Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Việt Tân: "Kẻ khủng bố ở Tiểu Sài Gòn" - Phần 2: Vụ án bị lãng quên (DLV.vn lược dịch)

Chỉ 24 giờ sau khi Dương Trọng Lâm bị giết ngày 21/7/1981, một cảnh sát điều tra viên của San Francisco đã viết ra một danh sách ngắn những nguyên nhân có thể giải thích làm thế nào người chủ báo 27 tuổi lại bị bắn chết bên ngoài căn hộ của mình. Trong đó có một số nguyên nhân thường thấy như: vì tình, vì tiền,..

Nhưng hồ sơ cảnh sát cũng cho thấy các thám tử đã có lý do để xem xét khả năng khác: chính trị. Lâm và tờ báo của ông được xem là có cảm tình với những người Cộng sản tại Việt Nam, và Lâm đã nhận được những lời đe dọa từ những người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt vốn coi ông là một kẻ phản bội.



Chỉ trong vài ngày sau cái chết của Lâm, một thư nặc danh được gửi đến tòa soạn Associated Press nói rằng Lâm đã bị trừng trị bởi vì ông ta ủng hộ cộng sản. Vài tuần sau đó, bạn bè của Lâm viết đơn gửi cảnh sát địa phương và FBI, trích dẫn thư này và bày tỏ sự quan ngại rằng việc giết Lâm là một phần của việc mở rộng các hành vi bạo lực với động cơ chính trị.
Tuy nhiên, như các hồ sơ và các cuộc phỏng vấn cho thấy, những người có trách nhiệm đã khước từ ý tưởng này. Dưới sực ép của bạn bè của Lâm, các công tố viên liên bang đã chất vấn FBI rằng liệu vụ giết Lâm phải chăng là "một hành động có thể là khủng bố". FBI trên quan điểm của mình lại cho rằng việc giết chóc này không phải là vì chính trị.

Rốt cục thì các đặc vụ cũng mất nhiều năm để điều tra một chuỗi các tội ác tương tự trong cái "ốc đảo" Việt tại Mỹ - riêng rẽ tại các chi nhánh trên khắp đất nước - trước khi nhận ra sai lầm của họ: Không chỉ có Lâm bị giết vì đã bày tỏ quan điểm của mình, họ buộc phải tin, mà ông ta chỉ là một trong nhiều nhà báo người Mỹ gốc Việt bị sát hại bởi một tổ chức với giấc mơ chiếm lại Việt Nam một ngày nào đó và sẵn sàng thủ tiêu bất cứ ai thách thức nó. Đến lúc đó, FBI nghi ngờ rằng tổ chức này, còn được gọi là Mặt trận, chịu trách nhiệm cho các vụ giết người ở California, Texas và Virginia cũng như một loạt các vụ đốt nhà, đánh đập và đe dọa trên toàn nước Mỹ.

Năm 1995, Cục hợp nhất hơn hai chục vụ vào làm một "vụ án lớn", thành lập một đội điều tra để truy tìm manh mối. Tuy nhiên, nó đã chẳng bao giờ thành công trong việc khởi tố hình sự chống lại Mặt trận vì những hành vi bạo lực của chúng.

ProPublica và Frontline đã xem xét các vụ điều tra của địa phương và liên bang đối với Mặt trận và thấy rằng chúng đã được thực hiện bởi sự thiếu chuyên môn, nguồn lực, sự cần kíp và thậm chí, nhân tiện, là cả sự tò mò căn bản. Các mánh lới đều bị bỏ qua và các manh mối bị phớt lờ. Trong khi một vài điều tra viên đã làm việc một cách nghiêm túc và siêng năng thì lại các nguồn tin quan trọng lại không hề được khai thác. Theo các thám tử đã tham gia vào vụ này thì việc nghe lén, một biện pháp cổ điển cho việc thâm nhập vào tổ chức bí mật, không hề được sử dụng. Các đặc vụ thường phải xin xỏ ngay cả những thứ thiết yếu như người phiên dịch. Một điều cản trở nữa là, từ đầu đến cuối, cuộc điều tra rất hiếm khi được sự để ý của các nhân viên FBI tốt nhất và sáng giá nhất; trong thời đại của những vụ nổi tiếng khác, vụ này chẳng giúp ích gì cho sự nghiệp của bất cứ ai.

FBI đã khép vụ này lại vào cuối những năm 1990. Trong tuyên bố gửi đến ProPublica và Frontline, cục đã nói rằng các nhà điều tra tài năng đã làm việc kiên trì, nhưng đơn giản là họ đã không thể tìm ra đủ bằng chứng để tiếp tục theo đuổi việc truy tố các tội phạm khủng bố. Các cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương, bao gồm Sở Cảnh sát San Francisco, thì không đưa ra bình luận gì về vụ này.

ProPublica và Frontline đã phỏng vấn năm người trực tiếp tham gia vào cuộc điều tra của FBI, cũng như các cảnh sát điều tra địa phương. Chúng tôi có được những hồ sơ vụ án 30 năm tuổi và báo cáo điều tra từ bảy vùng lãnh thổ. Chúng tôi đã nói chuyện với ít nhất 10 người được xác định trong các hồ sơ như là những nghi phạm của vụ án.

VOECRN nhận trách nhiệm về việc giết Dương Trọng Lâm. Các nhà điều tra cho rằng đây là tên giả của "Mặt trận"

Đối với các sĩ quan thực thi pháp luật tham gia tường tận vào cuộc điều tra về Mặt trận, sự bất lực trong việc này đã ám ảnh họ. Katherine Tang-Wilcox, một cựu nhân viên FBI, người đứng đầu nhóm điều tra trong nhiều năm, vẫn còn nhớ lại một cách sinh động bản tóm tắt về những hành vi bạo lực và thương tích mà Cục điều tra liên bang cho rằng Mặt trận phải chịu trách nhiệm: các vụ tấn công chuyên nghiệp, các lời miệt thị, dọa giết và tuyên bố nhận trách nhiệm, sự mất mát của gia đình người chết. Bà nói rằng vụ án là một ung nhọt đối với bà và dẫn đến việc nghỉ hưu của bà. Nhưng bà ấy không nghĩ rằng vụ án cần phải đóng lại.

"Liệu họ có nên mở lại vụ án nếu có những thông tin mới được phát hiện?" - Tang-Wilcox nói. "Bởi vì nếu một người đi về phía trước, điều đó sẽ khuyến khích những người khác đi về phía trước. Có những người biết ai là kẻ chịu trách nhiệm cho từng và tất cả các hành vi này. Có những người biết điều đó. Và tội giết người thì không thể có hiệu lực.".

***

Dương Trọng Lâm bị bắn vào ngực lúc hơn 11 giờ sáng ngay trên đường phố của khu phố Tenderloin, San Francisco. Ông loạng choạng bước thêm khoảng 6m trước khi đổ gục xuống ven đường. Theo lời nhân chứng thì có những tiếng la hét, và một, cũng có thể là hai, người đàn ông châu Á đã bỏ trốn khỏi hiện trường.

Gia đình và bạn bè của Lâm nhanh chóng nói với các thám tử rằng Lâm không thiếu kẻ thù. Tờ báo ủng hộ Cộng sản của ông bị nhiều người ghét. Ông đã bị đe dọa trong suốt nhiều tháng. Em gái của ông, Nancy Dương, cũng đã bị đe dọa, khi một người đàn ông đã chĩa súng vào đầu cô.

"Họ nói, 'Mày là đồ Việt Cộng! Hãy cút khỏi đất nước này'." - Nancy Dương nhớ lại.

Napoleon Hendrix và Earl Sanders là những thám tử của Sở cảnh sát San Francisco được giao phụ trách vụ án của Lâm. Họ đã không nghĩ nhiều về ý tưởng rằng giết Lâm là một động cơ chính trị.

"Nếu đó là một vụ ám sát chính trị", Sanders nói với một tờ báo địa phương trong năm 1981, "những gã này nên trở về trường học lại."

Hendrix và Sanders đã mải mê với ý tưởng rằng vụ giết người là kết quả của một cuộc tranh chấp về tiền bạc. Họ bắt và buộc tội một người đàn ông là nhân viên thu ngân và bồi bàn tại một nhà hàng do Lâm sở hữu. Nhưng cáo buộc này thất bại và bị bác bỏ bởi một thẩm phán.

Nancy Dương cho biết, ngay từ đầu, cô đã nói với các nhà điều tra rằng quan điểm chính trị của Lâm nhiều khả năng là nguyên nhân cái chết của ông. Cô thông báo cho họ về những mối đe dọa và các cuộc gọi điện thoại đến nhà cô ấy tuyên bố nhận trách nhiệm về cái chết của ông.

"Tôi đã cố gắng tất cả mọi thứ," cô nói, "để cung cấp cho họ thông tin."

"Tôi không nghĩ rằng họ phải cần nhiều đến vậy."

Các cơ sở trong câu chuyện cuộc đời của Lâm đã chỉ rõ nơi để bắt đầu việc tìm kiếm kẻ giết ông ta.

Lâm rời Việt Nam vào năm 1971 trong lúc cuộc chiến tranh đang tơi tả. Khi đến Mỹ, ông theo học tại trường Cao đẳng Oberlin Ohio và, sau đó, tại Đại học California, Berkeley. Đó là những ngôi trường tự do, và là một sinh viên, Lâm phản đối sự xung đột đẫm máu tại Việt Nam. Sau đại học, ông thẳng tiến đến San Francisco - ông đã có một mớ tóc hippie xù xì và một chiếc Volkswagen ọc ạch - nơi ông thuê một căn hộ rẻ tiền và đắm mình vào một loạt các dự án, bao gồm những gì sẽ trở thành tờ nguyệt san của ông ta, Cái Đình Làng.

Ông xuất bản tờ báo, vốn ủng hộ chiến thắng của chế độ cộng sản Hà Nội, vào mùa hè năm 1980. Ông mô tả tờ báo tiếng Việt của mình như một tập san của "thông tin" và "hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa." Những câu chuyện không phải luôn luôn lấp lánh; một số báo nổi bật trên trang đầu là bài tường thuật một hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của Việt Nam, Campuchia và Lào.

Tuy nhiên, những thông tin như vậy là kích động đối với nhiều người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Những ký ức về chiến tranh còn nguyên vẹn; những người có cảm tình với Hà Nội đều bị ghê tởm.
Dương Trọng Lâm

Nguyễn Đăng Khoa đã từng chiến đấu trong chiến tranh, và ông đã tham gia một nhóm của Mặt trận ở Oakland, California. Trong một cuộc phỏng vấn, chúng tôi hỏi ông ta về phản ứng của ông đối với vụ án mạng của Lâm.

"Tất nhiên tôi đã ngây ngất. Tôi đã rất hạnh phúc" - ông ta nói.

Không có gì ngạc nhiên, Lâm đã bị đe dọa nhiều lần trong cái năm duy nhất mà tờ báo của mình tồn tại. Một người bạn của ông, cũng như em gái của ông, đã nói điều này với các nhà điều tra.

"Trước khi anh ấy chết, khoảng hai tháng, anh biết không, anh ấy liên tục nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại, rất nhiều bức thư cảnh cáo" - người bạn nói với cảnh sát. "Tôi nghĩ rằng có một số tổ chức đằng sau nó."

Hendrix và Sanders, hai thám tử địa phương, đã cố gắng hiểu sự vận động ngầm và sự tức giận trong lòng Tiểu Sài Gòn . Nhưng bản ghi các cuộc thẩm vấn mà họ đã tiến hành cho thấy sự bực tức của họ - với những người không nói cùng ngôn ngữ, hoặc những người mà họ cho rằng không nói thật.

Jayson Wechter, một thám tử tư nổi tiếng ở San Francisco đã kiểm tra vụ án mạng của Lâm trong đầu những năm 1980, đã viết về những khó khăn như vậy trong một bài báo cho tạp chí Luật sư California.

Đến từ một đất nước "với một hệ thống pháp lý nổi tiếng là tham nhũng, người Việt đem theo một định kiến mang tính lịch sử chống lại chính quyền và những người thực thi pháp luật", Wechter viết. Vào thời điểm đó, ông đã chỉ ra, California chỉ có một sĩ quan cảnh sát nói tiếng Việt, một cựu lính thủy đánh bộ đã tham gia cuộc chiến.

Trên khắp cả nước, những câu chuyện cũng hệt như vậy. Ví dụ, tại Houston, không có người Mỹ gốc Việt nào tham gia vào việc điều tra ban đầu của cảnh sát trong vụ sát hại chủ báo Đàm Phong năm 1982. Cuộc điều tra sau đó của FBI cũng lúng túng bởi các vấn đề tương tự. Các đặc vụ tham gia vào những vụ án liên quan đến Mặt trận không thể nói được tiếng Việt; các hồ sơ rải rác những thông báo của các thám tử yêu cầu cục thuê thêm phiên dịch.

Năm 1984 có một lời kêu gọi "thuê gấp các nhà ngôn ngữ học". Sáu năm sau đó, một bản ghi nhớ cho thấy đặc vụ chuyên trách của văn phòng tại San Francisco vẫn yêu cầu trụ sở giúp đỡ. Ông ta viết: "Hiện nay chưa có ai, cả đặc vụ chuyên trách lẫn nhân viên hỗ trợ tại đơn vị San Francisco, có khả năng dịch tiếng Việt sang tiếng Anh. Do đó, không có cơ sở để từ đó tìm kiếm một nhà ngôn ngữ học.".

"Có một rào cản văn hóa, và mọi người sợ nói" - Trang Q. Nguyễn, một nhà tư vấn cho các đơn vị truyền thông Việt ngữ ở Nam California, nói.

Một số trong những người đó - cho dù ở San Francisco hay Houston, San Jose hoặc Virginia - không phải sợ nói chuyện với cảnh sát mà sợ Mặt trận phát hiện ra họ đã khai báo với cảnh sát.

Đoàn Văn Toại, một nhà văn và nhà hoạt động, bị bắn vào mặt năm 1989 tại Fresno, California. Tay súng đã chẳng hề bị bắt, và Toại hiếm khi nói công khai về trường hợp của ông. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn gần đây với ProPublica và Frontline, Toại cho biết các nhà chức trách đã hoàn toàn không sẵn sàng để điều tra trường hợp của ông và những vụ tương tự. Điều đó cho thấy rằng, ông hiểu những gì họ đang chống lại.

Về người dân trong cộng đồng Việt, Toại cho biết, "Họ không bao giờ hợp tác."

Hơn nữa, vụ giết Lâm là trong giai đoạn đầu của chiến dịch sử dụng bạo lực của Mặt trận, và cuộc điều tra về nó dường như đã thiếu sự cố gắng cơ bản nhất. Bạn bè và người thân của ông đã báo cáo về các mối đe dọa bằng điện thoại đến Lâm, và sau này là các cuộc gọi đến gia đình ông ta từ những người tự xưng là đã giết ông ta. Chẳng hề có bằng chứng trong hồ sơ vụ án cho thấy các điều tra viên đã kiểm tra danh sách điện thoại của Lâm, hoặc những người như em gái ông ta.

Vài tuần sau vụ giết người, các thám tử ở San Francisco nhận được một mảnh giấy viết tay ghi rõ họ tên của nghi phạm, kèm theo địa chỉ và số điện thoại. Nghi phạm được miêu tả là một cựu sỹ quan cảnh sát VNCH, người đã từng tiến hành thẩm vấn những người bị tình nghi là cộng sản ở Sài Gòn. Tờ giấy còn nói người này hiện là một thành viên của một tổ chức quân sự chống Cộng: Mặt trận.

Các thám tử San Francisco đã có thông điệp được dịch sang tiếng Anh. Nhưng họ đã không hề truy lần theo manh mối này. Trong hồ sơ vụ án giết người dày hàng trăm trang, không hề có dấu hiệu về việc các thám tử đã từng thẩm vấn người bị chỉ điểm trong đơn tố giác viết tay.

ProPublica và Frontline đã phát hiện người này ở San Jose và phỏng vấn ông ta. Ông ta cho biết đúng là ông ta từng là một sĩ quan cảnh sát ở Sài Gòn. Nhưng ông ta khẳng định rằng ông ta không tham gia vào Mặt trận và không giết Lâm.
Khi được hỏi liệu ông đã từng nói chuyện với cảnh sát San Francisco về việc vụ giết người này, ông đã trả lời một cách nhanh chóng: "Không". Ông cho biết ông chỉ có một cuộc nói chuyện ngắn gọn với các nhân viên FBI khoảng 15 năm sau vụ án mạng.

Dù người đàn ông này có hay không liên quan đến cái chết của Lâm thì thực tế là các nhà chức trách đã vứt bỏ một manh mối hoàn toàn chưa được tìm hiểu mặc cho nỗi đau gặm nhấm gia đình và bạn bè của Lâm suốt một thời gian dài.
Nancy Dương, em gái của Dương Trọng Lâm, cho đến giờ vẫn chưa biết ai là kẻ giết anh mình.

Những người ủng hộ Lâm cuối cùng đã bắt đầu khẩn cầu FBI và các công tố viên liên bang vào cuộc. Họ khẳng định rằng không chỉ vụ giết Lâm dính líu đến chính trị, mà còn một loạt các hành vi bạo lực đã được thực hiện đối với những người mong muốn một mối quan hệ bất bạo động với Cộng sản Việt Nam. Cuối cùng, họ đã viết thư trực tiếp cho Joseph Russoniello và sau đó văn phòng chưởng lý Hoa Kỳ ở San Francisco, nói rằng vụ án đã được thực hiện một cách "cẩu thả" bởi các điều tra viên San Francisco, "những người đã từ chối điều tra động cơ chính trị tiềm năng trong các vụ giết người."

Russoniello đã gửi một bức điện cho FBI, hỏi liệu có bất kỳ lý do gì để tin rằng việc giết Lâm là một hành động khủng bố hay không. Một đặc vụ cấp cao của FBI đã đến văn phòng của ông ta để cam đoan với ông ta là không có.

FBI đã bị mắc kẹt vào kết luận đó ngay cả sau khi nhiều nhà báo đã thiệt mạng vì những gì dường như là vụ ám sát chính trị. Khi chủ bút Phạm Văn Tập đã bị ám sát tại miền Nam California năm 1987, các đặc vụ liên bang ở Los Angeles đã thấy sự tương đồng giữa án mạng của ông này với của Lâm. Họ đã liên hệ với các đồng nghiệp tại San Francisco để yêu cầu các hồ sơ về vụ giết Lâm.

"Cuộc điều tra của SFPD và FBI đã xác định rằng vụ giết Lâm là vì những lý do cá nhân và thiếu bằng chứng cho thấy có bất cứ động cơ chính trị nào", một điều tra viên ở San Francisco đã viết lại như vậy. Được soạn thảo bởi một thành viên của một đội chống khủng bố FBI, các bản ghi nhớ đã được đánh dấu là "bí mật" và được gửi đi vào tháng mười hai năm 1987. FBI đã biên tập lại tên của đặc vụ này trước khi giải mật các tài liệu và giao nó cho ProPublica và Frontline.

Hiện tại, Nancy Dương giữ một bức ảnh đen trắng của anh trai mình bên cạnh một bàn thờ Phật nhỏ. Trong ảnh, Lâm còn trẻ và đang mỉm cười.

"Tôi không biết những gì đã xảy ra với anh trai của tôi," cô nói, "ngay cả bây giờ."

***

Nếu FBI lúng túng trong việc giải quyết các tội ác riêng lẻ nghi ngờ có bàn tay của Mặt trận, còn có một cách khác để cơ quan này có thể dựng một vụ án chống lại tổ chức này.

Đạo luật trung lập của Mỹ (Neutrality Act) quy định về tội ác liên bang đối với bất kỳ công dân Hoa Kỳ hoặc người cư trú nào hỗ trợ tài chính hoặc tham gia "bất kỳ cuộc viễn chinh quân sự hay hải quân" (“any military or naval expedition”) chống lại một nhà nước "mà đang trong trạng thái hòa bình với Hoa Kỳ" (“with whom the United States is at peace.”).

Mặt trận chưa từng cố gắng để che giấu thực tế là nó đang thực hiện các hành vi vi phạm đạo luật.

Nó tổ chức các sự kiện công cộng ở các thành phố trên khắp đất nước, khẩn cầu người tham dự quyên tiền cho nỗ lực chiến tranh của mình. Những bức ảnh về "biểu tình kháng chiến" tại Santa Ana, California, Los Angeles và Washington DC, cho thấy những đám đông khổng lồ tụ tập để ủng hộ. FBI cũng thấy rằng Mặt trận đã trực tiếp đăng quảng cáo trên báo chí Việt ngữ, quyên tiền để mua vũ khí; viết một tấm séc cho tổ chức - các quảng cáo hứa hẹn - sẽ giúp họ trang bị các loại vũ khí như súng trường tấn công và tên lửa vác vai.

Và sau đó là có căn cứ quân sự của tổ chức này được thành lập ở Thái Lan, để từ đó nó sẽ cố gắng xâm phạm Việt Nam. Hình ảnh và đoạn phim về việc huấn luyện tại căn cứ đã được sử dụng để kiếm nhiều tiền hơn nữa, và một đoạn phim ngắn nổi bật trong một câu chuyện về tham vọng quân sự của Mặt trận phát sóng toàn quốc trên truyền hình CBS.
Hoàng Cơ Minh tại căn cứ.

Nhưng xem xét lại hàng ngàn trang hồ sơ điều tra của FBI, cũng như các cuộc phỏng vấn với các cựu thám tử và công tố viên, chẳng hề có thảo luận nghiêm túc nào về hành vi vi phạm đạo luật trung lập, ngay cả sau khi FBI đã nghi ngờ Mặt trận đang thực hiện các vụ ám sát trên đất Mỹ .

ProPublica và Frontline đã hỏi FBI và văn phòng chưởng lý ở San Francisco rằng tại sao Mặt trận chưa bao giờ bị khởi tố vì hành vi kiếm tiền với mục đích lật đổ chính phủ của Việt Nam. Cả hai đều không có câu trả lời nào.

Tang-Wilcox, một trong những đặc vụ hàng đầu trong cuộc điều tra về Mặt trận, nói rằng bà không nghĩ một trường hợp như vậy sẽ khả thi trong tình hình chính trị của những năm 1980.

Vào thời điểm đó, Mỹ đã cam kết với cái gọi là Học thuyết Reagan, theo đó Mỹ sẽ ủng hộ các phong trào chống Cộng có vũ trang. Mỹ đã ủng hộ quân nổi dậy chống Liên Xô ở Afghanistan, một đội quân đánh thuê trong cuộc nội chiến Angola, nhóm Contras chiến đấu ở Nicaragua.

Eugene Kontorovich, một giáo sư tại Đại học Luật Northwestern, người đã viết rất nhiều về Đạo luật trung lập, cho biết ông không ngạc nhiên khi không có cáo buộc nào được thực hiện đối với Mặt trận. Theo ông, việc truy tố vì Đạo luật trung lập là cực kỳ hiếm, ngay cả khi các cá nhân và các nhóm đang vi phạm rõ ràng "cốt lõi của những gì mà đạo luật nghiêm cấm". Ông nói rằng sự hiếm hoi của những vụ này có thể là do nỗ lực tạo ra một lối mở cho việc truy tố có chọn lọc .

Đối với trường hợp Đạo luật trung lập, Kontorovich cho biết, "không công tố viên nào sẵn sàng trở thành kẻ tiên phong cả".

Mặc dù các công tố viên liên bang đã không hành động dựa trên bằng chứng về việc Mặt trận đã vi phạm Đạo luật trung lập, các hồ sơ và tài liệu thẩm vấn cho thấy một loạt các cơ quan liên bang - Bộ Ngoại giao, CIA, Bộ Quốc phòng - đã nhận thức rõ về hoạt động và mục đích của tổ chức này.

Trên thực tế, theo một cuộc phỏng vấn với một cựu nhân viên Bộ Ngoại giao về hưu và cuốn hồi ký của một cựu lãnh đạo Mặt trận, Hoàng Cơ Minh, lãnh đạo của Mặt trận và là người đã giám sát trại huấn luyện của tổ chức này ở Thái Lan, đã gặp gỡ với một quan chức Bộ Ngoại giao (Mỹ) ở Bangkok để thảo luận về kế hoạch xâm phạm Việt Nam của ông ta. Nhưng người quan trọng nhất trong chính quyền Mỹ mà Mặt trận từng liên lạc là Richard Armitage.

Armitage là một người có một khoảng thời gian lâu dài và sâu sắc ở Việt Nam. Ông ta từng là một sĩ quan trong lực lượng Hải quân Mỹ trong chiến tranh, đã gặp và kết bạn với Minh trong năm 1970. Armitage sau đó đã được giao nhiệm vụ hỗ trợ việc di tản của Hải quân VNCH và các sỹ quan của nó khi sự sụp đổ của Sài Gòn đang dần hiện rõ. Armitage sau đó trở thành một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng của chính quyền Reagan, giám sát chính sách cho khu vực Đông Nam Á. Ông ta cũng từng là một thứ trưởng ngoại giao thời George W. Bush.

FBI đã phỏng vấn Armitage trong vụ điều tra về Mặt trận. Thực chất của bài phỏng vấn năm 1991 đã được viết trong một biên bản ghi nhớ, được biết đến trong cách nói của FBI là tài liệu 302. Armitage nói với FBI rằng ông ta tiếp tục giữ mối quan hệ bè bạn với Minh trong nhiều năm sau khi ông này tới Mỹ năm 1975. Ông cũng nói với FBI rằng ông tin rằng Mặt trận có khả năng ám sát chính trị, và rằng ông đã nghe tin đồn rằng Mặt trận đã thực sự thực hiện các vụ giết người như vậy ở Mỹ.
Hồ sơ FBI tóm tắt cuộc thẩm vấn của các nhà điều tra với Armitage năm 1991.

Armitage không đồng ý trả lời phỏng vấn với ProPublica và Frontline. Tuy nhiên, ông đã trả lời cho các câu hỏi bằng văn bản. Armitage đã viết rằng ông đã coi Minh "một trong những sĩ quan tốt nhất" ông đã gặp ở Việt Nam. Ông khẳng định rằng ông đã nói với FBI về những tin đồn về những vụ giết người của Mặt trận ở Mỹ nhưng thừa nhận rằng ông đã không hề thông báo với bất kỳ người thực thi pháp luật nào về những tin đồn này trước khi có buổi thẩm vấn năm 1991.

Armitage nói với ProPublica và Frontline rằng ông đã xem ý tưởng của Minh về việc xâm lược Việt Nam là một "trò vặt vãnh của một thằng ngốc" (a fool's errand). Nhưng, Armitage cho biết, ông cũng đã hỗ trợ cho Minh một số việc khi những đầu lĩnh thiết lập căn cứ của họ tại Thái Lan: Armitage cho biết ông ta đã tiến cử Minh với các đối tác Thái Lan của mình.

ProPublica và Frontline không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ cho Mặt trận. Thật vậy, Armitage đã cho biết ông ta đã làm rõ với các quan chức Thái Lan rằng Hoa Kỳ không có chương trình chính thức nào để hỗ trợ cho các mục đích quân sự của Minh.

Tuy nhiên, sự giúp đỡ Armitage dường như đã có kết quả: Một tướng Thái tên là Sutsai Hatsadin đã trở thành người bảo trợ của Mặt trận, cho phép Minh thiết lập cơ sở du kích của mình trên một mảnh đất xa xôi trong khu rừng rậm ở Đông Bắc Thái Lan, gần sông Mekong và biên giới với Lào.

Tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi, căn cứ của Minh cách ngôi làng gần nhất sáu giờ hành quân. Trong khoảng thời gian đó, ông ta và những người của mình đã dọn sạch cây cối và xây dựng các khu nhà thô sơ bằng gỗ. Ông đã lôi kéo được vài trăm người đến khu trại, huấn luyện họ chiến thuật du kích và trang bị cho họ vũ khí hạng nhẹ và quân phục.

Một tài liệu giải mật năm 1984 của CIA nói rằng Minh và đội quân của ông ta đã được tài trợ bởi tiền đóng góp của người tị nạn Việt Nam cũng như "sự hỗ trợ khiêm tốn bí mật từ 'nhân tố nào đó' của Quân đội Hoàng gia Thái Lan". Tiền Mặt trận huy động ở Mỹ được chuyển đến Thái Lan định kỳ bằng bưu điện.
Các cựu chiến binh "Mặt trận" cho biết
Hoàng Cơ Minh đã giết khoảng chục
người lính của mình tại căn cứ.

Theo các cuộc phỏng vấn với các thành viên Mặt trận cũng như các binh sĩ chống cộng khác trong cùng khu vực thời đó, việc gây quỹ của tổ chức này đã cho phép nó có thể mua nhiều loại vũ khí hạng nhẹ như súng AK-47, súng M16 và tên lửa chống tăng M72. Kế hoạch của Minh là di chuyển về phía đông, vượt sông Mekong và băng ngang qua nước Lào trước khi xâm nhập vào Việt Nam.

Sau một chuyến xe tải đường dài trên một loạt các con đường bùn đất trơn trượt, xuyên qua các vùng nông thôn Thái Lan, ProPublica và Frontline tìm thấy một trong những đồng minh cũ của Minh, người Lào, đang sinh sống tại một làng ở nông thôn. Người đó nói Minh rất tàn bạo trong việc trừng phạt những người mất lòng tin vào sứ mạng. Người chiến binh Lào, đã từng cùng với năm người khác đã gia nhập Mặt trận và lặn lội đến căn cứ ở Thái Lan, nói rằng Minh đã xử tử phải đến 10 người lính của mình vì bất phục tùng hoặc thiếu sự tận tụy. Có thể một hoặc nhiều trong số họ là công dân Hoa Kỳ.

FBI đã nhận được ít nhất một báo cáo về các vụ giết người trong khu trại này. Năm 1986, một thành viên của Mặt trận đã đào thoát và liên lạc với văn phòng cục điều tra liên bang tại Honolulu, nói với các đặc vụ rằng có hai tân binh đã bị giết tại trại. Không rõ là FBI đã làm với các thông tin này.

***

Bản cáo trạng công bố vào ngày 10 tháng 4 năm 1991 bởi các công tố viên liên bang ở San Jose có vẻ như là cơ hội để cuối cùng có thể kết thúc chiến dịch khủng bố của Mặt trận. Năm cán bộ của Mặt trận đã bị cáo buộc lấy hàng chục ngàn đô-la vốn dùng để gây chiến tranh ở nước ngoài để tiêu xài cá nhân, và cũng không trả thuế cho số tiền đó. Bản cáo trạng ghi rõ: "Các khoản đóng góp đã được chuyển thành thu nhập cho các bị cáo, mà họ không hề báo cáo hoặc giải thích cho cơ quan thuế vụ". Hai trong số các bị cáo phải đối mặt với 20 năm tù giam. Một người bị xem xét mức án 15 năm.

Doug Zwemke, một cựu sỹ quan cảnh sát San Jose đã giúp các công tố viên liên bang xử lý vụ thuế má này, cho biết các bị cáo đã đề nghị đánh đổi việc họ sẽ cung cấp thông tin về các tội ác của Mặt trận đối với các nhà báo và những người khác để đổi lấy mức án nhẹ hơn.

"Tội phạm là con người còn kẻ chỉ điểm là thiên thần!" - Zwemke nói.

"Vì vậy, bạn có thể thỏa thuận với họ, và họ có thể ra đi" - Zwemke nói. "Và sau đó bạn sẽ bắt đầu với cả một tổ chức."

Ông ta nói, rất có thể các nhà chức trách đã nhận thông tin trên, và sau đó là bản cáo trạng về "các sát thủ, những kẻ giết người."

"Nó có thể mở ra nhiều cánh cửa," Zwemke nói.

Vụ án đã bế tắc trong nhiều năm và nó đã bắt đầu với một manh mối từ một trong những người cung cấp thông tin của Zwemke tại San Jose, một trung tâm của người Mỹ gốc Việt.
Vụ án về thuế năm 1990 đã đem lại hy vọng cho các nhà điều tra để giải quyết vụ khủng bố và tổ chức ám sát này.

Cùng làm việc với FBI và Zwemke, các cán bộ thuế vụ đã chịu khó truy tìm đường đi của tiền khi nó di chuyển qua một mớ tài khoản ngân hàng do Mặt trận kiểm soát và các doanh nghiệp từ năm 1984 đến 1987. Tiền đổ vào các tài khoản ngân hàng của Mặt trận tại California đến từ những người đóng góp trên khắp thế giới. Tổ chức này đã chuyển một khoản tiền lớn đến Bangkok, có lẽ được dùng cho những người lính ở Thái Lan. Nhưng một số tiền bị cáo buộc thất thoát trong các tài khoản cá nhân của những chỉ huy hàng đầu của Mặt trận, bao gồm cả em trai của Minh, Hoàng Cơ Định, người có đến ba bí danh. (Định đã từ chối nói về vụ việc này với ProPublica và Frontline.)

Các thành viên Mặt trận bị truy tố khẳng định họ vô tội.

Một phần trong việc bảo vệ họ, các luật sư của họ lập luận rằng các thành viên Mặt trận phải được miễn tố vì họ đã ký một thỏa thuận bí mật với CIA và Bộ Quốc phòng. Để đổi lấy sự giúp đỡ của họ trong việc xác định các tù nhân Mỹ ở Việt Nam, các cơ quan này đã cho phép Mặt trận làm bất kỳ điều gì họ muốn với số tiền kiếm được ở Mỹ. Các công tố viên đã chế giễu yêu cầu này. Một luật sư bào chữa, trong cuộc phỏng vấn gần đây, mặc dù khẳng định có bằng chứng để chứng minh cho quyền lợi của người bị truy tố này lại không tiết lộ cũng không nói thêm gì về nó.

ProPublica và Frontline đã tìm cách để có được toàn bộ hồ sơ vụ án để dựng lại những gì đã xảy ra. Đáng ngạc nhiên, nhân viên tại tòa án liên bang ở San Jose và San Francisco cho biết các hồ sơ đã bị mất, và Trung tâm dữ liệu liên bang, trong đó lưu trữ các hồ sơ tòa án cũ, cũng không thể tìm thấy các tài liệu này.

Văn phòng chưởng lý tại San Francisco hiện nay cũng không bình luận về vụ việc. Cả Bộ Quốc phòng Mỹ và CIA cũng đều từ chối nói về Mặt trận.

Vài hồ sơ tòa án sót lại, cũng như các cuộc phỏng vấn với một số những người liên quan, cho thấy vụ việc đã được đóng lại rất bất ngờ.

Ngày 04 Tháng 1 năm 1995, khoảng bốn năm sau khi bản cáo trạng đã được công bố, Thẩm phán James Ware đã tổ chức một buổi điều trần theo đề nghị của các luật sư bào chữa cho các thành viên của Mặt trận. Các luật sư cho rằng khách hàng của họ đã bị từ chối quyền được xét xử nhanh. Các thẩm phán, xấu hổ, thừa nhận rằng họ đã đúng, và bác bỏ vụ án.

Zwemke nói rằng ông được thông báo về việc bác cáo trạng qua một cuộc gọi điện thoại từ văn phòng của công tố viên. Vị trợ lý văn phòng chưởng lý đã nói ít hơn thường lệ, "Xin lỗi, tôi đã không xem đồng hồ" - Zwemke nhớ lại.

"Các anh giỡn với tôi à?!"

Các công tố viên xác định họ không thể làm lại vụ án - còn rất nhiều cáo trạng còn tồn đọng từ cả chục năm trước và các cán bộ thực thi pháp luật cho biết cánh cửa pháp lý cho các vụ mới đã khép lại. Các nhà điều tra đã kết luận rằng việc tìm kiếm bằng chứng mới hơn sẽ rất khó khăn, khi mà Mặt trận đã hoàn thiện sổ sách kế toán của mình.

"Họ đã bắt đầu cẩn thận về những gì họ đang làm, do đó, những sơ hở trên giấy tờ trước đây, bây giờ sẽ không còn nữa" - Tang-Wilcox, cựu nhân viên FBI cho biết.

Theo bà, cơ hội mà bà chờ đợi, một vụ việc có thể làm rạn nứt Mặt trận, "đã ra đi".
Zwemke, sỹ quan cảnh sát San Francisco về huu

Zwemke bị suy sụp. Bên cạnh những vấn đề khác, người đầu tiên cung cấp thông tin cho ông đã bị giết chết trong quá trình điều tra.
"Cho dù ông ấy bị giết vì đã giúp tôi hay bởi Mặt trận, kẻ giết người đã không bao giờ bị bắt." Zwemke nói.

Theo hồ sơ của FBI, tin tức về việc cáo trạng bị bác bỏ đã "tạo một làn sóng kích động" đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt vốn đã hoài nghi về mức độ quan tâm của lực lượng thực thi pháp luật Mỹ đối với các hành vi bạo lực của Mặt trận. Cục kết luận rằng kết quả của vụ việc - dựa trên "một biện pháp kỹ thuật trong vận dụng luật" - chỉ đem lại sự hoài nghi sâu sắc đối với những người Mỹ gốc Việt.

***

Cuối năm 1995, Louis Freeh, giám đốc của FBI bấy giờ, đã tới thăm văn phòng ở San Francisco, nơi Tang-Wilcox đang miệt mài trong việc theo đuổi vụ án của Mặt trận. Trong nhiều năm, thường là làm việc một mình, bà đã kéo về cả núi hồ sơ từ các đặc vụ trên toàn quốc, và lùng sục để tìm ra mối liên hệ giữa tổ chức này với hàng tá tội ác.

Cuối cùng, Tang-Wilcox cho biết, trong một buổi tiếp kiến với Freeh, bà đã trực tiếp khẩn cầu ông ta ngay trước đặc vụ khác: Hoặc cho tôi đủ nguồn lực để theo đuổi vụ này hoặc là đóng nó lại.

Gần 15 năm sau khi vụ án mạng của Lâm đưa ra dấu hiệu ban đầu về phương sách của Mặt trận, Freeh quyết định để tâm đến tổ chức này. Cuộc điều tra được chính thức công bố là một "vụ án lớn" về tội phạm có tổ chức và các căn cứ khủng bố trong nước, một động thái giúp cho vụ việc được bổ sung thêm các đặc vụ khác.

Kết hợp với khoảng nửa tá đặc vụ được bổ sung, Tang-Wilcox đã làm được nhiều công việc đáng kể. Bà đến Pháp để phỏng vấn một nhà văn, người đã bị đánh đập đến hôn mê tại Quận Cam ở Little Saigon vào năm 1988. Ở Washington, DC, đồng nghiệp của bà đã tiến hành khoảng 200 cuộc thẩm vấn về các vụ án mạng của Lê Triết và Đỗ Trọng Nhân, những đồng nghiệp tại tạp chí Tiền Phong bị giết hại. magazine. Phòng thí nghiệm tội phạm của cục đã kiểm tra lại các bằng chứng pháp ly thu thập từ những năm trước bởi cảnh sát địa phương tại các khu vực khác nhau; ví dụ, trong vụ án của Lâm, các đặc vụ đã cố gắng tìm ra loại vũ khí phù hợp với các viên đạn được lấy từ cơ thể của ông ta.

Cục đã định mã danh cho cuộc điều tra là VOECRN, theo danh xưng Tổ chức Việt Nam Diệt Trừ Cộng Sản và Phục Hồi Quốc Gia (Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation). Các nhà điều tra tin rằng Mặt trận sử dụng tên này để tạo danh tiếng đối với hành vi khủng bố và giết người mà nó thực hiện. Nội dung các tài liệu cung cấp bởi những "nguồn tin" có danh sách những người bị nghi ngờ là "sát thủ", khiến các đặc vụ hoàn toàn tin rằng Mặt trận đã có một "biệt đội tử thần", được biết đến với cái tên "K-9." Vậy là cũng đã có sơ đồ tổ chức của Mặt trận.
Tang-Wilcox, một trong những người chỉ huy cuộc điều tra.

Các tài liệu - từ cả trước và sau khi cuộc điều tra được xem như là một vụ án lớn - cũng cho thấy sự pha trộn giữa sự lạc quan thất thường và sự thất vọng nhất quán của các điều tra viên. Trong một biên bản, một đặc vụ than phiền về "sự phức tạp quá mức" của cuộc điều tra. Một phần của sự phức tạp là do thực tế có những vụ bạo lực trong cộng đồng Việt kiều được thực hiện bởi các băng nhóm và những kẻ tống tiền. Bất kỳ hành động bạo lực đơn lẻ nào, theo các đặc vụ, có thể có nhiều cách giải thích. Và tiếp theo là cái mà biên bản gọi là "sự mất lòng tin vốn có vào lực lượng thực thi pháp luật và chính phủ" trong số người Mỹ gốc Việt.

Trong thâm tâm, các đặc vụ cũng lờ mờ nhận ra cái giá của việc không giải quyết được những tội ác này. Trong một báo cáo viết tay, một đặc vụ ở Los Angeles năm 1991 đã cảnh báo cấp trên về nguy cơ của việc sớm đóng lại cuộc điều tra. Người đặc vụ đó đã viết: "FBI sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để trả lời các câu hỏi ngay bây giờ hoặc trong tương lai từ các dân biểu và những người vận động hành lang gốc Việt là tại sao cuộc điều tra đã bị đóng lại". Bên cạnh đó, theo đặc vụ này, FBI sẽ phải giải thích tại sao, sau nhiều năm, họ đã không thể tiếp cận vào hàng ngũ lãnh đạo của Mặt trận.

Các cuộc phỏng vấn với các cựu đặc vụ và các công tố viên đã tham gia vụ này cho thấy rằng, bất chấp có sự bổ sung các nguồn lực trong năm 1995, nhiều đặc vụ FBI vẫn coi nó như một vụ vớ vẩn. Một đặc vụ về hưu, người đã tham gia vụ điều tra, mô tả nó như là việc "đuổi theo đàn ngỗng hoang", chẳng được thúc đẩy bằng gì ngoài "thuyết âm mưu". Một cựu đặc vụ với giọng coi thường các nạn nhân, nói rằng các cái kết của họ nói thẳng ra là vì các vấn đề gây tranh cãi nên họ không xứng đáng được thông cảm. Có nhiều hơn một đặc vụ thì chỉ trích cựu lãnh đạo Tang-Wilcox rằng bà đã làm một việc quá tầm.

"Đó không phải là công việc mà mọi đặc vụ đều muốn làm" - Tang-Wilcox thừa nhận.

Thay vào đó, các đặc vụ háo hức tham gia cuộc săn lùng Unabomber, một người vô chính phủ, tác giả một bản tuyên bố 35.000 từ chống lại kỹ thuật - công nghệ và những bom thư gửi đến các nhà điều hành hãng hàng không, các viện nghiên cứu, và những người khác. Các lực lượng làm nhiệm vụ điều tra các vụ đánh bom hàng loạt - ông ta đã giết 3 và làm bị thương 24 người - tăng lên đến hơn 150 nhân viên chuyên trách, nhiều người trong số đó làm việc tại văn phòng cục ở San Francisco. Nhờ có khai báo từ anh trai của kẻ sát nhân, FBI bắt ông ta vào năm 1996.

Những năm mất đại lý liên bang công nhận đầy đủ bản chất chính trị của bạo lực đối với các nhà báo Việt-Mỹ đã tốn kém.

Cuộc điều tra của ProPublica và Frontline cho thấy rằng trong năm 1995, khi FBI liên kết 30 vụ dọa giết và phô trương thanh thế nghi là của Mặt trận với nhau, họ nhận ra rằng 19 trong số các tài liệu gốc hoặc đã không bao giờ được thu thập hoặc bị phá hủy hay bị mất.

Và trong khi hồ sơ FBI cho thấy các đặc vụ thu thập các bản ghi điện thoại của hơn 80 người, Tang-Wilcox cho biết cục điều tra đã không thể có đầy đủ thông tin chi tiết để được chấp thuận việc nghe lén. Các đặc vụ và công tố viên thừa nhận, những thất bại đó là nguyên nhân cho việc mặc dù bồi thẩm đoàn liên bang đã được triệu tập tại khu vực Vịnh San Francisco trong những năm 1980 và một lần nữa vào những năm 1990, đã không có cáo trạng liên quan đến vụ này được đệ trình lên.

Johnny Nguyễn đã xuất hiện trước khi có những bồi thẩm đoàn đó. Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, theo FBI, Johnny Nguyễn sở hữu một cửa hàng tiện lợi ở Houston và làm việc thời vụ tại một công ty luật địa phương. Ông được biết đến tại Houston như một doanh nhân thành đạt. Ông cũng là một cựu trung sĩ của bộ binh VNCH và một thành viên kiêu hãnh của Mặt trận. Cho đến bây giờ, ông vẫn nói rằng ông tôn kính người sáng lập của Mặt trận, Hoàng Cơ Minh.

FBI, với sự giúp đỡ của Sở Cảnh Sát Houston, đã tìm cách thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về Johnny Nguyễn. Một người cung cấp tin nói với các đặc vụ rằng Johnny Nguyễn là "cầm đầu nhóm sát thủ K-9 của Mặt trận" và đã giết Đàm Phong, một chủ bút ở Houston, "bởi vì ông xuất bản các bài báo chỉ trích Mặt trận và các hoạt động của nó". Các hồ sơ cũng cho thấy, những người cung cấp thông tin khác cũng ủng hộ giả thuyết này, trong đó bao gồm một cựu thành viên của Mặt trận.

Nhiều về bản chất của đại xuất hiện ban giám khảo Johnny Nguyễn không rõ là ai. Các đại lý cũ và các công tố viên đang bị cấm bởi luật pháp thảo luận về nó. Nhưng Johnny Nguyễn tự do thừa nhận ông đã làm chứng, và ông mất việc thiếu các chi phí như là bằng chứng về sự vô tội của mình.

Sau nhiều tháng tìm kiếm, ProPublica và Frontline đã gặp được Johnny Nguyễn, hiện 70 tuổi, mặc một bộ đồ tối màu tại một lễ tưởng niệm hàng năm tại Houston cho Hoàng Cơ Minh. Ông ta nói rằng ông ta chưa từng biết Đạm Phong nữa là làm hại ông này. Ông ta thẳng thừng phủ nhận rằng ông đã từng là một thành viên của K-9.
Johny Nguyễn: "Lũ cảnh sát nhảm nhí"

"Tụi cảnh sát nhảm nhí!" - ông ta nói.

Khi được hỏi liệu Mặt trận có dính líu đến các vụ bạo lực đối với những người chỉ trích nó hay không, Johnny Nguyễn nói, bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh: "Không bao giờ!".

Johnny Nguyễn là một người đàn ông kiêu hãnh. Hiện nay, ông ta đang kinh doanh một trường dạy lái xe. Và mặc dù ông ta thừa nhận mình cần phải gia hạn giấy phép lái xe của bản thân, ông ta vẫn kiên quyết chứng tỏ mình không phải là một người đang bị suy yếu vì tuổi tác. Vào lúc khác, ông ta cởi áo khoác và áo sơ mi ra để khoe khoang bắp tay của mình.

Về những người đã nghĩ rằng ông ta là kẻ giết người, ông ta nói: "Tôi đã bảo họ, 'Được rồi, đi và nói với FBI rằng tôi là K-9. Nói với FBI nhốt tôi lại'. Tôi đã bảo họ là 'Chẳng có nhân chứng, vật chứng gì cả'. "

"Họ chỉ im lặng."

Nỗ lực mới của FBI để làm rạn nứt Mặt trận năm 1995 kéo dài được một vài năm. Cục không nói chính xác khi nào các vụ khủng bố trong nước bị chính thức đóng lại. Nhưng tuyên bố của FBI phản hồi cho những câu hỏi cụ thể của chúng tôi về cuộc điều tra của họ có thể cũng đã được đưa ra từ 20 năm trước:

"Những vụ án này được điều tra bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm của FBI, những người đã thu thập các bằng chứng và tiến hành nhiều cuộc thẩm vấn, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các công tố viên của Sở Tư pháp để xác định những người chịu trách nhiệm về những tội ác và tìm kiếm công lý cho các nạn nhân. Bất chấp những nỗ lực đó, sau 15 năm điều tra, các cán bộ của Bộ Tư pháp và FBI đã kết luận rằng cho đến nay, chưa có đủ bằng chứng để khởi tố vụ án"

Trong cuộc phỏng vấn của bà với ProPublica và Frontline, Tang-Wilcox đã đi xa hơn. Bà bày tỏ sự hối tiếc.

"Tôi cảm thấy tồi tệ," bà nói. "Tôi đã không bao giờ có thể mang lại công lý đến cho họ, mang lại câu trả lời cho các gia đình những nạn nhân."

Với việc điều tra cấp liên bang bị đóng lại, các vụ án giết người - Lê Triết và Đỗ Trọng Nhân tại Virginia, Phạm Văn Tập ở Garden Grove, California, Nguyễn Đạm Phong ở Houston và Dương Trọng Lâm ở San Francisco - đã được giao lại cho cảnh sát địa phương, cho phép họ tiếp tục truy tìm những kẻ giết người nếu họ muốn.

Nhưng không có vẻ gì là các cấp địa phương sẽ hào hứng tiếp tục cuộc điều tra. Sau hàng tháng cố gắng để tìm gặp các thám tử của Sở Cảnh Sát San Francisco đang phụ trách vụ án bị lãng quên về việc Dương Trọng Lâm bị giết, ProPublica và Frontline gần đây đã có một cuộc gọi.
Các thám tử đã chẳng thể nói gì về vụ án. Họ cho biết họ chỉ mới vừa trích lục tài liệu từ kho lưu trữ và đang bắt đầu đọc chúng.
--------
Nguồn: ProPublica và Frontline
Dịch: DLV.VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét