@Công Lý
41 năm, chiến tranh đã lùi xa, những
vết thương cần được hàn gắn. Lịch sử là không thể thay đổi. Tuy nhiên, đã đến
lúc dân tộc Việt Nam thực hiện những bước đi cụ thể để “hàn gắn” lại những vết
nứt, những sứt mẻ còn tồn tại sau cuộc chiến. Sự hận thù cần phải được thay thế
bằng tình thương yêu và tinh thần dân tộc. Ai đó đã từng nói “Mỗi dân tộc có số
phận riêng của mình trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Lịch sử hiện đại
chứng kiến việc dân tộc Việt Nam
đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà bằng những cuộc chiến
tranh lâu dài, gian khổ, ác liệt. Để tiến tới hòa hợp dân tộc là cuộc đấu tranh
của tình cảm và lý trí”. Do đó, công cuộc hòa hợp dân tộc không những đòi hỏi
sự thể chế hóa “mong muốn” của toàn Đảng, toàn dân thông qua đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước mà quan trọng hơn cần những hành động cụ thể, cần tinh
thần “thiện chí” và lòng yêu nước từ mỗi người dân đất Việt cả trong và ngoài
nước. Nhưng mọi điều không phải đơn giản như vậy, mấy ngày gần đây trên các
trang mạng xã hội lại dồn dập xuất hiện nhiều bài viết với những nội dung xấu
xuyên tạc, bịa đặt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hòa hợp
dân tộc. Trong đó đáng chú ý có bài viết của Vũ Hoàng Nguyên với tựa đề
“41 năm nhìn lại, có gì để hãnh
diện?”.
Hòa hợp dân tộc là vấn đề không phải dễ
dàng, tuy nhiên, không thể vì những khó khăn nhất thời mà chúng ta không thúc
đẩy mạnh mẽ hơn quá trình “hòa hợp dân tộc”. Người Việt Nam dù sinh sống ở
trong hay ngoài nước đều mang trong mình “dòng máu Việt Nam”, dòng máu của “con
Lạc, cháu Hồng”, đều có tinh thần yêu nước. Vì vậy, khép lại quá khứ, xoa dịu
sự hận thù và xóa đi sự khác biệt trong nhận thức về người chiến thắng, kẻ thất
bại từ cuộc chiến 41 năm trước là việc làm cần thiết và hoàn toàn có thể thực
hiện được… Trong vô số những nội dung thông tin mà Vũ Hoàng Nguyên cố “nhào
nặn” thêm bớt theo dụng ý cá nhân, tôi quan tâm nhất đến nội dung tác giả cho
rằng “có cái gì để chúng ta hãnh diện
trong 41 năm qua?... Chẳng có gì đáng hãnh diện với một đất nước, một xã hội,
một hệ thống chính trị lỗi thời hiện giờ. Đừng bao giờ tiếp tục nghe những lời
ru ngủ của đảng cầm quyền mà phải thực sự trực diện với sự thật và cùng nhau
làm một cái gì đó cho chính bản thân và dân tộc mình. Không thể nào tiếp tục
giao cho một đảng cầm quyền vô tài lãnh đạo đất nước”... Vậy thực - hư thế
nào? liệu có đúng như vậy không? Xin thưa rằng hoàn toàn không phải như vậy. Từ
trong thực tiễn cuộc sống hôm nay, người dân cả trong và ngoài nước ai cũng có
thể nhận thấy, mong muốn hòa hợp dân tộc của toàn Đảng, toàn dân là đã quá rõ
ràng, song con đường để đạt được mục đích giản dị mà lớn lao đó thì thật không
đơn giản. Tuy nhiên, đó cũng không phải là sự mong muốn ảo tưởng, bởi điều đó
được Đảng, Nhà nước và toàn dân quyết tâm thực hiện, không phân biệt vùng miền
nam bắc, trong và ngoài nước, dù ở đâu đều là con Lạc, cháu Hồng, không có
chuyện ““Đãng csvn đã thành công trong
việc bần cùng hóa người dân miền Nam để được bằng với sự bần cùng hóa của người
dân miền Bắc lúc bấy giờ”. Vấn đề đặt ra là để thực hiện mong muốn “hòa hợp
dân tộc”, chúng ta cần phải làm những gì?. Đây là câu hỏi lớn mà để có được đáp
án, cần thiết có sự chung tay của cả cộng đồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm
thúc đẩy việc thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, thông qua những bước đi và
hành động cụ thể. Một nhẽ đơn giản là con người, ai cũng có tự ái nhưng vì tự
ái mà chấp nhận từ bỏ những điều thiêng liêng nhất của đời người là gia đình,
quê hương, đất nước để rồi không mở cánh cửa quay về - mặc cho ở quê nhà có
biết bao người thương nhớ, chờ đón thì đó là điều rất đáng tiếc. Chúng ta còn
có bao nhiêu thời gian nữa để yêu thương, trân trọng tình cảm thiêng liêng ấy?
Vì sao chúng ta cứ mãi hờn trách nhau như thế, không tháo nút thắt, không đập
bỏ bức tường ngăn cách thì chúng ta sẽ tự làm đau khổ lẫn nhau, vết thương sẽ
kéo dài mãi không thôi, biết đến bao giờ mới lành, mới thôi rỉ máu? Nếu như ai
cũng nhận ra, đã là anh em một nhà, máu cùng đỏ, nước mắt mặn nồng như nhau,
thì không có xích mít, không có thù hằn nào mà không thể hóa giải thì cuộc sống
này sẽ tươi đẹp biết mấy, tiếng cười hạnh phúc sẽ tràn đầy muôn nơi…
Trên thực tế cũng có những ý kiến cho
rằng cần nhìn nhận lại cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam cách đây 41 năm về trước theo
hướng nếu có sự lựa chọn khác thì sao?. Chúng ta nhìn nhận thế nào về vấn đề
này?... Điều đó thật dễ hiểu, vì không ai có thể làm lại quá khứ được. Cuộc đấu
tranh của nhân dân Việt Nam thời đó vì giải phóng và giành độc lập dân tộc
thật thiêng liêng, chính nghĩa, nhưng diễn ra trong thời Chiến tranh lạnh
chi phối tất cả các cuộc xung đột. Vì thế, về lý thuyết có người định nhìn
nhận lại cuộc chiến tranh nhưng phải đặt trong bối cảnh cụ thể của đất
nước và quốc tế trong những năm đó. Bản thân tôi không muốn đặt lại lịch sử vì
lịch sử là không làm lại được. Trong hoàn cảnh như thế chúng ta chấp nhận để
tiến hành cuộc chiến tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước... Trong
gia đoạn hiện nay, chúng ta tiếp tục rơi vào bàn cờ của các nước lớn. Nhưng
cũng phải thấy trong quan hệ quốc tế có những cái ta có thể nhìn ra nhưng vẫn
bị động, bị tác động, không tránh được, không có điều kiện để ứng xử hết được
để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của đất nước, nên nhiều lúc bị đẩy
vào tình huống không mong muốn. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn vì
hoà bình nhưng không phải đều đạt được hoà bình. Do đó, tôi nghĩ không ai
làm lại được lịch sử. Nhưng nghĩ đến lịch sử để tính đến hôm nay rồi nhìn vào
tương lai, nghĩ đến một nước nhỏ như đất nước chúng ta để luôn luôn tỉnh táo,
nhận biết được sự phức tạp của mọi giai đoạn để tránh được những tình huống xấu
có thể xảy ra…
Hòa hợp, hòa giải dân tộc đã trở thành
tiếng gọi của lương tâm. Nó không chỉ là sự đợi chờ chính sách, đó là sự thúc
giục từ chính lương tâm mỗi người Việt Nam để từ đó, chúng ta đã làm được
rất nhiều việc. Cách mạng luôn luôn trao cho mọi người cả nhận thức và mong
muốn khép lại quá khứ và hướng tới tương lai. Đó cũng chính là tinh thần của
tất cả mọi người đã thực hiện chứ không phải là sự cổ vũ, hô hào. Xin được
khẳng định với Vũ Hoàng Nguyên và một số người vì lầm đường lạc lối hoặc thiếu
thông tin hiểu rằng dù có ở bất cứ nơi đâu thì người dân trong nước, cũng như bà
con kiều bào vẫn luôn là một phần máu thịt của đất nước, với đạo lý “bầu ơn
thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Những khác biệt rồi sẽ
được vượt qua, đoàn kết, hòa hợp dân tộc là điều kiện cần
thiết cho sự ổn định và phát triển của mọi quốc gia. Đó cũng là truyền thống,
đạo lý của dân tộc Việt Nam,
được nhân dân ta xây đắp, gìn giữ từ ngàn đời và hiện nay đang được tiếp tục
phát huy trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là xu thế
không thể làm thay đổi, đảo ngược cho dù vẫn còn những người với động cơ xấu cố
tình ngăn trở như Vũ Hoàng Nguyên đang làm hiện nay. Lòng yêu nước và sự nhân
ái luôn được lấy làm nền tảng tinh thần cho sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Tôi
nhớ lại lịch sử của dân tộc, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
mới ra đời, trong khi phải lo đối phó với thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chỉ ra: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm
ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài, nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn
tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng thế này
hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại
độ. Ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng
ái quốc”. Tinh thần đó được tiếp tục vận dụng thực hiện trong suốt 41 năm qua,
nhất là hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bám sát tình hình và nhu cầu
thực tiễn, Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời xác định các chủ trương, chính sách mới
về đoàn kết, hòa hợp dân tộc, trong đó khẳng định: Người Việt Nam ở nước ngoài
là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam,
là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước
ta với các nước. Đó là những định hướng chiến lược làm cơ sở thống nhất về nhận
thức, tư tưởng, tổ chức, chính sách để thực hiện đoàn kết, hòa hợp dân tộc.
Đảng một lần nữa khẳng định các quan điểm, chủ trương về đoàn kết, hòa hợp dân
tộc: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh làm điểm
tương đồng; xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp
nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; truyền
thống nhân nghĩa, khoan dung đề cao tinh thần dân tộc, để tập hợp mọi người vào
mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”...
Mặt khác để nhìn nhận đánh giá một vấn
đề nào đó, chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể, khách quan, không phiến diện
thì mới thấy rõ đúng- sai, những thành công và hạn chế. Điều đó được khẳng định
rõ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nỗ lực, đồng cam, cộng
khổ của nhân dân cả nước và trách nhiệm vì dân tộc của kiều bào ta ở nước ngoài
mà đất nước chúng ta đã thu được những thành quả đáng trân trọng và tự hào như
ngày hôm nay. Trong khuôn khổ của bài viết, chắc các độc giả bạn đọc đã rõ
nhiều điều, tôi xin phép không trích dẫn thêm nữa… Nhưng cũng có thể khẳng định
rằng những phân tích lý giải trên đây có thể bác bỏ hoàn toàn những giọng điệu
sai trái, bịa đặt của Vũ Hoàng Nguyên đang rêu rao trên các trạng mạng xã hội.
Chúc các bạn độc giả bạn đọc gần xa trong những ngày lịch sử tháng 4 của dân
tộc luôn tràn đầy sức khỏe, nhiệt huyết, cùng nhau đoàn kết, chung sức, đồng
lòng xây dựng nước Việt nam hùng cường và phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét