Ông ta là Hoàng Cơ Minh. Ông ta có một mớ tóc thưa
lộn xộn màu đen than và một bộ ria mép hình sâu bướm. Đó là năm 1983,
Minh đã đến một buổi hội nghị ở Washington DC, và đưa ra một tuyên bố:
Ông ta có ý định chiếm lại Việt Nam.
Minh, một cựu sĩ quan hải quân
của quân đội VNCH, nói với đám đông đang tụ tập rằng ông ta sẽ xây dựng
một lực lượng để lật đổ chính quyền Hà Nội và giải phóng quê hương của
mình khỏi sự thống trị của Cộng sản.Hoàng Cơ Minh |
Minh đã bắt đầu xây dựng đội quân du kích của mình vài năm trước đó. Nó được gọi là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”. Tổ chức này đã thiết lập một căn cứ trong vùng rừng núi ở Đông Nam Á - một địa điểm bí mật trong tầm đánh của Việt Nam - và xây dựng một mạng lưới các chi hội trên khắp nước Mỹ để quyên tiền cho các cuộc xâm nhập sắp tới.
Những chi hội ở Mỹ, có vẻ như, đã mở rộng thành một mặt trận thứ hai, lần này là ở Mỹ: các thành viên “Mặt trận” sử dụng bạo lực để bịt miệng người Mỹ gốc Việt dám nghi ngờ quan điểm chính trị hay mục tiêu của tổ chức. Việc kêu gọi bình thường hóa quan hệ với những người Cộng sản chiến thắng để trở về nhà là đủ để xứng đáng với một trận đòn hoặc, trong một số trường hợp, là một bản án tử hình.
Thực tế, FBI đã mở một cuộc điều tra về khủng bố trong nước nhắm vào các hoạt động của “Mặt trận”. Hàng ngàn trang hồ sơ FBI mới được giải mật mà ProPublica và Frontline tìm được cho thấy các điều tra viên đã nghi ngờ rằng nhóm của Minh đã dàn dựng các vụ sát hại nhà báo Mỹ gốc Việt, cũng như một loạt các vụ đánh bom, tấn công và đe dọa giết người.
Trong một biên bản chưa từng được công bố, một điều tra viên FBI đã mô tả điều đó đơn giản rằng: “Mặt trận”, điều tra viên viết, đã "thực hiện một chiến dịch để dập tắt tất cả các phe chống đối nó."
Phạm vi của các hành vi khủng bố khá rộng lớn. Các nhà báo đã bị giết ở Texas, California và Virginia. Một chuỗi các vụ hỏa hoạn có chủ ý trải dài từ Montreal đến quận Cam, California. Các lời đe dọa giết người đã được gửi đến cho các cá nhân, gia đình và các doanh nghiệp trên cả nước. Và các nhà điều tra tin rằng “Mặt trận” cũng đã tuyên bố nhận trách nhiệm trong việc gây ra tội ác này.
Tuy nhiên, trong khoảng 30 năm sau đó, FBI đã chẳng hề bắt giữ bất kỳ ai vì các hành vi bạo lực hay khủng bố, hay ít ra là xử phạt và buộc tội họ. Hết lần này đến lần khác, các cơ quan cảnh sát địa phương đã mở cuộc điều tra để rồi kết thúc không kết quả. FBI lặng lẽ đóng lại cuộc điều tra của mình vào cuối năm 1990, khiến cho đây trở thành một trong những trường hợp khủng bố trong nước quan trọng nhất không được giải quyết.
Để dựng lại sự kiện lịch sử này, vốn bí ẩn với đa số người Mỹ, ProPublica và Frontline đã tìm kiếm và nghiên cứu kỹ lưỡng các hồ sơ sự vụ của FBI, cũng như các hồ sơ của các cơ quan thực thi pháp luật địa phương ở Houston, San Francisco và các vùng ngoại ô Washington, D.C. Chúng tôi theo dấu các cựu điều tra viên của cảnh sát, các đặc vụ liên bang và các công tố viên, và một số người đã nổi lên như là những nghi phạm. Chúng tôi cũng đã phỏng vấn các cựu quan chức chính phủ và cựu sỹ quan quân đội ở Mỹ, Việt Nam và Thái Lan.
Đồng thời, chúng tôi tìm thấy và nói chuyện với hơn hai chục cựu thành viên của “Mặt trận”. Chúng tôi đã theo dấu một số cựu chiến binh “Mặt trận” và đến Thái Lan để gặp các cựu du kích quân người Lào, những người đã từng chiến đấu với họ.
Cuối cùng, chúng tôi đã dành nhiều thời gian với các gia đình của những người chết, và với những người đã bị bắn hoặc bị đánh đập. Một số nạn nhân chưa từng dám nói công khai - hoặc vì họ vẫn sợ hoặc vì họ đã trở nên vỡ mộng với việc thực thi pháp luật ở Mỹ.
Cuộc điều tra của chúng tôi đã vạch trần sự thất bại của chính quyền trong việc kiềm chế tội ác của “Mặt trận” và cho thấy rằng có những dấu hiệu khả quan mà FBI hoặc cơ quan nào đó nên mở lại vụ án. Các thông tin mới bao gồm các câu chuyện từ các cựu thành viên “Mặt trận”, những người chưa từng nói với lực lượng thực thi pháp luật, và một trong số đó đã thừa nhận rằng “Mặt trận” chịu trách nhiệm cho việc giết hại hai trong số các nhà báo. Hồ sơ và các cuộc phỏng vấn cho thấy Minh, như một biện pháp rèn luyện kỷ luật cho đội quân thảm hại của mình ở nước ngoài, đã ra lệnh giết chết các tân binh của mình, có thể là khoảng 10 người. Những người chết có thể bao gồm công dân Mỹ gốc Việt, đáng để cho cơ quan FBI điều tra những tội ác này.
ProPublica và Frontline đã mời các lãnh đạo hiện nay của FBI để thảo luận về cuộc điều tra của cục về “Mặt trận” này. James Comey, giám đốc cục, đã không tham gia buổi phỏng vấn, và cũng không có chuyên gia khủng bố nội địa nào của cục nhận lời. FBI cũng không trả lời một loạt các câu hỏi chi tiết về các hoạt động, được và không được thực hiện, của cục trong suốt nhiều năm của cuộc điều tra. Thay vào đó, họ đã đưa ra một tuyên bố như sau:
"Vào đầu năm 1980, FBI đã phát động một loạt các cuộc điều tra về các vụ tấn công bị cáo buộc động cơ chính trị trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Ban đầu mặc dù được điều tra như những sự vụ đơn lẻ ở nhiều đơn vị khác nhau, cuộc điều tra cuối cùng đã được hợp nhất thành một vụ chính có mật danh là 'VOECRN' theo chỉ đạo của giám đốc cục bấy giờ là Louis Freeh. Những vụ án này được điều tra bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm của FBI, những người đã thu thập các bằng chứng và tiến hành nhiều cuộc thẩm vấn, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các công tố viên của Sở Tư pháp để xác định những người chịu trách nhiệm về những tội ác và tìm kiếm công lý cho các nạn nhân. Bất chấp những nỗ lực đó, sau 15 năm điều tra, các cán bộ của Bộ Tư pháp và FBI đã kết luận rằng cho đến nay, chưa có đủ bằng chứng để khởi tố vụ án".
Những người phát ngôn cho các cơ quan chính phủ khác với sự hiểu biết về sự tồn tại của “Mặt trận” thì cũng không đưa ra bình luận nào.
Bản báo cáo tóm lược của FBI về các tội ác khủng bố |
Rốt cuộc thì Minh đã thực hiện ba cuộc xâm nhập vào Việt Nam nhưng đều thất bại và bị giết trong một lần xâm nhập năm 1987. “Mặt trận”, sau một thập kỷ tình nghi khủng bố từ 1980 đến 1991, đã tự chia rẽ và sụt giảm uy tín. Một số kẻ cầm đầu một thời đã chết; số khác sống rải rác trên khắp đất nước, đã về hưu từ các nghề nghiệp như bác sĩ, các chủ nhà hàng hoặc công chức.
Trong số các cựu thành viên “Mặt trận” trả lời phỏng vấn của ProPublica và Frontline, một số khẳng định rằng tổ chức không bao giờ tham gia vào bất cứ hành động bạo lực nào tại Mỹ.
"Không bao giờ. Không bao giờ!" - Pham To Tu, một cư dân Houston nói rằng ông ta đã tham gia tổ chức trong những ngày đầu, cho biết. Kẻ thù của tổ chức, ông nói thêm, "đã tung tin như vậy về chúng tôi."
Thi thoảng, các cựu lãnh đạo của “Mặt trận” tham dự các hoạt động tưởng niệm hoặc đoàn tụ hoặc các cuộc biểu tình mà vẫn kêu gọi lật đổ chế độ ở Hà Nội. Họ xúng xính trong các bộ quân phục tinh tươm. Không khí tại các sự kiện này là sự pha trộn giữa niềm tự hào và sự tức giận dai dẳng, cay đắng và bất cần.
Trang Q. Nguyễn, một đồng sáng lập của Little Saigon TV và Radio ở quận Cam, California, nói rằng sự cố gắng của “Mặt trận” trong việc đe dọa các nhà báo đã rất nổi tiếng trong giới truyền thông Mỹ gốc Việt. Và bà ta lý giải về lý do tổ chức này đã có thể trốn tránh các cơ quan chức năng là: "Mọi người đã quá sợ hãi!"
***
Giống như nhiều người Việt Nam trốn sang Mỹ vì hậu quả của chiến tranh, Hoàng Cơ Minh đã trải qua khoảng thời gian suy sụp tinh thần khi ông ta đến đất nước này.
Ông ta là một người có học, được đào tạo tại trường Đại học Luật Sài Gòn và học viện hải quân Nam Việt Nam, và sau đó, trong những năm 1960, tại Trường sau đại học của hải quân tại Monterey, California. Trong chiến tranh, ông ta chỉ huy một tàu quét mìn ven biển, một con tàu 370 tấn với thủy thủ đoàn gần 40 thủy thủ. Ông ta mang quân hàm phó đề đốc - chuẩn tướng của lực lượng hải quân Nam Việt Nam.
Richard Armitage, một cựu sĩ quan hải quân Mỹ, người đã từng làm việc gắn bó với hải quân VNCH trước khi trở thành một sỹ quan cao cấp của Lầu Năm Góc trong những năm 1980, cũng biết Minh và gọi ông ta là "một chiến binh có tiếng".
Nhưng đến năm 1975, Minh không còn có một quốc gia, hay một lực lượng Hải quân để phục vụ. Ông chạy sang Mỹ vào ngày Sài Gòn rơi vào Bắc Việt. Khi sang tới Mỹ, theo hồ sơ di trú ông ta ,chỉ có 200 USD trong tài khoản ở một ngân hàng Hàn Quốc, một khúc vàng nhỏ và vài chiếc nhẫn rẻ tiền. Ông ta đã thực sự thiếu thốn.
Cùng với Armitage, Minh đã có một số bạn bè có ảnh hưởng: James Kelly, một sĩ quan hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, người được coi như một cố vấn cao cấp trong Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan và George HW Bush, đã mời gia đình của Minh sống với ông ta ở ngoại ô Virginia bên ngoài Washington. Nhưng dù sao thì cuộc sống mới của Minh ở Mỹ cũng đã bắt đầu một cách khiêm nhường. Ông ta đã làm việc khuân vác cho các chủ nhà ở ngoại ô và sau đó trở thành một thợ sơn nhà.
Chuyển đến một vùng đất mới hiếm khi là dễ dàng. Nhưng hàng trăm ngàn người Việt Nam đến Mỹ trong những năm 1970 không phải là những người di cư kinh tế đơn thuần, tìm kiếm việc làm và điều kiện sống tốt hơn. Họ là những người tị nạn của một cuộc chiến tranh tàn bạo đã giết chết ước tính khoảng 3 triệu người. Họ đã bị buộc phải lựa chọn giữa sống lưu vong hoặc sống dưới sự cai trị khắc nghiệt của những người Cộng sản.
Hoàng Cơ Minh khai rằng mình là người "Không quốc tịch" (Stateless) khi đến Mỹ |
Cuộc di cư như thể câu chuyện trong kinh thánh với những con người đầy sợ hãi bị nhồi nhét trên các con tàu quá tải và trong các khu trại tị nạn khốn khổ.
Nhiều người ở lại Việt Nam đã bị thương đến chết trong các trại cải tạo của cộng sản, nơi thực phẩm khan hiếm và bị lạm dụng về thể chất. "Những người Cộng sản đã có danh sách những người đã hợp tác với Mỹ. Những người được gọi là kẻ phản bội", như lời một lính bộ binh VNCH trong một câu chuyện truyền miệng có tên là "Nước mắt trước cơn mưa". Họ "đã bị bắn ngay lập tức, ngay trên đường phố"- ông ta nói. "Những người cộng sản đã không có lòng thương xót."
Mỗi làn sóng tị nạn mang theo nó những câu chuyện đáng lo ngại về điều kiện ở miền Nam Việt Nam khi chính phủ Hà Nội cải tạo đất nước.
Cho tới những năm 1980, đã có khoảng 400.000 người Việt sống ở Mỹ, tập trung ở những nơi như San Francisco, San Jose, Houston, New Orleans, Northern Virginia và quận Cam, California. Hận thù, những cộng đồng mới, thường được gọi là Tiểu Sài Gòn, đã bày tỏ sự phản kháng, và trong thời gian đó, thậm chí rất náo nhiệt. Nhưng trong những năm đầu tiên, có thể họ còn thiếu hiểu biết bởi: bị trói buộc bởi rào cản ngôn ngữ, thất vọng cho quê hương của họ, khao khát báo thù.
Minh nhận ra sự khao khát đó, sẻ chia nó và thực hiện một kế hoạch để thỏa mãn nó.
Sau khi từ bỏ công việc sơn nhà ở Virginia, Minh chuyển đến Fresno, California năm 1981. Trên giấy tờ nhập cư, ông ta nói rằng ông ta đã nhận một công việc mới làm việc cho một tổ chức cứu trợ người tị nạn. Cho dù thế nào, để thực hiện một kế hoạch như vậy, chắc chắn Minh đã dành nhiều năm trà trộn trong đám cựu sĩ quan quân đội VNCH và những người nuôi hy vọng về một cuộc chiến nữa tại Việt Nam. Và trong những mối quan hệ đó, Minh dường như đã lấy lại được mức độ tầm vóc cũ của mình.
"Tôi đã có một sự tôn trọng rất sâu sắc đối với anh ấy", ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu quan chức cấp cao của “Mặt trận” cho biết. Một cựu thành viên khác nói Minh "thông minh" và "dũng cảm".
Và vì vậy khi một tập hợp lỏng lẻo của những con người mong muốn trở về quê hương của họ liên kết với nhau để tạo thành “Mặt trận”, Minh đã trở thành lãnh đạo của họ. Ông ta đã cấy trồng một nhóm nhỏ những người nhiệt tình ủng hộ và trong vòng hai năm, ông ta đã sẵn sàng để đưa thông điệp của mình một cách rộng rãi hơn cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
"Chúng tôi quyết tâm đứng dậy để lật đổ các đầu sỏ Việt Cộng bằng sức mạnh", một khẩu hiệu tuyên truyền ban đầu của “Mặt trận” đã nói vậy. Mục đích của “Mặt trận” là để tạo ra "bác ái, tự do và dân chủ"
Theo các cuộc thẩm vấn và các hồ sơ của FBI, để thực hiện điều đó, “Mặt trận” đã đưa ra một quy tắc đạo đức tàn nhẫn, cho rằng những người của họ là luôn đúng trong gần như bất kỳ hành động nào để thúc đẩy cuộc đấu tranh của họ.
***
Minh đã có một tầm nhìn lớn cho quân đội mà ông ta muốn xây dựng. “Mặt trận” không chỉ tuyển dụng tại Mỹ, mà còn sử dụng mạng lưới các mối liên hệ với các cựu quan chức chính phủ và sỹ quan quân đội VNCH để thu hút những người lính tình nguyện từ hàng ngũ của những người tị nạn ở châu Á và Australia.
Trong thời gian đó, Minh củng cố một vùng đất trong các khu rừng ở Đông Bắc Thái Lan để thiết lập một căn cứ hoạt động bí mật. Tân binh của “Mặt trận” sẽ sống tại căn cứ, tập luyện và hoạch định chiến lược. Khi thời cơ đến, họ sẽ lọt vào Việt Nam và thiết lập một chiến dịch du kích cổ điển, kết nối với các băng nhóm chống cộng sản trong nước, gây dựng cuộc nổi dậy từ làng này qua làng. Cuối cùng, chính quyền Hà Nội sẽ sụp đổ như Sài Gòn đã từng.
Giống như bất kỳ quân đội nào, các phiến quân cần một nguồn cung ứng đáng tin cậy để cung cấp tất cả các nhu cầu thiết yếu cho chiến đấu đến căn cứ. Vũ khí. Đạn dược. Thực phẩm. Thuốc men. Quân phục. Điện đài.
Lính của "Mặt trận" được huấn luyện ở Thái Lan |
Để có tiền trang bị cho lính tráng, Minh và bọn đã tạo ra một bộ máy gây quỹ tinh vi ở Mỹ. Nó khởi đầu với chi hội của “Mặt trận” trên khắp đất nước. Các thành viên chi hội quyên tiền cho tổ chức, thông thường là hàng tháng. “Mặt trận” bắt đầu xuất bản một tạp chí được gọi là Kháng Chiến để truyền bá tin tức về cuộc nổi dậy của họ và thu hút thêm nhiều tiền đóng góp hơn nữa. Họ thậm chí còn mở một chuỗi các quán phở để tạo ra doanh thu.
Các cựu lính chiến cứng cựa kéo đến “Mặt trận”. Đối với những người lính và thủy thủ VNCH, chiến tranh chắc chắn là đau đớn, nhưng nó cũng đã đem đến cho họ một cảm giác sâu sắc về mục tiêu và những tình bạn thân thiết. Bấy giờ, nhiều người cựu chiến binh cảm thấy mình lay lắt ở Mỹ, lao độngc cực nhọc với các công việc tầm thường trong một đất nước xa lạ. Đối với họ, ý tưởng về việc làm sống lại cuộc chiến đem lại một cảm xúc hấp dẫn sâu sắc.
Một nhà báo đã tham dự một số cuộc biểu tình của của “Mặt trận” trong đầu những năm 1980 đã mô tả đó như là những sự kiện "siêu thực" như thể việc lên đồng.
Một trong những thành viên sáng lập tổ chức, Đỗ Thông Minh, đã giúp phác thảo sơ đồ tổ chức của “Mặt trận” trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Lãnh đạo tối cao là Hoàng Cơ Minh, người điều hành hoạt động của “Mặt trận” từ căn cứ trên đất Thái Lan và liên lạc với các đại diện của mình trên toàn thế giới thông qua chuyển phát nhanh và các thông điệp được mã hóa. Phó của ông ta, một người hùng của VNCH tên là Lê Hồng, cũng giúp huấn luyện các tay súng của “Mặt trận” ở Thái Lan. Một người đàn ông khác phụ trách các hoạt động phát thanh của “Mặt trận”, truyền đi những lời kêu gọi nổi dậy vào Việt Nam từ trạm phát sóng phát thanh ở căn cứ trên Thái.
Tại Mỹ, một ủy ban điều hành khoảng 10 người quản lý việc gây quỹ và quảng bá. Dưới sự chỉ huy bởi một cựu đại tá VNCH, Ủy ban t này đã thành lập các chi hội của “Mặt trận” ở châu Âu và Canada cũng như ở Úc và châu Á.
Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu chỉ huy và là người phát ngôn của "Mặt trận" |
Ở Mỹ, những người trung thành với “Mặt trận” đã bắt đầu mặc một bộ đồng phục màu sô-cô-la, áo sơ mi cài cổ và quần kaki; họ được biết đến với tên gọi "áo nâu" trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, những kẻ ủng hộ mù quáng đến đáng sợ. Họ thường xuyên tổ chức các cuộc hội họp và dàn dựng các cuộc biểu tình chống chính quyền Hà Nội.
Những "người mặc áo nâu" cũng ủng hộ đội quân bằng cách kiếm tiền. Họ ép các chủ cửa hàng người Việt đóng góp tiền mặt cho “Mặt trận” và để đặt các thùng quyên góp cho tổ chức tại các cửa hàng và quán ăn của họ. Một số chủ cửa hàng cảm thấy rằng “Mặt trận” đang tống tiền họ và đã tố cáo với FBI.
Lấy ví dụ, theo một biên bản của FBI thì các đặc vụ tại San Francisco đã nhận được thông tin rằng “Mặt trận” sử dụng việc "tống tiền và biện pháp phi pháp khác để góp nhặt và xin tiền". Một báo cáo khác của FBI ước tính rằng kết quả của việc kiếm tiền của “Mặt trận” đã lên đến "vài triệu đô la."
Một số người Mỹ gốc Việt đã bắt đầu tự hỏi tất cả số tiền đã đi đâu. Phải chăng chúng thực sự được sử dụng để cung cấp cho những người lính?
Và họ đã hiểu ra rằng, đó là một câu hỏi mà họ không nên hỏi.
***
Đó là khoảng 11:20 ngày 22 tháng 9 năm 1990, khi Lê Triết lái chiếc xe của mình trên đường về nhà ở Baileys Crossroads, Virginia, ngoại ô Washington, DC. Triết, một trong những nhà văn nổi tiếng nhất trong cộng đồng người Việt, cùng với vợ đang trở về nhà từ một bữa tiệc tối.
Một loạt đạn cỡ 9 ly bắn vỡ tan cửa sổ xe hơi của họ. Trong khoảnh khắc Triết và vợ, Đặng-Trần Thị Tuyết, đã chết.
Các nhà điều tra sau đó đưa ra giả thuyết rằng hai kẻ giết người với súng lục tự động đã đi theo cặp vợ chồng đến ngôi nhà một tầng khiêm tốn của họ. Với các nhân viên FBI, nó trông giống như một vụ tấn công chuyên nghiệp.
Triết, người phụ trách một chuyên mục cho Văn Nghệ Tiền Phong, một nguyệt san nổi tiếng, là sự hòa trộn giữa sự uyên bác và ngoa ngoắt. Chuyên mục của ông ta chuyên thảo luận về thơ ca và văn học, các vụ tranh luận trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và thường tỏ thái độ khinh thị của mình đối với “Mặt trận”. Mặc dù Triết kiên quyết chống cộng nhưng ông ta hoài nghi về “Mặt trận” và các lãnh đạo của nó. Cho rằng tổ chức này quan tâm đến việc gây quỹ nhiều hơn là thực sự hành động lật đổ chính quyền Hà Nội, Triết thường xuyên chỉ trích “Mặt trận” trong các bài báo.
Vợ chồng Lê Triết bị bắn chết trong xe |
Trong một bài viết, ông ta thẳng thừng cáo buộc các lãnh đạo “Mặt trận” đang gây nguy hiểm cho lính tráng của họ. "Vở hài kịch này sẽ kết thúc bằng một bi kịch," ông ta viết.
Tài liệu của FBI cho thấy rằng “Mặt trận” đã bị xúc phạm, và đã đe dọa Triết. Các hồ sơ cho biết, nhà báo này đã bắt đầu mang một khẩu súng lục cỡ nòng 0,22 theo người và liên tục thay đổi tuyến đường đi. Theo hồ sơ của FBI và các cuộc thẩm vấn, ngay trước khi bị giết chết, Triết đã gặp các chỉ huy của “Mặt trận” ở một ngôi nhà tại Frederick, Maryland. Các chỉ huy “Mặt trận” đã cố gắng thuyết phục ông ta thôi chỉ trích tổ chức trong các bài viết nhưng ông ta từ chối.
Báo, tạp chí và bản tin đã trở thành món hàng thiết yếu cho cộng đồng tị nạn Việt mới nổi. Đối với các nhà xuất bản cũng như người đọc, các ấn phẩm này chẳng khác khởi đầu, một hương vị ly kỳ cho cuộc sống trong một nền dân chủ.
"Việt Nam chưa từng có lịch sử của tự do báo chí", Jeffrey Brody, một giáo sư truyền thông tại Đại học California State University, Fullerton nói. Brody, người phụ trách Little Saigon cho tờ Orange County Register, nói rằng đối với các ký giả Việt đến Mỹ trong những năm 1970 và 1980, "đó là một Miền Tây hoang dã của tự do, cơ hội để nói bất cứ những gì bạn muốn."
Một số chủ báo hy vọng sẽ trở thành những thế lực truyền thông. Những người khác cho rằng đó là nghĩa vụ của họ. Một phần lớn dân nhập cư vẫn đang học tiếng Anh, nên không có hy vọng cho các nguồn tin tức bằng tiếng Việt. Những ấn phẩm nổi bật hướng đến mảng dịch vụ thông tin chỉ dẫn cho những người nhập cư thích nghi với nền văn hóa mới.
Đối với “Mặt trận”, các phương tiện truyền thông Mỹ gốc Việt là khá hữu ích. Nếu tổ chức muốn thu hút mọi người đến các sự kiện của mình và thuyết phục họ tài trợ cho cuộc chiến tranh du kích của nó, nó cần báo chí Việt ngữ để truyền bá thông điệp của mình và công bố lời kêu gọi của nó.
Nhưng các nhà báo cũng có thể là một mối đe dọa, và một số trong số họ, bao gồm Triết, đã kịch liệt đả kích tổ chức về chiêu trò làm tiền thô thiển của nó và hoài nghi liệu số tiền này có thực sự đến với những người lính. Họ đòi hỏi sự giải thích chi tiết về các khoản đóng góp. Họ không tin vào tuyên bố của Minh rằng y đã xây dựng một đội quân 10.000 người và họ nói với độc giả của họ rằng những con số thực tế có khả năng sẽ thấp hơn nhiều.
Các dữ liệu của FBI, đầy rẫy tại các chi nhánh trên khắp đất nước, miêu tả nhiều về những gì đã xảy ra khi các nhà báo chỉ trích “Mặt trận”: đe dọa, hăm dọa và bạo lực. Một lời đe dọa giết người công khai được gửi đến tác giả cùng với bốn nhà xuất bản đã đăng những bài viết của ông ta. Một danh sách tiêu diệt được gửi sang cho các phương tiện truyền thông Việt ngữ chỉ đích danh năm nhà báo thường đả kích “Mặt trận”. Họ bị dán mác "kẻ phản bội" và bị dọa xử tử. Hai trong số những người trong danh sách đã bị giết.
Một bài báo của Đàm Phong cáo buộc "Mặt trận" đang lừa dối cộng đồng người Việt tại Mỹ |
Một nhóm các thành viên "áo nâu" của “Mặt trận” đã tấn công một chủ báo ở quận Cam, California hai lần. Theo một báo cáo của FBI, những kẻ tấn công đã nổi giận vì ông ta cho đăng một bài báo "liên quan đến chương trình của “Mặt trận” để lừa gạt cộng đồng người Việt".
Các thành viên của “Mặt trận” đã tiến hành một chiến dịch quấy rối đối với các nhân viên của Viet Press, một tờ báo ở quận Cam và gây sức ép với các doanh nghiệp để gỡ bỏ quảng cáo của họ cho đến khi tòa soạn báo này đóng cửa. Ông Nguyễn Tú A, chủ báo, nhớ lại: "Tôi tin rằng mình đã thiệt hại khoảng 84.000 đô la".
Ở Fresno, các tay súng đã bắn một ký giả vào giữa mặt sau khi ông dám thách thức “Mặt trận” trong một bài báo. Ông này thì sống sót.
Phạm Văn Tập thì không may mắn như vậy. Tập điều hành MAI, một tạp chí giải trí, quảng cáo cho ba công ty tham gia vào thương mại với Việt Nam, chuyển tiền hoặc vận chuyển hàng hóa về nước. Một kẻ phóng hỏa đốt văn phòng của Tập tại Garden Grove trong khi ông ngủ trong đó. Ông ta chết vì ngạt khói. Một tuyên bố được gửi đến giới báo chí Việt ngay sau vụ sát hại. Nó nói rằng Tập đã bị giết vì ông là một kẻ tham lam đã ủng hộ những người Cộng sản bằng việc đăng các quảng cáo.
Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, bị giết chết ở San Francisco vì có thiện cảm với chế độ Hà Nội. Mặc dù Lâm không công khai chỉ trích “Mặt trận”, nhưng ông phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam và thể hiện quan điểm ủng hộ Cộng sản, điều hoàn toàn không phổ biến với nhiều người Mỹ gốc Việt, trong tờ báo của mình.
Ngay sau khi Lâm bị giết, một tổ chức có tên Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (tạm dịch: Tổ chức Việt Nam Diệt Trừ Cộng Sản và Phục Hồi Quốc Gia) hay VOECRN đã phát thông cáo nhận trách nhiệm. Tổ chức Việt để Chặt Cộng sản và Restore the Nation, hoặc VOECRN. FBI cho rằng VOECRN - cái tên còn xuất hiện trong các vụ bạo lực khác - chỉ là một cái tên giả của ““Mặt trận””.
Nếu đây là nỗ lực để che giấu vai trò của "“Mặt trận”" trong việc ngày càng gia tăng sự lộn xộn, thì nó đã không hiệu quả.
"Những gì cho thấy mối quan hệ giữa chúng chính là những thông điệp" - Katherine Tang-Wilcox, một cựu đặc vụ, người chỉ huy cuộc điều tra của FBI cho biết. "Có những lời đe dọa giết người, các vụ tấn công, các vụ giết người. Những thông điệp này để tạo tiếng vang cho họ, hoặc để đe dọa rằng họ sẽ làm những điều đó. "
Tang-Wilcox nói rằng các nhà điều tra cuối cùng cũng bắt đầu thu thập thông tin từ các cựu thành viên của “Mặt trận”, những người cho biết tổ chức này đã thực sự tạo ra một đội sát thủ có mật danh là "K-9." Một bản tóm tắt điều tra của FBI ngày 04 tháng 11 năm 1991 chất đầy tài liệu tham khảo về K-9. Một bản báo cáo có tên "K-9" đã được gửi lên các lãnh đạo. Đó là một dữ liệu khác cho thấy mối liên hệ giữa K-9 đến các vụ giết người cụ thể. Một kết nối K-9 đến vụ giết người cụ thể. Còn một báo cáo khác thì gọi K-9 là "đội thi hành" của “Mặt trận”.
"K-9 được thành lập như là một tổ chức chuyên ám sát của “Mặt trận”," Tang-Wilcox nhớ lại.
Bây giờ, dù đã nghỉ hưu, Tang-Wilcox vẫn không chắc chắn về những người đã ra lệnh các vụ tấn công. Nhưng bà cũng tin rằng “Mặt trận” và đội sát thủ của nó chịu trách nhiệm về việc giết hại Triết và vợ ông ta. Và bà gần như chắc chắn rằng chính tổ chức này cũng đã giết hại chủ báo Nguyễn Đạm Phong ở Houston vài năm trước.
Khi Đạm Phong khởi nghiệp tờ báo của mình vào năm 1981, thật khó khăn để tìm được một chiếc máy đánh chữ có dấu trọng âm để sử dụng cho các bản thảo tiếng Việt. Vì vậy, Đạm Phong đã cẩn thận dò lại từng dòng của bài viết và thêm các dấu tiếng Việt bằng tay với một cây bút. Với bất cứ đánh giá kiểu nào thì ông ta cũng là người tiên phong trong lĩnh vực truyền thông, một trong những người nhập cư Việt đầu tiên thành lập một tờ báo ở Mỹ.
Tú Nguyễn, con trai Đàm Phong, cho biết cha ông ta thường xuyên bị đe dọa vài tuần trước khi bị giết |
Sau cả ngày làm việc trong vai trò một trợ lý ở một phòng khám răng, Đàm Phong trở về nhà và dán mình vào giấy tờ, gõ chữ trên cái máy đánh chữ, kiểm tra lại các bài viết trên cái bàn sáng. Những công việc này nuốt rất nhiều thời gian và tiền bạc của ông ta. Nhưng Đàm Phong yêu thích công việc đó.
"Mục đích là để có tiếng nói cho người dân" - con trai của ông, Tú Nguyễn, người đã giúp phân phối tờ báo có tên là Tự Do cho biết. "Đó thực sự là mục đích của ông ấy. Ông không kiếm tiền từ nó. Chẳng có bao nhiêu tiền từ nó cả."
Ông nói cha ông đã xác định mình sẽ truy tìm sự thật, bất chấp hậu quả.
Đàm Phong cuối cùng đã bắt đầu công bố nghiên cứu của ông về sự thật của “Mặt trận”. Đàm Phong không thích chủ nghĩa cộng sản, nhưng ông nghĩ rằng Minh là một kẻ gian lận, một kẻ lừa bịp người Việt. Vì vậy, ông tấn công của “Mặt trận” trong các bài xã luận - trong một bài viết, ông đã gọi Minh và những người theo y là "lũ hề" - và các bài báo tương tự.
Năm 1982, “Mặt trận” thực hiện một vụ khuếch trương hoành tráng: CBS News mô tả các du kích của Minh và lý tưởng của họ trong một đoạn phim kịch tính được phát sóng trên toàn quốc. Từ cảnh quay những người lính của “Mặt trận” đang lê bước qua khu rừng, câu chuyện chuyển sang cảnh “Mặt trận” tuyên bố là đội quân của mình đã vượt qua chiến tuyến và đang xây dựng căn cứ tại một nơi hẻo lánh trên đất Việt.
Đàm Phong bắt đầu chỉ ra các lỗ hổng trong câu chuyện, khám phá ra rằng nhóm lính chẳng hề ở bất cứ chỗ nào gần Việt Nam. Một bài báo trên tờ Tự Do giật tít: Sự thực về việc đề đốc Minh trở về Việt Nam. Đàm Phong đã bay tới Bangkok, nơi đã giúp ông khám phá ra nhiều điều, bao gồm cả vị trí căn cứ của “Mặt trận” ở Thái Lan, điều mà tổ chức này đã cố gắng giấu kín.
Theo ông Tú, con trai ông, “Mặt trận” đã cố gắng bịt miệng Đàm Phong bằng nhiều cách khác nhau. Họ đã cố gắng để hối lộ ông với những phong bì tiền, nhưng ông từ chối. Sau đó, ông Tú nhớ lại, đã có liên tục hàng loạt cuộc gọi điện thoại "từ những người đe dọa sẽ giết ông nếu ông không dừng xuất bản các bài viết về “Mặt trận”." Cuối cùng, ông đã có một buổi gặp gỡ với các nhà lãnh đạo “Mặt trận” trong một nhà hàng ở trung tâm thành phố Houston.
Tài liệu của FBI về vụ giết hại Đàm Phong |
Ông Tú nói, các lãnh đạo của tổ chức đã cho cha mình một tối hậu thư: Dừng lại hoặc là chết.
Vài ngày sau đó, Đàm Phong bị giết, bị bắn trong bộ đồ ngủ của mình và bỏ lại trên lối đi của ông. Kẻ giết người - hay những kẻ giết người - không hề để lại vỏ đạn nào tại hiện trường.
"Tôi nghĩ rằng, đặc biệt là với trường hợp của Nguyễn Đạm Phong ở Houston, và Lê Triết cùng vợ, thật đáng tiếc, tại Fairfax, Virginia - có một sự rõ ràng trong phần điều tra của tôi rằng “Mặt trận” quốc gia giải phóng Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những vụ giết người này", Tang-Wilcox, cựu nhân viên FBI cho biết.
Vụ Đàm Phong, theo bà, "Không có dấu hiệu của động cơ khác ngoài những vấn đề mà ông ta gặp phải với “Mặt trận” bởi các bài báo mà ông ta đã xuất bản...
Và sau đó con đường nơi vụ giết người được tiến hành. Các vỏ đạn đã được thu lượm. Đó là những người được đào tạo rất bài bản, biết rõ những gì họ đang làm, và không hề để lại bất kỳ bằng chứng nào có thể gây hại sau này. Rồi các thông điệp được vứt lại với ông ta.
"Đó là một vụ ám sát."
***
Một người đàn ông nói rằng ông biết những người chịu trách nhiệm cho cái chết của Đàm Phong. Ông là một cựu sĩ quan VNCH và một thời là thành viên của “Mặt trận”. Ông có làn da màu nâu nhạt với những nếp nhăn của tuổi tác, mái tóc đen nhiều sợi bạc.
Trong tháng Tám, ông đã đồng ý trả lời một cuộc phỏng vấn với ProPublica và Frontline tại căn nhà một tầng ngăn nắp của mình. Ông ta nói rằng mình chỉ nói về các hoạt động của “Mặt trận” nếu chúng tôi không nhắc đến tên ông ta hay chỉ được đề cập đến nơi ở của ông ta là một thành phố ở miền Nam.
Sau một cuộc trò chuyện dài bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi đưa ông ta một danh sách với năm cái tên của các nhà báo đã chết. Ông ta nheo mắt, nghiêng người về phía trước và chỉ một ngón tay trên hai cái tên đầu tiên: Dương Trọng Lâm và Nguyễn Đạm Phong.
"Chúng tôi đã giết họ," ông ta lặng lẽ nói.
Còn những người khác?
"Tôi không chắc chắn," ông ta trả lời. "Và tôi không muốn nói gì trừ khi tôi hoàn toàn chắc chắn."
Người đàn ông không nói ai bóp cò hoặc người đã ra lệnh. Nhìn ông ta bình thản, không hề tỏ ra sự hối hận rõ ràng nào. Ông ta nói mình chưa từng bị thẩm vấn bởi bất cứ người thực thi pháp luật nào ở Mỹ.
ProPublica và Frontline đã tìm thấy tất cả năm cựu thành viên của “Mặt trận”, những người đã thừa nhận rằng một nhóm sát thủ được gọi là K-9 đã làm công việc bẩn thỉu nhất của tổ chức. Một trong số đó là ông Trần Văn Bé Tư.
Vào đầu năm 1980, Bé Tư là một kẻ chống Cộng cực đoan: Ông ta đã bị kết án bảy năm tù vì âm mưu giết người sau khi bắn một người đàn ông tên là Trần Khánh Văn (hay Vân) ở Westminster, California, vào năm 1986. Văn (hay Vân) được nêu tên trong một câu chuyện trên tờ thời báo Los Angeles rằng đã tham gia vận động cho việc đối thoại với chính quyền cộng sản tại Việt Nam.
"Tôi đã bắn, hắn ta đổ xuống như một cái cây" - Bé Tư nói. "Cộng sản là những kẻ bệnh hoạn."
Bảo rằng mình đã rời khỏi “Mặt trận” trước khi thực hiện vụ bắn giết, nhưng Bé Tư vẫn thể hiện sự thân mật và niềm tự hào về những năm tháng của mình với “Mặt trận”, và về sự sợ hãi mà tổ chức này đã trút xuống kẻ thù của nó. Ông ta nói rằng người dân ở quận Cam coi những người giết những kẻ ủng hộ Cộng Sản như những người hùng. Bé Tư cho biết ông ta đã được tuyển chọn để tham gia đội K-9, nhưng ông ta không đồng ý, mặc dù ông ta rất ngưỡng mộ công việc của nhóm này.
Tran Van Be Tu: "Tôi đã bắn, hắn ta đổ xuống như một cái cây" |
"K-9 làm tốt lắm, họ là dân chuyên nghiệp mà." ông ta nói. "Và họ chưa bao giờ bị tóm gáy."
Là một người bạn lâu năm của hai trong số những người chỉ huy hàng đầu của “Mặt trận” - những người bị FBI nghi ngờ là đã chỉ đạo các cuộc tấn công - Bé Tư cho biết ông ta nghĩ K-9 đã giết Đạm Phong, và có khả năng là chịu trách nhiệm trong những cái chết của Phạm Văn Tập và Lê Triết cùng vợ.
Chúng tôi đã hỏi thẳng ông ta rằng ông ta có biết tên của người đã giết Đạm Phong không.
Ông ta chỉ cười và nói: "Các anh cứ như là FBI vậy nhỉ?"
***
Những người Mỹ gốc Việt với nhiều đặc điểm truyền thống còn sót lại từ những người di cư đang dần dần vứt bỏ vị thế của những người lưu vong và đồng hóa vào nền văn hóa chung của nước Mỹ.
Nhưng dấn thân vào bất kỳ khu phố nào của Tiểu Sài Gòn trên đất Mỹ, không khó để nhận ra những căng thẳng dai dẳng, một mớ hỗn độn của những bí ẩn lịch sử và sự tranh cãi về lòng trung thành. Những lời miệt thị "Cộng sản" vẫn thỉnh thoảng được ném vào các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh và các đối thủ chính trị.
Những cựu thành viên của “Mặt trận” và những người tự coi mình là nạn nhân của những trò bạo lực của tổ chức này vẫn sống cùng với nhau trong những khu vực di dân ở California và Virginia, Houston và New Orleans. Im lặng vẫn là ngôn ngữ chính. Ngay cả những năm sau này, quy mô “Mặt trận” trở nên nhỏ hơn so với kỳ vọng để có thể làm những việc như trước, nhưng các nạn nhân vẫn thường sợ hãi vì không muốn dây vào rắc rối.
Đoàn Văn Toại là một nhà văn và nhà hoạt động, người thường chỉ trích “Mặt trận” trên mặt báo. Năm 1989, ông bị bắn vào mặt ngay gần nhà của ông ở Fresno, California. Toại vẫn không biết rõ ai đã cố giết ông ta - không có vụ bắt giữ nào - và cũng rất thận trọng để không hé miệng về bất cứ ai.
Nhưng Toại chắc chắn rằng ông ta bị nhắm tới vì những bài viết và tuyên bố công khai của mình. Và ông ta cũng đã nhận được các thông điệp. Sau khi bị bắn, Toại ngừng viết và lui vào ở ẩn.
Trong những năm 1980, Tam Nguyen là một ký giả của một tờ báo Việt ngữ tại San Jose, một tờ báo dám thách thức “Mặt trận”. Tam Nguyen không hề dám viết về những vấn đề rắc rối này - "Tôi đã không dám" - nhưng khi anh xuất hiện tại một sự kiện của “Mặt trận” với máy ảnh của mình trong tay, những kẻ ủng hộ “Mặt trận” đã hành hung anh ta, khiến anh đổ máu và run rẩy.
Ngày nay, Tam Nguyen là một ủy viên Hội đồng thành phố San Jose, đại diện cho khu vực bầu cử số 7 của thành phố. Ông cho biết, thời của khủng bố là "một ký ức đau đớn tôi đã cố gắng chôn sâu xuống". Xung quanh San Jose -tại các quán cà phê, các trung tâm mua sắm và các ngôi chùa Phật giáo - đôi khi ông ta gặp lại những kẻ thù cũ của mình trong “Mặt trận”, đã già hơn rất nhiều, và có lẽ chín chắn hơn. Theo ông ta, thực sự là rất không thoải mái.
Nguyễn Xuân Nghĩa từng là một thành viên của “Mặt trận” và bây giờ ông ta nói về những năm tháng của mình với tổ chức này một cách cẩn trọng và hối tiếc.
Nghĩa đóng vai trò là một nhà chiến lược quan trọng và phụ trách mảng tuyên truyền của “Mặt trận” trong những năm 1980, và có gần một thập kỷ ở hàng ngũ cao nhất của tổ chức. Hiện nay, Nghĩa sống tại quận Cam, California, được đào tạo về kinh tế, và có thời gian dài học về lịch sử châu Á. Nhưng trên hết, ông ta là một nhà bình luận sung mãn, thường xuyên xuất hiện trên các tờ báo Việt ngữ khác nhau.
Nguyễn Đạm Phong, vợ ông và 8 trong số 10 người con. |
Trong một loạt cuộc phỏng vấn với ProPublica và Frontline, Nghĩa đã có những thay đổi về trách nhiệm của “Mặt trận”. Lúc đầu, ông ta khẳng định rằng tổ chức này đã không hề liên quan đến các vụ tấn công vào các nhà báo hoặc bất kỳ ai khác ở Mỹ.
Nhưng trong cuộc trò chuyện sau này, khi phải đối mặt với những bằng chứng về tội ác của “Mặt trận”, ông ta đã chuyển sang hướng khác. Trong một cuộc phỏng vấn ghi hình, Nghĩa cho rằng "hoàn toàn có thể" là các thành viên “Mặt trận” đã đứng đằng sau vụ ám sát Đàm Phong và có thể đã phạm những tội ác khác. Ông ta thừa nhận rằng có một phe phái chủ trương bạo lực trong tổ chức, và khi các nhà quay phim tắt máy quay, Nghĩa thừa nhận ông ta đã tham gia vào một cuộc họp của “Mặt trận” mà trong đó các thành viên đã thảo luận một kế hoạch ám sát một biên tập viên báo chí nổi tiếng tại quận Cam. Nghĩa nói rằng ông ta đã khuyên can các đồng nghiệp của mình đừng giết người.
Ông ta nói: "Đó là một khoảng thời gian đen tối trong cuộc đời tôi".
Tại Houston, gia đình Đàm Phong không muốn gì hơn là làm sáng tỏ cái chết của ông ta. Sau khi ông ta bị giết, gia đình ông không có tiền để chuyển đến một ngôi nhà mới. Vì vậy, trong nhiều năm qua vợ và nhiều người trong số 10 người con của ông tiếp tục sống tại nơi mà Đàm Phong đã bị giết.
Theo Tú, cái chết của bố ông là một vụ ám sát, và điều đó không hề đáng ngạc nhiên. Tú biết về các cuộc gọi điện thoại đe dọa. Ông cũng biết bố mình đã mua một khẩu súng để phòng thân và nuôi một con chó săn Đức để bảo vệ ngôi nhà.
"Họ đã nói với ông ấy rằng họ sẽ hạ ông ấy" - Tú nhớ lại.
Tú từng giúp cha mình đi phân phối những tờ báo bằng chiếc xe của nhà, bây giờ là một kỹ sư máy tính. Ông sống trong một khu phố cao cấp với những con đường rợp bóng cây yên tĩnh.
Thi thoảng vào ngày cuối tuần ông dẫn hai đứa con của mình đến nghĩa trang của vùng Pearland lân cận, để thăm mộ Đạm Phong.
Đôi khi ông ngồi xổm xuống, nhìn chằm chằm vào mặt đất và nói, gần như là thì thầm, với cha mình. Ông nói những gì đạt được chắc chắn là không công bằng.
"Đối với chúng tôi, chúng tôi chỉ muốn có câu trả lời," ông nói. "Chỉ thế thôi."
--------
Nguồn: ProPublica và Frontline
Dịch: DLV.VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét