Dân
chủ là một quy luật, đồng thời là một xu hướng của thời đại. Xu hướng và quy luật
đó đã và đang tác động mãnh mẽ đến các quốc gia dân tộc nhất là khi hội nhập quốc
tế. Nhà nước Việt Nam
dưới sự lãnh đạo độc quyền của Đảng cộng sản cũng không nằm ngoài quy luật đó
được. Nhưng có thể nền dân chủ “ Xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam chưa chín muồi
nên Hà Nội đang phải ứng phó với những rắc rối của nền dân chủ “ hai trong một”
(Dân chủ tư sản và dân chủ XHCN!).
Từ tháng hai năm nay, sau khi Quốc hội Việt Nam có quyết
định tiến hành cuộc bầu cử lần thứ XIV, trên nhiều mạng xã hội đã xuất hiện các
bài viết về cuộc bầu cử này. Đáng chú ý là nhiều nhà “ dân chủ”, “ nhân quyền”
theo quan điểm ngoại nhập đã xem đây là một cơ hội để thực hiện chiến lược đấu
tranh “ bất bạo động” nhằm chuyển hóa chế độ hiện hữu sang con đường của phương
Tây. Có người viết: Trong chế độ do Đảng cộng sản lãnh đạo, hệ thống bầu cử tóm
lại là: “Đảng cử-Dân bầu”. Các quyền nói chung, quyền bầu cử, ứng cử nói riêng
chỉ là “Quyền hão”; Với Đảng cộng sản Việt Nam,
việc đề cử là “độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam
và các tổ chức nối dài của Đảng cộng sản Việt Nam”. Ngoài vài người được Đảng “ngầm
chọn để ra tự ứng cử (TUC), hầu hết những người TUC bị các thủ tục “dân chủ đến
thế là cùng” loại bỏ một cách không thương tiếc.” Và để thực hiện chiến lược “
diễn biến hòa bình” họ đã “phát động” một cuộc “Tự ứng cử” ồn ào trên xã hội
ảo. Chẳng hạn họ viết: “Phong trào TUC vào Quốc hội tại Việt Nam”; “Hỏi và đáp
về phong trào TUC”; “Ký tên ủng hộ” ông này, ông khác ứng cử Quốc hội khóa XIV
(2016)”. Và
người ta kêu gọi các nhà “dân chủ” mạng hãy “tự ứng cử”. Thậm chí người ta còn
hô hào “ ký tên” ảo (trên mạng) ủng hộ cho người này, “ gạch tên tất cả” những
người do cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị giới thiệu…Có thể vì tác
động của nhiều mạng xã hội nên đây đó đã hình thành “ HỘI CHỨNG TỰ ỨNG CỬ” với
số lượng người TUC nhiều bất thường so với các cuộc bầu cử trước đây…
Đáng tiếc chính những nhà “ dân
chủ”, “nhân quyền” mạng lại phải gánh chịu hệ lụy của “hội chứng TUC”.
Thứ nhất họ
đã làm cho cộng đồng mạng thất vọng, mất niềm tin vào nhân cách và tư duy chính
trị của họ. Với không ít người TUC, việc họ tham gia cuộc bầu cử lần này chỉ
nhằm “Test” uy tín và phương thức đấu tranh của họ mà thôi. Chính họ cũng đã
nói ra điều: Tự ứng cử là nhằm “Thực thi quyền ứng cử của mình, để phá bỏ “các
thủ tục”, “mưu mẹo phi dân chủ” được “thiết kế” trong các khâu của quy định
hiện hành như Hội nghị cử tri…”. Có người cho rằng mục đích của TUC không phải là để được
lựa chọn vào Quốc hội mà chỉ như một bước “ tập sự, rèn luyện về dân chủ” cho
những “tình huống” khác!
Thứ hai, họ không chứng minh được thể chế “ Đảng cử-Dân bầu” là
biểu hiện riêng biệt của chế độc độc tài của Hà Nội. Thực tế cho thấy trên thế
giới đang tồn tại nhiều chế độ xã hội với các mô hình dân chủ, bầu cử khác
nhau, chứ không phải Việt Nam
là duy nhất. Chẳng hạn như chế độ Dân chủ, Cộng hòa ở Trung Quốc, Triều Tiên,
Lào, …; Chế độ Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa Đại nghị ở Ác hen ti na, Ai cập,
Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đức, Italia...; Chế độ Quân chủ nghị viện như ở Anh, Bắc Ailen,
Bỉ, Cămpuchia…
Ở các quốc gia tồn tại chế độ đa
đảng, trong các cuộc bầu cử, cử tri thường lựa chọn đại biểu từ các chính đảng
của mình. Và bởi vậy trong Quốc hội hay Nghị viện, đại đa số đại biểu là những
đại diện của các đảng chính trị. Số đại biểu độc lập thường rất ít hoặc không
có. Chẳng hạn trong hệ thống bầu cử của Hoa
Kỳ- các đảng chính trị xác định danh sách các đại biểu (của đảng mình) cho từng
đơn vị bầu cử dựa theo số cử tri đã ghi danh vào đảng họ. Hiện tại Quốc Hội Hoa
Kỳ ( thứ 114) có 435 dân biểu ở Hạ viện và 100 Thượng nghị sĩ ở Thượng viện. Số
đại biểu phân bố như sau: Trong tổng số 435 dân biểu ở Hạ viện, Đảng Cộng hòa
chiếm 247 ghế, Đảng Dân chủ chiếm 188 ghế. Trong 100 Thượng nghị sĩ, Đảng Cộng
hòa giữ 54 ghế, đảng Dân chủ giữ 46 ghế. Các ứng cử viên độc lập và các đảng
nhỏ rất nhiều, song không chiếm được ghế nào.
Ở Canada tình hình cũng tương tự,
cuộc tổng tuyển cử lần 42 (cuối năm 2015) có 25 chính đảng ra tranh cử, trong
đó có Đảng cộng sản. Kết quả Đảng Tự do chiếm tuyệt đại đa số, các đảng
nhỏ và các ứng cử viên độc lập không giành được ghế nào. Đôi
khi trong Nghị viện thuộc thể chế đa đảng cũng có một vài đại biểu độc lập, đó
là các trường hợp đại biểu tự rời khỏi đảng vì những lý do khác nhau hoặc bị
khai trừ khỏi đảng, trước khi hết nhiệm kỳ. Như vậy thể chế “ Đảng cử -Dân
bầu” không phải chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia
theo thể chế đa đảng trên thế giới!
Thứ ba, không ít người tử tế TUC đã bị “ vạ lây” bởi các nhà “
dân chủ”, “nhân quyền” mạng đã đặt họ vào tình huống người “ cùng hội cùng
thuyền” với những người chống đối chế độ nên cũng đã bị loại. Đáng tiếc trong
số những người TUC nhiều người được hội nghị cử tri ủng hộ 100% nhưng rút cuộc đã
bị gạt ra ngoài danh sách bầu cử.
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận
được thể chế bầu cử của Việt Nam
đã được Đảng cộng sản tính toán khá kỹ lưỡng. Thể chế này đã tạo ra chí ít là 2
rào cản khiến cho người TUC khó có thể vượt qua.
Rào cản thứ nhất, đó là người TUC phải được sự
ủng hộ của các đoàn thể trong các cuộc Hội nghị cử tri và Hội nghị Hiệp
thương. Người TUC khó cạnh tranh được với
người do các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội giới thiệu- đơn giản vì họ không
đại diện cho tổ chức xã hội nào.
“Rào cản” thứ hai, đó là người TUC phải đáp ứng “
cơ cấu” đại biểu đã được Hội nghị Hiệp thương và Hội đồng bầu cử xác định. Khác
với “rào cản” thứ nhất, “rảo cản” thứ hai đối với người TUC phụ thuộc vào một
chút “ may mắn”. Chẳng hạn ở địa phương nào đó thiếu người bảo đảm cơ cấu (
Chẳng hạn như cơ cấu đại biểu đại diện cho giới kinh doanh, cho giới khoa học…)
thì người TUC có thể được lọt vào danh sách bầu cử. Đã có một số trường hợp
vượt qua được cả hai “ rào cản” này, lọt vào danh sách bầu cử, nhưng rất hiếm.
Nói
tóm lại, cũng giống như trong bóng đá- người TUC phải tự điều chỉnh lại tư duy
và hoat động của mình nhằm thích ứng với “ luật chới”, với thể chế bầu cử của
Hà Nội, chứ không thể đòi hỏi Hà Nội phải thay đổi “ luật chơi” mà họ đã tạo ra
để tạo điều kiện có lợi cho người TUC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét