Hưng Quốc hoạt động chính thức cho một số truyền thông Pháp - Mỹ. Ban Việt ngữ VOA, RFA, BBC đều nhận lương nước ngoài. Họ nhận lương nước ngoài tuyên truyền chống chế độ trong nước. Đó có thể là tội danh phản bội Tổ quốc.
Chiêu bài "hải chiến Hoàng Sa" này không nằm ngoài chiêu bài lớn hơn là "chống Trung Quốc", và xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng mà một số thế lực chống Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện lâu nay, không có gì mới. Trơ tráo nhất là cái trò đội lốt "đoàn kết dân tộc" để gây rối, làm hại và phá hoại đoàn kết dân tộc, ổn định chính trị xã hội trong nước và khu vực.
Tất cả bọn nói trên lâu nay đều nhai lại những luận điệu quá đỗi quen thuộc nhàm chán nghe năm này qua tháng nọ về "VNCH", "hải chiến Hoàng Sa", "đoàn kết dân tộc là đoàn kết giữa CHXHCNVN với VNCH, giữa cờ đỏ với cờ vàng", "hải chiến HS sẽ giúp cho đoàn kết dân tộc chống Trung Quốc".... Và nhân thời điểm đánh dấu 40 năm hải chiến Hoàng Sa, bọn họ gia tăng âm lượng, khua chiêng gióng trống ầm ĩ, phô trương thanh thế. Và những kẻ mà tôi nêu tên ở trên chính là bọn cuồng tín cực đoan và hoạt động hung hăng trong những ngày qua, đặc biệt là chúng khai thác, tận dụng và lợi dụng khía cạnh nhân đạo và vấn đề đoàn kết dân tộc, đội lốt "đoàn kết dân tộc" để phá hoại chính vấn đề đoàn kết dân tộc.
Những tên vác cờ ba que, hoặc những tên tuổi khủng bố mà ai nghe thấy cũng phải rùng mình, hay những tên mà vừa nghe thấy bọn họ là đã thấy sự lưu manh, hèn hạ, tráo trở, phản phé. Những kẻ có "số má" trong nỗ lực lật đổ Việt Nam hàng chục năm nay. Vậy mà chúng nói về "nhân đạo", về "đoàn kết" thì có tin được không? Những phần tử lưu manh chính trị bất hảo như thế chúng nó càng "khuyên" ta làm điều gì thì đáng lẽ chúng ta càng phải ý thức được đó là một sự khuyên đểu hiểm độc với dụng ý bất hảo, và nên tránh xa bọn họ ra càng xa càng tốt. Sao lại còn nghe theo bọn họ, hùa theo bọn họ?
Huy Đức và bạn nào còn yêu sách, đòi hỏi, kêu gào phải "vinh danh, tri ân" quân đội Sài Gòn, phải vực dậy phục dựng thây ma "VNCH", thì tôi nhắn với các bạn: Đừng đòi hỏi người khác phải làm theo sự ngu dốt của các bạn. Đừng bắt người khác phải ngu dốt như mình nữa. Các bạn có quyền được ngu, thậm chí được quyền nói ngu, nhưng hãy làm những điều đó trong nhà riêng, đừng đi khắp nơi tuyên truyền ngu, phá hoại đất nước, phá hoại lịch sử, phá hoại xã hội, thậm chí cả phá hoại cả đường phố, đừng làm phiền người khác nữa! Hiểu chưa?
(còn tiếp)
Thiếu Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét